VẤN ĐÁP

03 Tháng Bảy 201710:29(Xem: 6848)

 

hoidapHỏi : Khi ra đường tôi có bắt gặp một số hình ảnh không đẹp của các vị tu sỹ Phật giáo điều đó làm tôi ít nhiều thối tâm, tôi chỉ muốn ở nhà tu mà không muốn đến chùa. Xin hỏi tôi suy nghĩ như vậy có đúng không?

Đáp :

Đây là một câu hỏi mà rất nhiều quý vị Phật tử đặt ra và có những vị sơ cơ thối tâm đối với đạo.

Như chúng ta biết rằng đạo Phật đã đi qua biết bao thăng trầm của lịch sử, của quy luật sanh diệt
Trong quá khứ nó từng bị hủy diệt ngay chính nơi quê hương của Đức Phật bởi bàn tay của Hồi giáo càn quét, người Ấn Độ ngơ ngác khi được hỏi về Thế Tôn, người con vĩ đại của đất nước họ.
Khi được truyền sang các vùng lân cạnh, Phật giáo có khi được chào đón, có khi bị các thế lực khác vùi dập, hoặc bị vay mượn biến thành một hình thức khác mà người ta cho là mị dân.

Tuy nhiên đạo Phật không vì thế mà biến mất hoàn toàn trên cuộc đời này, như lời Hòa Thượng Minh Châu từng nói: “ Chân lý bao giờ cũng là chân lý, những lời ba hoa của ma vương, các cuộc đọ tài của những ngọn đèn lẻ tẻ mù mờ, lời bập bẹ của những kẻ tập tểnh đi vào con đường triết lý, tất cả chỉ là cuồng vọng đen tối, được ánh sáng rực rỡ quét sạch.”  . Đạo Phật thực sự chỉ làm một việc duy nhất là chỉ ra con đường để chuyển hóa khổ đau ngay tại cuộc đời này, đó mới là điều thực sự cần thiết  cho nhân loại ở trong bất cứ thời gian nào. Tự thân của giáo pháp, của chân lý ấy đã có thể tự đứng vững qua mọi thời đại. Đó là yếu tố đầu tiên và quan trọng để đạo Phật có thể tồn tại cho đến ngày hôm nay.

Hơn nữa đạo Phật có những người con luôn âm thầm nỗ lực tu tập để gìn giữtruyền bá chân lý ấy đến khắp mọi nơi, họ đã âm thầm miệt mài cho lý tưởng giải thoátphụng sự nhân sinh. Những bậc đáng kính đó họ đâu có thời gian rong ruổi ngoài đường mà chúng ta dễ gặp. Họ như phần mặt chìm của Phật giáo, họ là biểu trưng cho cái đẹp mà cái đẹp thì khó tìm, khó gặp và có khi cái đẹp lại bị vùi dập thì làm sao dễ nhận ra, dễ tìm thấy.  Người ta chỉ nhìn thấy được bề nổi là những điều thô tế bên ngoài với những người mượn áo làm Phật hay những người con vụng về của Thế Tôn, lăng xăng chạy theo cái hào nhoáng bên ngoài mà đánh mất những phẩm tính cao đẹp gây ảnh hưởng đến giá trị thật cao quý bên trong.


Suy cho cùng thì điều đó cũng không tránh khỏi vì trong  thế giới  tương đối  này thiện và ác, tốt và xấu luôn đan xen lẫn nhau, làm gì có nơi nào tuyệt nhiên thanh tịnh. Cho nên tổ chức hay đoàn thể, tôn gíao nào cũng sẽ có đủ hết thảy những yếu tố đó như một quy luật tất nhiên của cuộc sống, ta nên biết như vậy mà không thối tâm, muộn phiền. Nếu đạo Phật chỉ toàn những người “mượn đạo tạo đời”  thì chắc chắn rằng Phật giáo đã không còn hiện hữu đến ngày nay.

Khi có niềm tin kiên cố người Phật tử nêú không có cơ hội gặp được các bậc cao đức thì nên lấy chánh pháp làm thầy và sự tốt xấu của bất cứ ai không còn là mối bận tâm của chúng ta. Trong vòng quay của nhân quả nghiệp báo thì ai nấy đều như nhau, chuyển hóa tự thân là điều mà chúng ta có thể giúp mình và làm đẹp cho cuộc đời

Việc tu tại gia thì vẫn có thể được cho chính mình nhưng nếu như ai cũng có suy nghĩ như vậy thì không ai đến chùa, không còn người Phật tử hộ trì Tam bảo, giáo pháp không được xiển dương rộng rãi, chùa không còn các hoạt động tâm linh, đạo Phật liệu còn hay mất ?

Đức Thế Tôn dạy: "Này các tỳ kheo, một cận sự (Upāsaka) thành tựu năm pháp này sẽ là cư sĩ châu báucư sĩ hồng liên hoacư sĩ bạch liên hoa. Thế nào là năm? Đó là có niềm tin (saddho hoti), có giới hạnh (sīlavā hoti), không tin bói toán đoán điềm (Akotuhalamaṅgaliko hoti), không tìm đối tượng đáng cúng dường ngoài Tam bảo (naito bahiddhā dakkhineyyaṃ gavesati), phụng sự Tam bảo trước hết (idha ca pubbakāraṃ karoti). -- A.III.206

Đức Phật đã dạy Chư Tăng là những người có trách nhiệm duy trì Chánh Pháp; còn người Phật tử tại gia có bổn phận hộ trì Chánh pháp, làm cho Chánh pháp được mọi người nhận thấy qua đời sống của cá nhângia đình thấm nhuần đạo lý Phật giáo. Như vậy dù là tại gia hay xuất gia nếu chúng ta là những người đang đi theo con đường của Phật nên có trách nhiệm bảo vệ, xiển dương để cho chánh pháp được lưu truyềnnhân gianvô số hữu tình đều được lợi ích . Đó chính là chúng ta làm tròn trách nhiệm của người Phật tử chân chánh đối với đạo, góp phần xây dựng cuộc đời trở nên Chân, thiện, mỹ theo tinh thần Phật giáo.

Thích Nữ Huệ Nhàn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Sáu 2016(Xem: 5743)
02 Tháng Tư 2016(Xem: 5188)
Cầu cơ đa phần là linh quỉ giả mạo tiên, Phật, thần, thánh. Con quỷ nào kém cỏi sẽ không có sức thần thông ấy. Quỷ nào khá hơn sẽ biết được tâm người. Vì thế nó có thể mượn đến tri thức và sự thông minh của con người. Ông Kỳ Văn Đạt bảo: “Cầu cơ đa phần là linh quỷ giả vờ. tôi và anh là Thản Nhiên[1] hầu cơ bút. Tôi làm được thơ nhưng viết chữ xấu. Khi tôi hầu cơ thì từ mẫn tiệp, chữ viết nguyệch ngoặc. Thản Nhiên hầu cơ thì từ tầm thường, chữ viết ngay ngắn, cứng cỏi. Quỷ giả mạo cổ nhân, hỏi đến những điều bí hiểm sâu kín trong những tác phẩm của cổ nhân, bèn bảo niên đại quá lâu, không còn nhớ được. Do vậy biết không phải thật”.
12 Tháng Ba 2016(Xem: 5122)
Mỗi năm đến hẹn lại lên, sau tết Nguyên đán là vào mùa lễ hội từ Bắc vô Nam kéo dài đến hết mùa Xuân: Tháng giêng ăn tết ở nhà, Tháng hai cờ bạc tháng ba hội hè. Năm nay, theo phản ánh của giới truyền thông báo chí thì tình trạng chen lấn, tranh giành, cướp giật những cái gọi là “phúc lộc” ở các lễ hội vẫn còn diễn ra khá phổ biến.
30 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 9794)
Tôi lên kế hoạch viết bài này từ rất lâu rồi. Lâu lắm rồi. Nhưng không dám viết. Một phần có lẽ bởi tôi là kẻ hèn nhát, sợ ném đá. Cũng giống như bài “Người tu sỹ xin nhìn lại”, viết ra, đăng lên nhận đá, nhận gạch là chắc ăn. Hơn nữa rất có thể bị hiểu lầm thành người soi mói, nói cái xấu của người, phóng dật,... Tuy nhiên hôm nay, 31 tháng 12 là ngày cuối cùng của năm 2015, tôi vẫn quyết định viết ra.
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11573)
Người tu nên dừng lại. Con thành tâm và xin 1 lần nữa được sám hối trước Tam Bảo khi nói điều này. Người xuất sỹ nên và cần rũ bỏ hào nhoáng bên ngoài. Chạy theo xe cộ, điện thoại, chùa to, Phật lớn,… là không đúng. Nhứng thứ đó Đức Thế Tôn không cần. Phật muốn người tu sỹ đặt Phật trong trái tim của mình. Cần xây những ngôi chùa trong trái tim của mình, trong tâm của mình.