Đừng Lạm Dụng Hai Chữ "Phương Tiện"! - Hoàng Độ

18 Tháng Hai 201200:00(Xem: 26549)

ĐỪNG LẠM DỤNG HAI CHỮ "PHƯƠNG TIỆN"!
Hoàng Độ

Nhìn cảnh tượng người ta chen lấn, giẫm đạp nhau để vào chùa làm lễ “dâng sao giải hạn” ở chùa Phúc Khánh (Hà Nội) tối 14 tháng Giêng vừa rồi và những cảnh chen lấn ở các lễ hội mà không khỏi ngao ngán!

blank

"Dâng sao giải hạn" xâm thực vào một số chùa chiền - Ảnh: ĐVO

Cầu an đầu năm cho bản thân và gia đình là nhu cầu tâm linh chính đáng, cần tôn trọng, nhất là trong xã hội hiện nay. Cuộc sống vốn không có gì chắc chắn lại chồng chất thêm nhiều sự lo lắng vì đời sống kinh tế quá bấp bênh, con người càng ngày càng có nhiều nỗi lo sợ hơn. Để yên tâm, và theo niềm tin “lan truyền” từ người này qua người khác, từ đời này sang đời sau, người ta tìm đến các chùa để làm lễ cầu an, dâng sao giải hạn…

Cũng chưa bao giờ một số chùa lại lạm dụng giáo lý “tùy thuận chúng sinh” như hiện nay. Trước nhiều phản ánh của dư luận, những thắc mắc của bạn đọc là Phật tử, phóng viên Giác Ngộ đã thực tế nhiều chùa cả ba miền Bắc, Trung, Nam và nhận thấy điều đáng buồn là một số chùa đã bày biện việc tổ chức lễ “dâng sao giải hạn” (vốn không phù hợp với giáo lý Nhân quả, Nghiệp báo mà Đức Phật đã dạy) một cách công khai bằng các bảng niêm yết “cách tính sao”, “thời khóa các lễ dâng sao giải hạn”… Một số phản ánh cho biết các hoạt động này có thu phí dưới dạng “phiếu công đức”.

Tùy duyên để thức tỉnh con người theo tinh thần từ bi và trí tuệ là điều đúng. Nhưng “phương tiện” đến mức làm cho nhiều người rơi vào “thiên la địa võng” của thế giới mệnh danh là “tâm linh” mơ mơ hồ hồ, hiểu sai về Phật giáo thì đó là sự lạm dụng giáo lý này một cách thái quá.

Báo chí đã phản ánh sự ta thán của nhiều người. “Giải hạn” nhưng nạn vẫn cứ đến, nửa tin nửa ngờ vào những điều mà mình không thể nhận thức, biết được. Nhưng không đi “dâng sao giải hạn” thì lòng cảm thấy… không an! Để có được một cảm giác “bình an” cho bản thân và gia đình mình như thế, nên người ta sẵn sàng xô đẩy, chen lấn, nhịn đói, chịu rét để tranh một chỗ ngồi ở nơi mà người ta cũng nghe “đồn” là… thiêng liêng!

Hàng ngàn lượt người đã đến đăng ký như thể cảnh tượng mua bán bên ngoài thế tục, không một lời dẫn giải khuyến tấn sự ý thức trách nhiệm với suy nghĩ, lời nói và hành vi của mỗi cá nhân, làm việc phước đức, cải thiện nghiệp xấu, hướng đến nhân cách tương đối giữa đời sống này. “Dâng sao giải hạn”, cuối cùng cũng chỉ là cầu sự bình an. Đó là nhu cầu có thật (nếu không muốn nói là rất nhiều) nhưng nhà chùa không thể đáp ứng tâm lý ấy bằng cách “phương tiện” một chiều như thế.

Giá mà các chùa “phương tiện” số đông với nhu cầu cầu an kiểu đó, tổ chức các buổi thuyết giảng, phần nào thức tỉnh con người, hướng dẫn họ dần dần có nhận thức đúng hơn, phù hợp với quan điểm Phật giáo, gần gũi với đức tin theo Chánh pháp và đời sống hiện đại. Đồng thời qua đó, hướng dẫn con người điều chỉnh hành vi, có những ứng xử phù hợp nơi chốn tôn nghiêm cũng như trong đời sống hàng ngày bằng các tài liệu Phật pháp nhỏ, dễ đọc, dễ hiểu…

Được biết, đây không phải là điều mới mẻ, mà đã được thực hiện từ lâu, từ thời kỳ chấn hưng Phật giáo, đặc biệt là qua các bậc danh tăng ở miền Bắc như các ngài Tố Liên, Trí Hải, Thiều Chửu ở những năm giữa thế kỷ XX… Và đây cũng không phải là điều “hão huyền” ở hiện tại, vì một số chùa đã kiên nhẫn thực hiện, bước đầu đã có dấu hiệu rất tốt, điều chỉnh hành vi do bắt chước của người dân đến chùa lễ Phật, cầu nguyện, đặc biệt là trong các ngày trọng lễ như Tết, rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy.

Xin hãy vận dụng đúng nghĩa thâm diệu của giáo lý “phương tiện”, và xin đừng lạm dụng hai chữ này!

Dâng sao giải hạn - TTV
Cúng Sao Giải Hạn - Hoàng Liên Tâm

Hoàng Độ

Châu Thanh Xuân (108 Tân Hòa Đông F.14 Q.6, chau_thanh_xuan190193@yahoo.com):

Xin chào quý báo,

Tôi rất đồng tình với bài báo trên, nó phản ánh phần nào về các hiện tượng cúng sao giải hạn ở phần lớn các chùa ở nước ta. Tôi là một Phật tử, mà tôi nghĩ Phật tử phải ý thức giáo lý nhân quả, biết được thế nào là phước thế nào là tội và biết cách tu tập để chuyển hóa nghiệp xấu. Tôi không bao giờ có ý nghĩ là cúng sao giải hạn là hết tội - nghiệp xấu đã tạo nay chịu quả báo.

Tôi cũng khuyến khích giải thích cho các bạn đồng tu cũng như gia đình nên bỏ những niềm tin vô căn cứ này, và thay vào đó hãy nên học tập kinh điển, làm các việc lành tự mình chuyển hóa cho bản thân mình thì hay hơn. Chính vì suy nghĩ đó nên tôi thường hay xin phép thầy trụ trì chùa mà tôi đang sinh hoạt nên bỏ đi các tục cúng sao giải hạn này đi thay vào đó là các lớp giảng hay là một hoạt động nào đó cho người ta hiểu hơn về việc cúng sao là lãng phí, không hay, mà nên tu tập cũng như là thực hành theo đúng chánh pháp, nhưng thầy tôi nói một câu mà tôi nghĩ là không biết đúng hay sai, thầy nói: "Nhờ có cúng như vậy thì mới có tiền để lo các khoản chi phí điện nước sinh hoạt hàng ngày của chùa. Trăm thứ cái gì cũng tiền, nếu bỏ cúng sao giải hạn thì e là không hợp lý, nhưng dù sao đó cũng là phương tiện cho người ta hướng tâm vào điều thiện không làm các điều ác, và cũng tránh bị lừa gạt tiền mất tật mang vì tin theo thuyết họa phước vu vơ của bói toán." Các chùa lớn có điều kiện kinh tế tốt thì không nói gì nhưng một số chùa có điều kiện kinh tế kém mà chúng thì lại đông, thì việc cúng sao này cũng giúp trang trải một số khoản phí để lo cho chùa.

Đúng là vấn đề nan giải. Nhưng thiết nghĩ cần có biện pháp nào đó tích cực hơn để thay đổi được vấn nạn trên?

(Giác Ngộ)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11573)
Người tu nên dừng lại. Con thành tâm và xin 1 lần nữa được sám hối trước Tam Bảo khi nói điều này. Người xuất sỹ nên và cần rũ bỏ hào nhoáng bên ngoài. Chạy theo xe cộ, điện thoại, chùa to, Phật lớn,… là không đúng. Nhứng thứ đó Đức Thế Tôn không cần. Phật muốn người tu sỹ đặt Phật trong trái tim của mình. Cần xây những ngôi chùa trong trái tim của mình, trong tâm của mình.
21 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11858)
là tăng sĩ theo Phật giáo đại thừa mà vẫn chưa ăn chay được là một thiếu sót về văn hóa ẩm thực, cần phải nỗ lực khắc phục để vượt qua. Vì thế, không thể nói rằng, đức Phật không cấm ăn mặn trong Phật giáo nguyên thủy nên tăng sĩ theo đại thừa được quyền ăn mặn
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6086)
Bài nghiên cứu của tác giả Trần Hồng Liên đã phản ánh thực trạng có vấn đề “chuyển đổi tôn giáo từ Phật giáo Nam tông sang Tin Lành đã và đang gây ra bất ổn định xã hội”. Vấn đề chuyển đổi tôn giáo lẽ thường chỉ xảy ra ở các đô thị lớn nhưng lại xảy ra ở một khu vực tưởng chừng như bất khả xâm phạm của Phật giáo ở Việt Nam. Đây cũng là gióng lên một tiếng chuông cảnh báo cho giới Phật giáo, nhất là các nhà lãnh đạo Phật giáo từ trung ương đến địa phương.
03 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5046)
Thiết nghĩ,một người phật tử học phật chân chính nên dùng lòng từ bi và trí tuệ của mình để tìm hiểu quán chiếu và không nên có những phán xét tùy tiện…chính sự phán xét đó, dù vô tình hay cố ý, sẽ khiến Phật giáo chia rẽ mất đoàn kết,phá vỡ sự hòa hợp của tăng đoàn
22 Tháng Mười 2015(Xem: 8005)
Nói cách khác cho đến thời điểm hiện nay chỉ có hai tháp xá lợi Phật được khai quật là Ca Tỳ La Vệ và Tỳ Xá Li là đang còn. Xá lợi được truyền bá tại Miến Điện, Tây Tạng, Thái Lan, Lào, Campuchia chỉ là Xá lợi niềm tin vì chưa được giám định ADN, xác định gen di truyền và chưa kiểm định C14 để xác định niên đại. Xá lợi niềm tin thì không có gì để tin được.
21 Tháng Mười 2015(Xem: 22510)
Trong số những bài góp ý liên quan đến bài "Về Tôn Xưng "Pháp Vương", chúng tôi nhận thấy cần post lên đây hai bài đáng quan tâm đến vấn đề: một bài gần như đồng quan điểm với những lời phát biểu của quý Hòa thượng lãnh đạo cấp cao Trung Ương Giáo Hội (bài của GSTS. Trần Kiêm Đoàn) và bài kia, dù được loan tải trên kênh chính thức của giáo hội nhưng lại có những quan điểm trái chiều (bài của Cư sĩ Giới Minh)
11 Tháng Mười 2015(Xem: 29245)
Hiện tại pháp môn niệm Phật đang rất phổ biến tại Việt Nam cũng như Trung Quốc và Đài Loan. Thượng tọa cũng đã giải thích, để được về Tây phương thì phải loại trừ tham, sân, si, còn đối với một người xuất gia muốn đạt được đến sự giải thoát chắc chắn phải tu tập giới-định-tuệ. Kinh A-di-đà có nói đến cảnh giới Tây phương cực lạc. Con muốn hỏi: Đức Phật A-di-đà có hay không, và khi niệm danh hiệu Đức Phật A-di-đà thì có được sanh về thế giới Tây phương hay không?
08 Tháng Mười 2015(Xem: 9130)
Sau khi bài viết “Chùa chết” của tôi được nhiều bạn đọc được, tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi. Thành tâm biết ơn sư quan tâm của các bạn. Nay tôi quyết định đi sâu thêm 1 chút nữa, chỉ 1 chút và động đến 1 góc nhỏ thôi ạ. Chuyện chùa chết thì đã rõ. Nhưng ai là người giết chùa.
03 Tháng Mười 2015(Xem: 8376)
Tôi nhận được email, nhắn tin, điện thoại mỗi ngày. Nhiều lắm. Trong số đó có những thắc mắc, những trăn trở và đây là một trong rất nhiều số đó. “Con xin phép hỏi thầy 1 câu ạ: các nhà sư khi xuất gia (đã thành đại đức và là trụ trì 1 ngôi chùa) thì có được phép ăn mặn và uống rượu bia không ạ. Vì con có tìm hiểu và biết rằng Phập Pháp rất tốt cho bản thân con và những người xung quanh nên con có tham gia 1 câu lạc bộ Phật tử ở tỉnh Nam Định (quê con ạ) và có theo 1 thầy đại đức. Nhưng hóa ra con mới biết là thầy không ăn chay mà cũng thi thoảng uống rượu, bia. Theo thầy Hùng thì con có nên theo thầy đại đức này không ạ?”
30 Tháng Chín 2015(Xem: 7731)
Phật giáo Việt Nam cần phải có những bước đi cụ thể gì để thoát khỏi ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc, quay lại với đạo Phật có nguồn gốc lịch sử sâu đậm?