● Một Thiền Sư Người Mỹ

24 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 6835)

PHẬT GIÁO & NỮ GIỚI
NỮ GIỚI & PHẬT GIÁO
(Truyền Thống, Cải Cách, Phục Hồi)
Biên soạn: Ellison Banks Findly
Chuyển ngữ:
Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh, Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam
Nhà xuất bản: PHƯƠNG ĐÔNG 2011

Phần II
CÁC VỊ THẦY, GIÁO PHÁP, VÀ SỰ TRUYỀN THỪA

Một Thiền Sư Người Mỹ
phatgiaovanugioi-06
Trudy Goodman

Người truyền giáo được xã hội chọn lựa, nhưng thiên nhân được chư thiên chọn lựa.
William Irwin Thompson, Annals, Vol. XV, no. 2, 1997

***

 

Tôi bị ‘biến thành’ một người thầy bởi những trải nghiệm trong cuộc đời mỗi khi tôi bị cuộc đời lôi vào một cuộc hành trình khám phá bí mật về thực sự chúng ta là ai. Một số trải nghiệm khủng khiếp xảy ra trước cả khi tôi bắt đầu tu tập, thực hành Pháp. Tôi nghĩ rằng ai cũng giống như thế, nên chẳng bao giờ nói về những điều này. Tuy vậy, tôi bắt đầu đi tìm một vị thầy và một con đường để đi theo, một con đường sẽ hiển bày ra sự thật và chỉ cho tôi phải sống như thế nào ở nơi chân chánh đó. Đối với tôi, việc mà các trải nghiệm này xảy ra trong quá trình làm một người mẹ bình thường - thụ thai, sinh con, chăm sóc cho một đứa con gái đau nặng - mang đến cho tôi một trạng thái bùng vỡ, một sự ngưỡng mộ vô song đối với phụ nữ, được làm người nữ. Đó là quan điểm của tôi về nữ giới.

Tôi cũng tin tưởng về sự thường hằng của Phật tánh, một sự hoàn hảo tuyệt vời chưa có mặt hay đã có mặt. Vì tôi không làm gì để được đưa đến hay xứng đáng được nó hiển lộ. Chúng ta thấy điều đó đơn giản vì nó là như thế. Cuộc đời tôi và sự hoằng pháp của tôi được hai điều sau đây báo hiệu: một tình yêu vô bờ đối với cuộc sống trong hình tướng của người nữ cũng như nam, và một sự hiểu biết rằng cuộc sống đầy thánh thiện, huyền vi đã có mặt nơi đây.

Ý thức về một sự tỉnh thức rõ ràng, rạng rỡ đầu tiên của tôi xuất hiện khi tôi còn rất trẻ, ngay khi tôi thụ thai con gái mình. Tâm tôi và cả vũ trụ dường như rơi vào thinh không. Hiện tại sáng chói xuyên qua tất cả mọi thứ, với một sự bình an tôi chưa từng bao giờ cảm nhận được. Tôi nằm đó hoàn toàn tỉnh thức, có mặt trong hiện tại, tự tại, cởi mở, biết mà không biết điều gì cả, trong khi ông chồng trẻ của tôi ngủ say đắm. Chín tháng sau, ở tuổi 21, tôi nằm trong một phòng lát gạch trắng ở bệnh viện phụ sản, sinh con một mình và hoàn toàn không chuẩn bị cho sự đau đớn cùng tột, vô bờ của việc sinh sản. Khi các viên gạch lát đổi thành màu xanh lúc trời chạng vạng, sự đau đớn, sợ hãi của tôi bỗng nhường chỗ cho sự kinh ngạc tột cùng, ý thức của tôi như hòa quyện với tất cả mọi người phụ nữ, mọi giống cái, sự sinh sản, sự được có mặt như thế này - một sự không có bắt đầu, không có kết thúc của hiện hữu, vô tận, cuộc sống vũ trụ ở mọi phương hướng, trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Và tôi không còn cảm thấy lẻ loi hay cô đơn.

Vài năm sau đó tôi ra sống ở nước ngoài. Đứa con gái hai tuổi rưởi của tôi nằm bất động giữa sự sống và chết trong một tuần, và tiếp nối bằng những tháng ngày bất ổn trong bệnh viện. Trong một lần cấp cứu, lúc tôi đứng sau khung cửa kính nhìn sáu vị bác sĩ và y tá cố gắng cứu sống nó, dường như tôi đã nhìn thấy thượng đế. Và thượng đế chính là tất cả chúng ta, trong hình tướng của những chúng sanh, ngay ở nơi này, ngay trong hành động của lòng từ bi thánh thiện, trống không.

Việc hành thiền Phật giáo giúp tôi cách buông xả, để tạo không gian cho những giây phút của hiện tại, của ân sủng. Những trải nghiệm trước đó vung trồng lòng tin, sự kính ngưỡng đối với Phật, Pháp và Tăng. Bằng sự dâng hiến trái tim tỉnh thức một cách chánh niệm vào những gì đang thực sự là, thì sự tín tâm, lòng tin vào sức mạnh của giây phút hiện tại càng tăng trưởng, cũng như lòng hàm ân đối với sự giáo huấn của các vị thầy, những người đã nhận ra con đường và chỉ lối cho ta. Đó là chỗ an trú của tôi.

***

Trong mỗi chúng ta, ai cũng có lòng muốn hướng đến người khác để tìm câu trả lời cho cuộc đời của mình. Nhiều người phụ nữ chúng ta đặc biệt được huấn luyện theo quan niệm thực vật học xưa cũ của đóa hoa hướng dương (người nữ) hướng về phía đông của mặt trời (người nam). Một mùa hè gần đây tôi đã nhìn thấy hoa hướng dương thật sự quay về hướng đông, rồi nở rộ, rồi tàn đi, vẫn hướng về mặt trời. Sự quy hướng đó đã định hình cho chính mối liên hệ của tôi với các bậc bề trên, với quý thầy và đệ tử. Là những người phụ nữ có kinh nghiệm tu tập và giảng dạy, chúng tôi đã biểu lộ sức mạnh nội tâm bằng cách tích cực chuyển đổi các quyền lực và sự lãnh đạo trong thế giới Phật giáo; chúng tôi ngồi, đứng, đi, lưng vẫn tựa vào nhau, cho nhau sự hỗ trợ, đồng tâm.

Cuộc chiến thầm lặng bên trong tôi về việc phải đảm nhiệm vai trò lãnh đạo có thể bắt nguồn đơn giản từ sự chưa quen thuộc hay sự tự nghi ngờ bản thân cố hữu. Điều này không có gì là xấu. Nó mở ra nhiều mức độ đối thoại, giao lưu, nhiều hội, nhiều ban. Có nhiều sự thật mà nữ giới muốn nói ra. Tôi tìm sự thăng bằng trong chính công việc của mình giữa việc nói ra sự thật một cách khôn ngoan, của sức mạnh nội tâm, và sự cởi mở chân thật, nhạy cảm, không biện giải. Tất cả những điều này dường như là tiếng nói thực sự của nữ giới. Là phụ nữ, chúng ta cần cảm nhận sức mạnh của bản thân, của sự tự chủ, không phải là sức mạnh để chèn ép điều gì, mà là sự phát khởi lòng tin tưởng vào chính sức mạnh nội tâm của mình, vào trí tuệ tu tập và trải nghiệm. Chúng ta cũng cần nhận ra những điểm yếu của phụ nữ, trong tình dục, trong nhiệm vụ làm mẹ, trong tuổi già. Tôi tung hô cuộc sống và ý thức của người phụ nữ để chúng ta có thể ở đúng chỗ của mình với tư cách là người lãnh đạo, là Phật, là Bồ-tát trong việc truyền thừa pháp hành thuộc truyền thống của chúng ta. Và bất cứ sự truyền thừa hệ phái nào không thể bao gồm, chấp nhận cung cách này của người phụ nữ, thì chúng ta cần tìm một con đường bên ngoài cơ cấu đó để hành động trong khi vẫn tôn trọng, bảo vệ cái cốt lỏi, cái thuần chất của việc tu tập tâm linh.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Ba 2016(Xem: 6061)
Lời giới thiệu của người dịch: Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969), đăng trên tập san "Hướng nhìn Phật giáo" (Regard Bouddhiste, số l1, năm 2015). Trong Phật giáo có rất nhiều phụ nữ siêu việt và khác thường, xứng đáng cho chúng ta ngưỡng mộ và kính phục, mà bà Alexandra David-Néel là một trong những người phụ nữ ấy. Bài chuyển ngữ dưới đây là bài thứ ba trong một loạt bài với chủ đề "Phật giáo và người phụ nữ":
07 Tháng Ba 2016(Xem: 5663)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết ngắn phân tích hiện trạng của người nữ tu sĩ Phật giáo trên toàn thế giới. Trong suốt lịch sử nhân loại, vị trí của người phụ nữ luôn bị xếp vào hàng thứ yếu trong xã hội, và người nữ tu sĩ thì "thấp kém" hơn các nam tu sĩ trong lãnh vực tín ngưỡng. Phật giáo cũng không hoàn toàn tránh khỏi ảnh hưởng của tình trạng đó, dù rằng điều này đi ngược lại Giáo Huấn của Đức Phật. Bài này được viết cách nay đã 10 năm, trong khoảng thời gian này nhiều cải thiện đã được thực hiện, thế nhưng dường như vấn đề này vẫn còn là một đề tài nóng bỏng.
11 Tháng Giêng 2016(Xem: 10394)
Hiện nay, giới nghiên cứu Phật học đang lưu tâm đến vấn đề: “Bát kỉnh pháp do Đức Phật chế ra hay do người sau thêm vào trong Tam tạng giáo điển?”. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta sẽ nghiên cứu từng kỉnh pháp và liên hệ với bối cảnh mà Bát kỉnh pháp ra đời.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 6279)
Dưới đây là phần chuyển ngữ của một bài viết trong quyển "Người phụ nữ" ("Les Femmes", nhiều tác giả, nhà xuất bản de l'Atelier, 2002), thuộc một bộ sách với chuyên đề "Các tôn giáo nghĩ gì?" (Ce qu'en pensent les religions). Tác giả bài viết này là Dominique Trotignon, nguyên tổng giám đốc Viện Nghiên Cứu Phật Học (IEB/Institut d' Etude Bouddhique) của Pháp, tu tập theo Phật giáo Theravada.
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6090)
Dù Phật giáo luôn quan tâm đến việc nêu cao trước quảng đại quần chúng hình ảnh của một tín ngưỡng phi-bạo-lực và mở rộng, thế nhưng đôi khi cũng không tránh bị cáo buộc là kỳ thị phụ nữ (misogyny) và phân biệt giới tính (sexism), nhất là khi nhìn vào vị trí của người phụ nữ trong sinh hoạt tập thể chốn chùa chiền.
13 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6740)
“Những nữ Phật tử đầu tiên” - The First Buddhist women - nói về các nữ đệ tử đầu tiên của Đức Phật nhằm khai thác thái độ tương đối tự do của Phật giáo đối với phụ nữ kể từ khi hình thành gần 2.600 năm về trước.
04 Tháng Chín 2015(Xem: 6018)
Một Tăng đoàn Phật giáo hoạt động đúng phải gồm bốn chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nữ cư sĩ và nam cư sĩ. Tất cả đều cần thiết như nhau để duy trì và hỗ trợ truyền thống và thực hành giáo pháp của Đức Phật.
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 9735)
Vấn đề phá thai đã gây ra những bất đồng sâu xa về xã hội và chính trị ở Đông cũng như Tây Phương. Phật tử ở mọi nơi đều có bổn phận đưa ra sự chỉ đạo khôn ngoan cho những người gặp phải vấn đề nhức nhối này.
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 15084)
Câu hỏi của tuần nầy đến từ Cô Gái Đẹp (Pretty Girl): Tôi là một người mẹ độc thân, đang nuôi một đứa con còn bé, mới bốn tuổi. Tôi năm nay 41 tuổi, và tôi đã có thai ba lần. Lần có thai đầu tiên, tôi đã phá thai, rồi sau đó, tôi cảm thấy không thể tha thứ cho chính tôi.