Vài Ý Nghĩ Về Hoằng Pháp Ở Xứ Người

01 Tháng Chín 201300:00(Xem: 6680)

 VÀI Ý NGHĨ VỀ HOẰNG PHÁP Ở XỨ NGƯỜI 
Cư Sĩ Nguyên Giác

tung_kinh_le_phatMùa lễ Vu Lan vừa mới qua đi. Những buổi lễ lớn, các nhạc hội, và các khóa tu... đã được tổ chức hoàn mãn ở nhiều chùa tại hải ngoại. Điều chú ý là ở hầu hết các chùa, người già nhiều hơn trẻ, và rồi người trẻ nhiều hơn là thiếu nhi. Đây là điểm để quan ngại về tương lai Phật Giáo VN tại hải ngoại.  Trong khi một số chùa có Gia Đình Phật Tử đông các em tham dự, một số chùa lại không có sinh hoạt này, nghĩa là không có trẻ em, chỉ trừ các em theo ba mẹ tới chùa.

Một số sinh hoạt khác như đại nhạc hội (nổi bật có Nhóm Hương Thiền thực hiện mỗi năm), hay như bữa cơm gây quỹ xây chùa, hay như khóa tu... người cao niên lúc nào cũng đông hơn người trung niên, và rồi người trung niên đông hơn thanh niên, và rồi thanh niên đông hơn thiếu nhi. Ngay như tổ chức Giới Trẻ Mây Từ, cũng là trung niên và thanh niên hầu hết. Lôi kéo thiếu nhi vào chùa thật không dễ.

Không phải vì các em thiếu nhi bận đi học: vì ba tháng hè vẫn chưa kết thúc, phải qua tuần lễ đầu tháng 9, các học trò tiểu học và trung học California mới tựu trường. Nghĩa là, có thể hiểu rằng, có vấn đề là, đa số các em không bước vào chùa, không tham dự các sinh hoạt nhà chùa. Lý do dĩ nhiên là nhiều, nhưng không thể nói rằng trong ba tháng hè, các em bận học. (Hình bên dưới: quang cảnh một buổi lễ Vu Lan năm 2013 tại một ngôi chùa ở TP. Westminster, California)

vulan-chuadieunguCũng không phải lỗi các chùa, vì hầu hết Tăng Ni Cư Sĩ có vẻ như đều đã tận lực; tứ chúng như dường đã làm hết sức của họ. Và có khi, có vẻ như đã làm quá sức.

Những chương trình trên đài phát thanh và TV không phải là thiếu. Có thể gọi là nhiều nữa; các chương trình đã chiếm nhiều năng lực của tứ chúng, và cũng tốn thêm tiền thuê giờ trên các đài. Tuy hiệu quả không đo lường được rõ ràng, nhưng hằn là có lợi ích không nhiều thì ít.

Chỉ có điều thấy rõ, người nghe các giờ Phật pháp trên các đài phát thanh và TV đa số là người lớn. Các bài thuyết pháp tại chùa, thuyết pháp trên đài phát thanh và TV hầu hết cũng có vẻ nhắm đối tượng là cho thính giả cao niên.

Quý Tăng Ni khi thuyết pháp, dù ở chùa hay trên đài, thường sử dụng ngôn ngữ chuyên môn, nhiều chữ Việt-Hán, thậm chí giới trung niên ở hải ngoại không chắc đã hiểu hết. Hãy nhớ rằng, giới trung niên có khi tiếng Việt chỉ đủ để nghe và nói, chưa chắc đã đọc tiếng Việt lưu loát.

Còn khi tụng kinh thì âm chữ thường khó nhận ra, cho nên cũng là một dạng bí hiểm hóa.

Chư Tôn Đức đã tận lực hoằng pháp trong nhiều cách. Trong mùa Vu Lan vừa qua, chúng ta có thể khám phá rằng nhiều vị Tăng Ni đã làm thơ, và rồi thơ được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc. Nghĩa là, hoằng pháp bằng nghệ thuật.. Tuy nhiên, một số ca khúc đó cũng không thích ứng cho giới trẻ, vì chữ nghĩa cao siêu, nói về Thiền hay giáo lý Bát Nhã. Nhạc hay và thơ hay là một chuyện, nhưng quảng bá là cả vấn đề, vì có quá nhiều những hàng rào ngăn cách.

Ngay như những ca khúc bất tử, nói về tình mẹ tuyệt vời như Lòng Mẹ của nhạc sĩ Y Vân, hay Bông Hồng Cài Áo của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ... cũng không chắc dạy được cho các em thiếu nhi lứa 9 hay 10 tuổi. Vì các em này không giỏi tiếng Việt.

Như vậy, chúng ta thấy có một số vấn đề, và cần có các giải pháp tương ưng.

Thứ nhất, một phần lớn năng lực nên tập trung hướng vào thiếu nhi, thiếu niên, thanh niên... Trong đó, mời gọi phụ huynh đưa trẻ em tới chùa sinh hoạt hàng tuần. Hãy nhớ, mấy tháng hè là dịp tốt nhất để có đông trẻ em tham dự, nên các chương trình hè cần chuẩn bị trước nhiều tháng, sắp xếp chu đáo từ chương trình, nhân sự, cho tới nội dung...

Câu hỏi đơn giản, rằng tại quý phụ huynh thường tổ chức hay tham dự các buổi picnic của các hội đồng hương, tại sao không nghĩ tới chuyện góp sức cùng Chư Tôn Đức (và cùng Gia Đình Phật Tử, nếu chùa có sinh hoạt này) để tổ chức picnic, hay cắm trại một ngày, hay cắm trại hai ngày cuối tuần ở một sân chùa hay ở một công viên gần chùa. Để khỏi phức tạp tới việc xin giấy phép cuả thành phố, không cần phải cắm trại đêm, nghĩa là buổi tối nên về nhà. Nội dung trại nên tập trung vào học Phật Pháp, ca hát, trò chơi. Không cần gì phức tạp hơn, nếu picnic ở công viên. Nếu cắm trại trong sân chùa, nên dạy thêm về cách tụng kinh, niệm Phật, ngồi Thiền. Nghĩa là cho các em biết tìm tới pháp hỷ, thiền duyệt -- những niềm vui của pháp, dù chỉ một buổi, sẽ dễ dàng theo các em suốt cả đời, thậm chí sẽ theo các em mãi qua vô lượng kiếp.

Thứ nhì, các em cần có các ca khúc ngắn, dễ hát, dễ nhớ... Thực sự, tất cả các Gia Đình Phật Tử hiện nay đêù sử dụng các ca khúc Hướng Đạo. Điều này tốt, vì lôi cuốn được trẻ em. Nhưng chúng ta cần nhất là trao truyền Phật Pháp cho các em, trong khi các ca khúc Hướng Đạo không nói gì về Phật Pháp.

Trước tiên, nên thấy rằng nhiều Tăng Ni hiện nay đã có thơ phổ nhạc, nhưng gần như tất cả đều không thích hợp với trẻ em, vì cao siêu quá, vì dài quá, vì chữ Hán-Việt nhiều quá, hoặc vì nhạc phức tạp quá.

Có thể đề nghị các nhạc sĩ Phật Tử nên soạn các ca khúc ngắn, dễ nhớ, dễ hát, vì bây giờ tiếng Việt các em dở lắm. Hiện nay Phật Giáo cần các bài hát ngắn để cung cấp cho thiếu nhi, cho các đơn vị sinh hoạt. Trừ khi trình diễn văn nghệ mới cần ca khúc dài.

Sau khi quý nhạc sĩ soạn được một số ca khúc ngắn, nên thực hiện ký âm và làm thành MP3, gửi lên các trang web Phật Giáo để phổ biến cho các nơi cùng tiện dụng.

Tùy trường hợp, mỗi bài độ ngắn sẽ khác nhau. Thí dụ, như khi chào nhau, có thể ca khúc chỉ cần dài cỡ 1 câu hay 2 câu thôi (rồi lập lại).

Thí dụ, có thể nghĩ ra ca khúc một câu để các em chào nhau, mời nhau:

"Mời bạn bước vào chùa, cùng nhau ta niệm Phật."

Tiếng Anh có thể dịch là:

"Please come to the temple, and chant the Buddha's name."

Và cứ thế lập đi lập lại.

Hay khi niệm hương, cần một ca khúc 4 câu. Hay ca khúc Niệm Phật nên dài cỡ 4 câu thôi, rồi lập lại. Cũng như nên soạn ca khúc cho các em từ biệt nhau, hay khi ban đêm lửa trại. Hay khi ngồi bên giường bệnh của bạn, hát bài ca về niệm vô thường chừng 4 câu, dài là 6 câu thôi.

Hay là ca khúc để các em hát tặng mẹ, tặng cha, tặng Thầy... chỉ nên ngắn 2 câu hay 4 câu thôi.

Như thế, dạy các em chỉ vài phút là có thể hát được, gần như tức khắc -- dù là dạy các em hát tiếng Việt hay tiếng Anh.

Thứ ba là trò chơi. Nhiều em thiếu niên đã quen chơi trò chơi điện tử, hoặc từ điện thoại hay từ thiết bị điện tử khác. Điều chúng ta cần là, lôi cuốn các em vào các trò chơi thích hợp trong khóa tu. Một lý do cần soạn ra trò chơi thích hợp với Phật Pháp là, nhiều hình ảnh từ một vài khóa tu hè Phật Pháp trong một số chùa ở VN đang sử dụng những trò chơi không hợp với người học đạo. Thí dụ, cho các em nam nữ cõng nhau (có thể thấy hình này qua Google.com), hay nắm tay nhau. Ngoài đời thì sao cũng được, nhưng trong khi thiền hành mà nắm tay đi bên nhau dễ mất chánh niệm. Thiền hành ở Thái Lan, Tích Lan, Đài Loan, Nhật Bản... đều không cho nắm tay nhau. Nói gì tới trò chơi cõng nhau. Do vậy, cần suy nghĩ ra trò chơi thích hợp.

Thứ tư là thi giáo lý. Vì có học là cần phảỉ thi. Các câu vấn đáp Phật pháp cần ngắn, mang nghĩa chính xác, không mơ hồ. Tránh những câu dài, khó nhớ. Những câu vấn đáp này, cả tiếng Anh và tiếng Việt cần dạy cho các em từ sáng sớm, và tới chiều hay hôm sau là thi.

Trong tất cả những cách tiếp cận để hoằng pháp như thế, nên lôi kéo nhiều thành phần trong cộng đồng vào hỗ trợ. Trong đó, giới truyền thông (như báo chí, phát thanh, truyền hình) sẽ đóng một vai hỗ trợ quan trọng.

Đó là vài ý nghĩ rời, sau mùa Đại Lễ Vu Lan 2013, để kính trình lên Chư Tôn Đức Tăng Ni Cư Sĩ, hy vọng có điểm khả dụng.

 

(CÙNG TÁC GIẢ)

(Chú thích: Phần tô mầu chữ là của người post)

BÀI ĐỌC THÊM: (Tình hình Lễ Vu Lan 2013 ở Việt Nam)

VU LAN VÀ TUỔI TRẺ


 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7868)
Người tu chứng không phải do học cao hiểu rộng mà được, mà chỉ thấy rõ thân này là một tổ hợp vật chất, do nhiều yếu tố thành hình, không có cái ngã thực thể cố định. Biết được như thế, chúng ta làm tất cả việc mà không thấy mình làm. Người học cao hiểu rộng, nếu không có sự tu tập thì sự chấp ngã càng lớn. Do đó dễ làm tổn hại cho nhiều người, khi họ lợi dụng quyền hành thế lực.
04 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10290)
Có lẽ để phù hợp hơn cho bài pháp luận hôm nay trong buổi thuyết trình đoàn này, chúng ta nên đặt lại câu hỏi, “Tại Sao Tuổi Trẻ Việt Nam tại Bắc Mỹ Ít Đến Chùa / Phật Giáo?” hay câu hỏi tích cực hơn là “Làm thế nào để giúp Tuổi Trẻ Việt Nam đến với Phật Giáo?”
29 Tháng Mười 2015(Xem: 7325)
Thật tế, nhìn khái quát, Phật giáo Việt nam đang đi vào một khúc quanh mà ở đó, những thực trạng nhức nhối đáng quan ngại không còn là chuyện cá biệt mà chúng đang phổ biến hóa với mật độ trải rộng mang tính áp đảo, và tất nhiên không ít người Tăng cũng như tục đã bắt đầu hình thành ý niệm rằng đó là những hình thái đương nhiên.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 9272)
Nhân bài viết “Chùa Chết” và “Ai Giết Chùa” nói về thực trạng một số chùa hiện nay tại Việt Nam của tác giả Cư sĩ Tiến sĩ Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng, chúng tôi sao lục bài tham luận của Đại đức Thích Tâm Đức - Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa ..
25 Tháng Chín 2015(Xem: 7921)
Tôi rất trăn trở cho Phật giáo nước nhà của hiện tại và tương lai. Bao năm nay tôi luôn theo dõi và ủng hộ các trung tâm hoằng pháp lớn của Việt Nam mà nơi làm tốt nhất, lớn nhất, hiệu quả nhất, thay đổi tâm của nhiều người nhất có lẽ là chùa Hoằng Pháp TP HCM.
31 Tháng Tám 2015(Xem: 6525)
Viện đại học là cơ sở giáo dục đại học đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực, và thường có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao trong hệ thống giáo dục. Viện đại học xuất phát từ danh từ University, nhưng có nguồn gốc từ tiếng Latinh: Universitas; có nghĩa là cộng đồng của giáo viên và các học giả,
25 Tháng Tám 2015(Xem: 5505)
“Đề tài truyền đạt là “Một Thoáng Nhìn về Phật Giáo Thế Kỷ 21,” một đề tài đáp ứng những thắc mắc của cộng đồng chúng ta trong việc hội nhập vào nền văn hóa và xã hội Hoa Kỳ. Mong rằng qua trình bày của Giáo sư, các thính giả thấy được cái nhìn rộng sâu của vị khoa bảng Khoa Phật học Đại học UC Berkeley.”
05 Tháng Tám 2015(Xem: 14722)
Trong thời gian qua, chúng tôi nhận được nhiều email của các bạn trẻ ngỏ ý muốn được xuất gia và hỏi về các điều kiện xuất gia. Bài viết này nhằm mục đích trả lời chung các bạn. Trước hết chúng tôi tán thán tâm nguyện xuất gia của các bạn và sau nữa, chúng tôi khuyên các bạn
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 8452)
Đại học Harvard vừa tổ chức một cuộc hội thảo nội dung nhìn vào những thách thức phải trải qua khi đào tạo những người giảng Phật pháp để đáp ứng các nhu cầu hiện nay.
21 Tháng Sáu 2015(Xem: 6772)
Trong đạo Phật có câu nói rất phổ biến là “Nhất niệm thông tam giới,” một niệm biến khắp ba cõi – cõi dục, sắc, và vô sắc. Một niệm tức là một móng tâm, một ý nghĩ khởi sinh từ tâm. Điều này cho thấy hai ý nghĩa: làn sóng vi ba khởi sinh từ tâm dù vô hình vô tướng vẫn có thể lan xa khắp ba cõi, và qua đó, ảnh hưởng của một niệm có thể bao trùm cả cõi không gian rộng lớn vô cùng.