Sự Phục Hồi của Hội Chúng Tỳ-Khưu-Ni trong Truyền Thống Nguyên Thủy

11 Tháng Năm 201819:01(Xem: 5695)
SỰ PHỤC HỒI CỦA HỘI CHÚNG TỲ-KHƯU-NI
TRONG TRUYỀN THỐNG NGUYÊN THỦY 
Bhikkhu Bodhi (2008)
Tỳ-khưu-ni Pháp Hỷ Dhammanandā dịch (2010)
Nguyên tác: Bhikkhu Bodhi, The Revival of Bhikkhuni Ordination
in the Theravāda Tradition, 2008

blank

Sự Phục Hồi Của Hội Chúng Tỳ-khưu-ni
Trong Truyền Thống Nguyên Thủy


Lễ thọ giới Tỳ-khưu-ni được công nhận một cách hợp pháp đã biến mất trong truyền thống Nguyên thủy (Theravāda, Nam tông) những thế kỷ trước. Chứng tích cuối cùng về sự tồn tại của Hội chúng Ni Nguyên thủy trong một đất nước theo truyền thống Phật giáo Theravāda được ghi nhận ở Sri Lanka là vào thế kỷ thứ 11. đầu những năm 1990, tuy nhiên, sự phục hồi của lễ thọ giới Tỳ-khưu-ni được vận độngtiến triển trong cộng đồng Phật giáo Nguyên thủy, mà mũi dẫn đầuchư Tăng Ni người Tích Lan (Sri Lanka). Với sự ủng hộ của một số vị Tăng có học vấn cao [1], phụ nữ Sri Lanka đã tìm cách tái tạo lại một truyền thống tốt đẹp đã mất lâu đời, đó là Hội chúng Tỳ-khưu-ni, không chỉ như một di sản quốc gia, mà là đời sống tôn giáo không thể thiếu của đạo Phật Nguyên thủy quốc tế.

Lễ thọ giới đầu tiên để phục hồi Hội chúng Ni trong thời gian này được tổ chức ở Sanath, Ấn ñộ, vào tháng 12 năm 1996, khi đó 10 phụ nữ Sri Lanka được (chọn lựa từ các nữ tu Phật theo 10 giới thịnh hành tại Sri Lanka trong thế kỷ 20) thọ giới Cụ Túc (Upasampadā hay Vu44happana) do các Tỳ-khưu của hội Mahabodhi (đại Giác) với sự trợ giúp của các Tỳ-khưu-ni Hàn Quốc. Sự kiện này được tiếp nối bởi một lễ đại giới đàn mang tính quốc tế tại Bodhgaya (Bồ đề đạo tràng), vào tháng 2 năm 1998, truyền giới cho nhiều phụ nữ từ nhiều quốc gia khác nhau. Nó ñược tổ chức dưới sự đỡ đầu của tổ chức Phật  Quang Sơn có trụ sở tại Cao Hùng, đài Loan, với sự tham dự, chứng minh của các Tăng Ni từ nhiều quốc gia Nguyên thủy cũng như đại thừa (Mahāyana).

Từ năm 1998 trở đi, lễ truyền giới Tỳ-khưu-ni được tổ chức hằng năm tại Dambulla, Sri Lanka, và hiện nay có hơn 500 Tỳ- khưu-ni sống và tu ở Sri Lanka. Nhưng trong lúc nhiều người, cả Tăng lẫn tục, ủng hộtán thán sự phục hồi của Hội chúng Tỳ-khưu-ni, cho đến nay, sự kiện này vẫn chưa được công nhận chính thức bởi nhà nước Sri lanka, hay các bậc đại trưởng lão, những người được chỉ định là lãnh ñạo tối cao của Tăng đoàn. Trong một số quốc gia Phật giáo Nguyên thủy khác như Myanmar và Thái Lan, sự chống đối việc thành lập Hội chúng Tỳ-khưu-ni vẫn còn mạnh mẽ. Trong các quốc gia đó, các vị trưởng lão cho rằng việc phục hồi Hội chúng Ni là trái với Vinaya (Luật) và thậm chí cho rằng đó là một yếu tố khiến cho sự tồn tại lâu dài của đạo Phật bị đe dọa

Trong bài viết này tôi (Tỳ-khưu Bodhi) có ý định tập trung vào các vấn đề hợp phápđạo đức liên hệ đến sự phục hồi Tỳ-khưu-ni Nguyên thủy. Bài viết này được chia ra làm ba phần. Trong phần thứ nhất, tôi sẽ trình bày lại những tranh cãi của các vị bảo thủ trong truyền thống Nguyên thủy, những người xem rằng đây là một hành động không thể nào hợp pháp. Trong phần hai, tôi sẽ dẫn chứng Kinh điển và những suy xét có tính đạo đức mà chúng hỗ trợ sự công nhận rằng việc phục hồi Tỳ-khưu-ni là đáng làm và cần làm. Và cuối cùng, trong phần ba, tôi sẽ trả lời thích đáng những tranh cãi đưa ra bởi những người theo truyền thống (bảo thủ) và tôi cũng tóm tắt suy xét làm sao để sự phục hồi này có thể theo đúng luật (và phù hợp với điều kiện hiện tại).


MỤC LỤC
Sự Phục Hồi Của Hội Chúng Tỳ-khưu-ni Trong Truyền Thống Nguyên Thủy 
I. Lập Luận Chống Lại Việc Tái Lập Lễ Truyền Thọ Giới Tỳ-khưu-ni Nguyên Thủy
II. Lập Luận Cho Việc Tái Lập Lễ Truyền Thọ Giới Tỳ- khưu-ni Nguyên Thủy .
III. ðối Thoại Với Sự Thách Thức Của Những Người Tuân Thủ Luật .
Kết Luận .
Phụ Lục: Một Hội Chúng Ni ðã Biến Mất Có Thể Phục Hồi Chăng? .
Về Tác Giả
Về Dịch giả.
The Revival of Bhikkhuni Ordination in the Theravāda Tradition 84
I. The Case Against the Revival of Bhikkhunī Ordination .
II. The Case for a Revival of Theravāda Bhikkhunī Ordination 
III. Addressing the Legalist Challenge . 
Conclusion .
Appendix - Can an Extinct Bhikkhunī Sangha Be Revived? 



pdf_download_2
su-phuc-hoi-cua-hoi-chung-ty-khuu-ni-trong-truyen-thong-nguyen-thuy
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Tư 2015(Xem: 6327)
Sau khi đạt đến Chánh Đẳng Giác, Đức Phật bắt đầu tiếp nhận đệ tử gia nhập Tăng đoàn của Ngài dựa trên quyết tâm của người đệ tử ấy, miễn sao người ấy có thể tận tâm sống cuộc sống của một Tỳ-kheo để theo đuổi con đường giải thoát mà Đức Phật đã chứng ngộ. Sự tình đã diễn ra như thế cho đến khi chính phụ thân của Đức Phật, vua Suddhodhana, yêu cầu rằng, “trong tương lai không một đứa trẻ nào được chấp nhận vào Tăng đoàn mà trước đó không có sự ưng thuận của cha mẹ chúng”.
23 Tháng Ba 2015(Xem: 6753)
Ngày nay, tuy giáo lý của Đức Phật đã được phổ biến rộng khắp, nhưng thỉnh thoảng vẫn có những ý kiến cho rằng Phật giáo hạ thấp giá trị của người phụ nữ. Sự thật không phải như vậy và hiện nay trong giáo dục Phật giáo, phụ nữ có vị trí rất quan trọng và có những đóng góp giáo dục rất to lớn.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 4927)
Đức Phật ở lại đại viên Nigrodhārāma (Rừng Cây Đa) để thuyết pháp cho mọi thành phần giai cấp kinh thành Kapilavatthu đều được nghe. Ngày nào cũng hằng trăm người đến dự thính, trong đó có một số ít ngoại giáo thích tranh luận, khá nhiều người xin quy y và một số đông dòng tộc Sakyā xin xuất gia nữa! Đức Phật chỉ thuyết pháp và giáo giới mấy hôm, sau đó bàn giao trách nhiệm ấy lại cho hai vị đại đệ tử.
14 Tháng Bảy 2014(Xem: 5710)
Bình đẳng nam nữ là một trong các khái niệm căn bản của Phật Giáo. Thậm chí, có thể nói rằng bình đẳng nam nữ là nền tảng gốc, vì trong tận cùng, ai cũng đều có khả năng giác ngộ, bất kể tính pháí, giai cấp, chủng tộc, màu da...
14 Tháng Bảy 2014(Xem: 6472)
Một trong những minh họa rõ nét nhất về sự bất bình đẳng giới ở Thái Lan, cụ thể là sự bất bình đẳng giới trong hàng ngũ xuất gia của Phật giáo Thái Lan, đó là bộ phim tài liệu White robes, Saffron dreams (Hàng bạch y và giấc mơ được khoác y vàng).
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 12180)
Một trong những vị cao tăng của Úc, ngài Ajahn Brahm, được Việt Nam mời đọc tham luận về “ Bình Đẳng Giới và Trao Quyền cho Nữ Giới ” tại đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam vào tháng 5 , 2014. Thật không may là Ajahn Brahm đã không được phép trình bày bài tham luận này do một lệnh cấm từ Ban Tổ Chức UN Vesak áp đặt chỉ một ngày trước khi hội nghị bắt đầu.
09 Tháng Ba 2014(Xem: 5913)