Ngôn Ngữ Trong Hoằng Pháp

25 Tháng Mười 201416:09(Xem: 5318)

NGÔN NGỮ TRONG HOẰNG PHÁP

Thiên Hạnh

     blankNói đến ngôn ngữ tức là đề cập đến địa hạt phương tiện truyền tải thông tin, mà đã mang sứ mệnh truyền tải thông tin thì mục đích mà chủ thể truyền tải mong muốn đạt đến là người nhận lãnh thọ các dữ liệu ở mức tối ưu nhất. Người làm công tác hoằng Pháp cũng không ngoại lệ, mang trên mình sứ mệnh truyền bá những tinh hoa của nền giáo lý Phật đà đến muôn nơi thính chúng, một vị giảng sư luôn canh cánh  tâm nguyện được cống hiến thật hiệu quả cho nền Đạo, muốn thế phải đạt đến sự thiện xảo nhất định trong kỹ năng vận dụng cả ba dạng ngôn ngữ : _ Thuật ngữ Phật Pháp( ngôn ngữ triết học)_ Ngôn ngữ phổ thông Ngôn ngữ nghệ thuật.

            THUẬT NGỮ PHẬT HỌC.

          Gọi là thuật ngữ tức chỉ tính đặc thù riêng của một lĩnh vực, nó phản ánh tính chuyên biệt và chuyên sâu do vậy mà mang giá trị hàm súc, sự quy củ hóa và các cung bậc thẩm mỹ rất cao. Riêng thuật ngữ Phật Pháp lại càng uyên áo, sâu sắc và hàm dung vô vàn các tầng nghĩa khiến một người học Phật sơ cơ dễ bị bối rối chóang ngợp và rất có thể sẽ mất phương hướng trong sự định vị chính xác giá trị biểu đạt của dạng ngôn từ này do đó đưa đến sự ngộ nhận trong hành trì.

        Không thiếu các vị giảng sư của chúng ta do thói quen dùng ngôn từ Phật học trong sinh hoạt Thiền môn nên khi lên Pháp tòa cũng cứ quán tính ấy mà diễn đạt, vô tình quên rằng ngững người đang lắng nghe chúng ta dưới kia phần đông chưa qua một trường lớp Phật học nào. Tất nhiên thời Pháp cũng sẽ hoàn tất, mọi sự tưởng là rất tốt đẹp nhưng đâu biết rằng không ít người đã nghe nhưng chưa hiểu hết những giá trị tốt đẹp mà vị giảng sư đã cố công truyền đạt.

        Điều đáng nói ở đây chính là sự linh động tùy duyên, nếu quá xa rời những thuật ngữ hàm súc thì bài Pháp mang tính tùy duyên một cách lạm dụng vì thế mà mờ nhạt tính chính thống, còn nếu quá cứng nhắc hay lệ thuộc vào thuật ngữ trong diễn giảng thì e rằng hiệu quả vì thế mà giảm sút. Nhưng dù thế  nào đi nữa thì sự củng cố nâng cao và tích lũy vốn thuật ngữ của một vị giảng sư là điều tối yếu nếu thật sự đã chọn ngành Hoằng Pháp là lý tưởng phụng sự cho Đạo Pháp.

            NGÔN NGỮ PHỔ THÔNG

         Phật Gíao vố từ cuộc sống mà có và trở lại phục vụ cuộc sống, đã phục vụ cuộc sống cũng đồng nghĩa nền tảng phương tiện giáo hóa phải y nơi cuộc sống yêu cầu mà xác lập. Vậy nên để đưa những yếu lý Phật Đà đến với quần chúng không gì bằng vận dụng ngôn ngữ quần chúng. Ngôn ngữ quần chúng thì đa dạng muôn màu muôn vẻ, người giảng sư vì thế cũng phải linh động trong phong cách diễn đạt mang đậm tính đại chúng.

         Từ khi ngôn ngữ được hình thành, sự trao đổi thông tin loài người đã dần tiện lợi khi tiếng nói đã dần thay thế sự biểu đạt bằng cử chỉ( ngôn ngữ hình thể) và cho đến ngày nay ngôn ngữ đã đạt đến mức độ phức tạp và chứng tỏ khả năng đắc dụng của nó. Khi sử dụng ngôn ngữ phổ thông là chúng ta nói theo cách của tuyệt đại đa số vì thế nguồn thông tin sẽ đến với số đông, lợi ích sẽ đến với số đông như tinh thần sự ra đời của Đức Phật là “ đem lại hạnh phúc cho số đông, an lạc cho số đông, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người”(Tăng Chi Bộ Kinh).

         Diễn đạt theo ngôn ngữ phổ thông để tạo sự gần gũi không xa cách, tạo sự tiếp cận chân lý dễ dàng cho mọi người, đạt sự tối ưu trong nghệ thuật truyền thông, khơi dậy thiện tính trong mỗi người bằng ngôn ngữ của chính họ từ chỗ THÔNG tất yếu sẽ dễ dàng đưa đến CẢM, cảm và thông để tâm hồn mỗi thính chúng mở ra đón nhận và chấp nhận chân lý.

         Tuy nhiên, khi vận dụng ngôn ngữ đại chúng các giảng sư cũng cần lưu ý ngữ cảnh( môi trường, trình độ, thành phần thính chúng,…) để có phương cách biểu đạt phù hợp( ví dụ: tập thể sinh viên, cộng đồng công nhân, các đạo tràng vùng sâu vùng xa, nhóm nhân sĩ trí thức,…) có nghĩa là phải biết linh động tùy cơ, biết khai thác kỹ năng mềm bản thân mà có sự thích ứng giữa một cái tổng thể tùy dụng trong cái khu biệt.

         Cũng không thể sử dụng tùy tiện những cách nói phàm tục, tiếng lóng, ngôn ngữ “teen”,… trong bài giảng, cho dù chỉ để tạo sự trào phúng thư giãn. Bởi thứ nhất không phù hợp oai nghi người xuất gia( lại là một bậc giảng sư tôn nghiêm khả kính), thứ hai cả xã hội vẫn chưa chấp nhận và số đông dị ứng loại ngôn ngữ này, thứ ba gây phản cảm số đông đưa đến hiệu ứng mất niềm tin, và thế là trong ý nghĩa sâu xa, bài Pháp đã thất bại.

            NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT

         Nói đến nghệ thuật, số đông mọi người chỉ dừng lại ở khái niệm các bộ môn nghệ thuật: thi ca, nhạc, họa, múa, kịch, điện ảnh, tạo hình,… mà bỏ quên rằng nói cũng là một nghệ thuật( nghệ thuật diễn giảng, nghệ thuật thuyết trình, nghệ thuật hùng biện,…). Ở đây chỉ xin đề cập đến tính nghệ thuật khi vận dụng ngôn ngữ hay hình thức truyền tải thông tin, một trong các kỹ năng giúp thính chúng dễ dàng tiếp nhận và lĩnh hội thông tin một giảng sư muốn truyền đạt.

         Theo các nghiên cứu chuyên môn, đa phần thính chúng có sự hứng khởi, hưng phấn trong 20 phút đầu của buổi giảng, thời gian tiếp theo cường độ trạng thái tâm lý này sẽ giảm dần, sau đó bắt đầu xuất hiện cảm giác uể oải, căng thẳng, thiếu chú tâm, số ít có cảm giác tâm lý ức chế,v.v…( phải chăng áp dụng điều này, bên Công giáo các vị linh mục chỉ thuyết giáo hai ba mươi phút ngay trước khi hành thánh lễ(?)_ngoại trừ các lớp học giáo lý có chương trình quy củ). Để tạo sự phấn chấn, chú tâm cho hội chúng suốt cả 90 phút buổi giảng phổ biến như hiện nay, vị giảng sư buộc phải có kỹ năng vận dụng các biện pháp thể hiện trên Pháp tòa một cách thật sinh động, biến hóa, đầy tính hấp dẫn cuốn hút. Đây chính là một vị giảng sư có thực tài, một phần họ đã đạt sự thành công nhất định trong phương cách áp dụng ngôn ngữ nghệ thuật.

         Ngôn ngữ nghệ thuật là dạng ngôn ngữ thứ sinh, là sự phát triển có chọn lọc từ ngôn ngữ đại chúng và có thể nói đây là thăng hoa của ngôn ngữ đại chúng. Chỉ với một nội dung nhưng nếu biết vận dụng các biện pháp: phản đề, nghi vấn tu từ, dùng câu biểu đạt hình ảnh để tạo sự liên tưởng, gợi tả, ẩn dụ, so sánh, điệp từ, điệp ngữ … rồi có cả cách kể một câu chuyện( nghệ thuật tự sự), nghệ thuật trào lộng gây cười, vận dụng trích dẫn thi ca, thành ngữ đúng thời nhằm đánh động cảm xúc,v.v…đều là các dạng thức nghệ thuật trong ngôn ngữ diễn giảng. Một giảng sư thực thụ là người có “ độ chín” nhất định trong lĩnh vực này. Được như vậy, họ đã phải trải qua những quá trình dài của sự học hỏi, tích lũy và thực hành để theo năm tháng và bao lần thăng tòa thuyết pháp mà tích hợp thành.

            KẾT

      Để gây ấn tượng mạnh, để đánh động thế giới tâm thức thính chúng, gợi mở giúp họ định hướng về sự chuyển hóa và ý thức tự chuyển hóa, những yêu cầu đặt ra cho một vị giảng sư quả không có giới hạn. Tu dưỡng, học tập, kế thừa và không ngừng sáng tạo mãi mãi là một chuỗi dài hành trình hoằng Pháp lợi sanh, trau dồi nội điển để có mặt bằng kiến thức thuật ngữ Phật học, học hỏi lời ăn tiếng nói quần chúng để có sự hoạt dụng trong ngôn ngữ đời thường và để tâm nâng cao kỹ năng sử dụng cách diễn đạt chỉnh chu sắc bén và lung linh uyển chuyển của ngôn ngữ nghệ thuật là hướng đi tất yếu của những vị giảng sư thời hiện đại.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7872)
Người tu chứng không phải do học cao hiểu rộng mà được, mà chỉ thấy rõ thân này là một tổ hợp vật chất, do nhiều yếu tố thành hình, không có cái ngã thực thể cố định. Biết được như thế, chúng ta làm tất cả việc mà không thấy mình làm. Người học cao hiểu rộng, nếu không có sự tu tập thì sự chấp ngã càng lớn. Do đó dễ làm tổn hại cho nhiều người, khi họ lợi dụng quyền hành thế lực.
04 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10294)
Có lẽ để phù hợp hơn cho bài pháp luận hôm nay trong buổi thuyết trình đoàn này, chúng ta nên đặt lại câu hỏi, “Tại Sao Tuổi Trẻ Việt Nam tại Bắc Mỹ Ít Đến Chùa / Phật Giáo?” hay câu hỏi tích cực hơn là “Làm thế nào để giúp Tuổi Trẻ Việt Nam đến với Phật Giáo?”
29 Tháng Mười 2015(Xem: 7330)
Thật tế, nhìn khái quát, Phật giáo Việt nam đang đi vào một khúc quanh mà ở đó, những thực trạng nhức nhối đáng quan ngại không còn là chuyện cá biệt mà chúng đang phổ biến hóa với mật độ trải rộng mang tính áp đảo, và tất nhiên không ít người Tăng cũng như tục đã bắt đầu hình thành ý niệm rằng đó là những hình thái đương nhiên.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 9276)
Nhân bài viết “Chùa Chết” và “Ai Giết Chùa” nói về thực trạng một số chùa hiện nay tại Việt Nam của tác giả Cư sĩ Tiến sĩ Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng, chúng tôi sao lục bài tham luận của Đại đức Thích Tâm Đức - Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa ..
25 Tháng Chín 2015(Xem: 7926)
Tôi rất trăn trở cho Phật giáo nước nhà của hiện tại và tương lai. Bao năm nay tôi luôn theo dõi và ủng hộ các trung tâm hoằng pháp lớn của Việt Nam mà nơi làm tốt nhất, lớn nhất, hiệu quả nhất, thay đổi tâm của nhiều người nhất có lẽ là chùa Hoằng Pháp TP HCM.
31 Tháng Tám 2015(Xem: 6532)
Viện đại học là cơ sở giáo dục đại học đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực, và thường có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao trong hệ thống giáo dục. Viện đại học xuất phát từ danh từ University, nhưng có nguồn gốc từ tiếng Latinh: Universitas; có nghĩa là cộng đồng của giáo viên và các học giả,
25 Tháng Tám 2015(Xem: 5511)
“Đề tài truyền đạt là “Một Thoáng Nhìn về Phật Giáo Thế Kỷ 21,” một đề tài đáp ứng những thắc mắc của cộng đồng chúng ta trong việc hội nhập vào nền văn hóa và xã hội Hoa Kỳ. Mong rằng qua trình bày của Giáo sư, các thính giả thấy được cái nhìn rộng sâu của vị khoa bảng Khoa Phật học Đại học UC Berkeley.”
05 Tháng Tám 2015(Xem: 14737)
Trong thời gian qua, chúng tôi nhận được nhiều email của các bạn trẻ ngỏ ý muốn được xuất gia và hỏi về các điều kiện xuất gia. Bài viết này nhằm mục đích trả lời chung các bạn. Trước hết chúng tôi tán thán tâm nguyện xuất gia của các bạn và sau nữa, chúng tôi khuyên các bạn
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 8454)
Đại học Harvard vừa tổ chức một cuộc hội thảo nội dung nhìn vào những thách thức phải trải qua khi đào tạo những người giảng Phật pháp để đáp ứng các nhu cầu hiện nay.
21 Tháng Sáu 2015(Xem: 6780)
Trong đạo Phật có câu nói rất phổ biến là “Nhất niệm thông tam giới,” một niệm biến khắp ba cõi – cõi dục, sắc, và vô sắc. Một niệm tức là một móng tâm, một ý nghĩ khởi sinh từ tâm. Điều này cho thấy hai ý nghĩa: làn sóng vi ba khởi sinh từ tâm dù vô hình vô tướng vẫn có thể lan xa khắp ba cõi, và qua đó, ảnh hưởng của một niệm có thể bao trùm cả cõi không gian rộng lớn vô cùng.