TÂM KHÔNG ĐỘNG KHÔNG SẦU
Mỹ Huệ Trong phần trả lời cho một vị chư thiên đến hỏi làm thế nào người tại gia cư sĩ có thể thành tựu hạnh phúc lớn nhất (mahàmangala),
như hết thảy mọi người đều mong ước, Đức Phật đã nói đến một loạt những phận sự đạo đức và việc làm hiền thiện, có khả năng mang lại những cảm nghiệm hạnh phúc cho người thực hành; đặc biệt trong đó có câu nói phản ánh kết quả lợi lạc to lớn của việc tu tập lời Phật dạy. Đó
là đạt được tâm thanh thản an lạc trong đời sống hàng ngày, nhờ công phu hành thiền, điều phục và chuyển hóa nội tâm, thấy rõ các pháp
đúng như thật (yathàbhùtam passati). Nguyên văn lời Phật:
Bài kệ phác họa một hình thái hạnh phúc tâm linh sống động mà Đức Phật mong muốn người cư sĩ nỗ lực thực nghiệm. Một cách cơ bản, có hai hình thái hạnh phúc được nói đến trong đạo Phật, tương ứng với hai lối sống, tại gia và xuất gia: hạnh phúc vật chất và hạnh phúc tâm linh hay còn gọi là hạnh phúc thế gian và hạnh phúc xuất thế. Người tại gia cư sĩ sống đời sống gia đình, quan hệ mật thiết với xã hội nên mục tiêu đời sống của họ gắn liền với việc tạo dựng của cải vật chất và tìm kiếm hạnh phúc thông qua việc sử dụng và thụ hưởng các tiện ích vật chất thế gian. Người xuất gia khước từ đời sống gia đình, dành trọn thời gian cho việc tu học đạo lý giác ngộ, do đó đời sống và hạnh phúc của họ gắn liền với sự phát triển giới đức và thực nghiệm tâm linh. So với hạnh phúc vật chất, đạo Phật đánh giá cao hạnh phúc tâm linh, xem đó là mục tiêu cao cả mà mọi người học Phật cần nỗ lực hướng đến, dù là xuất gia hay tại gia. Chính vì thế mà dù bận rộn với trách vụ của người gia chủ, những người cư sĩ cũng được khuyên nỗ lực xây dựng và thực nghiệm cho được hạnh phúc tâm linh. Đức Phật từng khuyên nhắc đại thí chủ Anàthapindika:
Lời khuyên nhắc của Đức Phật cho đại thương gia giàu có Anàthapindika không gì khác là lời khuyên tu thiền hay hành thiền. Câu nói “an trú hỷ do viễn ly sanh” tức chỉ cho việc tu thiền và thực nghiệm hạnh phúc tâm linh do công phu hành thiền. Vì hành thiền tức là ly dục, ly các bất thiện pháp, an trú tâm trên một đối tượng, khiến tâm được định tĩnh, nhất tâm, không vọng động và hoàn toàn thức tỉnh về pháp hiện tại, không truy tìm quá khứ, không ước vọng tương lai. Chính trong trạng thái của tâm thức như vậy, hành giả cảm nghiệm hỷ lạc do ly dục sinh hay do định sinh, nội tâm tịch tịnh, hoàn toàn vắng bặt các pháp bất thiện như tham, sân, hôn trầm thụy miên, trạo hối, nghi, vắng bặt các ý tưởng liên hệ đến thế gian, tâm tư trở nên trong sáng, thanh tịnh, không còn bị bóng dáng tham-sân-si che mờ; do đó cũng được gọi là sống viễn ly. Nói cách khác, nhờ hành thiền, hành giả đạt được “hiện tại lạc trú” do tâm chuyên chú và thức tỉnh về pháp hiện tại, xa lìa tham-sân-si, viễn ly hoàn toàn mọi ngã tưởng biểu lộ dưới hình thức các ký ức, các vọng tưởng hay các tạp niệm. Đây là trạng thái của tâm giải thoát ở trong thiền định. Đức Phật xác nhận kết quả lợi lạc của tâm thức trong lúc hành thiền:
Cái tâm mà thoát khỏi khổ và ưu hay lạc và hỷ liên hệ đến dục, liên hệ đến bất thiện, thoát khỏi khổ và ưu liên hệ đến thiện tức là cái tâm thanh thản, an lạc, giải thoát, an nhiên tự tại, không vọng động, không còn bị dằn vặt bởi khổ và ưu, không còn bị mê hoặc bởi lạc và hỷ. Đó chính là tâm giải thoát, cái tâm không động, không sầu, không uế nhiễm, an ổn, được nói đến trong bài kệ. Cái tâm ấy được nuôi dưỡng và luyện tập lâu ngày thì thành ra thuần thục và mạnh mẽ; dù ở trong thiền định hay ở bình diện xuất xử hàng ngày, nó vẫn duy trì được năng lực thức tỉnh, trong sáng, vẫn giữ được bản chất an nhiên tự tại của nó. Như vậy, “tâm không động, không sầu” chính là kết quả của công phu hành thiền hay chuyển hóa nội tâm ngang qua thiền định. Nó được xem là một hình thái hạnh phúc và an lạc lớn mà Đức Phật khuyên người cư sĩ cần nỗ lực hướng đến, ngoài các hạnh phúc khác của đời sống gia đình mà vị ấy có thể thừa hưởng nhờ kết quả của lối sống đạo đức hiền thiện thông qua việc thực thi chánh ngữ (sammà-vàcà), chánh nghiệp (sammà-kammanta) và chánh mạng (sammà-àjìva). Đó là một tâm thức được huấn luyện thuần thục thông qua việc phát triển chánh tinh tấn (sammà-vàyàma), chánh niệm (sammà-sati) và chánh định (sammà- samàdhi); đã đạt đến định tĩnh, trong sáng, thanh tịnh, không vọng động, không có tham-sân-si, khỏe mạnh, không bệnh tật, không thuận ứng nghịch ứng, giải thoát, an nhiên tự tại, “vô sở trụ”. Nó là hệ quả của nhận thức về thực tại duyên sinh, vô thường, khổ, vô ngã của hết thảy mọi sự vật và hiện tượng đi đôi với công phu đào luyện nội tâm, tức hành thiền. Nó là sự biểu hiện của tấn lực (viriya-bala), niệm lực (sati-bala), định lực (samàdhi-bala) và tuệ lực (pannà-bala), có khả năng loại bỏ mọi ý tưởng dục vọng, cắt đứt mọi tâm tư lang thang vọng động, duy trì khả năng tỉnh giác và tự tại trong mọi tình huống và thời khắc. Trong Thiền học Việt Nam, nó được gọi là “đối cảnh vô tâm”. Kinh Tăng Chi Bộ đề cập trường hợp nữ cư sĩ Velukantakì, mẹ của Nanda, thành tựu được khả năng “đối cảnh vô tâm” như vậy trong cuộc sống đời thường:
Nhìn chung, “tâm không động, không sầu khi xúc chạm việc đời” hay “đối cảnh vô tâm” tức là cái tâm đã được huấn luyện thuần thục thông qua hành thiền, phát triển chánh niệm một cách sâu sắc, khiến cho có khả năng tiếp xúc và nhận biết mọi đối tượng (các pháp) một cách đầy tỉnh táo và sáng suốt, thấy các pháp đúng như thật, như nó là, không tô hồng hay bóp méo sự kiện bằng lý trí, ký ức hay kinh nghiệm, không phản ứng, không vui buồn, không yêu ghét. Các pháp biểu lộ như thế nào thì thấy như thế ấy: “Khi khổ sanh thời xem là sanh, khi khổ diệt thời xem là diệt; vị ấy không có nghi ngờ, không có phân vân, không duyên vào ai khác, trí ở đây là của vị ấy”5. Hẳn nhiên, để thực nghiệm trạng huống “tâm không động, không sầu khi xúc chạm việc đời” hay để đạt được khả năng “đối cảnh vô tâm” trong đời sống hàng ngày thì ngoài pháp môn hành thiền là căn bản, Đức Phật còn gợi ý thêm cho chúng ta một phương pháp thực tập khác hỗ trợ cho tiến trình thực nghiệm. Đó là tập dứt bỏ mọi ý tưởng phát sinh liên hệ đến sự xúc chạm hay còn gọi thực tập chánh niệm (sammà-sati) trong đời sống hàng ngày. Phải thực tập làm sao để khi các căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) tiếp xúc với các trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) thì cái tâm vẫn tỉnh giác, trong sáng, không dao động, không phản ứng, giải thoát, an nhiên tự tại. Kinh Phật mô tả sự tu tập ấy như thế này: “Khi mắt thấy sắc, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, thân cảm xúc, ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng”. Không nắm giữ tướng chung hay tướng riêng tức là không trụ tướng, không khởi tâm, không tác ý, không nghĩ suy, không tư lường, không đánh giá hay so sánh phân biệt về những gì được thấy, được nghe, được cảm thọ hay được thức tri; do đó không bị hệ lụy hay dính mắc bởi bất kỳ sự xúc chạm nào giữa các căn và các trần. Đây chính là hướng đi của tâm tỉnh giác giải thoát, tâm vô ngã, hướng đi của công phu điều tâm thông qua hành thiền biểu lộ qua việc vận dụng chánh niệm trong đời sống xúc chạm hàng ngày: “Trong cái thấy sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri sẽ chỉ là cái thức tri”6. Tiếp theo là phương pháp thực tập do Đức Phật đề xuất7 nhằm giúp cho mọi người phát triển chánh niệm, nuôi lớn tâm vô ngã, giải thoát trong đời sống thường nhật, thực chứng “tâm không động, không sầu khi xúc chạm việc đời” hay còn gọi là thực nghiệm nếp sống “đối cảnh vô tâm”:
Chú thích: 1. Kinh Điềm lành tối thượng, Kinh tập, Tiểu Bộ. 2. Kinh Hoan hỷ, Tăng Chi Bộ. 3. Kinh Hoan hỷ, Tăng Chi Bộ. 4. Kinh Mẹ của Nanda, Tăng Chi Bộ. 5. Kinh Kaccàyanagotta, Tương Ưng Bộ. 6. Kinh Bàhiya, Phật tự thuyết, Tiểu Bộ. 7. Kinh Thích hợp, Tương Ưng Bộ. Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 147 |