● Sen Bát Nhã Trăng Lăng Già, Tường Vũ Anh Thy

07 Tháng Năm 201100:00(Xem: 8905)

TUYỂN TẬP TƯỞNG NIỆM 
CƯ SĨ TỊNH LIÊN NGHIÊM XUÂN HỒNG
Ban Biên Tập Thư Viện Hoa Sen

SEN BÁT NHÃ TRĂNG LĂNG GIÀ
Thay lời tựa
 Mật Tông và Kinh Đại Thừa
Tiểu-luận của Nghiêm Xuân Hồng (Ức Trai xuất bản 1986)

Hình như thế kỷ thứ 21 đang ú ớ cựa mình trên đỉnh Bắc cực và Nam cực của địa cầu.
Nhưng người ta có lẽ vẫn còn đắm đuối trong giấc ngủ nặng nề, trong ác mộng triền miên của thế kỷ 20. Trăng ở Mỹ châu đêm nay đang chiếu sáng như suốt về mấy ngàn mùa trăng xưa.
Đột nhiên ngồi nhớ bốn câu thơ của Thiền sư Huệ Sinh từ thế kỷ thứ 11 đời Lý:

tịch tịch Lăng Già nguyệt
không không độ hải chu
tri không không giác hữu
tam muội nhiệm thông châu

Đột nhiên dịch thành chữ Việt:

thuyền vượt biển có không không có
trăng Lăng Già lặng gió bao la
đã hay không có không là
luồng tam muội đã đi vào biển tâm
Trăng Lăng Gỉà hay trăng sơ huyền - hay trăng cổ độ - hay trăng lòng- trăng cõi - từ mấy ngàn năm xưa vẫn tịch nhiên là trăng bây giờ – và tức thị trăng thế kỷ 21. Chữ “tức thị” hiển lộ bài Bát Nhã Tâm Kinh trong lòng. Và bài Bát Nhã tức thị là lòng người vời vợi giữa thời gian, giữa không gian ta bà và tịnh độ.

Có tức thị không
Không tức thị có

và như lời thơ bát ngát ẩn mật của thiền sư Từ Đạo Hạnh thế kỷ thứ 12:

Tác hữu trần sa hữu
Vi không nhất thiết không
Hữu không như thủy nguyệt
Vật trước thị không không

Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không
Thử xem bóng nguyệt lòng sông
Ai hay không có có không là gì
(bản dịch của Phan Kế Bính)

Có lẽ Đạo Hạnh và Minh Không là hai thiền sư Mật Tông và Đại Thừa đã hiển lộ nhiều hóa thân hóa hiện nhất trong lịch sử Thiền Mật Tông và Đại Thừa Việt Nam. Sự tích của các ngài đều được chép trong chính sử. Tinh thần Mật Tông và Đại Thừa bao giờ cũng bàng bạc trong lịch sử thiền Việt -Nam, và Thiền Việt-Nam cũng bàng bạc trong lịch sử Việt-Nam từ đầu thế kỷ thứ 3 đến nay. Lịch sử ấy cũng là lịch sử của Lăng-Nghiêm và Bát-Nhã - của Trăng và Thuyền - Trăng và Sen - Sen và Lòng người . Trăng sáng tự nhiên, sen nở ngào ngạt, và lòng người thơm ngát vượt có không không có. Chính vì thế mà vua Lý Thái Tông viết được 2 câu thơ kỳ lạ:

Hạo hạo Lăng-Gìa-nguyệt
Phân phân Bát-Nhã-liên

toan dịch là:

Vầng trăng lồng lộng Lăng Già
Cánh sen Bát-Nhã chói lòa sắc không

Nhưng thật không nắm bắt được thần ý của vua. Trong kinh Lăng-Già (Sutamgama Sutra) mục Phật hỏi về viên-thông, thì có ngài Quán Thế Âm ra trình bày chỗ đắc viên thông của mình:

Tòng văn, tư, tu
Nhập sa-ma-đề

Bí quyết giản dị này ai cũng có thể theo được: “Hãy nghe, hãy nghĩ, hãy làm, thì nhập định”. Chữ “văn” là nghe, cũng phải hiểu như “kiến” là thấy, Nghe và Thấy có nghĩa lã sự vụ đó có thật, không dối (chân thực, bất hư.) Chữ “tư" là nghĩ, là nhớ, nhận, nhập. Chữ “tu" là quán chiếu, soi chiếu, thực hành, làm thành. Cả ba chữ có thể tóm lại 2 chữ “hành thâm” trong bài Kinh Lòng Bát Nhã Ba La Mật . Đây là khởi điểm của Mật Tông và Đại-Thừa. Không có “hành thâm” thì không có gì hết. Ngược lại, có “hành thâm” thì có tất cả Mật-Tông, Đại Thưà, Tiểu-Thừa. . .

Hơn 300 trang chữ nghĩa của cư sĩ Nghiêm Xuân Hồng trong tập tiểu luận về Kim Càng Thừa nhằm khai mơ’ ý nghĩa của hai chữ “hành thâm” đó. Chỉ khai mở thế thôi, còn có “hành thâm” hay không lại là tuỳ túc duyên của người đọc.

Những trang kinh Mật Tông và Đại Thừa đôi khi huyền hoặc như một đêm trăng sáng, bí ẩn như một nụ sen, và những hình bóng mơ hồ của vô lượng kiếp người lang thang ngoài núi rừng khe động, trong phố thị phồn hoa, đều chập chờn theo sương khói. . . Một chữ khởi đi là ngàn vạn chữ kêu gào. Cho nên ngòi bút cũng dễ lạc vào mê đồ ảo phố. Cái khó sẽ ló cái hay. 300 trang của cư sĩ vẫn thơ thẩn, nhẩn nha như một người đang bước trong vườn nhà. Không một bước quá chậm hay quá nhanh. Không một hơi thở nào được ghi nhận là khẩn cấp.

Trăng trên cao vẫn vằng vặc và sen trong hồ, hay sen trong lòng vẫn từ ái nở ra.

Hạo hạo Lăng Già nguyệt
Phân phân Bát Nhã liên

Hình như vầng trong đó, và đóa sen kia đã từ vô lượng thời gian xưa. . . từ thế kỷ thứ 3, thứ 4, thứ 11, thứ 12, thứ 20, hay thế kỷ thứ 21 đang ú ớ cựa minh trên bắc-cực. Và tâm thức kẻ lên đường là tấm lòng người viễn khách. Một lần đi là vĩnh viễn bước đi đến kỳ cùng cuộc lữ (hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa). Đến tột bờ mé vẫn hằng hằng mở phơi cứu độ không lời.

“Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.”

Tường Vũ Anh Thy,
San Jose, mùa trăng tháng 6/1986

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Giêng 2017(Xem: 4610)
14 Tháng Tư 2016(Xem: 5361)
Nền tảng của đạo Phật là Trí tuệ và tình yêu được bắt đầu từ đó. Ngày này có ai biết Phật dậy như thế nào về tình yêu không? Yêu thương theo phương pháp của đạo Phật là tình yêu từ bi hỉ xả, là hiểu biết và yêu thương.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 8964)
Từ xa xưa đã có hiện tượng cư sĩ tham gia tu tập Thiền, Tịnh Độ và học tập nghiên cứu Phật Học; nhưng thời cổ đại, việc cư sĩ tại gia học Phật là hành vi tự phát riêng lẻ, không có tổ chức đoàn thể đại chúng cùng tu tập.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 7231)
Sự hộ pháp của hàng cư sĩ thời Đức Phật đơn giản trong khi hiện tại đa dạng và phức tạp. Ngày xưa, cư sĩ chỉ hộ pháp bằng cách cúng dường thức ăn hay không gian tu tập nhỏ nào đó thì ngày nay họ phải cúng dường nhiều thứ theo nhu cầu thực tế.
17 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11681)
Hành trang tôi mang đi là gì nhỉ? Một cái tâm đầy rẫy những phiền muộn, lo lắng, sợ hãi, oán ghét, chối bỏ... Và cũng một mảnh tâm đó, tôi tràn ngập can đảm, quyết tâm và đương đầu. Trước lúc đi tôi có nói với một người bạn không hề biết mặt: "Tôi phải đi. Trường đại học không dạy tôi, ba mẹ không dạy tôi, bạn bè không dạy tôi,...
03 Tháng Sáu 2014(Xem: 11083)
Đây là một tác phẩm hiếm gặp, được biên soạn công phu bởi Thầy Thích Nhật Từ, thích hợp và cần thiết cho hầu hết các gia đình cư sĩ Việt Nam. Có thể nói, đây là một tuyển tập kinh cực kỳ quan trọng, vì nơi đây biên dịch lại tất cả những lời dạy thích nghi của Đức Phật để xây dựng một xã hội hòa hài, người người tôn trọng và yêu thương nhau, và trong tận cùng là xa lìa tham sân si để chứng ngộ Niết bàn.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 12768)
09 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9212)