Tư Duy Toàn Cầu: Nhiệm Vụ Chung

21 Tháng Hai 201914:43(Xem: 5307)
TƯ DUY TOÀN CẦU: NHIỆM VỤ CHUNG 
Đức Đạt Lai Lạt Ma

Tái bản từ Tạp chí EPA: Tạp chí về các quan niệm môi trường, quốc gia và toàn cầu, được xuất bản bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, Washington D. C, tháng 09 / tháng 10, 1991, Số 4, tập 17.


anhchay-moitruong-001Các dự đoán khoa học về sự thay đổi môi trường là rất khó cho con người bình thường để hiểu một cách đầy đủ. Chúng ta nghe về nhiệt độ nóng lên và mực nước biển dâng cao, tỷ lệ ung thư gia tănggia tăng dân số rộng khắp, sự cạn kiệt nguồn tài nguyên và sự tuyệt chủng của các loài vật. Hoạt động của con người ở mọi nơi đang nhanh chóng tiêu diệt các yếu tố chính của hệ sinh thái tự nhiên mà tất cả chúng sinh đều phụ thuộcvào đó.

Những sự phát triển đe dọa này thì rất mạnh mẽ riêng rất quyết liệt và đáng kinh ngạc, nói chung. Dân số thế giới đã tăng gấp ba lần riêng trong thế kỷ này và dự kiếnsẽ tăng gấp đôi hoặc gấp ba trong thế kỷ tới. Nền kinh tế toàn cầu có thể tăng lên 5-10 lần, bao gồmmức tiêu hao năng lượng, sản xuất carbon dioxide và nạn phá rừng. Thật khó tưởng tượng tất cả những điều thực sự xảy ra trong cuộc đời của chúng ta và trong cuộc sống của con cái chúng taChúng ta phải xem xét toàn cảnh của sự đau khổ toàn cầu và suy thoái môi trường không giống như bất cứ điều gì trong lịch sử loài người.

Tuy nhiên tôi nghĩ rằng, có những thông tin tốt rằng bây giờ chúng ta chắc chắn sẽ phải tìm cách mới để tồn tại cùng nhau trên hành tinh này. Trong thế kỷ này, chúng ta đã chứng kiến quá đủ về chiến tranh, đói nghèo, ô nhiễm, và khổ đau. Theo giáo lý Phật giáo, những điều đó xảy ra như là kết quả của sự thiếu hiểu biết và ích kỷ, bởi vì chúng ta thường không nhìn thấy mối quan hệ thiết yếu chung của tất cả chúng sinh. Trái đất đang chỉ cho chúng ta những cảnh báo và chỉ ra rõ ràng về những ảnh hưởng to lớn và tiềm năng tiêu cực của hành vi sai lầm của con người.

Để chống lại những thực tiễn nguy hại này, chúng ta có thể dạy cho chính mình biết nhiều về sự tương thuộc lẫn nhau. Mọi người sinh ra đều muốn có hạnh phúc thay vì đau đớnVì vậychúng tôi chia sẻ một cảm giác cơ bản chung. Chúng ta có thể phát triển hành vi đúng đắn để giúp trái đất và cùng nhau dựa trên một động lực tốt hơnVì vậy, tôi luôn luôn nói về tầm quan trọng của việc phát triển một ý thứcđúng đắn về trách nhiệm chung. Khi chúng ta được thúc đẩy bởi trí tuệ và từ bi, kết quả hành vi sẽ đem lại lợi ích cho mọi người chứ không chỉ là những cá nhân hoặc vài thuận lợi trước mắt. Khi chúng ta có thể nhận ra và tha thứ những việc làm do thiếu hiều biết trước đây, chúng ta sẽ có được sức mạnh để giải quyết các vấn đề trong hiện tại.

Chúng ta nên mở rộng thái độ này để quan tâm đến toàn bộ môi trường của chúng ta. Theo nguyên tắc cơ bản, tôi nghĩ tốt hơn hết là nên giúp đỡ nếu có thể, và nếu bạn không thể giúp đỡ, thì ít nhất hãy cố gắng đừng gây tổn hại. Đây là hướng dẫn đặc biệt phù hợp khi chưa có nhiều hiểu biết về sự tương quan phức tạp của các hệ sinh thái đa dạng và độc đáo. Trái đất là ngôi nhà và là bà mẹ của chúng taChúng ta cần phải tôn trọng và chăm sóc bà. Điều này ngày nay rất dễ hiểu.

Chúng ta cần kiến thức để chăm sóc bản thân, mọi phần của trái đất và cuộc sống trên đó, và các thế hệ tương lai nữa. Điều này có nghĩa là giáo dục về môi trường rất quan trọng đối với mọi ngườiNghiên cứu khoa học và tiến bộ công nghệ là điều thiết yếu để nâng cao chất lượng cuộc sống trong thế giớihiện đại. Nhưng quan trọng hơn vẫn là sự thực hành đơn giản để tìm hiểu và đánh giá tốt hơn môi trường tự nhiên xung quanh ta, và chính bản thân ta cho dù chúng ta là trẻ em hay người lớn. Nếu chúng ta có một sự cảm kích thật sự dành cho người khác và không phạm phải những hành động của sự thiếu hiểu biết thì chúng ta sẽ chăm sóc Trái đất.

Theo nghĩa lớn nhất, giáo dục môi trường có nghĩa là học cách duy trì một lối sống cân bằng. Tất cả các tôn giáo đồng ý rằng chúng ta không thể tìm thấy sự hài lòng nội tại dài lâu  dựa trên những ham muốních kỷ và những tiện nghi vật chất. Thậm chí hiện nay chúng ta có thể có quá nhiều người mà trái đất không thể chịu đựng chúng ta lâu dài được. Tôi nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu chúng ta thực tập thưởng thứcsự bình yên đơn giản trong tâm hồnChúng ta có thể cùng nhau chăm sóc và chia sẻ về trái đất, thay vì ráng sức sở hữu nó, phá hủy vẻ đẹp của cuộc sống trong tiến trình sở hữu này.

Các nền văn hoá cổ đại thích nghi với môi trường tự nhiên  có thể mang đến những hiểu biết đặc biệt về cấu trúc xã hội loài người để tồn tại cân bằng với môi trường. Ví dụ, người Tây Tạng đặc biệt quen thuộc với cuộc sống trên Cao nguyên Hy Mã Lạp Sơn. Điều này đã phát triển thành một lịch sử lâu dàicủa một nền văn minh mà đã quan tâm để không áp đảo và phá hủy hệ thống sinh thái mong manh của nó. Người Tây Tạng từ lâu đã đánh giá cao sự hiện diện của động vật hoang dã như biểu tượng tự do. Một sự tôn kính sâu sắc đối với thiên nhiên là rõ ràng trong phần lớn nghệ thuật và lễ lạc Tây Tạng . Sự phát triển tâm linh rất hưng thịnh bất chấp tiến bộ vật chất còn hạn chế. Cũng như các loài không thích ứng với những thay đổi môi trường tương đối đột ngột, văn hoá con người cũng cần được chăm sóc đặc biệt để đảm bảo sự sống còn. Vì vậyhọc hỏi về những cách hữu ích của con người và bảo vệ di sản văn hoá của họ cũng là một phần của việc học cách chăm sóc cho môi trường.

Tôi cố gắng thể hiện giá trị của một trái tim tốt. Khía cạnh đơn giản này của bản chất con người có thể được nuôi dưỡng thành sức mạnh to lớn. Với một trái tim tốt và sự khôn ngoan bạn có động lực đúng và tự động sẽ làm những gì thấy cần. Nếu mọi người bắt đầu hành động với lòng từ bi đích thực cho mỗi người, chúng ta vẫn có thể bảo vệ lẫn nhau và bảo vệ môi trường tự nhiên. Điều này dễ dàng hơn việc phải thích nghi với những điều kiện môi trường nghiêm trọng và khó hiểu được dự đoán cho tương lai.

Bây giờ bằng sự xem xét chặt chẽ, tâm thức con người, trái tim con người, và môi trường là một mối liên kết không thể tách rời nhau. Theo nghĩa này, giáo dục môi trường giúp đưa đến sự hiểu biết và yêu thươngchúng ta cần tạo cơ hội tốt nhất chưa từng có cho hòa bình và sự tồn tại dài lâu.

Tái bản từ Tạp chí EPA: Tạp chí về các quan niệm môi trường, quốc gia và toàn cầu, được xuất bản bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, Washington D. C, tháng 09 / tháng 10, 1991, Số 4, tập 17.
(dalailama.com)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Năm 2016(Xem: 7262)
Ngày hôm nay và về sau người dân miền Trung sẽ sống trong hoang mang vì biển chết, cá nhiễm độc. Người dân cả nước sẽ nơm nớp lo âu từng hạt muối từng lít nước mắm, từng con cá cho đến ngày tiêu hủy hoàn toàn nguyên nhân gây ra thảm họa đó. Thế hệ chúng ta và con cháu chúng ta đang trả giá cho lỗi lầm này.
02 Tháng Năm 2016(Xem: 6199)
“Nếu chúng ta cứ tiếp tục hành hạ quả đất cách nầy, chắc chắn nền văn minh của chúng ta sẽ bị hủy diệt. Cuộc quay đầu nầy đòi hỏi sự giác ngộ, thức tỉnh. Sự giác ngộ của đức Phật có tính cách cá nhân. Chúng ta cần một sự giác ngộ tập thể để làm chậm lại dòng hủy diệt nầy. Nền văn minh sẽ đi đến chỗ chấm dứt nếu chúng ta tiếp tục chìm đắm trong sự tranh đua về sức mạnh, tiếng tăm, tình dục, và lợi nhuận.”
02 Tháng Năm 2016(Xem: 5452)
Từ những thập niên trở lại đây, khi vấn đề về môi trường được cảnh báo là càng lúc càng trở nên tồi tệ hơn, nhiều cá nhân và tổ chức khắp nơi đã lên tiếng kêu gọi, tìm kiếm và đưa ra những giải pháp nhằm ngăn chặn những việc làm gây tổn hại thêm cho môi trường.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 5369)
Là nhân viên hiện công tác tại Bộ Môi sinh cho một tiểu bang tại Hoa Kỳ, người viết theo dõi tin tức trong tâm trạng hết sức lo âu về hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế với nghi vấn liên quan tới nước thải từ khu công nghiệp Formosa - Hà Tĩnh. Bởi một nhà máy luyện kim nếu không tuân thủ những quy tắc kiểm soát chất thải nghiêm ngặt sẽ ô nhiễm môi trường qua 3 luồng: nước thải, khí thải và nước ngầm. Sự ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống không chỉ dưới nước mà còn trên đất liền, tác hại nghiêm trọng đến hàng triệu người.
06 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6782)
Hiện tại, ở VN giai cấp giàu và nghèo ngày càng tăng và sự tiêu xài bất kể của số người giàu đó (thành phần 1%) đã và đang làm môi trường sống tại Việt Nam ngày càng xấu đi.
28 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6461)
Với 3.200 km bờ biển, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng, và do vậy, mọi người cần phải sớm chung tay hành động để giảm thiểu thiệt hại, theo ông Emmanuel Ly-Battalan, Tổng lãnh sự Pháp tại TP.HCM.
28 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5275)
Khí hậu bị hâm nóng do khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Điều này đã được khoa học chứng minh. Hội nghị về Khí hậu được mở ra tại Paris không ngoài mục tiêu giảm khí thải tai hại này, với các cam kết nỗ lực giảm bớt đến từ các quốc gia. Vấn đề là biện pháp cụ thể để giảm là như thế nào.
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10912)
Trong đời sống chúng ta thường đề cao cái tôi, dĩ nhiên cái tôi đó không phải là cái gì quí giá mà được đề cao. Ở phương Tây, người ta xem mỗi người là chính mình, cái tôi đó càng được đề cao thêm, do đó lối sống này không thể mang lại hạnh phúc thật sự mà chúng ta cần đến. Cho nên chúng ta cần phải chuyển hóa cái tôi của mình.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6322)
Chúng tôi, các nhà lãnh đạo Phật giáo ký tên dưới đây, cùng tập hợp lại trước thềm Hội nghị lần thứ 21 (COP21) các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) tại Paris, nhằm góp thêm tiếng nói của mình vào lời kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hợp tác với nhau trong tình thương và tuệ giác để có thể đạt được một thỏa thuận hiệu quả và đầy tham vọng về biến đổi khí hậu.
17 Tháng Chín 2015(Xem: 5965)
Do đó, khi bạn nói đến môi trường, việc bảo vệ môi trường, điều này có liên quan với nhiều thứ. Cơ bản, hành động phải bắt đầu từ tâm hòa bình của con người, phải không? Vì vậy, tôi nghĩ rằng chìa khóa để có được cái nhìn đúng đối với trách nhiệm toàn cầu là dựa trên tình yêu, lòng từ bi và sự nhận thức rõ ràng.