Liễu Phàm Tứ Huấn Hay Phương Pháp Tu Phúc-tích Đức Cải Tạo Vận Mệnh Dịch Giả: Tuệ Châu, Bùi Dư Long

30 Tháng Mười 201000:00(Xem: 41616)

LIỄU PHÀM TỨ HUẤN
Hay Phương Pháp Tu Phúc Tích Đức Cải Tạo Vận Mệnh 
Dịch Giả: Tuệ Châu, Bùi Dư Long
lieuphamtuhuan-bia

Mục Lục:

Thay lời tựa
Lời tri ân
Quy tắc tu học - Lời Khai Thị của Ấn Quang Đại Sư 
1. Đạo lý vận mệnh
I. Luận về lập mệnh
II. Vân Cốc khuyên cải tạo vận mệnh
III. Tu Phúc Tích Đức Thắng Số
IV.Dạy con biết sửa lỗi, tu phúc, tích đức
2. Phương pháp sửa lỗi
I- Cái nhân của việc sửa lỗi
II- Nền tảng của việc sửa lỗi 
1. Lòng xấu hổ
2. Lòng úy kính
3. Lòng dũng mãnh
III- Phương pháp sửa lỗi
1. Theo sự tướng
2. Theo lý cải sửa
3 Theo tâm địa
4. Hiệu nghiệm của việc sửa lỗi
3. Phương pháp tích thiện
I - Một nhà tích thiện hẳn có nhiều vui
II - Thế nào là thiện?
1. Bàn luận rõ ràng về thiện
2. Định nghĩa chữ thiện
- Thế nào là ngay thẳng, khuất khúc?
- Thế nào là âm thiện, dương thiện?
- Thế nào là phải và chẳng phải?
- Thế nào là thiên lệch và chính đáng?
- Thế nào là đầy và vơi ( bán và mãn )?
- Thế nào là đại và tiểu?
- Thế nào là khó và dễ? 
3. Tùy duyên hết sức tu thập thiện 
- Thế nào là trợ giúp người cùng làm thiện?
- Thế nào là giữ lòng kính mến người?
- Thế nào là thành toàn việc thiện của người?
- Thế nào là khuyến khích người làm thiện?
- Thế nào là cứu người nguy cấp?
- Thế nào là kiến thiết tu bổ lợi ích lớn?
- Thế nào là xả tài làm phúc?
- Thế nào là giữ gìn bảo hộ chánh pháp?
- Thế nào là kính trọng tôn trưởng?
- Thế nào là tiếc mạng sống loài vật? 
4. Những lợi ích của khiêm cung
I – Mãn ( tự mãn ) có hại, khiêm có lợi
II – Lòng khiêm tốn, nhún nhường , nguồn gốc của phúc

Thay Lời Tựa

Số mệnh, con người ta ai cũng có. Tại sao lại có số, Phật gia lấy việc tạo nghiệp và luật nhân quả báo ứng, nhân nào quả ấy, như trồng dưa thì được dưa, trồng đậu thì được đậu, không lẽ trồng dưa hái đậu, và làm lành gặp lành, làm ác gặp ác, để mà giải thích. Từ những tiền kiếp xa xôi, ta gieo nhân thiện thì nay được phúc, được hưởng quả lành, sống lâu giàu bền, thông minh sáng suốt, công danh sự nghiệp hiển hách. Trái lại, nếu đã trồng nhân ác thì bị quả báo, nghèo hèn khổ sở, ốm đau tật nguyền, đần độn ngu si, sống chẳng đủ ăn. Nhà Phật có câu nói: Dục tri tiền thề nhân, kim sinh thụ giả thị; chỉ cần xem việc thụ hưởng hiện nay là biết được cái nhân của đời trước…

Người xưa có nói: Nhất ẩm, nhất trác giai do tiền định, đã có thì ngay những việc ăn uống xãy ra hàng ngày cũng đều được định sẵn cả rồi.

Vẻ chi ăn uống sự thường,
Cũng còn tiền đinh khá thương lọ là
(Cung Oán Ngâm Khúc)

Người tin vào số mệnh thường cho là việc gì đến nó sẽ đến để tự an ủi mình khi gặp phải cảnh ngộ ngang trái không may thì nghĩ rằng số mệnh số phận đã như vậy đành chịu vậy. Nhưng số mệnh đâu có phải nhất định như thế mãi đối với ta. Đã có biết bao người tiền bạc như nước mà một sớm, một chiều hóa ra trắng tay, ngược lại nhiều người nghèo bỗng nhiên lại trở thành triệu phú, bởi lẽ giàu có mà lại làm nhiều điều ác thất đức, còn nghèo khó lại biết xả thân hành thiện, cứu giúp người, nên số được biến đổi, vì làm lành gặp lành, làm ác gặp ác. Do đó ta thấy rằng mệnh số là ở nơi tay ta và tự sửa, thay đổi được. Tố Nư tiên sinh đã từng phát biểu: Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều. 

Đây cũng là trường hợp của tác giả cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn.

Dịch Giả: Tuệ Châu, Bùi Dư Long

 

Tác giả họ Hoàng tên Khôn Nghi, người huyện Ngô Giang, tỉnh Giang Tô, đỗ tiến sĩ vào hiệu Vạn Lịch thứ 14, đời nhà Minh. Nguyên lai số không có con, khoa bảng đề danh không được cao, và chỉ sống tới năm 53 tuổi; vì biết định mệnh đã an bài như thế nên cứ điềm nhiên an phận thủ thường không cầu cạnh gì. Nhưng tới sau gặp được thiền sư Vân Cốc chỉ cho cách biến đổi số mệnh, nên cầu được sinh con năm 74 tuổi. Tác giả đem cái kinh nghiệm quý báu của đời mình soạn thành bốn bài gia huấn để lưu truyền đời sau, gọi là Liễu Phàm Tứ Huấn. Sở dĩ lấy tên hiệu là Liễu Phàm vì tác giả muốn dứt khoát bỏ hẳn cái lớp vỏ phàm phu ở đời để tu thân thành một người mới, với vận mệnh mới. Bốn bài gia huấn trong Liễu Phàm Tứ Huấn là những lời của người cha chỉ dạy cho con cháu trong nhà về vấn đề tu thân, đường lối cư xử với người đời sao cho có đạo đức, có nhân nghĩa, có lòng tương thân tương trợ, quý mến lẫn nhau. Sách này lẽ ra chỉ lưu truyền riêng trong gia đình của tác giả, nhưng vì những lời chỉ dạy rất thiết thực, rất hữu ích nên khi được truyền ra ngoài xã hội, sách được phồ biến sâu rộng. Cư sĩ Chu Quần Tranh, người Ôn Châu phát tâm ấn tống hàng trăm ngàn cuốn. Ấn Quang đại sư, người được tôn vinh là vị tổ cận đại của Tịnh Độ tông ở Trung Quốc đã hoan hỷ đề tựa, và chỉ dạy cho người muốn tu học theo cuốn sách đó cần phải hai chữ Thành và Minh thì việc học mới được tinh tiến, bởi có thành thật thì mơi kiểm điểm được hết cách lỗi lầm của mình mà tu sửa, có sáng suốt mới biết chọn lựa các việc thiện mà làm. Hiện nay ở Đài Loan có nhiều cơ quan đã ấn tống cả hàng chục triệu cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn đem phát hành. Ở Việt Nam, chúng, chúng ta có cuốn gia huấn ca do Nguyễn Trãi tiên sinh (1380-1442) soạn trước cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn cả nửa thế kỷ nhưng tiếc rằng không được lưu thông rộng rãi như cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn.

Nền giáo dục ngày nay đã quá suy đồi, bởi ở học đường bỏ không dạy môn luân lý đạo đức nữa, mà chỉ cần đào tạo nhiều chuyên viên về khoa học kỹ thuật nên những người lãnh đạo các cơ quan chính phủ hay các đại công ty thường không có lương tâm đạo đức, toa rập với kẻ gian ác, làm nhiều điều mờ ám thất đức, như gian lận sổ sách, buôn lậu, dối trá lừa đảo, để kiếm tiền tạo dựng tài sản cho riêng mình. Thượng bất chính, hạ tắc loạn, người trên đã không ra người thì sao trách được bọn học sinh mới lớn lên làm đảo lộn trật tự chốn học đường với những vụ bắn bạn, giết thầy, hay đặt bom nổ chết hàng chục mạng các bạn đồng học. Hơn nữa, hàng ngày ti vi còn loan truyền nhiều tin tức rùng rợn, khủng khiếp càng làm cho chúng tiêm nhiễm thêm những thói hư tật xấu.

Đường lối giáo dục hiện nay trước sau rồi cũng cần phải cải tổ, nên những bài gia huấn, những sách dạy về tu thân, về luân thường đạo đức phải được phổ biến sâu rộng. Với ý nghĩ đó, người dịch không tự lượng sức mình tài sơ trí thiển, vốn hán văn còn thiền cận, chữ tác đánh chữ tộ, chữ ngộ đọc ra chữ quá, mà dám mạo muội đem cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn với lời văn uyên bác, súc tích, chuyển ngữ ra tiếng việt là vì đã có duyên may được đọc cuốn Liễu Phàm Bạch Thoại Giải Thích của Hoàng Trí Hải tiên sinh diễn thuật và cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn Giảng Ký của Tịnh không pháp sư nên cũng hiểu được ít nhiều để mà dịch, nhưng tự biết rằng còn nhiều chỗ sai lầm phản ý lại của tác giả, vì dịch là phản theo như cách ngôn Pháp nói: Traduire c'est trahir; nên kính mong chư quý vị thức giả niệm tình lượng thứ và hoan hỷ phủ chính cho thì thực vạn hạnh, vạn hạnh.

Dịch giả cẩn chí Bùi Dư Long



Lời Tri Ân

Dịch giả chân thành tri ân:

Hội Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim (The Corporation Body of the Buddha Education Foundation) ở Đài Loan đã gởi cho các cuốn Liễu Phàm Bạch Thoại Giải Thích, Liễu Phàm Tứ Huấn Giảng Ký cùng các băng giảng.

Tu sĩ Tuệ Năng đã gián tiếp khuyến khích và gợi niềm hứng khởi về việc dịch sách khi nhờ chuyển âm Hán Việt một cuốn kinh sách của Long Thụ Bồ Tát. 

 

Quy tắc tu học - Lời Khai Thị của Ấn Quang Đại Sư 

Bất luận là người tu tại gia hay xuất gia, cần phải trên kính dưới hòa, nhẫn nhục điều người khác khó nhẫn được, làm những việc mà người khác khó làm được, thay người làm những việc cực nhọc, thành toàn cho người là việc tốt đẹp.

Khi tĩnh tọa thường nghĩ đến điều lỗi của mình. Lúc nhàn đàm đừng bàn đến điều sai trái của người. Lúc đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, mặc, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng, chỉ niệm Phật hiệu không gián đoạn, hoặc niệm nho nhỏ, hoặc niệm thầm.

Ngoài việc niệm Phật, đừng dấy khởi một niệm nào khác. Nếu khởi vọng niệm, phải tức thời bỏ ngay. Thường có lòng hổ thẹn và tâm sám hối. Nếu đã tu trì, phải tự hiểu là công phu của ta hãy còn nông cạn, chẳng nên tự kiêu căng, khoa trương, chỉ nên chăm sóc việc nhà mình mà đừng nên dính vào việc nhà người. Chỉ nên nhìn đến những hình dáng tốt đẹp mà đừng để mắt tới hình dạng xấu xa bại hoại. Hãy coi mọi người là Bồ Tát, mà ta chỉ là kẻ phàm phu.

Nếu quả có thể tu hành được như những điều kể trên, thì nhất định được sinh về Tây Phương Cực Lạc Thế Giới.

Cư sĩ Bùi Dư Long dịch.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Giêng 2017(Xem: 4610)
14 Tháng Tư 2016(Xem: 5361)
Nền tảng của đạo Phật là Trí tuệ và tình yêu được bắt đầu từ đó. Ngày này có ai biết Phật dậy như thế nào về tình yêu không? Yêu thương theo phương pháp của đạo Phật là tình yêu từ bi hỉ xả, là hiểu biết và yêu thương.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 8964)
Từ xa xưa đã có hiện tượng cư sĩ tham gia tu tập Thiền, Tịnh Độ và học tập nghiên cứu Phật Học; nhưng thời cổ đại, việc cư sĩ tại gia học Phật là hành vi tự phát riêng lẻ, không có tổ chức đoàn thể đại chúng cùng tu tập.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 7231)
Sự hộ pháp của hàng cư sĩ thời Đức Phật đơn giản trong khi hiện tại đa dạng và phức tạp. Ngày xưa, cư sĩ chỉ hộ pháp bằng cách cúng dường thức ăn hay không gian tu tập nhỏ nào đó thì ngày nay họ phải cúng dường nhiều thứ theo nhu cầu thực tế.
17 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11681)
Hành trang tôi mang đi là gì nhỉ? Một cái tâm đầy rẫy những phiền muộn, lo lắng, sợ hãi, oán ghét, chối bỏ... Và cũng một mảnh tâm đó, tôi tràn ngập can đảm, quyết tâm và đương đầu. Trước lúc đi tôi có nói với một người bạn không hề biết mặt: "Tôi phải đi. Trường đại học không dạy tôi, ba mẹ không dạy tôi, bạn bè không dạy tôi,...
03 Tháng Sáu 2014(Xem: 11083)
Đây là một tác phẩm hiếm gặp, được biên soạn công phu bởi Thầy Thích Nhật Từ, thích hợp và cần thiết cho hầu hết các gia đình cư sĩ Việt Nam. Có thể nói, đây là một tuyển tập kinh cực kỳ quan trọng, vì nơi đây biên dịch lại tất cả những lời dạy thích nghi của Đức Phật để xây dựng một xã hội hòa hài, người người tôn trọng và yêu thương nhau, và trong tận cùng là xa lìa tham sân si để chứng ngộ Niết bàn.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 12768)
09 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9212)