● Một Thiền Sư Người Mỹ

24 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 6860)

PHẬT GIÁO & NỮ GIỚI
NỮ GIỚI & PHẬT GIÁO
(Truyền Thống, Cải Cách, Phục Hồi)
Biên soạn: Ellison Banks Findly
Chuyển ngữ:
Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh, Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam
Nhà xuất bản: PHƯƠNG ĐÔNG 2011

Phần II
CÁC VỊ THẦY, GIÁO PHÁP, VÀ SỰ TRUYỀN THỪA

Một Thiền Sư Người Mỹ
phatgiaovanugioi-06
Trudy Goodman

Người truyền giáo được xã hội chọn lựa, nhưng thiên nhân được chư thiên chọn lựa.
William Irwin Thompson, Annals, Vol. XV, no. 2, 1997

***

 

Tôi bị ‘biến thành’ một người thầy bởi những trải nghiệm trong cuộc đời mỗi khi tôi bị cuộc đời lôi vào một cuộc hành trình khám phá bí mật về thực sự chúng ta là ai. Một số trải nghiệm khủng khiếp xảy ra trước cả khi tôi bắt đầu tu tập, thực hành Pháp. Tôi nghĩ rằng ai cũng giống như thế, nên chẳng bao giờ nói về những điều này. Tuy vậy, tôi bắt đầu đi tìm một vị thầy và một con đường để đi theo, một con đường sẽ hiển bày ra sự thật và chỉ cho tôi phải sống như thế nào ở nơi chân chánh đó. Đối với tôi, việc mà các trải nghiệm này xảy ra trong quá trình làm một người mẹ bình thường - thụ thai, sinh con, chăm sóc cho một đứa con gái đau nặng - mang đến cho tôi một trạng thái bùng vỡ, một sự ngưỡng mộ vô song đối với phụ nữ, được làm người nữ. Đó là quan điểm của tôi về nữ giới.

Tôi cũng tin tưởng về sự thường hằng của Phật tánh, một sự hoàn hảo tuyệt vời chưa có mặt hay đã có mặt. Vì tôi không làm gì để được đưa đến hay xứng đáng được nó hiển lộ. Chúng ta thấy điều đó đơn giản vì nó là như thế. Cuộc đời tôi và sự hoằng pháp của tôi được hai điều sau đây báo hiệu: một tình yêu vô bờ đối với cuộc sống trong hình tướng của người nữ cũng như nam, và một sự hiểu biết rằng cuộc sống đầy thánh thiện, huyền vi đã có mặt nơi đây.

Ý thức về một sự tỉnh thức rõ ràng, rạng rỡ đầu tiên của tôi xuất hiện khi tôi còn rất trẻ, ngay khi tôi thụ thai con gái mình. Tâm tôi và cả vũ trụ dường như rơi vào thinh không. Hiện tại sáng chói xuyên qua tất cả mọi thứ, với một sự bình an tôi chưa từng bao giờ cảm nhận được. Tôi nằm đó hoàn toàn tỉnh thức, có mặt trong hiện tại, tự tại, cởi mở, biết mà không biết điều gì cả, trong khi ông chồng trẻ của tôi ngủ say đắm. Chín tháng sau, ở tuổi 21, tôi nằm trong một phòng lát gạch trắng ở bệnh viện phụ sản, sinh con một mình và hoàn toàn không chuẩn bị cho sự đau đớn cùng tột, vô bờ của việc sinh sản. Khi các viên gạch lát đổi thành màu xanh lúc trời chạng vạng, sự đau đớn, sợ hãi của tôi bỗng nhường chỗ cho sự kinh ngạc tột cùng, ý thức của tôi như hòa quyện với tất cả mọi người phụ nữ, mọi giống cái, sự sinh sản, sự được có mặt như thế này - một sự không có bắt đầu, không có kết thúc của hiện hữu, vô tận, cuộc sống vũ trụ ở mọi phương hướng, trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Và tôi không còn cảm thấy lẻ loi hay cô đơn.

Vài năm sau đó tôi ra sống ở nước ngoài. Đứa con gái hai tuổi rưởi của tôi nằm bất động giữa sự sống và chết trong một tuần, và tiếp nối bằng những tháng ngày bất ổn trong bệnh viện. Trong một lần cấp cứu, lúc tôi đứng sau khung cửa kính nhìn sáu vị bác sĩ và y tá cố gắng cứu sống nó, dường như tôi đã nhìn thấy thượng đế. Và thượng đế chính là tất cả chúng ta, trong hình tướng của những chúng sanh, ngay ở nơi này, ngay trong hành động của lòng từ bi thánh thiện, trống không.

Việc hành thiền Phật giáo giúp tôi cách buông xả, để tạo không gian cho những giây phút của hiện tại, của ân sủng. Những trải nghiệm trước đó vung trồng lòng tin, sự kính ngưỡng đối với Phật, Pháp và Tăng. Bằng sự dâng hiến trái tim tỉnh thức một cách chánh niệm vào những gì đang thực sự là, thì sự tín tâm, lòng tin vào sức mạnh của giây phút hiện tại càng tăng trưởng, cũng như lòng hàm ân đối với sự giáo huấn của các vị thầy, những người đã nhận ra con đường và chỉ lối cho ta. Đó là chỗ an trú của tôi.

***

Trong mỗi chúng ta, ai cũng có lòng muốn hướng đến người khác để tìm câu trả lời cho cuộc đời của mình. Nhiều người phụ nữ chúng ta đặc biệt được huấn luyện theo quan niệm thực vật học xưa cũ của đóa hoa hướng dương (người nữ) hướng về phía đông của mặt trời (người nam). Một mùa hè gần đây tôi đã nhìn thấy hoa hướng dương thật sự quay về hướng đông, rồi nở rộ, rồi tàn đi, vẫn hướng về mặt trời. Sự quy hướng đó đã định hình cho chính mối liên hệ của tôi với các bậc bề trên, với quý thầy và đệ tử. Là những người phụ nữ có kinh nghiệm tu tập và giảng dạy, chúng tôi đã biểu lộ sức mạnh nội tâm bằng cách tích cực chuyển đổi các quyền lực và sự lãnh đạo trong thế giới Phật giáo; chúng tôi ngồi, đứng, đi, lưng vẫn tựa vào nhau, cho nhau sự hỗ trợ, đồng tâm.

Cuộc chiến thầm lặng bên trong tôi về việc phải đảm nhiệm vai trò lãnh đạo có thể bắt nguồn đơn giản từ sự chưa quen thuộc hay sự tự nghi ngờ bản thân cố hữu. Điều này không có gì là xấu. Nó mở ra nhiều mức độ đối thoại, giao lưu, nhiều hội, nhiều ban. Có nhiều sự thật mà nữ giới muốn nói ra. Tôi tìm sự thăng bằng trong chính công việc của mình giữa việc nói ra sự thật một cách khôn ngoan, của sức mạnh nội tâm, và sự cởi mở chân thật, nhạy cảm, không biện giải. Tất cả những điều này dường như là tiếng nói thực sự của nữ giới. Là phụ nữ, chúng ta cần cảm nhận sức mạnh của bản thân, của sự tự chủ, không phải là sức mạnh để chèn ép điều gì, mà là sự phát khởi lòng tin tưởng vào chính sức mạnh nội tâm của mình, vào trí tuệ tu tập và trải nghiệm. Chúng ta cũng cần nhận ra những điểm yếu của phụ nữ, trong tình dục, trong nhiệm vụ làm mẹ, trong tuổi già. Tôi tung hô cuộc sống và ý thức của người phụ nữ để chúng ta có thể ở đúng chỗ của mình với tư cách là người lãnh đạo, là Phật, là Bồ-tát trong việc truyền thừa pháp hành thuộc truyền thống của chúng ta. Và bất cứ sự truyền thừa hệ phái nào không thể bao gồm, chấp nhận cung cách này của người phụ nữ, thì chúng ta cần tìm một con đường bên ngoài cơ cấu đó để hành động trong khi vẫn tôn trọng, bảo vệ cái cốt lỏi, cái thuần chất của việc tu tập tâm linh.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Tư 2015(Xem: 11812)
Nhận thức trong lời tác bạch: “Cuộc đời là vô thường, mọi vinh quang của thế gian không thể nào sánh với điều mầu nhiệm của đạo lý, chỉ có Phật pháp mới mang đến hạnh phúc thật sự.” Cô đã nhận thức buông bỏ, đã thế phát xuất gia dưới ánh từ quang của Như Lai, bước vào con đường ánh sáng tuệ giác vô tận. Hoa hậu Võ Bích Liên - Ni cô Thích Nữ Liên Ngọc là người con gái lành của đức Thế Tôn
05 Tháng Tư 2015(Xem: 6324)
Sau khi đạt đến Chánh Đẳng Giác, Đức Phật bắt đầu tiếp nhận đệ tử gia nhập Tăng đoàn của Ngài dựa trên quyết tâm của người đệ tử ấy, miễn sao người ấy có thể tận tâm sống cuộc sống của một Tỳ-kheo để theo đuổi con đường giải thoát mà Đức Phật đã chứng ngộ. Sự tình đã diễn ra như thế cho đến khi chính phụ thân của Đức Phật, vua Suddhodhana, yêu cầu rằng, “trong tương lai không một đứa trẻ nào được chấp nhận vào Tăng đoàn mà trước đó không có sự ưng thuận của cha mẹ chúng”.
23 Tháng Ba 2015(Xem: 6741)
Ngày nay, tuy giáo lý của Đức Phật đã được phổ biến rộng khắp, nhưng thỉnh thoảng vẫn có những ý kiến cho rằng Phật giáo hạ thấp giá trị của người phụ nữ. Sự thật không phải như vậy và hiện nay trong giáo dục Phật giáo, phụ nữ có vị trí rất quan trọng và có những đóng góp giáo dục rất to lớn.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 4914)
Đức Phật ở lại đại viên Nigrodhārāma (Rừng Cây Đa) để thuyết pháp cho mọi thành phần giai cấp kinh thành Kapilavatthu đều được nghe. Ngày nào cũng hằng trăm người đến dự thính, trong đó có một số ít ngoại giáo thích tranh luận, khá nhiều người xin quy y và một số đông dòng tộc Sakyā xin xuất gia nữa! Đức Phật chỉ thuyết pháp và giáo giới mấy hôm, sau đó bàn giao trách nhiệm ấy lại cho hai vị đại đệ tử.
14 Tháng Bảy 2014(Xem: 5706)
Bình đẳng nam nữ là một trong các khái niệm căn bản của Phật Giáo. Thậm chí, có thể nói rằng bình đẳng nam nữ là nền tảng gốc, vì trong tận cùng, ai cũng đều có khả năng giác ngộ, bất kể tính pháí, giai cấp, chủng tộc, màu da...
14 Tháng Bảy 2014(Xem: 6461)
Một trong những minh họa rõ nét nhất về sự bất bình đẳng giới ở Thái Lan, cụ thể là sự bất bình đẳng giới trong hàng ngũ xuất gia của Phật giáo Thái Lan, đó là bộ phim tài liệu White robes, Saffron dreams (Hàng bạch y và giấc mơ được khoác y vàng).
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 12168)
Một trong những vị cao tăng của Úc, ngài Ajahn Brahm, được Việt Nam mời đọc tham luận về “ Bình Đẳng Giới và Trao Quyền cho Nữ Giới ” tại đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam vào tháng 5 , 2014. Thật không may là Ajahn Brahm đã không được phép trình bày bài tham luận này do một lệnh cấm từ Ban Tổ Chức UN Vesak áp đặt chỉ một ngày trước khi hội nghị bắt đầu.