ỨNG DỤNG GIÁO PHÁP VÀO MỤC TIÊU XÃ HỘI – VÀ TRUYỀN THÔNG

02 Tháng Bảy 201922:27(Xem: 4231)

ỨNG DỤNG GIÁO PHÁP VÀO MỤC TIÊU XÃ HỘI – VÀ TRUYỀN THÔNG

I- Truyền thông:
Với phương châm, tôn chỉ “Nâng Cao Trí Tuệ, Mở Rộng Tình Người” Đài truyền hình IBC TV – dưới sự hướng dẫn, chủ trì của HT Thích Viên Lý, đã ra đời nhằm đẩy mạnh truyền thông Phật giáo và Hoằng dương chánh Pháp, tham gia vào hệ thống truyền thanh truyền hình trong cộng đồng, trở thành nguồn sống tâm linh hữu ích cho tất cả gia đình. Như lời HT Thích Viên Lý chỉ dạy, với sự phát triển của truyền thông, mỗi một buổi giảng hay bài pháp thoại không chỉ còn đơn giản tiếp cận được với vài trăm hay vài ngàn Phật tử trong một đạo tràng, mà hàng triệu triệu người Phật tử hay không Phật tử khắp nơi trên thế giới, vào từng phòng khách, nhà hàng, công ty v.v nơi mà mọi người hướng về chiếc TV truyền thống, hoặc cầm trên tay chiếc điện thoại thông minh, thậm chí nghe qua radio trên đường lái xe.
Giờ đây, mạng xã hội và internet phát triển như vũ bão, Facebook ước tính rằng 2.7 tỉ người sử dụng Facebook, WhatsApp, Instagram hoặc Messenger mỗi tháng và hơn 2.1 tỉ người sử dụng ít nhất một trong những nhóm dịch vụ của Facebook trung bình mỗi ngày. YouTube hiện có 2 tỉ người dùng hàng tháng, trong đó 180.1 triệu người xem video trên Youtube tại Hoa Kỳ- đó là con số không hề nhỏ (Variety.com) Và bắt kịp sự phát triển ngày càng tối tân về truyền thông trên thế giới, IBC TV đã có mặt trên các băng tần 18.12 tại miền Nam, 16.12 tại miền Bắc California, toàn các tiểu bang Hoa Kỳ, Canada qua hệ thống Galaxy 19. Hay qua các app, facebook, youtube IBC TV xem trên interner www.ibcnews.tv,và mới nhất là hệ thống radio khi thính giả gọi vào các số phone tại Hoa Kỳ, Canada hay Australia để nghe các chương trình IBC TV 24/24, 7 ngày trong tuần với nhiều chương trình đa dạng hữu ích cho mọi người từ tin tức, văn hóa, khoa học, giáo dục, luật pháp, thời tiết, y khoa, cộng đồng v.v

Về chương trình tâm linh, không chỉ truyền hình các chương trình thuyết giảng của chư Tôn Đức Giáo Phẩm Tăng Ni qua chương trình Sống Đời Sống Phật, mà IBC TV còn thực hiện nhiều chương trình Phật giáo khác mà không có đài truyền hình nào thực hiện được như nghiên cứu Phật Giáo và Khoa Học, Phật Giáo và Văn Hóa, Phật Giáo và Chính trị, Phật giáo và Phụ Nữ, Phật giáo và Phân Tâm Học, Phật Giáo và Giáo dục, Lịch sử Phật giáo thế giới,Phật giáo và xã hội v.v cùng các chương trình Tin tức Phật giáo, phóng sự Phật Giáo, Nẻo đường Tâm Linh, Ca Nhạc Phật Giáo , Phim hoạt hình Phật giáo, Phim bộ Phật giáo , các chương trình truyền hình trực tiếp các Đại Lễ Phật Giáo, các khóa an cư, khóa tu học, chương trình hành hương và đặc biệt là chương trình thi tuyển giọng hát Tâm Ca và Đạo Hiếu vô cùng thành công trong 2 mùa 2017 và 2018 vừa qua, nhằm tuyên dương dòng nhạc Phật Giáo, nhạc đạo hiếu, đã tạo ra tiếng vang lớn khi trở thành chương trình thi tuyển uy tín duy nhất và đầu tiên trên toàn thế giới. Trong tương lai IBC TV tiếp tục phát triển và chuyển tải những hình ảnh, tin tức sinh hoạt, bài giảng Phật pháp v.v một cách rộng rãi hơn nữa, phục vụ sứ mệnh hoằng pháp độ sanh hữu hiệu nhất, nhanh chóng nhất và rộng rãi nhất trong thời đại mới bằng kĩ thuật số và truyền thông tin học – và đây là một phương tiện thiện xảo thù ứng với xu thế phát triển ngày càng cao của xã hội cũng như đáp ứng được trào lưu truyền thông đại chúng và mạng điện toán toàn cầu.

Từ truyền thông truyền thống như xem đài truyền hình IBC qua TV, Truyền thông Phật giáo IBC hướng đến mỗi một Phật tử có sử dụng điện thoại thông minh trở thành thành viên truyền thông của Tăng Đoàn, mỗi một Phật tử là một thành viên Hoằng pháp của thời đại công nghệ kỹ thuật hiện đại ngày nay.

II- Xã Hội:
Song song với hoạt động truyền thông, Tăng Đoàn tiếp tục phát triển các hoạt động từ thiện xã hội, giáo dục và nỗ lực phát huy tốt việc ứng dụng truyền thông trong việc chuyển tải hình ảnh tốt đẹp của Chư tôn đức Tăng, Ni tích cực tham gia hoạt động Hoằng pháp lợi sanh, các công tác xã hội,mang hình ảnh Từ bi – Trí tuệ đến cộng đồng và xã hội, đặc biệt là hoạt động từ thiện. Từ 2014, Hội từ thiện Hoa Sen Việt ra đời và đồng hành với Tổng vụ Xã Hội của Tăng Đoàn GHPGVNTNHN, trở thành cánh tay đắc lực của Tăng đoàn trong việc cứu khổ độ sinh. Liên tục hàng tháng, các phật tử thiện nguyện Hoa Sen Việt thực hiện 2 chuyến từ thiện giúp cho 400-500 gia đình tại nhiều tỉnh thành khác nhau, thăm viếng các viện dưỡng lão, trại trẻ mồ côi, trung tâm người tàn tật, mù lòa, đói kém, lang thang cơ nhỡ, bên cạnh đó, Hoa Sen Việt còn song song tiến hành xây nhà tình thương, khoang giếng nước, xây bồn nước sạch, xây đường sá, xây cầu từ thiện (hiện nay là cây cầu số 8), tặng xe lăn cho người khuyết tật, tặng thẻ bảo hiểm sức khỏe cho người nghèo bệnh tật, cứu trợ nạn nhân thiên tai hoạn nạn như lũ lụt tại Texas, động đất tại Nepal, bão lũ Nhật Bản, động đất tại Indonesia v.v

Và cũng nhờ vào việc truyền tải các đoạn phim phóng sự từ thiện của Hoa Sen Việt và Tăng Đoàn trên IBC TV, cũng như trên youtube Hoa Sen Việt và trang nhà www.hoasenviet.us, mà khán thính giả khắp nơi vững tin và tự hào rằng HSV là hội từ thiện hoạt động liên tục và nhiều nhất hiện nay, là hội từ thiện luôn sát cánh với việc truyền tải thông điệp từ bi bố thí của Tổng hội từ thiện xã hội của Tăng Đoàn GHPGVNTNHN.
- XNV Tuyết Nha -

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Năm 2015(Xem: 6966)
Hiện nay, sinh hoạt thuyết pháp phát triển sôi nổi ở nhiều nơi trong nước và hải ngoại. Người thuyết pháp không những là các Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni mà còn có cả hàng cư sĩ nữa. Bên cạnh đó, nhờ vào phương tiện truyền thông hiện đại, những buổi giảng pháp của các pháp sư được ghi âm, thu hình và phát hành khắp nơi
29 Tháng Ba 2015(Xem: 6344)
Hơn 2.500 năm trước cho đến ngày nay, lịch sử hoằng truyền của Phật giáo thực sự chính là một bộ giáo dục sử quảng bác uyên thâm. Hết thảy thế gian này không chỗ nào không gói gọn trong phạm trù giáo dục của Đức Phật.
23 Tháng Ba 2015(Xem: 6756)
Ngày nay, tuy giáo lý của Đức Phật đã được phổ biến rộng khắp, nhưng thỉnh thoảng vẫn có những ý kiến cho rằng Phật giáo hạ thấp giá trị của người phụ nữ. Sự thật không phải như vậy và hiện nay trong giáo dục Phật giáo, phụ nữ có vị trí rất quan trọng và có những đóng góp giáo dục rất to lớn.
03 Tháng Ba 2015(Xem: 6340)
Ngày rằm tháng giêng đã trở thành một ngày hội lễ của dân tộc, chính câu tục ngữ này “ Lễ Phật quanh năm không bằng đi rằm tháng giêng”đã đóng góp một phần không nhỏ cho ngày rằm đầu năm trở thành ngày lễ hội lớn.
19 Tháng Giêng 2015(Xem: 5632)
Không thể phủ định rằng giáo dục Phật giáo dựa trên ba phương diện minh triết Phật dạy bao gồm giáo dục đạo đức (giới), giáo dục chuyển hóa (thiền) và giáo dục tri thức giải quyết vấn nạn (tuệ). Người được đào tạo trong trường Phật học, ngoài kiến thức thông thường còn thực tập chuyển hóa, mang tính ứng dụng thực tiễn và có khả năng giải quyết các nỗi khổ niềm đau của bản thân và tha nhân.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 7200)
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 5976)
Phật giáo là một tôn giáo, điều đó không thể phủ nhận. Nhưng Phật pháp không phải là giáo điều, những nguyên tắc cứng nhắc, mà là một lối sống để những ai thực hành sẽ kiến tạo được sự an lạc, hạnh phúc cho tự thân, cho gia đình, cộng đồng xã hội một cách thiết thực, bây giờ và ở đây.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8135)
Thái Lan là một nước có 95% dân số theo Phật giáo, điều đó có lẽ rất nhiều người biết. Pháp tu chính và truyền thống nơi đây là thiền Minh Sát Tuệ (thiền Tuệ, thiền Quán, thiền Tứ Niệm Xứ hay thiền Vipassana) có lẽ cũng nhiều người biết. Nhưng địa điểm thuận lợi để người Việt có thể đến tu tập
01 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5674)
Như chúng tôi đã nêu trong Tâm thư trước, được công bố vào cuối tháng 8 vừa qua, việc khởi thảo Mục Lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt đã được chúng tôi hết sức nỗ lực tiến hành từ đó. Trong vòng 3 tháng qua, chúng tôi đã hình thành về cơ bản các yếu tố ban đầu.