Quan Điểm Phật Giáo Về Sinh Thái

13 Tháng Sáu 201913:39(Xem: 4471)
QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO VỀ SINH THÁI
Samantha Ilangakoon *  | Thích nữ Hương Nhũ dịch
(*) Khoa Nghiên Cứu Tôn Giáo và Triết Học Tương Quan - Trường Đại Học Phật Giáo và Pali tại Sri-Lanka

GIỚI THIỆU

moi truong xanh sach

Một trong số những vấn nạn chính yếu của thời đại ngày nay đang cần tìm ra câu trả lời cấp thiết là sự khủng hoảng sinh thái xảy ra do các cải cách không cần thiếtcũng như không phù hợp của con người đối với môi trường. Trong một xã hội tư bản hóa và tiêu thụ hóa, mọi mục tiêu có toan tính của con người là chỉ nhằm kiếm được tiền bằng mọi cách. Người ta dường như khôngcòn thỏa mãn với những món quà của thiên nhiên mang lại nữa mà khai thác theo kiểu tận thu hết mức theo lòng ham muốn của mình. Vì sự ích kỷ của con người mà đã từ xa xưa trong quá khứ, môi trường luôn luôn phải kêu cứu. Mặc dù ngày xưa, ngay cả những người nguyên thủy đã biết sử dụng nguồn tài nguyên môi trường một cách vừa phải. Họ đã biết rằng các nguồn tài nguyên thiên nhiên là có giới hạn, do đó chúng cần được bảo vệHiểu biết này có được không chỉ trong lĩnh vực gọi là khoa học mà còn trong lĩnh vực hệ thống đạo đức tôn giáoĐạo đức của tôn giáo luôn đề cao sự kiểm soát ham muốn cá nhân trong một chừng mực nhất định nào đó. Ngay cả trong phạm vi đời sống thế tục con người cũng được giáo dục rằng khi đáp ứng các nhu cầu bản thân thì phải luôn nghĩ tới thế giới bên ngoài. Con người có hiểu biết và định hướng hành vi theo đạo đức tôn giáo sẽ không bao giờ làm tổn hại môi trường chỉ vì mục đích sinh tồn của riêng mình.

Con người hiện đại ngày nay đã đánh mất một cách đáng kể về đạo đức và định hướng hành động theo tôn giáo của mình. Dường như họ đã sử dụng quá mức nguồn tài nguyên mà môi trường mang lại. Và hậu quả là con người hiện đại ngày nay phải đối mặt với nhiều khủng hoảng sinh thái. Những cuộc khủng hoảng này do chính con người tạo ra và vì vậy con người phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về chúng. Các nghiên cứu hiện đại có thể giúp đưa ra nhiều giải pháp cho các khủng hoảng sinh thái này. Ví dụ, quan điểm của các trung tâm phát triển về lý thuyết phát triển bền vững là: con người hiện đạiphải luôn quan tâm tới thiên nhiên và cố gắng gặt hái được các mục tiêu phát triển nhưng chỉ gây tổn hại thấp nhất cho với môi trường tự nhiênTuy nhiên quan điểm của tôi cho rằng các luật lệ và quy địnhđược ban hành và thực thi bên ngoài xã hội không có khả năng giải quyết một cách hiệu quả cho các vấn nạn khủng hoảng sinh thái này. Con người cần quay trở lại vấn đề căn bản của chính mình: cần có khả năng kiểm soát các ham muốn của chính mình và tuân thủ môi trường.

Đạo Phật khi đề cập tới vấn đề sinh thái luôn nhấn mạnh đến các thái độ hành vi rất sâu sắc liên quan đến toàn thể vũ trụ. Điều quan trọng nhất là đạo đức Phật giáo trong nội tại luôn nhấn mạnh rằng thế giới bên ngoài hoàn toàn không tách biệt đối với nhân loại. Đó là một phần cuộc sống của con ngườiNhân loại lệ thuộc vào môi trường sinh thái. Các thái độ hành vi được ươm mầm nội tại trong mỗi con ngườiPhương pháp chính thể luận này có thể được sử dụng làm nền tảng xây dựng đạo đức hành xử của con người đối với môi trường thiên nhiên. Trong bài giới thiệu này, mục đích của tôi là nhằm nắm bắt tinh túy hệ thống đạo đức triết học và tôn giáo học của Phật giáo trong lĩnh vực sinh thái học.

Xem chi tiết nội dung:
pdf_download_2
Quan Điểm Phật Giáo về Sinh Thái



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Bảy 2015(Xem: 5447)
Khi Ann Curry đặt câu hỏi cần phải làm những gì để tác động đến các nhà lãnh đạo chính trị, Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời rằng: "Chúng ta đang mắc kẹt với cung cách suy nghĩ cũ kỹ trong khi thực tế đã thay đổi. Xin hãy nhìn vào những gì diễn ra tại hội nghị Copenhagen. Có quá nhiều quốc gia đặt tầm quan trọng lợi ích quốc gia của họ lên trên lợi ích toàn cầu. Về vấn đề này, chúng ta cần phải đặt lợi ích toàn cầu lên trên hết.
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 6218)
Bài tham luận này được trình bày tại Hội nghị Vesak Liên hiệp quốc từ 27-30 tháng 5 2015 tại Bangkok, Thái Lan. Bản tuyên cáo Bangkok (Bangkok Declaration) của Hội nghị đã nêu lên vấn đề Mekong và đã yêu cầu các nước trong cộng đồng ASEAN và các nước láng giềng hợp tác để giải quyết tình trạng khẩn cấp của sông Mekong và hệ sinh thái. Vấn đề Mekong cũng sẽ được đưa vào nghị trình của Đại hội đồng LHQ
22 Tháng Tư 2015(Xem: 6000)
“Billy Gates có một sự say mê đối với phân.” Đó là câu mở đầu bài viết của Jason Silverstein, ký giả tờ New York Daily News, hôm thứ Ba, 6 tháng 1, 2015, mà tôi tìm đọc thêm sau khi đọc một đoạn tóm tắt tiếng Việt về chuyện “Bill Gates uống nước thải”
17 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 5652)
Thế kỷ 21 là thế kỷ của môi trường. Cuộc khủng khoảng toàn cầu, do vấn đề ô nhiễm môi trường và những thiệt hại sinh thái gây ra, đã bắt đầu đe doạ đến sức khoẻ con người. Năm 1992, “Hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu” của Liên Hợp Quốc được tổ chức tại Rio de Janeiro, Brazil chủ yếu là để cứu trái đất. Hội nghị đã đạt được một số thoả thuận về việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên động vật, thực vật.
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5686)
Hiện nay có rất nhiều vấn đề về môi trường. Những vấn đề mang tính toàn cầu bao gồm: sự nóng lên toàn cầu, cạn kiệt tầng ozone, nạn phá rừng và giảm thiểu đa dạng sinh học, sa mạc hóa, mưa axít, và ô nhiễm nước biển...
12 Tháng Mười 2014(Xem: 4985)
Vào ngày 21 tháng Chín, đông đảo công dân từ khắp nơi trên nước Mỹ, và từ nhiều vùng đất khác, sẽ được hội tụ về thành phố New York tham gia vào cuộc diễu hành về sự biến đổi Khí hậu (The People’s Climate March), đây được cho là cuộc diễu hành vì khí hậu lớn nhất trong lịch sử.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 9904)
Tôi muốn kết luận rằng Bà mẹ trái đất đang dạy cho chúng ta một bài học về việc bảo vệ môi trường trên toàn cầu. Đó là một bài học mà chúng ta phải học lại từ đầu, thế kỷ tới chúng ta phải hợp tác với nhau, thương yêu lẫn nhau, chúng ta tuyệt đối không gây ra chiến tranh mà ngược lại phải sống trong an lạc và hạnh phúc.
14 Tháng Sáu 2014(Xem: 10088)
Chưa bao giờ hai chữ “trách nhiệm” được nhắc nhở nhiều như bây giờ, mặc cho báo đài cứ kêu ca mỗi ngày nhưng dường như nó không lay động nổi nhận thức và trái tim lãnh cảm của con người với những cái được gọi là của chung. Sự thực dụng đến mức thô thiển khiến người ta không những không muốn chịu trách nhiệm cho những cái mình đang cùng thừa hưởng mà còn góp phần tàn phá.