Vài Ý Nghĩ Về Bài Viết Của Hoả Thượng Thông Lạc (3) Nguyễn Hòa

18 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 11787)

VÀI Ý NGHĨ VỀ BÀI VIẾT CỦA HOẢ THƯỢNG THÔNG LẠC (3)
Nguyễn Hòa

(Nét chữ mầu đen là nguyên bản của HT Thông Lạc. 
Nét chữ mầu xanh đậm là của Nguyễn Hòa)

Đường Về Xứ Phật Tập 3
Lời nói đầu

...
Chúng tôi là những hành giả của Đạo Phật, lấy giới luật và giáo pháp của Đức Phật làm hành trang và vũ khí để tiến bước vào tâm linh của mình. Nói cách khác cho dễ hiểu hơn là chúng tôi dùng giới luật và giáo pháp của Đức Phật điều khiển và khai mở thân ngũ uẩn. Khai mở thân ngũ uẩn tức là khai mở bộ óc của con người; khai mở bộ óc của con người tức là khám phá thế giới linh hồn của người chết.

Đạo Phật do Đức Thích Ca Mâu Ni truyền dạy không nói tới linh hồn. Đây là sự "nhặp nhằng" hay lẫn lộn của TL do không hiểu thông suốt giáo lý căn bản nhất của đạo Phật là ngũ uẩn không phải linh hồn. Kinh nói về ngũ uẩn để dẫn tới vô ngã, để phá bỏ cái gì đó (ngã hay linh ngã) bị nhận thức sai lần cho là nương tựa vào ngũ uẩn mà tồn tại, vậy thì làm sao có linh hồn được.

Rồi ở đoạn dưới TL lại nói về khác về "siêu hình".
.....
Khoa học hiện đại đã phát minh ra bộ máy vi tính tuyệt vời làm việc đa năng, nhưng sánh với bộ máy thân ngũ uẩn của con người thì nó còn kém quá xa, vì máy vi tính không có phần tình cảm thương, yêu, ghét, giận, hờn, phiền não, khổ đau, v.v... Nếu khoa học không ngừng tiến triển thì chắc chắn bộ máy vi tính sẽ thay thế não bộ của con người để khám phá bộ não của con người, thì chừng đó thế giới linh hồn của người chết mới chứng được sự thật là không có.

Vì tin có linh hồn vậy HT Thông Lạc không phải duy vật, nhưng cũng không thuộc Phật giáọ Và ý tưởng về linh hồn càng không dính líu gì tới Phật giáo Nam Tông hay nguyên thủy mà tính cách vô ngã rất được nhấn mạnh.

Khi Đức Phật tu tập xong và cảm nhận bộ máy thân ngũ uẩn thật là vi diệu và tuyệt vời, Ngài đã điều khiển nó bắt gặp các tần số âm thanh, sắc tướng của tất cả những hành động của những sự việc đã qua của những người chết còn lưu lại trong không gian. Bất kỳ thời gian quá khứ nào Ngài cũng bắt gặp lại được dễ dàng, những danh từ trong thời Ngài được gọi, đó là Túc Mạng Minh. 

Vì tin có linh hồn vậy HT Thông Lạc không phải duy vật, nhưng cũng không thuộc Phật giáọ Và ý tưởng về linh hồn càng không dính líu gì tới Phật giáo Nam Tông hay nguyên thủy mà tính cách vô ngã rất được nhấn mạnh.

Những hình ảnh, âm thanh và những hành động đã qua của con người còn giữ lại trong không gian này bất kỳ nơi đâu, một khi điều khiển được thân ngũ uẩn, nó đều bắt gặp các từng số hình ảnh và âm thanh đó một cách dễ dàng. Danh từ dùng trong thời Đức Phật gọi đó là Thiên Nhãn Minh.

Khi Đức Phật tu xong, Ngài truy tìm con người từ đâu sanh ra? Với chiếc máy thân ngũ uẩn, Ngài đã điều khiển và tìm thấy được nguyên nhân sanh ra con người đó là nghiệp lực nhân quả mà danh từ trong thời Đức Phật gọi là Lậu Tận Minh. 

Thông Lạc dựa vào giải thích theo kiểu khoa học để cắt nghĩa về Lục Thông (Thiên nhãn minh...Lậu tận minh), nhưng cũng không phải là cách nhìn của đạo Phật. Phải đợi đến khi có thuyết lý về Tàng Thức(Như Lai tạng), chủng tử của Duy Thức học thì Phật giáo mới giải thích được phần nào về các vấn đề thuộc nghiệp lực, nhân quả. Mà Duy Thức hoc. bắt nguồn ở Tiểu Thừa, như thấy trong Câu Xá luận, Thanh Tịnh đạọ Phải nói là chính trường phái A Tỳ Đàm (Tiểu Thừa) đã dựng nền tảng cho một khoa tâm lý tinh vi của Phật giáo, là Duy Thức học, và dùng để giải thích được nhiều quan điểm đã thu nhập từ trước đạo Phật ở Ấn Độ, như nhân quả, nghiệp lực, luân hồi và cả Lục Thông.

Vì thế Đức Phật nói sáu cõi luân hồi tức là nói sáu đẳng cấp sống của muôn loài vạn vật trên hành tinh này trong đó có con người, vì con người được xem như một loài động vật.

Nói đến cõi Trời tức là nói đến hành động thiện của con người, chứ không phải nói đến thế giới siêu hình, vì thế Đức Phật nói: Ta đến cõi Phạm Thiên như duỗi cánh tay. Lời nói này chúng ta phải hiểu đó là một trạng thái, một từ trường thiện hay ác, dục hay vô dục.

Đạo Phật giải thích Lục đạo luân hồi vừa là cảnh giới vừa là trạng thái tồn tại trong mỗi con người (chúng sinh). Có câu nói "Nhất Niệm Tam Thiên" , có nghĩa khi một ý niệm khởi lên có thể đưa ta đến ba ngàn thế giới, cảnh giới hay trạng thái tâm khác nhaụ
Thông Lạc như không hiểu đầy đủ như trên, và phần nào không hiểu được hiểu nổi thì chê bai.

Niết Bàn là một trạng thái tâm diệt dục, chứ không có cõi giới Niết Bàn như các nhà Đại Thừa tưởng, vẽ ra và dựng lên nhiều cõi như: Nhị chủng Niết Bàn, Tứ Chủng Niết Bàn, Ngũ chủng Niết Bàn, v.v...

Nhị Chủng Niết Bàn gồm có:

 1. Hữu dư niết bàn
 2. Vô dư niết bàn

Đây là quan niệm Niết bàn của Tiểu Thừạ mà lẽ ra Thông Lạc phải chấp nhận. Hữu dư là Niết Bàn trước khi (A La Hán) nhập diệt, và Vô Dư là Niết Bàn của A-La -Hán sau khi chết, không còn tái sinh.

Niết Bàn trong Phật giáo được bàn cãi rất nhiều là cõi hay trạng thái như thế nào đó, nhưng chính đức Phật từ chối không mô tả về Niết Bàn. Trong Phật giáo nguyên thủy , Niết Bàn được coi là giải thoát phiền não, chấm dứt luân hồi và đi vào một thể tồn tại khác (với ý nghĩa xa cách thế gian). Đó là sự tận diệt gốc rễ của ba nghiệp bất thiện là Tham, Sân, Si, đồng thời cũng không còn bị tác động của Nghiệp lực , của Nhân Duyên, và đặc tính của nó là thiếu vắng sự sinh, thành, hoại, diệt. Với Đại Thừa, thì Niết Bàn là thể nhập vào bản tánh tuyệt đối, thanh tịnh, thường hằng, gọi là Phật Tánh, Chân Như, Chân Tâm, v.v..., và ở đó tìm thấy được an lạc lớn : Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.

Làm sao bốn trạng thái của Bốn Thiền là bốn niết bàn được, trong khi kinh sách Phật đã xác định rõ ràng: Bốn trạng thái Tứ Thánh Định là bốn trạng thái cõi Trời như:

1. Sơ Thiền Thiên
2. Nhị Thiền Thiên
3. Tam Thiền Thiên
4. Tứ Thiền Thiên

Thật sự các nhà học giả Đại Thừa có nhiều ý thâm độc ác để đánh lừa Phật tử bằng nhiều cảnh giới niết bàn để biến dần trạng thái niết bàn thành cõi giới siêu hình niết bàn.

Phật giáo (từ Tiểu Thừa hay nguyên thủy ) nói đến ba cõi (tam giới), là Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giớị Trong đó Sắc giới bao gồm các cõi trời (Thiên) của Tứ Thiền. Vì còn là Sắc giới, cho nên Phật giáo không coi các cõi Thiên này là Niết Bàn, vì vẫn bị đoạ lạc. 

TL đã phạm lỗi rất nặng do thiếu hiểu biết giáo lý Phật, hay cố ý gán ghép ra điều sai lạc và đổ cho đó là do Phật giáo hay Đại Thừa dạỵ Các ý niệm về Tứ Thiền Thiên là do Phật giáo nguyên thủy tiếp nhận từ Bà La Môn - Nguyễn Hòa

Kính ghi,

Thích Thông Lạc
(Tu Viện Chơn Như)
(Ngày 20 tháng 3 năm 2001)

 


From: "Hoa Nguyen" <THANHHUY@m...> 
Date: Fri Jun 20, 2003 7:10 pm
Subject: U,Re: [hoasen-1] Re: Thỉnh Ý..

<<..Chỉ sau vài tháng theo Kinh Nikkaya của Nguyên Thủy, HT đã tự cảm thâý rằng mình đã chứng đạo, giác ngô.,... và cũng đã được HT Thanh Từ ấn chứng (dù là ấn chứng <<Thiến tông>>)....>>

Theo lời kể của HT Thông Lạc , và theo câu viết trên, sau khi thử tu tập theo nhiều pháp môn khác không thành trong đó có pháp "Tri Vọng" của HT Thanh Từ, HT THông Lạc đổi qua tu Tứ Niệm Xứ , nhất là Tứ Thiền Định theo kinh Nikaya (Bộ kinh) . Và chỉ trong vài tháng TL chứng đạọ Tôi dùng chữ "chứng đạo" với nghĩa chung chung , không dùng chữ "chứng ngộ" của Thiền Tông.

Chuyên "chứng đạo" này có đáng tin không, nhất là chỉ trong vài tháng tu theo lời dạy của Nikayạ Bây giờ với trí tuệ của A-La-Hán Thông Lạc giảng dạy như vậy thì có bao nhiều người tin TL đã đắc quả A-La Hán. Chắvc phải có người, nhưng theo bài viết của chính TL thì chẳng mấy người tin để vững tâm tu học theo thầy TL..

Còn chuyện "ấn chứng" thì sao ? HT Thanh Từ tu theo Thiền Tông, và dịch sách, giảng dạy về Thiền Tông là điều ai cũng công nhận. Thì chữ hay việc làm "ấn chứng" này phải mang ý nghĩa của Thjiền Tông. Thuật ngữ "ấn chứng" dùng chỉ sự xác nhận của thiền sư đối với môn đệ đã làm đủ việc tu tập dưới sự hướng dẫn của mình, và đã đắc pháp, ngộ đạọ Cái đắc pháp này phải nằm trong tiêu chuẩn tu tập của Thiền Tông, không thể của Nam tông, Tịnh độ hay Mật tông. HT Thanh Từ là thiền sư và theo sách HT đã viết thì HT đánh giá những thứ như Tam Minh, Lục Thông rất nhẹ Vậy TL đã đưa ra những gì để được HT TT ấn chứng ? 

Những thứ thộc về Tứ Thiền Định thì không phải HT Thanh Từ không biết tới, nhưng cũng đánh giá rất nhẹ , vì trong một quyển sách HT TT đã viết về Diệt Tận Định (tầng cuối của Tứ Thiền Bát Định) cũng chưa phải rốt ráọ Còn cái "vô tâm", vô niệm, thấy được tự tánh, hay "bản lai diện mục" mà Thiền Tông đề cao th`i Thông Lạc có thể nói ra gì không, biểu hiện được gì không với Tứ Thiền Định. Chắc chắn là không, vậy tại sao được ấn chứng ? Chuyện cũng giống như người học Judo đòi thầy dạy Karate-do cho thắt dây lưng đen. Rất vô nghĩa lý.

Xin nói thêm về Ấn khả Chứng Minh của Thiền Tông. Với những thiền sư sử dụng công án trong chương trình giảng dạy thì việc ấn khả có nghĩa là thiền sinh giải được (tất cả) công án do thầy đề ra, và vị thầy hài lòng với kết quả đạt được. 

Công án này có thể là những lời đáp đối qua lại với nhiều ẩn ý như đã xảy ra trong cuộc "đấu pháp" giữa Huyền Giác và Lục Tổ Huệ Năng. Còn nếu thầy không sử dụng công án (như trường hợp HT TT ở đây) th`i ấn khả là bày tỏ sự hài lòng c?a ông thầy về mức độ thông đạt chân lý của đệ tử. Ở đây, bài viết khác có nhắc là Thông Lạc từng là đệ tử của HT TT vào năm 1970, nhưng theo tôi chuyện này cũng không có nghĩa TL đã tu học và tu tập theo đúng giáo pháp của thầy, và thực tế là không phải như vậỵ 

Có thể nghĩ Thông Lạc giống như trường hợp của Chơn Quang, theo học HT TT nhưng sau tu khác và tự làm ra "giáo pháp" riêng. Do đó HT TT rất khó ấn khả cho TL hay CQ. Và chuyện "ấn chứng" này có thực sự xảy ra hay không thì phải HT Thanh Từ lên tiếng cho biết, chúng ta mới tin theo được.

Hòa

Ý kiến bạn đọc
07 Tháng Năm 201703:30
Khách
Này Nguyễn Hòa! Anh là ai mà dám bẻ cong ngòi bút toan hại người. Tôi viết những lời này không phải bênh vưc gì cho Alahan ,vì ngài đã nhập diệt từ lâu. Và ngài cũng chẳng cần ai bênh vực. Ngài dựng lại lối thoát cho loài người mà có đòi hỏi danh lợi gì đâu? Chỉ bao nhiêu đó đủ biết ngài đã hoàn toàn li duc li ác. Như vậy là chứng đạt chân lí là thoát khổ rồi.
Bàn về những đoạn trích dẫn ở trên. Tôi hỏi anh: Cớ sao anh không trích toàn bộ một câu chô đủ ý nghĩa mà lại học những kẻ vô công rồi nghề đi chế câu chữ kiểu như câu:"không có gì quí hơn độc lập,tự do" thì anh trích ra được mỗi câu "không có gì" . Như vậy anh đã dẫn người đọc vao cửa khác rồi. Thầy Thông Lạc chủ trương dạy cho phật tử chân chánh biết là linh hồn không có mà đó chỉ là tưởng thức lừa ta. Vậy có lí đâu thầy lại dạy có linh hồn. Rõ ràng anh đang vọng ngữ. Giống như cái cầu dẫn của cầu Cần Thơ bị sập mà tin đồn nhảm làm mất chỉ một chữ "dẫn" làm người nghe hiểu sai liền vậy. Nếu là người thông minh anh sẽ hiểu những gì tôi viết.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Ba 2015(Xem: 6504)
Tôi rất tiếc được biết đến Ngài Thích Thông Lạc hơn hai năm sau khi Ngài tịch diệt ... Vì khi nghe lại những bài giãng của Ngài thì có sanh ra vô vàn câu hỏi !!! Xin cám ơn quý vị đã cho nêu lên vài câu hỏi ở đây.