Tổ Chức Sự Kiện Nick Vucijic Và Lễ Phật Đản

18 Tháng Sáu 201300:00(Xem: 7006)

TỔ CHỨC SỰ KIỆN NICK VUCIJIC VÀ LỄ PHẬT ĐẢN
Minh Thạnh

blankTại Việt Nam, sự kiện đón rước, giao lưu với Nick Vucijic, “nhà truyền bá phúc âm và nhà diễn thuyết truyền động lực” (theo Wikipedia tiếng Việt) và lễ Phật đản PL 25557 – DL 2013 đã được tổ chức gần như vào một thời điểm. Vì vậy, phát sinh so sánh việc tổ chức sự kiện là một điều tất yếu.

Dưới đây là nội dung so sánh việc tổ chức sự kiện đón rước và giao lưu Nick Vucijic với việc tổ chức lễ Phật đản tại TPHCM, để qua đó thấy rằng kỹ thuật dùng trong tổ chức sự kiện lễ Phật đản tại TPHCM đã rất sai lầm, đáng tiếc, với mong muốn điều như thế sẽ không lặp lại trong tương lai.

1) Tổ chức sự kiện Nick Vucijic tại Việt Nam

Wikipedia tiếng Anh giới thiệu Nick Vucijic là một evangelist (mục đích của evangelist là cải đạo – “with the object of conversion” - wikipedia), Wikipedia tiếng Việt gọi là “nhà truyền bá phúc âm”.

Vì vậy, các buổi diễn thuyết của Nick Vucijic, kết thúc bằng buổi “làm chứng” tại nhà thờ Tin Lành Gia Định, đều là truyền giảng tôn giáo, thể hiện dưới những dạng thức khác nhau theo kỹ thuật truyền thông, đạt đến mức hết sức tinh vi (chúng tôi sẽ có các bài tìm hiểu riêng từ góc nhìn truyền thông).

Sự kiện tôn giáo này diễn biến theo 2 hướng, tại nhà thờ phục vụ cho số ít người theo đạo, xác định tư cách, tính chất truyền giáo, và phục vụ đông đảo khán thính giả, chủ yếu là thanh thiếu niên, trình bày tôn giáo dưới một dạng khác, tại 2 sân vận động lớn nhất nước, sân quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội và sân Thống Nhất, TPHCM.

Hướng tổ chức tại sân vận động, và chọn sân vận động lớn nhất, trung tâm, là điều các tôn giáo ngoài Phật giáo hướng đến, và thực tế đã đạt đến bằng nhiều dạng tổ chức, qua những biểu hiện hết sức khéo léo.

Với sân vận động, số người đến nghe diễn thuyết từ evangelist sẽ lên đến con số 20.000 – 25.000 người. Sóng truyền hình quốc gia VTV1 và VTV6 sẽ nâng con số người dự khán lên hàng triệu người.

Kịch bản chương trình, tổ chức không gian các buổi diễn thuyết của Nick Vucijic ở sân vận động cũng hết sức tinh vi, và tất nhiên đạt hiệu quả rất cao. Không gian nhiều mặt khán đài của sân vận động được tận dụng tối đa, vì vậy bục diễn thuyết mở ra 3 phía với cấu trúc hình tròn (dành một phía phông chiếu hình ảnh video). Do vậy, tính giao lưu tương tác từ diễn giả đến cử tọa mở rộng, cả về phẩm chất lẫn số lượng người. Điều dễ thấy là phần lớn hình ảnh Nick Vucijic thu qua các camera đều có hậu cảnh là đông đảo khán thính giả. Nhìn toàn cảnh đó là một vòng tròn người vĩ đại vây quanh Nick Vucijic, lấy tâm điểm là Nick Vucijic, hướng về Nick Vucijic. Tất cả hoạt động khác của buổi diễn thuyết đều theo tổ chức không gian người vây quanh Nick Vucijic, tập trung về Nick Vucijic như thế.

2) Tổ chức sự kiện lễ Phật đản tại TPHCM

Lễ Phật đản tại TPHCM, gần như cùng thời điểm Nick Vucijic đến Việt Nam, đã được tổ chức với tư duy hoàn toàn ngược lại.

Một đàng tìm đến những sân vận động lớn trung tâm (vượt hẳn sân vận động mà Phật giáo TPHCM đã từng tổ chức lễ Phật đản là sân vận động Quân khu 7), một đàng rút về bên trong cơ sở tôn giáo, mà lại hướng ra cơ sở tôn giáo xa khu trung tâm.

Về mặt tổ chức sự kiện, một lựa chọn địa điểm như trong tổ chức lễ Phật đản tại TPHCM rõ ràng là không khôn ngoan, thiển cận và thiếu trách nhiệm, bộc lộ sự kém cỏi của những người tổ chức sự kiện.

Tuy nhiên, điều đáng nói nhất là so sánh tổ chức không gian sự kiện.

Lễ Phật đản TPHCM năm 2013 được tổ chức đồng thời 2 vị trí: tiền sảnh trên lầu chùa Phổ Quang và sân mặt trước chùa Phổ Quang.

Với đặc điểm như thế của địa điểm tổ chức, không gian lễ Phật đản tại TPHCM bị cắt làm 2 phần.

Phần trên lầu với chư tôn giáo phẩm chủ trì buổi lễ và một số ít quan khách cao cấp, chỉ khoảng 90 người trở lại.

Phần sân trước chùa gồm số đông tăng ni Phật tử còn lại.

Chênh lệch 2 bên là một tầng lầu, nên ở một phần diện tích lớn là không nhìn thấy được nhau, như ở 2 không gian tách biệt, phải dùng một màn hình video. Hầu hết người đến dự lễ theo dõi buổi lễ qua… màn hình (!)

Nếu ở trường hợp Nick nói bên trên, đa số hình ảnh truyền hình đều có hậu cảnh đông đảo người tham dự, thì ở lễ Phật đản DL 2013 tại chùa Phổ Quang, hậu cảnh phía sau chư tơn đức chủ trì và khách mời cao cấp sẽ là… trời mây, vì mấy chục người làm tế lễ ngoài sân trên lầu. Còn số đông người dự lễ dưới đất như làm lễ trước màn hình chiếu phim.

Một đàng phá tung giới hạn 2 bên đối diện của không gian sự kiện, tạo thành một không gian duy nhất, đồng tâm, hướng về một tiêu điểm, tôn cao diễn giả, tăng tính kết nối, giao lưu, tương tác giữa diễn giả/người nghe. Một đàng thì chia cắt không gian sự kiện làm hai bằng độ lệch tầng, loại trừ số lượng đông đảo người tham dự ra khỏi sự kiện, buộc họ phải theo dõi gián tiếp qua màn hình TV. Còn những người quan trọng nhất của buổi lễ, thì chừng như mấy chục người làm lễ với nhau, nhìn quanh không thấy quần chúng đâu cả.

Trong truyền hình, không gian sự kiện bị chia cắt bằng độ lệch tầng, phần lớn vị trí không nhìn thấy nhau như vậy, rất khó cho đạo diễn. Vì có thể trừ một camera thu hình ảnh toàn cảnh có thể cho thấy “dường như” có lễ ở tiền sảnh trên lầu, còn thì các hình ảnh thu ở 2 nơi, dù xen kẽ với nhau, vẫn cho thấy thu ở 2 vị trí hoàn toàn khác nhau.

Một đàng thì tổ chức không gian sự kiện để tăng tính liên thông, giao lưu. Một đàng thì đặt đường đứt gãy bằng phân tầng ngay giữa không gian sự kiện, cắt cuộc lễ làm 2, làm cuộc lễ đã ít người càng trở nên ít người một cách biểu kiến.

Một bạn đọc nêu ý kiến: “Năm nay lễ Phật đản 2557 chùa Phổ Quang làm trên cao (sân thượng), khi cử hành lễ, các đơn vị, phái đoàn dự lễ, tất cả đều ngồi, đứng ở dưới đất, Hòa thượng Thích Đức Nghiệp đọc Thông điệp Phật đản, HT Thích Trí Quảng đọc Diễn văn chào mừng Phật đản, rồi chính quyền phát biểu, mọi người chẳng thấy mặt mũi ở đâu? Chỉ nghe tiếng nói phát trên loa, như băng ghi âm phát lại! Thật buồn cười!”. Đây là hệ quả tất nhiên của việc chia cắt không gian sự kiện.

Làm như vậy là phá hỏng cuộc lễ. Nếu vì lý do bất khả kháng, chẳng đặng đừng thì mới như vậy. Những năm 1980, 1981, do không có lễ đài Phật đản lộ thiên trên lề đường trước chùa Ấn Quang, nên chỉ có chư vị tôn đức tăng ni hành lễ trên chính điện, Phật tử phải đứng dưới sân chùa, cũng là tình trạng “mọi người chẳng thấy mặt mũi ở đâu!” này. Nhưng đó là việc do nguyên nhân khách quan, rất đáng tiếc ở hơn 30 năm trước.

Không ngờ đến giờ, do trình độ kém, mà lại tái diễn việc cũ.

Yếu tố về trình độ tổ chức sự kiện lại không chỉ là chuyện đặc biệt ở TPHCM. Truyền hình An Viên phủ sóng vệ tinh cả nước và khu vực Đông Nam Á. Cả nước và nước ngoài nhìn thấy cảnh tổ chức lễ Phật đản chia cắt không gian như thế, thì còn ra gì Phật giáo TPHCM?

Việc người chủ trì lễ đứng trên lầu cao cũng là việc vẫn thấy, nhưng bao giờ cũng đứng, hướng về phía đại chúng để tạo không gian lễ thống nhất. Không bao giờ có việc trên cao ngồi ghế quay ngang, trên không thấy dưới, dưới không thấy trên, tạo thành 2 không gian riêng rẽ như lễ Phật đản năm nay tại TPHCM.

So sánh việc tổ chức 2 sự kiện như thế tại Việt Nam mới đây, thì thấy quả thật đáng buồn cho Phật giáo TPHCM. Đặt cạnh một chuỗi sự kiện có tính chất tôn giáo được tổ chức một cách khéo léo, tinh vi, khôn ngoan, nhiều thâm ý như sự kiện Nick Vucijic tại Việt Nam, càng thấy sự yếu kém về trình độ của Phật giáo TPHCM bộc lộ rõ nét hơn bội phần.

Mong rằng lỗi trình độ trong tổ chức sự kiện này được Phật giáo TPHCM rút kinh nghiệp, để không gây ảnh hưởng không hay đến việc tổ chức lễ Phật đản những năm sau. Nếu không có tầm nhìn hướng tới sân vận động thì thôi, không nên đưa lễ Phật đản vào vị trí ngõ cụt, rồi bẻ gãy cuộc lễ bằng một đường đứt gãy trong tổ chức không gian sự kiện như thế!

Minh Thạnh
(Phật Tử Việt Nam)

Xem thêm:
TP.HCM: TRANG NGHIÊM ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2557 - 2013

____________________________________________________________________________________________

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ

vu nick 07/06/2013 21:48:36

Lễ PhậT Đản và kỉ niệm 50 năm Bồ Tát Quảng Đức thì có một vài báo đài nói vài câu . Còn nick vu truyền đạo tin lành cho của họ thì báo đài cả nước đăng rùm beng cả nước . Thật không hiểu ông Phật tử tôn hoa sen nghĩ sao mà mời ông nick vu về VN truyền đạo cho dân VN và Phật Tử .Hãy nhìn trên Youtube Nick vu thì rất nhiều người ngày cả người Phật Tử làm clip quãng bá cho nick vu...truyền đạoca ngợi chúa trời của họ. Còn lễ Phật Đản thì không thâý clip nào trên Youtube .

lienhoasacvang 08/06/2013 23:09:32
Tại sao Ông Lê Phước Vũ Tổng Giám Đốc tập đoàn tôn Hoa Sen Lại giám liều chơi sang bỏ ra 36 tỷ VND để mời Nick Vucijic là một tín đồ Tôn Giáo Tin Lành đến để giảng đạo và nhằm tìm cơ hội để cải đạo tín đồ ở Việt Nam sao trong khi đó nó đang cải đạo gần hết rồi ông không thấy hay sao vậy? mà còn đưa giặt vào nhà mình thế? sao ông là tìn đồ thuần thành Phật Giáo không làm mạnh Phật Giáo mà đi ủng hộ tin lành chẳng lẽ ông đang bị tin lành nó mua chuột rủ rê hay sao rồi để cho tiến gần vào Việt Nam hỷ hại nền giáo dục đạo đức chúng ta a? vậy mong Bác Minh Thanh nên cần có nhiều bài viết đề cập đến vấn đề này

chánhkhai 07/06/2013 23:49:07
Tôi hơi thấy hơi lạ là sao ngày trước giải phóng,Quý Tăng Ni không có nhiều bằng cấp Tiến sỹ Phật học lẫn thế học như hôm nay mà tổ chức lễ Phật đản rất quy mô và các vị rất yêu Đạo Pháp sẵn sàng hy sinh cho đạo pháp. Hôm nay GHPGVN có hàng trăm Tăng Ni tốt nghiệp thạc sỹ ,tiến sỹ ,cử nhân...ở trong nước lẫn nước ngoài ,vậy mà kỹ năng tổ chức sự kiện ,tổ chức lễ ,hình thành các phương án ,hành động...ra sao để nhằm giúp Phật tử đến gần với Phật Đản-gần với lời dạy của Phật trở thành một con người đạo đức hơn.Tôi nghĩ Quý vị với tấm bằng đó cũng nắm rõ!!!.Vậy sao mà Lễ Phật Đản tại thành phố đông dân ,đông Phật tử nhất của cả nước ,ngày càng đi xuống. Tất cả những vị tham mưu cho Lãnh Đạo GHPGVN TP HCM lại không thực hành hạnh lắng nghe lời góp ý của Phật tử để Lễ Phật Đản chưa xứng tầm với Thực lực của Tăng NI Phật tử thành phố HCM.Thiệt là đáng buồn.

Lăng nghiêm 08/06/2013 08:45:36
Lễ giáng sinh ,phục sinh,lễ bầu và đăng quang giáo hoàng...đều được khắp báo chí và đài truyền thông đăng tải hoạt động khắp nơi trên thế giới còn Phật Đản chỉ đưa lước qua các nơi như Hà nội ,Huế,Đà nẵng,Cần thơ.Đại lễ VESAK LHQ tại Thái,và lễ Phật Đản tại các nước hầu như KHÔNG thấy đưa tin cả nào cả!?

minh ngọc 08/06/2013 13:17:50
Cảm ơn tác giả Minh Thạnh đã có bài so sánh hai sự kiện vừa qua. Thật buồn vì Bụt chùa nhà không thiêng bằng "Chúa" đến từ Úc. Tổ chức tuần lễ Phật đản không thể nào trúng đậm "kiếm 108 tỷ trong một tuần" nên người ta thờ ơ, không quan tâm, không đầu tư cho ngày Phật đản. Người ta cũng biết chọn nơi nào để đầu tư, thu lợi. Như vậy, ai có thể nói là "không khôn ngoan"? Và tầm nhìn, trình độ của người đi khắp nơi trên thế giới diễn thuyết sẽ khác xa tầm nhìn, trình độ, năng lực của người chỉ quanh quẩn trong bốn bức tường cuối con hẻm cụt. Điều này cũng dễ hiểu, bình thường thôi, càng so sánh càng khập khiễng.

chánhkhai 10/06/2013 00:47:49
Tôi thấy Chú MT nói đúng và rất nhiệt tâm với lễ Phật Đản.Xin bổ sung thêm là lễ tổ chức ở Phổ Quang không vui và hoành tráng như ở Chùa Vĩnh Nghiêm .Vì ở đây không thấy hài hàng Tăng Ni sinh và các anh chị em GĐPT đứng dự rất đẹp như ỡ VN .MOng rằng Ban tổ chức lễ PĐ năm sau cố gắng thay đổi địa điểm thích hợp như ý kiến bấy lâu nay của chú MT.

Lo Lắng 12/06/2013 00:11:31
Các bạn ơi ! Mình được biết có một vị Chánh Đaị diện PG nhiều năm liền ở huyện TĐ thường hay phát biểu thẳng thắn nhiệt tình trong các cuộc họp của Thành hội PG TP HCM và gia đình Hòa thượng là gia đình Cách (các anh chị em đều là liệt sỹ chỉ còn 1 mìmh Hòa thượng là tu sỹ )và có hai bà mẹ là Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng .Vậy mà vì lý do bất khả kháng buộc Ngài phải từ nhiệm,dù năng lực vẫn tràn đầy (HT hơn 60 tuổi).Tôi nhớ không lầm Thầy là người dẫn đầu trong đoàn diễu hành xe hoa sau giải phóng nắm 1985.Thầy rất có nhiệt tâm trong việc khôi phục diễu xe hoa của PG huyện nhà nói riêng và TP nói chung.THế nên năm nay HT không còn là Chánh Đaị diện thì PG huyện nhà cũng không có làm nổi một chiếc xe hoa mừng Phật Đản ,thật đáng tiếc!

Quảng Trí 15/06/2013 16:46:24
Đức Phật đã biết trước rồi, con sư tử sẽ bị giết bởi con vi trùng nếu chúng ta không biết điều này sẽ là một tai họa cho Phật Giáo không những tại VN mà của toàn cầu.




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11573)
Người tu nên dừng lại. Con thành tâm và xin 1 lần nữa được sám hối trước Tam Bảo khi nói điều này. Người xuất sỹ nên và cần rũ bỏ hào nhoáng bên ngoài. Chạy theo xe cộ, điện thoại, chùa to, Phật lớn,… là không đúng. Nhứng thứ đó Đức Thế Tôn không cần. Phật muốn người tu sỹ đặt Phật trong trái tim của mình. Cần xây những ngôi chùa trong trái tim của mình, trong tâm của mình.
21 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11858)
là tăng sĩ theo Phật giáo đại thừa mà vẫn chưa ăn chay được là một thiếu sót về văn hóa ẩm thực, cần phải nỗ lực khắc phục để vượt qua. Vì thế, không thể nói rằng, đức Phật không cấm ăn mặn trong Phật giáo nguyên thủy nên tăng sĩ theo đại thừa được quyền ăn mặn
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6087)
Bài nghiên cứu của tác giả Trần Hồng Liên đã phản ánh thực trạng có vấn đề “chuyển đổi tôn giáo từ Phật giáo Nam tông sang Tin Lành đã và đang gây ra bất ổn định xã hội”. Vấn đề chuyển đổi tôn giáo lẽ thường chỉ xảy ra ở các đô thị lớn nhưng lại xảy ra ở một khu vực tưởng chừng như bất khả xâm phạm của Phật giáo ở Việt Nam. Đây cũng là gióng lên một tiếng chuông cảnh báo cho giới Phật giáo, nhất là các nhà lãnh đạo Phật giáo từ trung ương đến địa phương.
03 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5046)
Thiết nghĩ,một người phật tử học phật chân chính nên dùng lòng từ bi và trí tuệ của mình để tìm hiểu quán chiếu và không nên có những phán xét tùy tiện…chính sự phán xét đó, dù vô tình hay cố ý, sẽ khiến Phật giáo chia rẽ mất đoàn kết,phá vỡ sự hòa hợp của tăng đoàn
22 Tháng Mười 2015(Xem: 8005)
Nói cách khác cho đến thời điểm hiện nay chỉ có hai tháp xá lợi Phật được khai quật là Ca Tỳ La Vệ và Tỳ Xá Li là đang còn. Xá lợi được truyền bá tại Miến Điện, Tây Tạng, Thái Lan, Lào, Campuchia chỉ là Xá lợi niềm tin vì chưa được giám định ADN, xác định gen di truyền và chưa kiểm định C14 để xác định niên đại. Xá lợi niềm tin thì không có gì để tin được.
21 Tháng Mười 2015(Xem: 22511)
Trong số những bài góp ý liên quan đến bài "Về Tôn Xưng "Pháp Vương", chúng tôi nhận thấy cần post lên đây hai bài đáng quan tâm đến vấn đề: một bài gần như đồng quan điểm với những lời phát biểu của quý Hòa thượng lãnh đạo cấp cao Trung Ương Giáo Hội (bài của GSTS. Trần Kiêm Đoàn) và bài kia, dù được loan tải trên kênh chính thức của giáo hội nhưng lại có những quan điểm trái chiều (bài của Cư sĩ Giới Minh)
11 Tháng Mười 2015(Xem: 29246)
Hiện tại pháp môn niệm Phật đang rất phổ biến tại Việt Nam cũng như Trung Quốc và Đài Loan. Thượng tọa cũng đã giải thích, để được về Tây phương thì phải loại trừ tham, sân, si, còn đối với một người xuất gia muốn đạt được đến sự giải thoát chắc chắn phải tu tập giới-định-tuệ. Kinh A-di-đà có nói đến cảnh giới Tây phương cực lạc. Con muốn hỏi: Đức Phật A-di-đà có hay không, và khi niệm danh hiệu Đức Phật A-di-đà thì có được sanh về thế giới Tây phương hay không?
08 Tháng Mười 2015(Xem: 9130)
Sau khi bài viết “Chùa chết” của tôi được nhiều bạn đọc được, tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi. Thành tâm biết ơn sư quan tâm của các bạn. Nay tôi quyết định đi sâu thêm 1 chút nữa, chỉ 1 chút và động đến 1 góc nhỏ thôi ạ. Chuyện chùa chết thì đã rõ. Nhưng ai là người giết chùa.
03 Tháng Mười 2015(Xem: 8376)
Tôi nhận được email, nhắn tin, điện thoại mỗi ngày. Nhiều lắm. Trong số đó có những thắc mắc, những trăn trở và đây là một trong rất nhiều số đó. “Con xin phép hỏi thầy 1 câu ạ: các nhà sư khi xuất gia (đã thành đại đức và là trụ trì 1 ngôi chùa) thì có được phép ăn mặn và uống rượu bia không ạ. Vì con có tìm hiểu và biết rằng Phập Pháp rất tốt cho bản thân con và những người xung quanh nên con có tham gia 1 câu lạc bộ Phật tử ở tỉnh Nam Định (quê con ạ) và có theo 1 thầy đại đức. Nhưng hóa ra con mới biết là thầy không ăn chay mà cũng thi thoảng uống rượu, bia. Theo thầy Hùng thì con có nên theo thầy đại đức này không ạ?”
30 Tháng Chín 2015(Xem: 7732)
Phật giáo Việt Nam cần phải có những bước đi cụ thể gì để thoát khỏi ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc, quay lại với đạo Phật có nguồn gốc lịch sử sâu đậm?