VẤN ĐÁP

03 Tháng Bảy 201710:29(Xem: 6926)

 

hoidapHỏi : Khi ra đường tôi có bắt gặp một số hình ảnh không đẹp của các vị tu sỹ Phật giáo điều đó làm tôi ít nhiều thối tâm, tôi chỉ muốn ở nhà tu mà không muốn đến chùa. Xin hỏi tôi suy nghĩ như vậy có đúng không?

Đáp :

Đây là một câu hỏi mà rất nhiều quý vị Phật tử đặt ra và có những vị sơ cơ thối tâm đối với đạo.

Như chúng ta biết rằng đạo Phật đã đi qua biết bao thăng trầm của lịch sử, của quy luật sanh diệt
Trong quá khứ nó từng bị hủy diệt ngay chính nơi quê hương của Đức Phật bởi bàn tay của Hồi giáo càn quét, người Ấn Độ ngơ ngác khi được hỏi về Thế Tôn, người con vĩ đại của đất nước họ.
Khi được truyền sang các vùng lân cạnh, Phật giáo có khi được chào đón, có khi bị các thế lực khác vùi dập, hoặc bị vay mượn biến thành một hình thức khác mà người ta cho là mị dân.

Tuy nhiên đạo Phật không vì thế mà biến mất hoàn toàn trên cuộc đời này, như lời Hòa Thượng Minh Châu từng nói: “ Chân lý bao giờ cũng là chân lý, những lời ba hoa của ma vương, các cuộc đọ tài của những ngọn đèn lẻ tẻ mù mờ, lời bập bẹ của những kẻ tập tểnh đi vào con đường triết lý, tất cả chỉ là cuồng vọng đen tối, được ánh sáng rực rỡ quét sạch.”  . Đạo Phật thực sự chỉ làm một việc duy nhất là chỉ ra con đường để chuyển hóa khổ đau ngay tại cuộc đời này, đó mới là điều thực sự cần thiết  cho nhân loại ở trong bất cứ thời gian nào. Tự thân của giáo pháp, của chân lý ấy đã có thể tự đứng vững qua mọi thời đại. Đó là yếu tố đầu tiên và quan trọng để đạo Phật có thể tồn tại cho đến ngày hôm nay.

Hơn nữa đạo Phật có những người con luôn âm thầm nỗ lực tu tập để gìn giữtruyền bá chân lý ấy đến khắp mọi nơi, họ đã âm thầm miệt mài cho lý tưởng giải thoátphụng sự nhân sinh. Những bậc đáng kính đó họ đâu có thời gian rong ruổi ngoài đường mà chúng ta dễ gặp. Họ như phần mặt chìm của Phật giáo, họ là biểu trưng cho cái đẹp mà cái đẹp thì khó tìm, khó gặp và có khi cái đẹp lại bị vùi dập thì làm sao dễ nhận ra, dễ tìm thấy.  Người ta chỉ nhìn thấy được bề nổi là những điều thô tế bên ngoài với những người mượn áo làm Phật hay những người con vụng về của Thế Tôn, lăng xăng chạy theo cái hào nhoáng bên ngoài mà đánh mất những phẩm tính cao đẹp gây ảnh hưởng đến giá trị thật cao quý bên trong.


Suy cho cùng thì điều đó cũng không tránh khỏi vì trong  thế giới  tương đối  này thiện và ác, tốt và xấu luôn đan xen lẫn nhau, làm gì có nơi nào tuyệt nhiên thanh tịnh. Cho nên tổ chức hay đoàn thể, tôn gíao nào cũng sẽ có đủ hết thảy những yếu tố đó như một quy luật tất nhiên của cuộc sống, ta nên biết như vậy mà không thối tâm, muộn phiền. Nếu đạo Phật chỉ toàn những người “mượn đạo tạo đời”  thì chắc chắn rằng Phật giáo đã không còn hiện hữu đến ngày nay.

Khi có niềm tin kiên cố người Phật tử nêú không có cơ hội gặp được các bậc cao đức thì nên lấy chánh pháp làm thầy và sự tốt xấu của bất cứ ai không còn là mối bận tâm của chúng ta. Trong vòng quay của nhân quả nghiệp báo thì ai nấy đều như nhau, chuyển hóa tự thân là điều mà chúng ta có thể giúp mình và làm đẹp cho cuộc đời

Việc tu tại gia thì vẫn có thể được cho chính mình nhưng nếu như ai cũng có suy nghĩ như vậy thì không ai đến chùa, không còn người Phật tử hộ trì Tam bảo, giáo pháp không được xiển dương rộng rãi, chùa không còn các hoạt động tâm linh, đạo Phật liệu còn hay mất ?

Đức Thế Tôn dạy: "Này các tỳ kheo, một cận sự (Upāsaka) thành tựu năm pháp này sẽ là cư sĩ châu báucư sĩ hồng liên hoacư sĩ bạch liên hoa. Thế nào là năm? Đó là có niềm tin (saddho hoti), có giới hạnh (sīlavā hoti), không tin bói toán đoán điềm (Akotuhalamaṅgaliko hoti), không tìm đối tượng đáng cúng dường ngoài Tam bảo (naito bahiddhā dakkhineyyaṃ gavesati), phụng sự Tam bảo trước hết (idha ca pubbakāraṃ karoti). -- A.III.206

Đức Phật đã dạy Chư Tăng là những người có trách nhiệm duy trì Chánh Pháp; còn người Phật tử tại gia có bổn phận hộ trì Chánh pháp, làm cho Chánh pháp được mọi người nhận thấy qua đời sống của cá nhângia đình thấm nhuần đạo lý Phật giáo. Như vậy dù là tại gia hay xuất gia nếu chúng ta là những người đang đi theo con đường của Phật nên có trách nhiệm bảo vệ, xiển dương để cho chánh pháp được lưu truyềnnhân gianvô số hữu tình đều được lợi ích . Đó chính là chúng ta làm tròn trách nhiệm của người Phật tử chân chánh đối với đạo, góp phần xây dựng cuộc đời trở nên Chân, thiện, mỹ theo tinh thần Phật giáo.

Thích Nữ Huệ Nhàn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Ba 2015(Xem: 7305)
Chức năng “Thông Tin Truyền Thông” (TTTT) của Giáo hội Phật giáo trong nước hiện nay không đủ khả năng đối phó kịp thời trước những tệ nạn trong nội bộ do một vài thành phần thiếu ý thức tạo ra, trong khi đó, bên ngoài cũng không thiếu những kẻ manh tâm phá hoại uy tín đạo Phật
11 Tháng Ba 2015(Xem: 16851)
Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái.
08 Tháng Ba 2015(Xem: 6701)
Hiện nay qua nhiều bài báo phê bình Phật Giáo trên mạng Internet, trong đó có cả mạng quốc tế nổi tiếng BBC, nhiều Phật tử đã than phiền, sinh hoạt tín ngưỡng của Phật Giáo tại nhiều chùa, đã quá nặng về tinh thần VỤ LỢI mà không nhắm đến tinh thần HOẰNG PHÁP ĐỘ SANH. Đa số Phật tử đi chùa suốt đời vẫn chưa biết chút gì về GIÁO PHÁP của Đức Phật để áp dụng vào đời sống. Một giáo lý có thể giúp cho họ và xã hội có thêm ĐẠO ĐỨC, TRÍ TUỆ, và HẠNH PHÚC. Điều mà xã hội VN đang rất cần bây giờ.
07 Tháng Ba 2015(Xem: 8615)
Trong kinh Di giáo, Đức Phật khuyên răn đệ tử rằng: “Coi tướng lành dữ, tính tử vi, suy luận hão huyền, coi bói tính số; những việc coi ngày giờ tốt xấu như thế này đều không nên làm”. Luận Đại trí độ quyển 3 nói: “Người xuất gia lấy thuật xem tinh tú, nhật nguyệt phong vũ… để tồn tại, là cầu miếng ăn” là một trong những cách mưu sinh không chính đáng mà Đức Phật khuyến cáo người xuất gia cần phải tránh xa.
09 Tháng Hai 2015(Xem: 5513)
Tam Giáo là khái niệm chỉ cho đạo Phật - đạo Lão - đạo Nho. Về bản chất khác nhau hoàn toàn, không thể cùng nguồn gốc. Đạo Phật xuất phát tại Ấn Độ, Nho giáo và Lão giáo là hai tôn giáo bản địa của người Trung Hoa.
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 4153)
06 Tháng Chín 2014(Xem: 16285)
Theo thông tin từ trang nhà chùa Viên Giác (Q. Tân Bình TP. HCM), vào lúc 18h00 ngày 29/08/2011 nhằm ngày 24/08 Giáp Ngọ, ngày cuối cùng của Pháp Hội Địa Tạng xá tội vong nhân cũng là đánh dấu kết thúc mùa lễ Vu Lan Báo Hiếu, tại chùa Viên Giác, TT Thích Đồng Văn cùng chư Tăng và Phật tử đã thành kính tổ chức lễ Chúc thực tống thánh và hóa sớ phụng tống chư Phật, Bồ Tát, Thánh hiền hồi quy Cực lạc diễn ra.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 7559)
.. “Trường hợp những vong linh được ký tự tại chùa mà trong vòng 03 tháng không thấy người thân đến thăm viếng thì đạo tràng sẽ gửi trả các vong linh trở về lại cho gia đình phụng thờ. Nếu để vong linh buồn tủi vì bị bỏ rơi không còn chốn đi về, vượt qua khỏi sự quản lý của thế giới U Minh,vong linh sẽ trở thành những vong hồn vô thừa nhận, làm cô hồn dã quỷ thì rất là tội nghiệp. Vì thế, đề nghị các thiện nam tín nữ muốn ký tự cho vong linh phải lưu ý các quy định nầy”...
14 Tháng Bảy 2014(Xem: 9962)
Tờ báo Phật giáo địa phương Beopbo Shinmun trong tuần trước đã đăng tải thông tin, cho biết "Nhìn thấy các Ki-tô hữu Hàn Quốc đang hát thánh ca và cầu nguyện truyền giáo, bị cáo buộc thực hiện Ddangbarpgi trong một Thánh tích thiêng liêng của Phật giáo, là di sản thế giới được UNESCO công nhận.
07 Tháng Sáu 2014(Xem: 7505)
Thời xưa, khi mới bắt đầu tu tập, tôi rất muốn tụng kinh và đi hỏi xem nên tụng cuốn nào. Được khuyên bảo và tôi mua cuốn “Chư kinh nhật tụng”. Thầy chùa bảo, cứ tụng đi, tụng hàng ngày.Tôi về nhà, thắp hương, lễ Phật và bắt đầu tụng. Đối với tôi, một cậu thanh niên tuổi còn trẻ, mới học Phật, việc đọc tụng kinh này vô cùng khó. Tuy nhiên nghe lời nhà sư, tôi quyết tâm tụng cho hết quyển kinh.