Phật Tử Tu Theo Pháp Môn Tịnh Độ Lên Tiếng

11 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 43923)

PHẬT TỬ TU THEO PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ LÊN TIẾNG
TIN TỨC Người quan sát ĐIỂM NHÌN

chauhoang-contentVừa qua, trên trang nhà Thư viện Hoa Sen (TVHS), Cư sĩ Trần Thị Hoa Trắng, Trần Thị Hương Tràng, Nguyễn Chinh, Sư cô Thích nữ Huyền Trân, thầy Thích Thông Dung và một số thư khác do cư sĩ Trần Thị Hoa Trắng, đại diện “một nhóm tăng ni tại một tu viện quê mùa, hẻo lánh tại Việt Nam” chuyển tới TVHS yêu cầu xóa tên Hòa thượng Thích Thanh Từ và các tác phẩm của ngài trên trang nhà TVHS và chính thức yêu cầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam lên tiếng về bài giảng “Luận về niệm Phật” của Hoà thượng Thích Thanh Từ.

Thư viện Hoa Sen đã cho đăng tải lá thư đạo của Cư sĩ Trần Thị Hoa Trắng và dẫn lại nguồn bài giảng “Luận về niệm Phật” của Hoà thượng Thích Thanh Từ để rộng đường dư luận. Đồng thời TVHS cũng cho rằng “rất tiếc không thể làm được” việc xoá tên Hoà thượng Thích Thanh Từ và các tác phẩm của ngài với 4 lý do:

(1) TVHS là một thư viện Phật giáo điện tử, là nơi truyền bá Phật Pháp cho toàn thể Phật tử cũng như không Phật tử thuộc mọi trình độ và căn cơ khác nhau.

(2) TVHS không lệ thuộc bất cứ ai và tổ chức giáo hội cũng như tự viện nào.

(3) Một lời giảng của vị thầy này có thể thích hợp với một số Phật tử nhưng có thể không thích hợp với một số Phật tử khác do căn duyên mỗi người mỗi khác nhau.

(4) Con người, bao gồm cả quý thầy đạo cao đức trọng, chưa thành Thánh Tăng cũng vẫn có sơ suất khó tránh khỏi và họ cũng đang trên đường tu tập.

Những tranh luận giữa Thiền tông và Tịnh độ tông, Mật tông, thậm chí giữa Thiền tông và Thiền tông về phương pháp tu tập giải thoát không phải là điều mới xảy ra. Trong quá khứ lịch sử, những cuộc tranh luận này diễn ra thường xuyên và kéo dài. Kết quả từ các cuộc tranh luận này, ở Việt Nam đã xuất hiện việc kết hợp giữa Thiền tông và Tịnh độ tông trong đời sống tu tập của người Phật tử. Giới Phật học gọi hiện tượng này là “Thiền - Tịnh song tu”, “Thiền - Mật - Tịnh kết hợp”… Bản chất của sự dung hoà này cũng đem đến cho Phật giáo Việt Nam những sắc thái độc đáo. Hệ thống tu tập theo Thiền tông mà Hoà thượng Thích Thanh Từ đang phát triển cũng "có cơ sở" từ dòng thiền Trúc Lâm đời Trần. Hiện nay các cơ sở tự viện mang tên Trúc Lâm được Hoà thượng Thích Thanh Từ và môn đệ của ngài cho triển khai và có những tín hiệu khởi sắc ở cả ba miền Nam - Trung - Bắc.

Có vẻ những câu chuyện “dí dỏm” và những “tiếng cười” trong bài giảng của Hoà thượng Thích Thanh Từ được miêu tả qua lá thư của Cư sĩ Trần Thị Hoa Trắng đã không nhận được thiện cảm của đa số Phật tử đang tu theo pháp môn Niệm Phật.

Thực tế, từ lâu đã có những dư luận không tán đồng về phương pháp giảng thiền của hệ thống thiền Trúc Lâm, bởi các vị tu tập theo Thiền tông thường lấy Tịnh độ tông ra để làm đối tượng bài xích, chế giễu. Phật tử một số nơi ở miền Bắc từng phản ứng về điều này, vì họ cho rằng đã không nhận được sự tương kính từ phía "thiền phái Trúc Lâm".

Vấn đề Cư sĩ Trần Thị Hoa Trắng đưa ra chỉ là sự cộng hưởng thêm cho những phản ứng gần đây vốn đã không được phía Thiền tông quan tâm, điều chỉnh cho phù hợp. Tịnh độ tông được thiết lập trên nền tảng căn bản của Tín - Hạnh - Nguyện. Vì thế, không ít người cho rằng, với thực tế trải nghiệm ấy, người tu theo Thiền tông mà “Luận về niệm Phật” thì dù có hiểu sâu sắc dưới khía cạnh nào cũng chỉ là “sở đoản”.

Trần Minh Khoa
(Nguồn: Điểm Nhìn)


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Chín 2013(Xem: 8363)
17 Tháng Chín 2013(Xem: 25626)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã có những chia sẻ ý nghĩa trong buổi nói chuyện có chủ đề “nghệ thuật chuyển hóa khổ đau” tại Khách sạn Boston Park Plaza (Mỹ) ngày 12/9 vừa qua.
25 Tháng Tám 2013(Xem: 26739)
.. trong xã hội Việt Nam hiện tại, vấn đề chữ Hiếu và công phu tu tập của tăng sĩ đã có nhiều thay đổi, điều này làm cho quan niệm về đạo và đời cũng bị bóp méo, thiên lệch, đôi khi thực dụng và kệch cỡm trong mắt giới trung niên và thanh niên.
05 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 129943)
Cách đây 2555 năm Đức Phật đã từng biết trước, trong thời mạt pháp sẽ xuất hiện rất nhiều đạo sư, giả làm thiện tri thức đưa chúng sinh lầm đường lạc lối không biết đâu là chánh pháp