Đức Đạt Lai Lạt Ma thúc dục các tự viện Phật Giáo trở thành những trung tâm giáo dục

26 Tháng Tư 201623:36(Xem: 5043)

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA THÚC DỤC
CÁC TỰ VIỆN PHẬT GIÁO
TRỞ THÀNH NHỮNG TRUNG TÂM GIÁO DỤC
của Jane Cook, Tibet Post International, ngày 8 tháng 3 năm 2016

Tường Anh chuyển ngữ

blank
Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu tại một ngôi chùa Phật Giáo ở Deer Park,
Madison, WI, Hoa Kỳ vào ngày 6/3/2016. Ảnh/Sherab Lhatsang

Madison, Wisconsin (Hoa Kỳ) -- Giải thích rằng càng ngày càng có nhiều người quan tâm tới Phật Giáo, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng nói là sẽ tốt hơn nếu các tự viện Phật Giáo không chỉ là nơi thờ cúng lễ lạy mà còn là các trung tâm giáo dục, nơi đó có thể là nơi tập trung học hỏi triết lý Phật Giáo và khoa học tâm thức.

Khoảng 300 người tập trung tại một ngôi chùa ở thành phố Deer Park thuộc Hạt Hamilton, Ohio, Hoa Kỳ để nghe nhà lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, thuyết giảng vào ngày 6/3/2016.

"Một lần nữa, tôi rất vui mừng được trở lại đây mặc dù Thầy trụ trì Geshe-la không còn nữa. Tôi cũng rất vui khi thấy các sinh viên và những đệ tử của thầy ấy đang hoàn thành những ước nguyện của thầy. Những bậc thầy trong quá khứ như chính Đức Phật và Bồ Tát Long Thọ không còn ở với chúng ta nữa nhưng những lời dạy của các ngài đã tồn tại trên 2000 năm nay. "

"Là đệ tử của Đức Phật Thích Ca, tôi hãnh diện nghĩ mình là một nhà Sư giản dị, cũng như tôi hãnh diện xem mình là một học trò của Bồ Tát Long Thọ. Những bậc thầy vĩ đại này, những nhà tư tưởng vĩ đại, những nhà triết học và những nhà luận lý học vĩ đại, không dựa vào những lời dạy của Đức Phật chỉ vì những lời dạy đó chính là những lời dạy của Đức Phật; các ngài đã phân tích và điều tra những lời dạy đó. Đức Phật đã khuyên chư tăng và các hành giả, những người đi theo ngài nên xem xét những lời nói của ngài theo khả năng của lý trí.

 "Các bậc thầy Ấn Độ sau này như ngài Long Thọ (Nagarjuna) ngài Nguyệt Xứng (Chandrakirti), ngài Phật Hộ (Buddhapality) và ngài Thanh Biện (Bhavaviveka) đã làm như thế. Cũng như vậy, hơn 30 năm qua, tôi đã tham gia đối thoại và thảo luận với các nhà khoa học hiện đại, một trong số họ là Richie Davidson đang ngồi tại đây cùng vợ ông ấy. Tôi đã học rất nhiều từ Richie, người đang điều tra và phân tích các sự việc như một sinh viên của viện đại học Nalanda. Chính tôi là một sinh viên của trường Nalanda, tôi đã công khai từ chối những ý tưởng như sự tồn tại của Núi Meru và trái đất dẹt, bất chấp sự không hài lòng của một số cha xứ và các học giả."

Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục nói rằng toàn bộ những lời dạy của Đức Phật và truyền thống Nalanda nói riêng đều dựa trên lý lẽ. Ngài nói viện đại học Nalanda đã phát triển thành một trung tâm giáo dục trong vài thế kỷ, nhưng hiện đã bị phá hỏng. Truyền thống Phật Giáo Trung Quốc cũng xuất phát từ Nalanda nhưng chỉ ở Tây Tạng mới bảo tồn được các tác phẩm về luận lý học của các luận sư Dignaga, Dharmakirti, Shantarakshita và Kamalashila. Ngài nói, hôm nay không chỉ dịch những cuốn sách này, mà còn phải hiểu thông suốt chúng.  

"Geshe Sopa nằm trong số các học giả đó đã trốn thoát khỏi Tây Tạng," Ngài đã tôn trọng, "người đã góp phần cho chúng ta có khả năng tái lập lại các tự viện của chúng ta tại Ấn Độ, nơi 10.000 chư tăng đang học tập. Còn gì hơn nữa khi hiện này có những người ở nơi khác đang quan tâm đến luận lý học của Phật Giáo và khoa học tâm thức theo quan điểm giáo dục. Cho đến năm 1959, có những người nghĩ rằng Phật Giáo Tây Tạng là Lạt-ma giáo, không phải là tín ngưỡng truyền thống Phật Giáo thật sự. Từ năm 1959, Phật Giáo Tây Tạng đã phát triển đánh giá đúng đắn là nếu bạn muốn biết Bồ Tát Long Thọ (Nagarjuna) hay luận sư Trần Na (Dignaga) đã dạy những gì thì bạn có thể quan tâm kỹ đến tín ngưỡng truyền thống Phật Giáo Tây Tạng. Tôi đã nỗ lực cho thấy rằng Phật Giáo Tây Tạng thuộc tín ngưỡng truyền thống Phật Giáo Bắc truyền (Phạn – Sanskrit) thật sự.

"Hôm nay, mặc dù Mỹ không phải là một quốc gia theo Đạo Phật truyền thống nhưng cho thấy ngày càng có nhiều người thích thú với triết lý Phật Giáo và khoa học tâm thức, các trung tâm (Phật Giáo) nhỏ đã mọc lên đây đó. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu các tự viện đó không chỉ là các chùa để thờ cúng lễ lạy mà còn là những trung tâm giáo dục. Tôi đã cố thuyết phục mọi người ở những nơi tại vùng Himalaya như Ladakh bảo đảm rằng ngay cả những người chăm sóc chùa viện (trụ trì) phải được đào tạo đầy đủ để có thể giải thích với du khách những gì họ có thể thấy ở đó. Ngay cả các tự viện nhỏ cũng có thể có chức năng như các trung tâm giáo dục lớn.

"Ở đây, do quyết định của cố Geshe-la, chúng ta đã thiết lập được một trung tâm khá tốt. Quý vị có thể thực hành tại đây, quý vị cũng có thể thực hiện nghi thức lễ bái nhưng điều quan trọng phải  nghĩ nơi đây như là một lớp học. Vì quý vị có những người ở đây hội đủ tiêu chuẩn cho việc giảng dạy, quý vị nên tổ chức các lớp học về khoa học tâm thức hầu có thể lôi cuốn mọi người.”

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chỉ ra các bản văn truyền thống tín ngưỡng liên quan đến khoa học tâm thức dựa vào “Giáo trình Tóm Tắt về khoa Nhận Thức Đúng đắn. (Pramanavartika) và "Kho Tàng Tri Thức (Abhidharmakosha)" và làm thế theo quan điểm của trường phái Kinh Lượng Bộ (Sautrantika) và phái Duy Thức học (Chittamatrin).

Tuy nhiên, ngài nói, cũng có một bản văn của Gyen Lobsang Gyatso, giám đốc sáng lập Học Viện Ngôn Ngữ Cổ Phật Giáo (Institude of Buddhis Dialects), người đã bị người Shugden sát hại, được gọi là "Nghiên Cứu Cao Hơn về Khoa Học Tâm Thức"(Lo-rig Gong-ma). Trong lúc sáng tác nó, ông ấy đã vẽ các tác phẩm của Nagarjuna and Tsongkhapa để trình bày môn khoa học tâm thức theo quan điểm tinh tế của trường phái Prasangika Madhyamika. Cuối cùng, việc này xuất phát từ sự hiểu biết tâm thức của người Ấn Độ cổ.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói trước đây ở Tây Tạng, chỉ có chư tăng mới được tham gia vào các loại nghiên cứu như thể đó là quyền duy nhất của họ. Hiện nay, các cư sĩ và ni sư cũng được tham gia nghiên cứu. Thật vậy, Ngài sẽ tham gia vào một lễ kỹ niệm ngắn để cấp phát văn bằng Geshe-ma (Tiến sĩ Phật Học) cho chư ni. Chẳng bao lâu sẽ có các chư ni và các cư sĩ trong số các học giả Phật Giáo hàng đầu. Ngài nói đùa rằng chư tăng ở các tự viện đã càu nhàu rằng việc thực hiện lễ lạc ở nhà dân chúng mà cư sĩ không được dạy nhiều vì họ hỏi nhiều câu hỏi mà các thầy không thể trả lời được.  

"Khi sự quan tâm về việc sự vận hành của tâm thức và tình cảm phát triển ở các nước ngoài, "Ngài nói, "sẽ phát sinh nhu cầu tranh luận với các nhà khoa học, những người không chấp nhận bất kỳ chức năng tinh thần nào ngoài bộ não. Do đó, các trung tâm như thế này nên là những trung tâm giáo dục.

"Thêm vào đó, chúng (trung tâm giáo dục) sẽ là nơi cung cấp cơ hội cho các cuộc hội thoại giữa các tín ngưỡng. Tất cả các truyền thống tín ngưỡng chính trên thế giới đều truyền đạt một thông điệp giống nhau về tình thương, cho dù họ dạy về một đấng tạo hóa hay không. Nếu chúng ta phải làm cho nhân loại sống hạnh phúc hơn và dẫn đến cuộc sống có ý nghĩa hơn, chúng ta phải học hỏi để chỉ cho nhau thấy rằng tình yêu và tình thương là lớn hơn. Chúng ta thấy nhiều người thực hành tuyệt với về những đức tính này trong những người theo Đạo Thiên Chúa, những người theo Đạo Do Thái, những người theo Đạo Ấn Giáo và Hồi Giáo. Đó là bởi vì người ta có khả năng và khuynh hướng khác nhau mà có nhu cầu cho các tiếp cận khác nhau.

"Có những trường hợp khi tín ngưỡng được sử dụng để khai thác sự sợ hãi của con người nhưng việc này hoàn toàn không phù hợp. Khi Đức Phật dạy về chân lý khổ ngài chỉ dạy nội dung khổ, việc chấm dứt khổ và con đường diệt khổ. Tôi được nhắc về câu chuyện của người đến một tu viện ở Kham và yêu cầu được gặp sư trụ trì. Người theo hầu vị trụ trì trả lời rằng trụ trì không có ở đó vì ngài đã đi vào làng để làm người già hoảng sợ. Đây là dấu hiệu của sự suy thoái của truyền thống tín ngưỡng Nalanda. Không có gì trong Phật Giáo phải dẫn con người đến cảm giác sợ hãi.

"Tôi đề nghị quý vị làm cho nơi này thành một trung tâm giáo dục không hạn chế đối với ý thức thiển cận về "Lạt-ma giáo" nhưng cống hiến cho truyền thống tín ngưỡng giàu có hiểu biết mà nó đòi hỏi chúng ta phải sử dụng hết toàn bộ bộ não của mình. Trong tương lai khi tôi trở lại đây lần nữa tôi sẽ được thấy các lớp học quý vị đang tổ chức và gặp mặt các vị giáo sư dạy họ. Tôi hy vọng quý vị cũng có thể mở rộng các đường dẫn đến Trường Đại Học Wisconsin."

"Tôi cũng muốn quý vị biết rằng chúng tôi đã chuẩn bị sách tại Tây Tạng có nội dung khoa học và triết lý Phật Giáo trích từ “Danh mục Đại Tạng Phật giáo Tây Tạng” (Kangyur và Tengyur). Những sách này hiện đang được dịch ra một số ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Nhật và tiếng Đức và phải có sẵn vào cuối năm nay. Các sách giáo khoa này có thể hình thành các cơ sở lớp học trong tương lai."
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn