● Niệm Phật

07 Tháng Năm 201100:00(Xem: 7673)

TUYỂN TẬP TƯỞNG NIỆM 
CƯ SĨ TỊNH LIÊN NGHIÊM XUÂN HỒNG
Ban Biên Tập Thư Viện Hoa Sen

CÁC BÀI VIẾT VỀ PHẬT PHÁP

NIỆM PHẬT

Đạo Phật trên ý nghĩa thiết yếu, là một biện chứng giải thoát, một con đường giải thoát. Giải thoát hết phiền não, hết bát khổ, ra ngoài tam giới tức là cõi dục, cõi sắc và vô sắc. Chân lý mà Đức Phật diễn giải rất là hiển nhiên dễ dàng, nhưng cũng rất là huyền nhiệm mênh mang. Chân lý ấy có thể thu gọn trong một chữ TÂM hay chữ NHƯ cũng được, nhưng nếu giải ra nói suốt một kiếp cũng chưa hết.

Pháp môn của đạo Phật cũng vô lượng, và đạt đến những tam muội giải thoát cũng vô lượng. Một vị hành giả có thể ngồi trong buồng, nơi rừng vắng hoặc bãi tha ma, quán lẽ Thập Nhị Nhân Duyên, quán Ngũ Uẩn, quán Sương Khô, quán Âm Thanh, quán mùi hương, như lối 9 năm quay mặt vào vách của Đức Đạt Ma, hoặc có thể niệm một câu Nam Mô A Di Đà Phật hay chỉ một chữ Phật cũng được.

Pháp môn tuy rất nhiều, nhưng tựu trung chỉ có 2 đường: một là tu quán dung Thiền Định và Trí Huệ Bát Nhã để soi suốt lẽ vô thường của muôn vật; hai là tu Tịnh Độ, níu lấy câu niệm Phật và dùng lòng sùng kính tôn thờ để đạt tới bờ giải thoát. Lối thứ nhất là dùng Tự Lực; lối thứ hai là dùng Tha Lực, tức là thần lực của chư Phật và Bồ Tát. Lối thứ nhất cũng gọi là “nan hành đạo”, còn lối thứ hai là “dị hành đạo” tức là con đường dễ đi.

Thực ra thì Thiền Tông hay Tịnh Độ cũng đều độc đáo, và sự khó hay dễ chỉ là do căn duyên của từng hành giả và vạn kiếp của Đạo. Thời này, theo kinh Phật, là thời mạt kiếp, căn cơ thường thấp kém, nên tu tự lực khó và tu theo lối niệm Phật thì dễ hơn.

Lối tu Tịnh Độ là phát xuất từ kinh A Di Đà, Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ kinh. Điểm đặc biệt của kinh A Di Đà là trong kinh này, tuyệt nhiên không có một vị nào cầu Pháp cả, mà tự nhiên Đức Phật nói ra kinh này. Tại sao vậy? Chỉ vì trong khi vào tam muội, Đức Phật nhìn thấy rõ ràng đến thời mạt kiếp, căn cơ chúng sinh thấp kém, lòng tin băng hoại, kinh sách mất dần, nên ngài động lòng từ bi, tự ý nói ra một pháp môn dễ nhớ và dễ tu, vì chỉ cần nhờ một câu: A Di Đà Phật. Điểm cảm động nhất trong kinh là Đức Phật đã phải thè lưỡi ra thề thốt về sự hiệu lực của Pháp Môn này. Không những riêng Đức Thích Ca thề mà cả chư Phật mười phương cũng thề. Tại sao vậy? Vì Đức Phật e ngại rằng chúng sinh thấy Pháp môn này giản dị quá mà hoài nghi, nên chư Phật đã thề.

Vả lại tu thiền định theo lối tự lực không, mà không kèm theo câu niệm Phật thì dễ bị ngã vì ma chướng. Xem như kinh Lăng Nghiêm, ông A Nan đã gần tới bậc A La Hán và đa văn hạng nhất, cũng còn bị ma chướng là người kỳ nữ Ma Đăng Gia cám dỗ. Khiến Đức Phật phải sai chính Đức Văn Thù mang chú Lăng Nghiêm đến giải cứu. Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật cũng kể rõ 50 món ma chướng mà người hành giả tu quán “Ngũ Uẩn Giai Không” dễ mắc phải… Cũng vì thế mà ở Trung Hoa hay Việt Nam, một thiền viện thường có “Niệm Phật Đường”, và rất nhiều vị thiền sư bản lãnh cao vời vẫn phải tu thêm câu Niệm Phật. Vì có câu Niệm Phật mới tránh khỏi ma chướng, gột được lòng kiêu mạn và mới có thể vãng sanh sang một cõi đất lành.

Nhờ thần lực của Đức Di Đà, Đức Thích Ca và chư Phật mới được vãng sanh và đỡ bị đoạ. Người tu thiền tự lực, càng cao bao nhiêu càng dễ bị đọa bấy nhiêu. Chỉ động một niệm tà như tự kiêu, hoăc thèm ăn, hoặc động một niệm dâm dục là có thể bị đọa. May thì trở lại làm người, không may thì sẽ đọa hơn nữa. Sử chép rất nhiều chuyện như vậy. Như ông Tô Đông Pha kiếp trước là một thiền sư khá lỗi lạc, nhưng một lúc ngồi thiền chợt động niệm thanh sắc, nhớ tiếng hát của kỳ nữ, nên kiếp sau chỉ làm một thi sĩ không còn nhớ đến những chủng tử thiền của kiếp trước nữa. Ấy là đọa nhẹ.

Có một vị tiên tu thiền, trước kia trong lúc ngồi thiền, chợt nhớ đến mái tóc một vị hoàng hậu rồi lại đâm cáu giận với một con qụa kêu làm rối loạn sự thiền định của mình, mà đến kiếp sau bị đọa làm thân con phi ly tức là con chồn, mặc dầu ông ta nhiều bản lãnh…Sở dĩ bị đọa là vì một khi vào bào thai, đến bậc La Hán hoặc sơ Bồ Tát cũng vẫn bị mê muội và quên mất bản lãnh của mình. Chỉ có những bậc Bồ Tát cao và chư Phật lúc vào bào thai mới không bị mê muội mà thôi.

Thần lực của câu niệm Phật và của chư Phật có thể ví như một chiếc thuyền lớn, chở hộ cho hành gỉa những nghiệp sâu dày, hoặc làm tiêu tan dần nghiệp đó. Nên có thể “đới nghiệp vãng sanh”. Người tu niệm Phật cũng thường được chuyển nghiệp, chuyển nghiệp nặng ra nghiệp nhẹ. Có một vị cư sĩ suốt đời tu niệm Phật, đến lúc già bị bọn cướp vào đâm cho ông 6 nhát dao. Ông nằm hấp hối. Người anh hỏi: “Sao chú niệm Phật mà lại bị nạn này?” Cư sĩ mở mắt ra nói: Em được chuyển nghiệp. Theo nghiệp cũ, đáng lẽ em phải đọa làm 6 kiếp súc sinh. Nay 6 nhát dao này thay cho 6 kiếp súc sinh. Bây giờ em sạch nghiệp rồivà em vãng sanh đây.” Nói xong thì chết.

Niệm Phật là luôn luôn xưng danh hiệu A Di Đà và giử trong tâm một hình bóng của Phật. Đó cũng là một lối thiền, nhưng là thiền về hình bóng của Phật và níu lấy danh hiệu Phật làm một bóng cả để nương nhờ… Trên thực tế, người hành giả nên tu vừa thiền vừa tịnh. Một phần thiền và phần chính yếu là tịnh. Thiền có điểm lợi là mình dễ tế nhận được “cái thấy” của tâm thức, cái thấy này được kinh Lăng Nghiêm giảng rất rõ. Còn phần tu tịnh thì nhờ được thần lực của chư Phật và Bồ Tát…

Kẻ viết giòng này, trước kia ham đọc thiền, và ngu muội coi nhẹ câu niệm Phật, cho đó là lối tu của mấy bà già nhà quê. Nhưng rồi ngồi thiền thấy như leo vách đá, không biết níu vào đâu. Sau hiểu ra nhờ đọc cuốn Lá Thơ Tịnh Độ của Ngài Ấn Quang và những sách của Thượng Tọa Trí Tịnh và Thiện Tâm (đều ở lại VN, một vị ở Thụ Đức, một vị ở Bảo Lộc). Viết những giòng này để tưởng nhớ đến hai vị Thượng Tọa.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Giêng 2017(Xem: 4613)
14 Tháng Tư 2016(Xem: 5368)
Nền tảng của đạo Phật là Trí tuệ và tình yêu được bắt đầu từ đó. Ngày này có ai biết Phật dậy như thế nào về tình yêu không? Yêu thương theo phương pháp của đạo Phật là tình yêu từ bi hỉ xả, là hiểu biết và yêu thương.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 8965)
Từ xa xưa đã có hiện tượng cư sĩ tham gia tu tập Thiền, Tịnh Độ và học tập nghiên cứu Phật Học; nhưng thời cổ đại, việc cư sĩ tại gia học Phật là hành vi tự phát riêng lẻ, không có tổ chức đoàn thể đại chúng cùng tu tập.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 7234)
Sự hộ pháp của hàng cư sĩ thời Đức Phật đơn giản trong khi hiện tại đa dạng và phức tạp. Ngày xưa, cư sĩ chỉ hộ pháp bằng cách cúng dường thức ăn hay không gian tu tập nhỏ nào đó thì ngày nay họ phải cúng dường nhiều thứ theo nhu cầu thực tế.
17 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11686)
Hành trang tôi mang đi là gì nhỉ? Một cái tâm đầy rẫy những phiền muộn, lo lắng, sợ hãi, oán ghét, chối bỏ... Và cũng một mảnh tâm đó, tôi tràn ngập can đảm, quyết tâm và đương đầu. Trước lúc đi tôi có nói với một người bạn không hề biết mặt: "Tôi phải đi. Trường đại học không dạy tôi, ba mẹ không dạy tôi, bạn bè không dạy tôi,...
03 Tháng Sáu 2014(Xem: 11087)
Đây là một tác phẩm hiếm gặp, được biên soạn công phu bởi Thầy Thích Nhật Từ, thích hợp và cần thiết cho hầu hết các gia đình cư sĩ Việt Nam. Có thể nói, đây là một tuyển tập kinh cực kỳ quan trọng, vì nơi đây biên dịch lại tất cả những lời dạy thích nghi của Đức Phật để xây dựng một xã hội hòa hài, người người tôn trọng và yêu thương nhau, và trong tận cùng là xa lìa tham sân si để chứng ngộ Niết bàn.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 12777)
09 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9214)