Lớn & lớn

20 Tháng Sáu 201515:45(Xem: 6014)

LỚN & LỚN
Mặc Phương Tử

 

Mật độ con người trên thế giới hiện nay mỗi lúc một tăng lên dần, nên tất cả những nhu cầu cho đời sống con người từ nhiều phía, nhằm để cung ứng phục vụ, như : sự ăn, mặc, ở, bệnh, các phuơng tiện đi lại, các phương tiện thông tin khoa học, các thông tin tri thức nhân sinh và vũ trụ.v.v… Trong đó, vấn đề nhu cầu tín ngưỡng tâm linh, hiện hóa vào cuộc sống của con người qua mọi hình thức biểu tượng, cho niềm tin và ước nguyện cũng cần phải thực hiện đến.

Từ xu hướng đó, đã hơn nhiều thập kỷ nay, trong cũng như ngoài nước, không ngừng phát triển những cơ sở vật chất (thuộc lảnh vực tôn giáo) và những hình tượng tín ngưỡng tôn thờ, ngoài việc đáp ứng nhu cầu trên, thậm chí còn có ý hơn thua, so sánh bởi công trình lớn nhỏ với nhau, và xem đó như là sự thành công, tự mãn của mình từ những cái lớn hay lớn nhất hiện nay.

Đành rằng : hình thức qua biểu tượng tín ngưỡng ít nhiều cũng giúp cho con người có sự tín tâm chân chánh, nhận ra sự nguy hại, sự tội lỗi của lòng tham ác do chính con người. Đạo lý Đức Phật và chư Bồ Tát… không dành cho một ước nguyện tư kỷ riêng ai, mà chỉ giúp cho một bản đồ lộ trình đưa đến đạo lộ tình thương, yên vui, hạnh phúc, trí tuệ, chân thật bền vững lâu dài.

Đức Phật nêu ra 2 vấn đề, để con người tự chọn lấy; “…Do VÔ MINH đi trước, làm cho đạt được các pháp BẤT THIỆN, tiếp theo là không xấu hổ, không hổ thẹn và sợ hải”. Thế nhưng; “ Do MINH đi trước, làm cho đạt được các pháp THIỆN, tiếp theo là có hổ thẹn và sợ hải…” (Kinh Tiểu Bộ 2, chương 2).

Xét thấy, nếu chỉ y cứ vào niềm tin bởi một biểu tượng nào đó, trong khi ấy không có sự tu tập, không có sự chuyển hóa thân tâm, không hiểu pháp của bậc Thánh, không nhu nhuyến pháp bậc Thánh để tận trừ các việc làm bất thiện về thân-khẩu-ý, để quán chiếu các pháp vô thường, khổ, vô ngã, thì khác nào như một lữ khách đường dài tạm dừng chân nơi một lữ quán, nơi ấy chỉ là cuộc dừng chân rảo buớc quanh những việc khổ vui, được mất, hơn thua, vinh nhục.v.v… nơi cõi tử sinh, như một buổi chợ phù hoa đấy thôi !

Khi nói đến cái “lớn” hay “lớn nhất”, ta có thể nghĩ ngay rằng : tất cả những công trình vĩ đại từ những thời quá khứ xa xôi cho đến tận bây giờ (vật chất và tâm linh), đều lưu xuất từ trái tim rộng mở thuần thiện, nhân hậu, và khối óc siêu vượt thời gian, những công trình ấy không dành cho cá nhân riêng tư nào, và nó luôn là ánh hào quang tươi mát hiền diệu, chân thật ngay trong lòng cuộc sống của nhân loại từ quá khứ đến miên viễn về sau, như ; Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ở một ngôi vị cao nhất để trở thành một con người bình dị hơn bao giờ hết, với quan điểm: “danh lợi chỉ như đôi giầy rách”, thế nhưng gương hạnh, đạo lý vẫn rực sáng ngàn đời cho đạo đức và dân tộc.

Những hình ảnh khác, như ; Thánh Mahatma Gandhi, một người dân tộc Ấn, kiên chí đấu tranh cho số đông công nhân, và đấu tranh bất bạo động để dành độc lập chủ quyền cho toàn cõi đất nước Ấn. Một Albert Einstein, người gốc Do Thái, vừa là bác học vật lý nổi tiếng, vừa là nhà hoạt động tích cực đấu tranh quyền bình đẳng nhân quyền trong xã hội, đấu tranh chống chiến tranh, chống nạn kỳ thị phân biệt chủng tộc… Một đạo sư Vivekananda, một con người bình dị đến mức, thế nhưng đánh bật cái vỏ tôn giáo trong Hội Nghị Tôn Giáo Toàn Cầu, nói đến tình yêu nhằm khai phóng ý tưởng cô lập, thể hiện tính đạo đức bình đẳng qua tác phẩm Triết lý VedantaTôn Giáo Là Gì ?. Một văn hào Victor Hugo, người sinh ra từ nước Pháp, đã xây dựng một công trình tiểu thuyết, quan tâm sâu sắc đến luân lý phẩm giá con người trong xã hội, phản ảnh bao nỗi u ẩn từ bên trong ngôi nhà thờ Đức Bà Paris lộng lẫy và tráng lệ, cho đến những hình ảnh từ những mảnh đời nghiệt ngã đương thời, qua tác phẩm Những Kẻ Khốn Cùng…

Một Krishnamurti, sinh ra từ miền nam Ấn Độ, một con người khẳng khái trong việc tước bỏ địa vị danh lợi cao nhất của Hội Thông Thiên Học đã đặt để dành cho ông. Ông nói đến tinh thần Hòa Bình, mở tung gông xiềng tri kiến để được thoát ra sau thời Đức Phật. Quan điểm qua tác phẩm của ông giúp cho mọi tầng lớp con người không còn lệ thuộc những hệ thức tôn giáo, với lòng tốt để được tự do, không còn ích kỷ và đau khổ… Một Nelson Mandela (tổng thống Nam Phi) chống chủ nghĩa áp bức nô lệ… Một Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, ngước gốc Tây Tạng cũng từ quan điểm Hòa Bình, Công Bằng từ trái tim nhân hậu; “trái tim và óc của tôi là chùa chiền, triết lý của tôi là lòng tốt…”

Hơn thế nữa, đã hơn 25 thế kỷ đi qua, Đức Phật thiết lập một công trình, một con đường, đã thật sự tưới tẫm, ươm mầm, trưởng dưỡng sự tươi mát, bền vững bằng những chất liệu Tình Thương, Bình Đẳng, Chân thật ,Trí Tuệ và Giải Thoát cho chúng sanh, chư thiên và loài người từ bất tận quá khứ đến miên viễn về sau, những công trình ấy nếu không phải thật sự là “lớn”. Sự hiện hóa Pháp Thân Phật vẫn luôn là :

                                “Nơi bất công, Phật hiện thân bình đẳng

                                  Cõi tử sanh, diệu lý Phật vô sanh

                                  Trong bi trí, Phật xóa lòng cừu hận

                                 Trong đau thương, Phật siêu hóa một tình thương”.

Cho đến chư Bồ Tát, Thánh đệ tử, Tổ Sư.v.v… thị hiện vào đời bằng sự hiện hóa “pháp thân” giúp cho chúng sanh, như sự xuất hiện của các bậc đạo sư, các nhà bác học, văn hào, các nhà tranh đấu chống chế độ áp bức nô lệ, giành lại quyền bình đẳng, nhân phẩm và ấm no, hạnh phúc cho số đông con người trên hành tinh nầy.

Hay như lời nguyện hùng lực đại từ bi của Bồ Tát Quán Thế Âm, với sự ứng hóa hiện thân mầu nhiệm “tùy xứ nhập” đến mọi lảnh vực trong thế giới của các loài hữu tình, từ hình thức thân Phật, đến Thinh Văn, Duyên giác, các thân quan triều tể tướng, các bậc thiện tri thức, các thân sa môn, bà la môn, các thân trưởng giả, cư sĩ, các thân Trời, người, thiên long bát bộ, các thân dạ xoa, càn thát bà.v.v…

Những điều ấy, cho chúng ta thấy rằng; sự nhiệm mầu pháp ý của Đạo Phật như thế nào. Nếu như không có sự nhận thức và tu tập để chuyển hóa thân tâm, cho dù có quỳ lạy duới bảo tượng Thánh, Bồ tát cao lớn và cầu nguyện mỗi ngày, cũng không đem lại lợi lạc từ sự an vui, bởi còn nhiều phiền não nhiễm ô, sân giận và tham ác nơi thân và tâm, vì rằng ;

“Quán Âm thị hiện

Cứu khổ tầm thinh

Từ bi thuyết pháp

Độ khắp mê tình

Tám nạn tiêu diệt

  Bốn biển an bình”.

Do năng lực phổ độ không thể nghĩ bàn ấy, là nhờ đức trí thanh tịnh trang nghiêm qua bao đời kiếp tích tụ công đức và hạnh nguyện, giúp cho chúng sanh phát khởi tín tâm cầu pháp giác ngộ, lánh xa sự mê lầm tội lỗi, thấy biết được nhân quả thiện ác, hướng đến nẽo chân thiện, an trú lạc pháp, tiêu dần khổ đau ngay trong hiện tại.

Thế nên, biết rằng ; những công trình tín ngưỡng hay pháp tháp tôn thờ bảo tượng, vẫn có ích cho những ai sơ tín tâm khởi động những buớc đi lành thiện, như con gió mát thổi qua vùng nóng bức rồi mất hút vào sa mạc cuộc đời. Nhưng không phải chỉ dừng lại chừng ấy, mà còn phải nổ lực tiến xa hơn, để được thanh tịnh hóa thân khẩu ý, để tìm và đến tận mạch suối nguồn vi diệu tâm linh. Tất cả mọi hành sự, cũng chính là sự lưu xuất từ nơi tâm mà đến, từ nơi tâm mà đi…

Chúng ta cùng suy nghĩ lời Bồ tát Santidheva: “ Dù có tín, đa văn, tinh tấn. Nhưng không tỉnh giác chánh tri, thì cuối cùng cũng rơi vào ô uế tội lỗi” (Nhập Bồ Tát hạnh – 26.).

Bài viết nầy có ra, là do tình cờ gặp lại một người cùng đồng hành, đã giới thiệu về công trình xây dựng tượng đài Bồ tát Quán thế Âm lộ thiên của chùa mới vừa hoàn thành và được xem là lớn nhất trong vùng.

                                                                   New Orleans, 15.06.2015

                                                                       MẶC PHƯƠNG TỬ.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11617)
Người tu nên dừng lại. Con thành tâm và xin 1 lần nữa được sám hối trước Tam Bảo khi nói điều này. Người xuất sỹ nên và cần rũ bỏ hào nhoáng bên ngoài. Chạy theo xe cộ, điện thoại, chùa to, Phật lớn,… là không đúng. Nhứng thứ đó Đức Thế Tôn không cần. Phật muốn người tu sỹ đặt Phật trong trái tim của mình. Cần xây những ngôi chùa trong trái tim của mình, trong tâm của mình.
21 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11918)
là tăng sĩ theo Phật giáo đại thừa mà vẫn chưa ăn chay được là một thiếu sót về văn hóa ẩm thực, cần phải nỗ lực khắc phục để vượt qua. Vì thế, không thể nói rằng, đức Phật không cấm ăn mặn trong Phật giáo nguyên thủy nên tăng sĩ theo đại thừa được quyền ăn mặn
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6152)
Bài nghiên cứu của tác giả Trần Hồng Liên đã phản ánh thực trạng có vấn đề “chuyển đổi tôn giáo từ Phật giáo Nam tông sang Tin Lành đã và đang gây ra bất ổn định xã hội”. Vấn đề chuyển đổi tôn giáo lẽ thường chỉ xảy ra ở các đô thị lớn nhưng lại xảy ra ở một khu vực tưởng chừng như bất khả xâm phạm của Phật giáo ở Việt Nam. Đây cũng là gióng lên một tiếng chuông cảnh báo cho giới Phật giáo, nhất là các nhà lãnh đạo Phật giáo từ trung ương đến địa phương.
03 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5092)
Thiết nghĩ,một người phật tử học phật chân chính nên dùng lòng từ bi và trí tuệ của mình để tìm hiểu quán chiếu và không nên có những phán xét tùy tiện…chính sự phán xét đó, dù vô tình hay cố ý, sẽ khiến Phật giáo chia rẽ mất đoàn kết,phá vỡ sự hòa hợp của tăng đoàn
22 Tháng Mười 2015(Xem: 8059)
Nói cách khác cho đến thời điểm hiện nay chỉ có hai tháp xá lợi Phật được khai quật là Ca Tỳ La Vệ và Tỳ Xá Li là đang còn. Xá lợi được truyền bá tại Miến Điện, Tây Tạng, Thái Lan, Lào, Campuchia chỉ là Xá lợi niềm tin vì chưa được giám định ADN, xác định gen di truyền và chưa kiểm định C14 để xác định niên đại. Xá lợi niềm tin thì không có gì để tin được.
21 Tháng Mười 2015(Xem: 22715)
Trong số những bài góp ý liên quan đến bài "Về Tôn Xưng "Pháp Vương", chúng tôi nhận thấy cần post lên đây hai bài đáng quan tâm đến vấn đề: một bài gần như đồng quan điểm với những lời phát biểu của quý Hòa thượng lãnh đạo cấp cao Trung Ương Giáo Hội (bài của GSTS. Trần Kiêm Đoàn) và bài kia, dù được loan tải trên kênh chính thức của giáo hội nhưng lại có những quan điểm trái chiều (bài của Cư sĩ Giới Minh)
11 Tháng Mười 2015(Xem: 29337)
Hiện tại pháp môn niệm Phật đang rất phổ biến tại Việt Nam cũng như Trung Quốc và Đài Loan. Thượng tọa cũng đã giải thích, để được về Tây phương thì phải loại trừ tham, sân, si, còn đối với một người xuất gia muốn đạt được đến sự giải thoát chắc chắn phải tu tập giới-định-tuệ. Kinh A-di-đà có nói đến cảnh giới Tây phương cực lạc. Con muốn hỏi: Đức Phật A-di-đà có hay không, và khi niệm danh hiệu Đức Phật A-di-đà thì có được sanh về thế giới Tây phương hay không?
08 Tháng Mười 2015(Xem: 9172)
Sau khi bài viết “Chùa chết” của tôi được nhiều bạn đọc được, tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi. Thành tâm biết ơn sư quan tâm của các bạn. Nay tôi quyết định đi sâu thêm 1 chút nữa, chỉ 1 chút và động đến 1 góc nhỏ thôi ạ. Chuyện chùa chết thì đã rõ. Nhưng ai là người giết chùa.
03 Tháng Mười 2015(Xem: 8417)
Tôi nhận được email, nhắn tin, điện thoại mỗi ngày. Nhiều lắm. Trong số đó có những thắc mắc, những trăn trở và đây là một trong rất nhiều số đó. “Con xin phép hỏi thầy 1 câu ạ: các nhà sư khi xuất gia (đã thành đại đức và là trụ trì 1 ngôi chùa) thì có được phép ăn mặn và uống rượu bia không ạ. Vì con có tìm hiểu và biết rằng Phập Pháp rất tốt cho bản thân con và những người xung quanh nên con có tham gia 1 câu lạc bộ Phật tử ở tỉnh Nam Định (quê con ạ) và có theo 1 thầy đại đức. Nhưng hóa ra con mới biết là thầy không ăn chay mà cũng thi thoảng uống rượu, bia. Theo thầy Hùng thì con có nên theo thầy đại đức này không ạ?”
30 Tháng Chín 2015(Xem: 7774)
Phật giáo Việt Nam cần phải có những bước đi cụ thể gì để thoát khỏi ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc, quay lại với đạo Phật có nguồn gốc lịch sử sâu đậm?