Sự Phục Hồi của Hội Chúng Tỳ-Khưu-Ni trong Truyền Thống Nguyên Thủy

11 Tháng Năm 201819:01(Xem: 5642)
SỰ PHỤC HỒI CỦA HỘI CHÚNG TỲ-KHƯU-NI
TRONG TRUYỀN THỐNG NGUYÊN THỦY 
Bhikkhu Bodhi (2008)
Tỳ-khưu-ni Pháp Hỷ Dhammanandā dịch (2010)
Nguyên tác: Bhikkhu Bodhi, The Revival of Bhikkhuni Ordination
in the Theravāda Tradition, 2008

blank

Sự Phục Hồi Của Hội Chúng Tỳ-khưu-ni
Trong Truyền Thống Nguyên Thủy


Lễ thọ giới Tỳ-khưu-ni được công nhận một cách hợp pháp đã biến mất trong truyền thống Nguyên thủy (Theravāda, Nam tông) những thế kỷ trước. Chứng tích cuối cùng về sự tồn tại của Hội chúng Ni Nguyên thủy trong một đất nước theo truyền thống Phật giáo Theravāda được ghi nhận ở Sri Lanka là vào thế kỷ thứ 11. đầu những năm 1990, tuy nhiên, sự phục hồi của lễ thọ giới Tỳ-khưu-ni được vận độngtiến triển trong cộng đồng Phật giáo Nguyên thủy, mà mũi dẫn đầuchư Tăng Ni người Tích Lan (Sri Lanka). Với sự ủng hộ của một số vị Tăng có học vấn cao [1], phụ nữ Sri Lanka đã tìm cách tái tạo lại một truyền thống tốt đẹp đã mất lâu đời, đó là Hội chúng Tỳ-khưu-ni, không chỉ như một di sản quốc gia, mà là đời sống tôn giáo không thể thiếu của đạo Phật Nguyên thủy quốc tế.

Lễ thọ giới đầu tiên để phục hồi Hội chúng Ni trong thời gian này được tổ chức ở Sanath, Ấn ñộ, vào tháng 12 năm 1996, khi đó 10 phụ nữ Sri Lanka được (chọn lựa từ các nữ tu Phật theo 10 giới thịnh hành tại Sri Lanka trong thế kỷ 20) thọ giới Cụ Túc (Upasampadā hay Vu44happana) do các Tỳ-khưu của hội Mahabodhi (đại Giác) với sự trợ giúp của các Tỳ-khưu-ni Hàn Quốc. Sự kiện này được tiếp nối bởi một lễ đại giới đàn mang tính quốc tế tại Bodhgaya (Bồ đề đạo tràng), vào tháng 2 năm 1998, truyền giới cho nhiều phụ nữ từ nhiều quốc gia khác nhau. Nó ñược tổ chức dưới sự đỡ đầu của tổ chức Phật  Quang Sơn có trụ sở tại Cao Hùng, đài Loan, với sự tham dự, chứng minh của các Tăng Ni từ nhiều quốc gia Nguyên thủy cũng như đại thừa (Mahāyana).

Từ năm 1998 trở đi, lễ truyền giới Tỳ-khưu-ni được tổ chức hằng năm tại Dambulla, Sri Lanka, và hiện nay có hơn 500 Tỳ- khưu-ni sống và tu ở Sri Lanka. Nhưng trong lúc nhiều người, cả Tăng lẫn tục, ủng hộtán thán sự phục hồi của Hội chúng Tỳ-khưu-ni, cho đến nay, sự kiện này vẫn chưa được công nhận chính thức bởi nhà nước Sri lanka, hay các bậc đại trưởng lão, những người được chỉ định là lãnh ñạo tối cao của Tăng đoàn. Trong một số quốc gia Phật giáo Nguyên thủy khác như Myanmar và Thái Lan, sự chống đối việc thành lập Hội chúng Tỳ-khưu-ni vẫn còn mạnh mẽ. Trong các quốc gia đó, các vị trưởng lão cho rằng việc phục hồi Hội chúng Ni là trái với Vinaya (Luật) và thậm chí cho rằng đó là một yếu tố khiến cho sự tồn tại lâu dài của đạo Phật bị đe dọa

Trong bài viết này tôi (Tỳ-khưu Bodhi) có ý định tập trung vào các vấn đề hợp phápđạo đức liên hệ đến sự phục hồi Tỳ-khưu-ni Nguyên thủy. Bài viết này được chia ra làm ba phần. Trong phần thứ nhất, tôi sẽ trình bày lại những tranh cãi của các vị bảo thủ trong truyền thống Nguyên thủy, những người xem rằng đây là một hành động không thể nào hợp pháp. Trong phần hai, tôi sẽ dẫn chứng Kinh điển và những suy xét có tính đạo đức mà chúng hỗ trợ sự công nhận rằng việc phục hồi Tỳ-khưu-ni là đáng làm và cần làm. Và cuối cùng, trong phần ba, tôi sẽ trả lời thích đáng những tranh cãi đưa ra bởi những người theo truyền thống (bảo thủ) và tôi cũng tóm tắt suy xét làm sao để sự phục hồi này có thể theo đúng luật (và phù hợp với điều kiện hiện tại).


MỤC LỤC
Sự Phục Hồi Của Hội Chúng Tỳ-khưu-ni Trong Truyền Thống Nguyên Thủy 
I. Lập Luận Chống Lại Việc Tái Lập Lễ Truyền Thọ Giới Tỳ-khưu-ni Nguyên Thủy
II. Lập Luận Cho Việc Tái Lập Lễ Truyền Thọ Giới Tỳ- khưu-ni Nguyên Thủy .
III. ðối Thoại Với Sự Thách Thức Của Những Người Tuân Thủ Luật .
Kết Luận .
Phụ Lục: Một Hội Chúng Ni ðã Biến Mất Có Thể Phục Hồi Chăng? .
Về Tác Giả
Về Dịch giả.
The Revival of Bhikkhuni Ordination in the Theravāda Tradition 84
I. The Case Against the Revival of Bhikkhunī Ordination .
II. The Case for a Revival of Theravāda Bhikkhunī Ordination 
III. Addressing the Legalist Challenge . 
Conclusion .
Appendix - Can an Extinct Bhikkhunī Sangha Be Revived? 



pdf_download_2
su-phuc-hoi-cua-hoi-chung-ty-khuu-ni-trong-truyen-thong-nguyen-thuy
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Tư 2016(Xem: 7276)
Nói đến Giáo hội Tỳ-kheo Ni, lập tức chúng ta nghĩ ngay đến sự kiện Đức Thế Tôn chưa chấp thuận lời cầu xin gia nhập Tăng đoàn của Di mẫu Mahaprajapati. Để được phép xuất gia, Di mẫu Mahaprajapati đã chấp thuận tuân thủ Bát Kỉnh Pháp một cách vô điều kiện. Thế nhưng, theo như lời Phật dạy, Ni chúng được chư vị Tỳ-kheo truyền giới. Không có nơi nào trong Luật tạng đề cập chư Đại đức Tăng phải yêu cầu các giới tử Ni tuân thủ Tám pháp Bát kỉnh mà Đức Thế Tôn đã đưa ra cho Tôn giả Mahapajapati. Các Tỳ-kheo Ni ý thức rằng, chính vì sự nhận thức chưa thấu đáo về bối cảnh và con người, trong sự kiện Đức Phật chế định Bát Kỉnh Pháp mà ngày nay Giáo đoàn Tỳ-kheo Ni tại Ấn Độ và các quốc gia Phật giáo khác đã phải nỗ lực, phấn đấu rất nhiều mới có thể khẳng định sự tồn tại của mình trong lòng Phật giáo.
25 Tháng Ba 2016(Xem: 6476)
Chúng ta cần phải lưu ý đến một điểm thật quan trọng và tế nhị là dù mình đã đạt được nhiều kinh nghiệm luyện tập thiền định, nhưng không phải vì thế mà tránh được sự mê hoặc của các cảm tính (feeling/cảm nhận) thích thú (pleasant/dễ chịu), chẳng qua vì chúng tạo ra cho mình mọi thứ ảo giác ở nhiều cấp bậc khác nhau. Thật hết sức khó cho chúng ta nhận thấy được các sự biến đổi và tính cách phù du của chúng. Chẳng những chúng không mang lại được sự thích thú thật sự nào mà chỉ tạo ra thêm căng thẳng cho mình, và chỉ vì không hiểu được điều đó nên mình cứ tiếp tục bám víu vào chúng.
19 Tháng Ba 2016(Xem: 7235)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài báo của một nữ ký giả và biên tập viên người Thái Sanitsuda Ekachai trên báo Bangkok Post về một phụ nữ Mỹ thật phi thường là bà Jacqueline Kramer. Bà từng là một ca sĩ có tiếng, từng độc diễn trên các sân khấu ở San Francisco, nhưng đã hy sinh tất cả để nuôi con nhờ vào tâm Phật bên trong lòng bà. Bà tin rằng một phụ nữ nuôi nấng con cái, làm bếp, dọn dẹp nhà cửa cũng có thể đạt được giác ngộ.
19 Tháng Ba 2016(Xem: 7108)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài thuyết trình của bà Gabriela Frey với chủ đề "Phụ nữ và Phật giáo", trước cử tọa của tổ chức Ki-tô giáo FHEDLES (Femmes et Hommes, Égalité, Droits et Libertés, dans les Églises et la Société/Nữ và Nam giới, Công bằng, Luật pháp, Tự do, trong Nhà thờ và ngoài Xã hội). Buổi thuyết trình diễn ra ngày 5 tháng 12 năm 2013, và sau đó đã được ghi chép lại và phổ biến trên nhiều trang mạng, trong số này có trang mạng của Tổ chức FHEDLES trên đây và Hiệp hội Sakyadhita Quốc Tế (Sakyadhita International Association of Buddhist Women/Hiệp hội Phụ nữ Phật giáo trên thế giới).
19 Tháng Ba 2016(Xem: 6743)
Lời giới thiệu của người dịch Một người con gái sinh trưởng trong một gia đình bình dị ở một khu phố nghèo của thành phố Luân Đôn, tình cờ một hôm đọc được một quyển sách về Phật giáo, bỗng chợt cảm thấy mình là một người Phật giáo mà không hề hay biết. Cơ duyên đã đưa người con gái ấy biệt tu suốt mười hai năm liền, trong một hang động cao hơn 4000m trên rặng Hy-mã Lạp-sơn. Ngày nay cô gái ấy đã trở thành một ni sư Tây Tạng 73 tuổi, pháp danh là Tenzin Palmo, vô cùng năng hoạt, dấn thân và nổi tiếng khắp thế giới.
19 Tháng Ba 2016(Xem: 6061)
Lời giới thiệu của người dịch: Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969), đăng trên tập san "Hướng nhìn Phật giáo" (Regard Bouddhiste, số l1, năm 2015). Trong Phật giáo có rất nhiều phụ nữ siêu việt và khác thường, xứng đáng cho chúng ta ngưỡng mộ và kính phục, mà bà Alexandra David-Néel là một trong những người phụ nữ ấy. Bài chuyển ngữ dưới đây là bài thứ ba trong một loạt bài với chủ đề "Phật giáo và người phụ nữ":