Ông Chủ Facebook Hành Bồ Tát Hạnh

21 Tháng Mười Hai 201608:36(Xem: 5654)
ÔNG CHỦ FACEBOOK HÀNH BỒ TÁT HẠNH
Thích Tâm Hạnh | Văn Hóa Phật Giáo

blankTỷ phú trẻ nhất nước Mỹ, Mark Zuckerberg, cam kết tham gia và hiến phần lớn tài sản của mình cho sự nghiệp từ thiện, Chàng trai chủ nhân của mạng xã hội Facebook đã làm thế giới chú ý tới không chỉ vì trí tuệtài năng trẻ phục vụ số đông của anh, mà còn là hiện tượng của sự dấn thân vào những công việc khó làm – hiến tài sản làm từ thiện – ở độ tuổi và sự nghiệp đang phát triển.
 
Phật giáo xem sự dấn thân như thế là Bồ-tát hạnh, là công hạnhlý tưởng lợi tha của người Phật tử Đại thừa. Từ góc nhìn một Phật giáo phi hình thức, người Phật tử có thể thấy được vai trò đích thực của tư tưởng Phật giáo không nằm ở tôn giáo, mà nằm ở hành động. Thông qua nhân vật Zuckerberg, người ta có thể làm sáng tỏ tư tưởng này của Phật giáo.

Việc nói rằng tỷ phú Zuckerberg “phát Bồ-đề tâm hành Bồ-tát hạnh” nghe ra có vẻ khó chấp nhận với người Phật tử, bởi những khái niệm này vừa là thuật ngữ, vừa là lý tưởng của Phật giáo Đại thừa được gán cho một chàng trai người Mỹ gốc Do Thái. Nhưng kỳ thật, ‘Bồ-đề tâm’ cũng như ‘Bồ-tát hạnh’ không mang một ý nghĩa tôn giáo gì cả. Nó biểu đạt một lối sống của người đi tìm kiếm hạnh phúc thông qua sự nghiệp tạo dựng hạnh phúc cho người khác.

Bồ-đề tâm phát xuất từ chữ ‘bodhicitta’, là một thuật ngữ của Phật giáo Đại thừa. ‘Bồ-đề’ là phiên âm của của chữ ‘bodhi’( Pali/Sanskrit ), nghĩa là ‘giác’, ‘giác ngộ’, ‘tuệ giác’, tức là hiểu biết các pháp một cách rốt ráo , không có chấp chủ . Bodhi là quả vị giác ngộ tối thượngĐức Phật đã chứng đắc dưới gốc cây Assattha mà sau đó cây này được gọi là cây Bodhi (Bồ-đề). Bồ-đề tâm (bodhicitta), do đó có thể được hiểu là tâm giác ngộ. Đối với chư Phật, nó là thực tại; còn đối với chúng sanh, nó cần phải được phát huy , cho nên được gọi là ‘phát tâm Bồ-đề’, Người phát tâm Bồ-đề cẩn hiểu rõ rằng Bồ-đề có sẵn trong mỗi chúng sanh và sẽ hiện rõ khi màn vô minh được vén lên . Điều này nói đến tánh giác trong mỗi chúng sanh. Trong văn học Phật giáo Nguyên thủy (Pali) từ tương đương của Bồ-đề tâm có lẽ là ‘pabhassaracitta’, nghĩa là ‘tâm sáng chói’. Kinh Tăng Chi chép: “Tâm này, này các Tỳ-kheo, là sáng chói, nhưng bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ ngoài vào” (A,I,9) . Như vậy phát tâm Bồ-đề có thể được hiểu là hướng tâm đến sự giác ngộ Bồ-đề (bodhi)

Với ý nghĩa Bồ-đề như vậy thì tỷ phú Zuckerberg phát Bồ-đề tâm như thế nào? trước hết chúng ta cần xác định rằng Phật giáo chỉ quan tâm đến con người và tâm người, mà không có sự phân biệt nào liên qua đến giai cấp, sắc tộc, tôn giáo v.v. Và lý thuyết về nghiệp (Kama) được xem là chủ trương của Phật giáomục đích làm thanh tịnh ba nghiệp thân, khẩu, ý (việc làm, lời nói, ý nghĩ). Đây là con đường đưa tới sự đoạn tận tham, sân, si , thành tựu quả vị Bồ-đề có thể chứng đắc nếu hành động đúng pháp ( tức là làm thanh tịnh ba nghiệp , đoạn tận tham, sân, si) mà không tùy thuộc vào một qua điểm hay danh xưng nào. Trung Bộ kinh, số 126 nói rằng “dù có nguyện vọng hay không, việc hành trì Phạm hạnh một cách chánh đáng thời đạt được quả vị”. Theo chủ trương đó, hành động của tỷ phú Zuckerberg cũng có thể không ngoại lệ, và có lẽ anh đang đi trên đạo lộ ấy.

Như đã nói, chướng ngại của Bồ-đề chính là vô minh và các cấu uế từ bên ngoài vào được hiển thị qua thân, khẩu, ý. Và Zuckerberg dường như đang thăng hoa cuộc sống khi từng bước vén màn vô minhbuông bỏ các cấu uế ngoại lai ấy. Càng ít vô minh chừng nào, hay nói khác đi, trí tuệ càng nhiều chừng nào, thì người ta càng dễ dàng buông bỏ những cấu uế ngoại lai chừng ấy và ngược lại.
Có thể Zuckerberg không hề biết hay nghĩ đến danh xưng ‘Bồ-đề’ hay ‘Chánh giác’ gì cả, nhưng những thăng hoa hạnh phúc trên đạo lộ buông bỏ của anh (mà người Phật tử gọi là đạo lộ đưa đến Bồ-đề) thì không thể phủ nhận. Việc Zuckerberg dấn thân làm từ thiện là một biểu hiện của sự buông bỏ như thế, và đặc biệttìm thấy hạnh phúc thông qua việc xây dựng hạnh phúc cho người khác. Như vậy là anh đã phát Bồ-đề tâm và hành Bồ-tát hạnh (nói theo ngôn ngữ Phật học) trong ý nghĩa đích thực củ nó mà không cần một danh xưng nào hết. Tuy nhiên con đường đạt đến đích Bồ-đề theo Phật giáo đại thừa là một hành trình dài đòi hỏi một tâm vị thakiên định, những yếu tốhiện tại ít nhiều anh đang có.

Khái niệm ‘Bồ-tát’ hạnh có nguồn gốc từ văn học Phật giáo Nguyên thủy, được minh họa rõ nét nhất qua tập Bổn sanh (jâtaka- Chuyện Tiền thân Đức Phật) “Bồ-tát” trong thời kỳ văn học này là danh xưng được sử dụng để chỉ cho Đức Phật trong nhiều kiếp trước “ khi Ngài chưa thành Phật còn là Bồ-tát” . Qua đó, Bồ-tát được thấy đã sống trong nhiều kiếp dưới nhiều hình thức khác nhau, không chỉ làm người mà còn làm chim làm thú …Điều đáng quan tâm là, dù ở trong sanh loại nào, Ngài đều thể hiện tính cách thông minh, năng độngsáng tạo trong cách ứng xử để bảo vệ chân lýlợi ích cho số đông. Còn nhiều mẫu chuyện cho thấy Ngài đã hy sinh thân mạng của mình vì sự bình anhạnh phúc của đồng loại. Tất cả những việc làm này của Ngài được gọi là “Bồ-tát hạnh” có đủ trí tuệtừ bi, và là tấm gương đạo đức gần gủi với con người. Khái niệm “Bồ-đề tâm” chưa xuất hiện trong thời kỳ văn học này.

Trong Phật giáo của thời kỳ sau, Bồ-tát hạnh được ứng dụng một cách linh hoạt như là tư tưởng quan trọng của Đại thừa. Một người Phật tử Đại thừa hành Bồ-tát hạnh dường như muốn noi theo những việc làm mà chính Đức Phật đã từng luân chuyển trong thế giới luân hồi như bao nhiêu chúng sanh khác, nhưng nhờ những công hạnh như thế, Ngài mới chứng được quả vị Bồ-đề. Trên cơ sở đó , chỉ có hành động mới thật sự được quan tâm và là nội dung chứa đựng hai đặc tính của Bồ-tát hạnh , đó là từ bitrí tuệ , những đặc tính này không phải không có trong Zuckerberg .

Với quan điểm và hành động như thế, việc Zuckerberg hành Bồ-tát hạnh là điều có thể nhận thức được. Nếu Bồ-tát hạnh được thực thi chỉ vì mục đích thiết thựccứu khổ, ban vui mà không vì một học thuyết hay giáo lý nào từ kinh điển, thì Bồ-tát hạnh chính là những hình thái từ thiện chân chính được thấy trong thế giới chúng ta, và nó không bị hạn cuộc trong một học thuyết tôn giáo nào. Mặc dù lòng trắc ẩntình thương là động cơ ban đầu cho hành động của họ, nó có thể dần dần trở thành một lý tưởng nếu được ung đúc và tích tập lâu dài. Quả thật, có người đã quên mình hay hy sinh mình để giúp người khác. Lý tưởng như thế có thể đang ở trong một mức độ nào đó của Bồ-đề tâm mà một Phật tử hành Bồ-tát hạnh đang thực hành? Chúng ta cần đặt ra một bên các quan điểm tín ngưỡng để nhận ra những giá trị đích thực của việc giúp đời cứu người mà Zuckerberg và nhiều người khác đã dấn thân.

Sống trên đời trong hình thức nào, ai cũng mong cầu và tìm kiếm hạnh phúc. Nhưng vì quan niệm về hạnh phúc không giống nhau nên con người có những khuynh hướng tìm cầu hạnh phúc khác nhau: hoặc vật chất, hoặc tinh thần, hoặc cả hai. Tuy nhiên, do hạnh phúc là một trạng thái thuộc tâm hay tâm lý, nên khó có một định nghĩa hạnh phúc, mà chỉ xác định rằng khi nào không có khổ thì khi đó có hạnh phúc. Đó là lý doPhật giáo nhằm chỉ ra sự thật khổ mà con người đối diện, rồi chỉ ra nguyên nhân của nó để đoạn trừ . Nguyên nhân của khổ được nói chính là “tham ái”, đưa đến chấp thủ : cái này “là của tôi” là “tôi”, “là tự ngã của tôi” . Để đoạn trừ tham áichấp thủ ấy, phương pháp thường được Phật giáo Đại thừa nhiệt tình khích lệ là hãy sống buông bỏhạnh phúc của người khác hãy hy sinh lợi ích của riêng mình cho đến chỗ vô ngã (chỉ còn hành động hy sinh mà không thấy có mình trong đó). Phật giáo Nguyên thủy cũng cho rằng làm lợi ích cho mình là làm lợi ích cho người khác, và ngược lại. Kinh Tương Ưng (sv,168) dạy: “trong khi hộ trì cho mình, này các Tỳ-kheo, là hộ trì người khác. Trong khi hộ trì người khác, là hộ trì cho mình”.Phật giáo cho rằng không có một cái gì tốn tại, độc lập trong cái thế giới duyên sinh này.

Hạnh phúc thực chất là tất cả những gì trong thế giới xung quanh ta, một nỗi buồn nào đó bỗng nhiên ập đến khiến cho tất cả những niềm vui đang có vụt biến mất.

Giàu có thôi vẫn không đem lại hạnh phúc. Liệu tầng lớp giáu có ở Trung Quốcan lòng không khi đối diện với thống kê rằng người dân Trung Quốc không kính trọng họ? Theo Lu Xueyi, nhà ngiên cứu của Viện Khoa học Trung Quốc, các nhà triệu phú nước này “có cảm giác bất an” là do xu hướng của xã hội vừa ghét vừa ghen tị với những người giàu. Đây thật ra chỉ là đánh giá bề ngoài, vấn đề căn để là ở chỗ “Họ có chánh mạng không (cách làm giàu)”? và “họ có lòng trắc ẩn đối với tầng lớp nghèo khổ không ?”. Nói cách khác, trong mắt người dân, cách làm giàu và cách sử dụng đồng tiền của họ là không đáng được kính trọng. Thật là không ổn khi tìm thấy hạnh phúc của mình trên khổ đau của người khác. Nếu họ có hạnh phúc thì ắt hẳn đó là những hạnh phúc vị kỷ, đê tiện và tạm bợ; còn sự bất an thì lại quá rõ ràng, khi họ luôn mang trong mình một tâm trạng rằng thế giới xung quanh đang rình rập. Tự đặt mình biệt lập với con ngườithế giới xung quanh, người ta càng cảm thấy hoảng hốt và bi thảm khi kết thúc cuộc đời bằng nhận thức rằng tất cả (những gì “của tôi”, là “tôi”) đều trở thành ‘thiên hạ’. Sống trong cuộc sống bất an thì chết cũng chẳng lành.
Zuckerberg đã làm giàu bằng chính công sức và trí tuệ của anh (chánh mạng), đồng thời mở lòng sẵn sàng san sẻ những gì anh có cho người khác. Cả hai mặt, anh đều đáng được tôn kính.

Anh hẳn đã hơn người trong việc tìm cầu hạnh phúc, hạnh phúc của anh không dừng lại ở sự giàu sang và hưởng thụ; hạnh phúc của anh không dừng lại ở tuổi trẻ tài cao; hạnh phúc của anh không dừng lại ở đứa con cưng Facebook; hạnh phúc của anh không dừng lại ở những danh tiếng trọng vọng; và có lẽ, hạnh phúc của anh không dừng lại ở công tác từ thiện. Nhưng anh có tất cả, và tất cả đã tạo ra cho anh một hạnh phúc bao la, không biên giới.

Có lẽ đối với anh, thế giới này là một thực thể duyên sinh nên anh đã và đang tìm cách kết nối thành một mối tương quan sinh tồn, điển hình được thấy qua mạng xã hội Facebook mà anh làm chủ. Cũng như qua công tác từ thiện mà anh đã dấn thân. Nếu nhìn được như vậy, anh đúng là đang thực hành Bồ-tát hạnh, và lấy con ngườithế giới này làm môi trường tốt để nuôi dưỡng cho mình một hạnh phúc cao cả.

Không phải vô cớ mà chàng trai Zuckerberg được tạp chí Time ( Mỹ) ưu tiên dành cho danh hiệu “Nhân vật của năm 2010” [...]. Điều này cho thấy cái thiện được tôn vinh. Đáng nói là danh hiệu đó của anh được hầu hết dân mạng tán thành và hết lòng ngưỡng mộ. Hạnh phúc chân thật đang được chào đón những ai sống với tâm từ bi và trí tuệ như ông chủ Facebook này.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Ba 2015(Xem: 7305)
Chức năng “Thông Tin Truyền Thông” (TTTT) của Giáo hội Phật giáo trong nước hiện nay không đủ khả năng đối phó kịp thời trước những tệ nạn trong nội bộ do một vài thành phần thiếu ý thức tạo ra, trong khi đó, bên ngoài cũng không thiếu những kẻ manh tâm phá hoại uy tín đạo Phật
11 Tháng Ba 2015(Xem: 16851)
Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái.
08 Tháng Ba 2015(Xem: 6700)
Hiện nay qua nhiều bài báo phê bình Phật Giáo trên mạng Internet, trong đó có cả mạng quốc tế nổi tiếng BBC, nhiều Phật tử đã than phiền, sinh hoạt tín ngưỡng của Phật Giáo tại nhiều chùa, đã quá nặng về tinh thần VỤ LỢI mà không nhắm đến tinh thần HOẰNG PHÁP ĐỘ SANH. Đa số Phật tử đi chùa suốt đời vẫn chưa biết chút gì về GIÁO PHÁP của Đức Phật để áp dụng vào đời sống. Một giáo lý có thể giúp cho họ và xã hội có thêm ĐẠO ĐỨC, TRÍ TUỆ, và HẠNH PHÚC. Điều mà xã hội VN đang rất cần bây giờ.
07 Tháng Ba 2015(Xem: 8615)
Trong kinh Di giáo, Đức Phật khuyên răn đệ tử rằng: “Coi tướng lành dữ, tính tử vi, suy luận hão huyền, coi bói tính số; những việc coi ngày giờ tốt xấu như thế này đều không nên làm”. Luận Đại trí độ quyển 3 nói: “Người xuất gia lấy thuật xem tinh tú, nhật nguyệt phong vũ… để tồn tại, là cầu miếng ăn” là một trong những cách mưu sinh không chính đáng mà Đức Phật khuyến cáo người xuất gia cần phải tránh xa.
09 Tháng Hai 2015(Xem: 5512)
Tam Giáo là khái niệm chỉ cho đạo Phật - đạo Lão - đạo Nho. Về bản chất khác nhau hoàn toàn, không thể cùng nguồn gốc. Đạo Phật xuất phát tại Ấn Độ, Nho giáo và Lão giáo là hai tôn giáo bản địa của người Trung Hoa.
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 4153)
06 Tháng Chín 2014(Xem: 16285)
Theo thông tin từ trang nhà chùa Viên Giác (Q. Tân Bình TP. HCM), vào lúc 18h00 ngày 29/08/2011 nhằm ngày 24/08 Giáp Ngọ, ngày cuối cùng của Pháp Hội Địa Tạng xá tội vong nhân cũng là đánh dấu kết thúc mùa lễ Vu Lan Báo Hiếu, tại chùa Viên Giác, TT Thích Đồng Văn cùng chư Tăng và Phật tử đã thành kính tổ chức lễ Chúc thực tống thánh và hóa sớ phụng tống chư Phật, Bồ Tát, Thánh hiền hồi quy Cực lạc diễn ra.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 7559)
.. “Trường hợp những vong linh được ký tự tại chùa mà trong vòng 03 tháng không thấy người thân đến thăm viếng thì đạo tràng sẽ gửi trả các vong linh trở về lại cho gia đình phụng thờ. Nếu để vong linh buồn tủi vì bị bỏ rơi không còn chốn đi về, vượt qua khỏi sự quản lý của thế giới U Minh,vong linh sẽ trở thành những vong hồn vô thừa nhận, làm cô hồn dã quỷ thì rất là tội nghiệp. Vì thế, đề nghị các thiện nam tín nữ muốn ký tự cho vong linh phải lưu ý các quy định nầy”...
14 Tháng Bảy 2014(Xem: 9960)
Tờ báo Phật giáo địa phương Beopbo Shinmun trong tuần trước đã đăng tải thông tin, cho biết "Nhìn thấy các Ki-tô hữu Hàn Quốc đang hát thánh ca và cầu nguyện truyền giáo, bị cáo buộc thực hiện Ddangbarpgi trong một Thánh tích thiêng liêng của Phật giáo, là di sản thế giới được UNESCO công nhận.
07 Tháng Sáu 2014(Xem: 7505)
Thời xưa, khi mới bắt đầu tu tập, tôi rất muốn tụng kinh và đi hỏi xem nên tụng cuốn nào. Được khuyên bảo và tôi mua cuốn “Chư kinh nhật tụng”. Thầy chùa bảo, cứ tụng đi, tụng hàng ngày.Tôi về nhà, thắp hương, lễ Phật và bắt đầu tụng. Đối với tôi, một cậu thanh niên tuổi còn trẻ, mới học Phật, việc đọc tụng kinh này vô cùng khó. Tuy nhiên nghe lời nhà sư, tôi quyết tâm tụng cho hết quyển kinh.