THUYẾT GIẢNG PHẬT PHÁP TRONG THỜI HIỆN ĐẠI Bảo Thiên – Anh Thư
Ni sư Yifa, Giám đốc chương trình tại Dự án Woodenfish, phát biểu trong hội thảo Photo by Evgenia Eliseeva
Đại học Harvard vừa tổ chức một cuộc hội thảo nội dung nhìn vào những thách thức phải trải qua khi đào tạo những người giảng Phật pháp để đáp ứng các nhu cầu hiện nay.
Trường Harvard được thành lập vào năm 1636 với mục đích tạo nên một “đoàn tu sĩ trí thức”. Gần 400 năm sau, khoa Tôn giáo học Harvard (HDS) định hướng phát triển một đội ngũ những tu sĩ được trang bị những kiến thức cho thời đại mới.
Tại hội thảo, Giáo sư Phật học Janet Gyatso đã đề cập lại sự đổi mới trong chương trình giảng dạy Tôn giáo học được đưa ra từ năm 2005, và điều đó đã trở thành một cơ hội để mở rộng phạm vi của chương trình như thế nào.
Bà nói: “Thực sự, tôi cho rằng đây có thể sẽ là một nơi tuyệt vời để bắt đầu việc đào tạo những tu sĩ Phật giáo có khả năng hoằng pháp theo cách tương tự mà những sinh viên theo Công giáo truyền thống được giáo dục. Nền tảng và mô hình cơ bản của toàn bộ khoa Tôn giáo học là đào tạo nên một đoàn tu sĩ trí thức…. Tại sao không áp dụng điều đó cho những sinh viên ngành Phật học?”.
Buổi hội thảo “Giáo dục và Hoằng pháp: Đi về đâu - và tại sao?” được tổ chức như một cam kết mới cho chương trình Sáng kiến Thuyết giảng Phật pháp (SKTGPP). Hội nghị quốc tế đầu tiên của SKTGPP diễn ra trong 3 ngày, với sự tham dự của các học giả, sinh viên và các nhà sư phạm, nhằm thảo luận các thách thức, những hiểu biết, và những câu hỏi xoay quanh việc đào tạo nhân sự hoằng pháp, và nhằm khuyến khích sự cộng tác giữa các cơ quan và các cá nhân. Hội nghị đã nhận được tài trợ từ Quỹ Robert H.N. Ho Family Foundation.
Một số nhóm người tham gia hội thảo đã đặt ra câu hỏi quan trọng: Chuyên ngành Phật giáo được đưa vào nội dung chương trình để đáp ứng nhu cầu của đời sống tâm linh ở phương Tây, nó có bị biến thành một phiên bản trần tục của Phật giáo truyền thống, hay nó vẫn sẽ là một phương tiện hướng đến giá trị sự giải thoát?
Thảo luận về những thách thức, Janet Gyatso chỉ ra rằng những người thuyết giảng về Phật giáo ở phương Tây không ở một chỗ, họ đi đây đi đó và làm việc tại các bệnh viện hoặc trại giam, tiếp xúc với những người không phải là Phật tử. Thực tế này dẫn đến tình trạng những khái niệm về thực tập như tịnh tâm và từ bi sẽ bị khái quát hóa hoặc bị trừu tượng hóa. Điều đó có thể làm cho sự hành trì mất đi nét cốt tủy Phật giáo vốn có và đến thời điểm nào nó sẽ trở thành một vấn đề đáng lo ngại.
“Một phần của những thách thức cho sinh viên là cách họ nắm bắt những hiểu biết từ nội tâm - trí tuệ đến từ những bối cảnh không nhất thiết liên quan đến Phật giáo. Một mặt, là chuyển biến chúng theo ngôn ngữ Phật giáo, mặt khác, là đóng góp những hiểu biết và tri thức mà họ thu thập được trên nền tảng Phật giáo của mình vào việc thực tập. Bởi vậy, ta có thể nói đó là con đường hai chiều”, bà giải thích.
Cheryl Giles - Giảng viên cao cấp của Trung tâm Chăm sóc và Mục vụ Francis Greenwood Peabody nói về việc thay đổi từ một tín đồ Công giáo thành một người thực hành Phật giáo.
“Chính nơi khởi nguồn đã hình thành hiểu biết của ta và điều đó ảnh hưởng đến việc thực hành thuyết pháp”, Giles cho hay. “Việc là một người đồng tính, người da đen, người có giáo dục, xuất thân từ một gia đình tầng lớp lao động, từng theo Công giáo và hiện thực hành Phật giáo Tây Tạng, tất cả những điều đó đều không quan trọng. Chúng là những hành trang trên cuộc đời mà tôi mang theo khi đến với Phật giáo và tôi hy vọng mình có thể trở thành một nhà hoằng pháp tốt”.
“Việc tham gia thuyết giảng Phật pháp không phải là một sự tu tập bắt buộc chung nhất cho mọi người. Nó gắn liền với những người nghèo, vô gia cư, thất học, bệnh tật, tâm thần, và tuyệt vọng. Là việc đến thăm những người bệnh tật, đang hấp hối, những người bị giam cầm. Là việc đấu tranh cho công lý. Là việc dạy dỗ những học sinh sẽ trở thành những lãnh đạo trong tương lai để đứng lên cùng với người nghèo, để tôn vinh lòng tự trọng của mỗi người, và để thể hiện tình yêu và lòng từ bi, không chỉ cho người khác, mà cho cả chính ta”, bà giải thích.
Một vài nhóm tham gia khác tập trung vào thảo luận câu hỏi về: Điều gì cần có để trở thành một người hoằng pháp?
Yangsi Rinpoche, Chủ tịch và là Giáo sư Phật học tại Đại học Maitripa, một trường đại học Phật giáo tại Portland, Ore đưa ra vấn đề về một số Phật tử phương Tây khi trở thành người hoằng pháp đã lo lắng và không thoải mái khi thực hiện các nghi lễ Phật giáo. Ông hy vọng rằng điều này sẽ được thay đổi để dựa trên những tuệ giác về nghi thức hơn là cách thức.
John Makransky, Phó Giáo sư tại Cao đẳng Boston và giáo viên tại Tổ chức Foundation for Active Compassion, chú ý tầm quan trọng của việc kết nối sinh viên với các giáo viên và cộng đồng Phật giáo châu Á. Nhờ đó việc giáo dục có thể sẽ không quá bị phương Tây hóa. Ông cũng nhận xét về tầm quan trọng của một người thuyết giảng Phật pháp như là một chìa khóa mở nguồn cho sự đồng hành giữa các tôn giáo.
“Rõ ràng điều đó rất quan trọng trong thời điểm và vị trí mà chúng ta đang sống. Rất nhiều người không phải Phật tử đã tìm đến Phật giáo, không hẳn chỉ để chuyển hóa mà là để học được những giáo lý sâu sắc, cho dù họ đang sống cuộc đời của một tín đồ Cơ Đốc, Do Thái giáo, hay các tôn giáo khác”, ông cho biết.
Các tham luận viên khác bao gồm Emily Click - thành viên của HDS, trợ lý chủ nhiệm khoa trong các nghiên cứu về giáo dục, và Charles Hallisey, Giảng viên cao cấp Yehan Numata về Văn học Phật giáo. Ngoài ra còn có sự tham dự của Ni sư Yifa, giám đốc chương trình tại Dự án Woodenfish. Dự án góp phần vào sự phát triển của các học giả mới nổi tại phương Tây - những người quan tâm đến Phật giáo Trung Quốc.
Bảo Thiên - Anh thư (theo Harvard Gazetty) Giác Ngộ
Nguyên tác Anh ngữ:
The modern Buddhist minister
Panel looks at challenges of training Buddhist ministers to meet the needs of today
Harvard University was founded in 1636 to establish “a learned ministry.” Nearly four centuries later, Harvard Divinity School (HDS) works to produce a learned ministry for modern times.
At a recent HDS conference, Hershey Professor of Buddhist Studies Janet Gyatso recalled the School’s 2005 revision of its master of divinity curriculum and how it became an opportunity to broaden the scope of the program.
“I really felt that this would be a wonderful place to start training Buddhist ministers in very much the same way that students who are largely in Christian traditions were getting trained,” she said. “The basic phrase or model of this whole master of divinity program is to produce a learned ministry. … Why not do that for Buddhist students as well?”
The conference, “Education and Buddhist Ministry: Whither — and Why?” was a new undertaking for the School’s Buddhist Ministry Initiative (BMI). The BMI’s first international conference brought together scholars, students, and educators for three days to discuss challenges, insights, and questions regarding training for Buddhist ministry and to foster collaboration among institutions and individuals. The conference was funded by the Robert H.N. Ho Family Foundation.
Several panels addressed a major question among those participating: As Buddhism is being drawn upon to meet the needs of the secularized West, is it just becoming a secular adaptation of traditional Buddhism, or can it continue to be a vehicle of spiritual liberation?
Among the speakers was the Venerable Yifa, program director at the Woodenfish Project. Woodenfish helps the development of emerging scholars in the West who have interests in Chinese Buddhism. Photo by Evgenia Eliseeva
In talking about challenges, Gyatso pointed out that Buddhist ministers in the Western world are going out and working in hospitals and prisons with people who are not exclusively Buddhist. That can lead to a generalization or abstraction of certain types of practices such as mindfulness and compassion, she said, later asking if that means those exercises then cease to be Buddhist, and at what point that becomes something to worry about.
“Part of what the students are challenged with is how do they take the insights — the wisdoms that are coming from contexts that are not necessarily Buddhist at all — and, on one hand, translate them into Buddhist terms and, on the other hand, how do they contribute insights and wisdoms that they are getting from their Buddhist background back into those practices? So it’s a two-way street,” she said.
Francis Greenwood Peabody Senior Lecturer on Pastoral Care and CounselingCheryl Giles talked about her transition from being a Roman Catholic to a practitioner of Buddhism.
“Where we come from shapes our understanding and practice of ministry,” Giles said. “As an educated, black, lesbian, recovering Catholic from a working-class family who practices Tibetan Buddhism, it does matter. I bring all of this to the practice of Buddhism — and hopefully ministry.
“Buddhist ministry is not a one-size-fits-all practice. It is being at the margins with the poor, homeless, uneducated, sick, mentally ill, and despairing. It is visiting the sick, dying, and those incarcerated. It is advocating for justice. It is teaching students who are future leaders to stand with the poor, to honor the dignity of each person, and to practice love and kindness, not just for others, but also for ourselves,” she explained.
A separate panel discussion focused on the question of what it takes to be a Buddhist minister.
Yangsi Rinpoche, president and professor of Buddhist studies at Maitripa College, a Buddhist university in Portland, Ore., spoke about seeing some Western-ordained practitioners become nervous and uncomfortable when performing Buddhist rituals. He hopes the focus will shift and be based in the wisdom of the ritual rather than the method.
John Makransky, an associate professor at Boston College and teacher at theFoundation for Active Compassion, noted the importance for students to be connected to Asian Buddhist teachers and communities, so training doesn’t become a “Western thing.” He also commented on the importance of Buddhist ministry as a key resource for interreligious engagement.
“Clearly, that’s very important in the place and time that we live in. A lot of people looking to Buddhism are non-Buddhists, not seeking to convert to Buddhism, but to learn something deeply from it that informs their lives as Christians, Jews, and others,” he said.
Other panelists included HDS faculty members Emily Click, assistant dean for ministry studies and field education and lecturer on ministry, and Charles Hallisey, the Yehan Numata Senior Lecturer on Buddhist Literatures.
Người tu chứng không phải do học cao hiểu rộng mà được, mà chỉ thấy rõ thân này là một tổ hợp vật chất, do nhiều yếu tố thành hình, không có cái ngã thực thể cố định. Biết được như thế, chúng ta làm tất cả việc mà không thấy mình làm. Người học cao hiểu rộng, nếu không có sự tu tập thì sự chấp ngã càng lớn. Do đó dễ làm tổn hại cho nhiều người, khi họ lợi dụng quyền hành thế lực.
Có lẽ để phù hợp hơn cho bài pháp luận hôm nay trong buổi thuyết trình đoàn này, chúng ta nên đặt lại câu hỏi, “Tại Sao Tuổi Trẻ Việt Nam tại Bắc Mỹ Ít Đến Chùa / Phật Giáo?” hay câu hỏi tích cực hơn là “Làm thế nào để giúp Tuổi Trẻ Việt Nam đến với Phật Giáo?”
Thật tế, nhìn khái quát, Phật giáo Việt nam đang đi vào một khúc quanh mà ở đó, những thực trạng nhức nhối đáng quan ngại không còn là chuyện cá biệt mà chúng đang phổ biến hóa với mật độ trải rộng mang tính áp đảo, và tất nhiên không ít người Tăng cũng như tục đã bắt đầu hình thành ý niệm rằng đó là những hình thái đương nhiên.
Nhân bài viết “Chùa Chết” và “Ai Giết Chùa” nói về thực trạng một số chùa hiện nay tại Việt Nam của tác giả Cư sĩ Tiến sĩ Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng, chúng tôi sao lục bài tham luận của Đại đức Thích Tâm Đức - Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa ..
Tôi rất trăn trở cho Phật giáo nước nhà của hiện tại và tương lai. Bao năm nay tôi luôn theo dõi và ủng hộ các trung tâm hoằng pháp lớn của Việt Nam mà nơi làm tốt nhất, lớn nhất, hiệu quả nhất, thay đổi tâm của nhiều người nhất có lẽ là chùa Hoằng Pháp TP HCM.
Viện đại học là cơ sở giáo dục đại học đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực, và thường có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao trong hệ thống giáo dục. Viện đại học xuất phát từ danh từ University, nhưng có nguồn gốc từ tiếng Latinh: Universitas; có nghĩa là cộng đồng của giáo viên và các học giả,
“Đề tài truyền đạt là “Một Thoáng Nhìn về Phật Giáo Thế Kỷ 21,” một đề tài đáp ứng những thắc mắc của cộng đồng chúng ta trong việc hội nhập vào nền văn hóa và xã hội Hoa Kỳ. Mong rằng qua trình bày của Giáo sư, các thính giả thấy được cái nhìn rộng sâu của vị khoa bảng Khoa Phật học Đại học UC Berkeley.”
Trong thời gian qua, chúng tôi nhận được nhiều email của các bạn trẻ ngỏ ý muốn được xuất gia và hỏi về các điều kiện xuất gia. Bài viết này nhằm mục đích trả lời chung các bạn. Trước hết chúng tôi tán thán tâm nguyện xuất gia của các bạn và sau nữa, chúng tôi khuyên các bạn
Trong đạo Phật có câu nói rất phổ biến là “Nhất niệm thông tam giới,” một niệm biến khắp ba cõi – cõi dục, sắc, và vô sắc. Một niệm tức là một móng tâm, một ý nghĩ khởi sinh từ tâm. Điều này cho thấy hai ý nghĩa: làn sóng vi ba khởi sinh từ tâm dù vô hình vô tướng vẫn có thể lan xa khắp ba cõi, và qua đó, ảnh hưởng của một niệm có thể bao trùm cả cõi không gian rộng lớn vô cùng.
Lãnh đạo với chánh niệm - Một cuôc nghiên cứu có tính hiện tượng về các vị sư Việt Nam tại Hoa Kỳ về vai trò lãnh đạo tâm linh và đóng góp của họ cho xã hội
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.