Vài Ý Nghĩ Về Bài Viết Của Hoả Thượng Thông Lạc (8) Nguyễn Hòa

18 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 12370)

VÀI Ý NGHĨ VỀ BÀI VIẾT CỦA HOẢ THƯỢNG THÔNG LẠC (8)
Nguyễn Hòa

(Nét chữ mầu đen là nguyên bản của HT Thông Lạc. 
Nét chữ mầu xanh đậm là của Nguyễn Hòa)

Đường Về Xứ Phật Tập 8
Lời nói đầu

Sau khi đọc xong tập 4, tập 5 và tập 6 "Đường Về Xứ Phật", quý vị đã thấy rõ âm mưu thâm độc của Bà La Môn Giáo, họ có thâm ý từ xưa quyết tâm diệt Phật Giáo trên hành tinh này, nên đã khéo léo lồng giáo pháp của mình vào kinh sách của Đạo Phật để rồi biến Bà La Môn Giáo trở thành Phật Giáo Đại Thừa bằng những bài kinh gạch nối trong các bộ kinh A Hàm, nhất là bộ kinh Tăng Nhất A Hàm, để ngang nhiên khinh chê hạ liệt giáo lý chân chánh của Đạo Phật thành giáo lý Tiểu Thừa.

Khi chống PG Đại Thừa, HT Thông Lạc sử dụng ngôn từ nghe rất quen trên đài, và báo trong nước, như :"âm mưu thâm độc", "bao che sự gian ác", v.v.., là một chuyện lạ, đáng nghĩ ngợị Đây không phải là chuyện đối pháp, dù là tranh cãi gay gắt, mà như trận chiến một mất một còn giữa hai tư tưởng hệ, hai tôn giáo (?) không muốn cùng đội chung trời . Cũng may là "Tiểu Thừa " và Đại Thừa hiện vẫn còn tồn tại song song dưới bầu trời này, và đều giúp cho Phật giáo phát triển, rộng ra khắp thế giớị.

TL tố cáo PG Đại Thừa là Bà La Môn giáo thì hoàn toàn không đúng, vì Đại Thừ a cũng không chấp nhận cái Ngã theo quan niệm Bà La Môn, không đưa Phạm Thiên hay các vị thần linh của Bà La môn vào Phật giáọ Các vị cổ Phật và Bồ Tát của Đại Thừa không liên hệ gì với Bà La Môn. Chỉ có Mật giáo Ấn độ và Mật tông Tây Tạng có vài phần gần gũi, nhưng cũng không giống nhau hẳn. Dù sao, phải nhận Phật giáo xuất phát từ Bà La Môn giáo, chấp nhận cũng như bác bỏ một số giáo ly, cách tu tập của Bà La Môn. Như đã viết đó là những quan niệm về Nghiệp lực, nhân quả, luân hồi, niết bàn, cõi ta bà, các tầng trời, pháp Thiền Định, ăn chay, tụng niệm, trì chú, v.v...Tất nhiên, có nhiều thứ rất khác giữa Phật giáo và Bà La môn, vì Phật giáo đã tiếp nhận những gì từ Bà La Môn giáo của truyền thống Ấn Độ, một cách có chọn lọc, và sau đó cải tiến, thay đổi nhiều thứ. Với một tinh thần cởi mở rộng rãi, người ta có thể tìm hiểu Bà La Môn để hiểu Phật giáo hơn, ít ra để hiểu đ+ợc tại sao Đức Thích Ca đã từ bỏ đạo Bà La Môn đồng thời đã giữ lại một số giáo lý, cách hành trì. Những vị cao tăng đầu tiên và sau này của Phật giáo, dù thuộc Tiểu Thừa hay Ddại Thừa, thường xuất thân từ truyền thống Bà La môn, thường có học thức sâu rộng , nên giảng pháp tinh tường , biện luận sâu sắc khi xiển dương Phật pháp. Sau cùng thì đạo Bà La Môn cũng không có gì là xấu, tôi muốn nói không phải là thứ tà đạo ghê gớm như cách nhìn của ông Thông Lạc. Bây giờ được cách tân , có vay mượn ít nhiều tư Phật giáo, nó trở thành Ấn độ giáo, có được gần một tỷ tín đồ và cũng truyền bá rộng ra thế giới, qua các hình thức như Yoga, Thiền Định. Sự tiếp nhận, trao đổi những gì hay tốt, hoặc tinh hoa giũa các tôn giáo là chuyện thường , miễn là không làm mất chỗ cốt lõi, bản sắc riêng của tôn giáo mình.

Vì trong kinh sách Đại Thừa đã hù dọa người ta như vầy: "Nếu Phật tử có tâm quan niệm trái bỏ kinh luật Đại Thừa thường trụ, cho rằng không phải của Phật nói mà đi thọ trì kinh luật tà kiến và tất cả các giới của Thanh Văn, Nhị Thừa cùng ngoại đạo ác kiến, Phật tử này phạm khinh cấu tội". Đó là những lời hăm dọa trong kinh "Phạm Võng" đã in thành sách, do Hòa Thượng Trí Tịnh lược giảng, câu kinh trên ở trang 144. Đây là bằng chứng rất cụ thể đã in thành kinh sách giấy trắng mực đen thì không còn ai muốn bao che sự gian ác của Đại Thừa Giáo được. 

Từ thời Phật giáo chia thành bộ phái và sau đó có Tiểu Thừa với Đại Thừa, thì cả hai bên (hay nhiều bên) đều cố giữ gìn giáo nghĩa và giáo đồ riêng , đồng thời bài xích các nhóm khác, nhất là khi có gì khác biệt nhaụ Chuyện đó kéo dài cả ngàn năm, cho nên những lời lẽ không tốt đẹp, hay nặng nề dành cho nhau là chuyện hiểu được. Điều quan trọng là phải nhận thức được chuyện đó đã thuộc về quá khứ, qua đã lâu, và không nên để lòng sân hận vì một câu viết, lời nói từ hai ngàn năm trước, trong lúc tranh biện giữa hai nhóm cùng một lý tưởng giải thoát. 

Cuối cùng Bà La Môn Giáo quét sạch Phật Giáo Tiểu Thừa với chiêu bài "Đức Phật Di Lặc là Giáo Chủ Phật Giáo thời vị lai". Như thế người ta thay đổi Giáo Chủ của một tôn giáo như thay đổi một nhà vua trong thời phong kiến mà tất cả tín d-ồ Phật Giáo không hề hay biết, mà vẫn còn ủng hộ đấng Giáo Chủ nàỵ Thật là Bà La Môn Giáo rất khéo léo trong việc lật đổ Đức Phật Thích Ca Mâu Nị

Tư tưởng về Di Lặc và tịnh độ của ngài đã thấy ở kinh A Hàm, là kinh điển Tiểu Thừa bản Phạn ngữ được dịch ra Hán tự Tên Di Lặc viết bằng Phạn ngữ là Maitreya, và bằng chữ Pali là Metteyyạ. Cho nên khi tốcáo Di Lặc là ông Phật (hay Bồ Tát) riêng của Đại Thừa thì HT Thông Lạc không biết đến các điều trên. Tuy nhiên, ngài Di Lặc được nhắc tới và kính trọng nhiều hơn trong kinh điển Đại Thừa, và được Mật tông Tây Tạng thờ cúng rộng rãị. Đại Thừa có truyền thuyết là Di Lặc sẽ thành Phật dước cây Long Hoa, sẽ giảng pháp ba hội để giáo hoá chúng sinh và tịnh hoá nhân gian , vào một thời đại trong tương lai còn rất xạ

Đại Thừa Giáo đã biến Phật Giáo thành ba tông phái lớn ở khắp thế giới:

 1- Thần Giáo (Tịnh Độ Tông)
 2- Huyền Bí Giáo (Mật Tông)
 3- Hữu Ngã Giáo (Thiền Tông)

Với mục đích thâm độc đưa ra ba tông phái như ba mũi tên độc nhắm bắn vào một mục tiêu là "tín đồ Phật Giáo", cho nên toàn thể tín đồ Phật Giáo không thể có một người nào thoát khỏi ba mũi tên độc này; nếu không bị mũi tên này thì lại dính mũi tên kia. 

Những tín đồ bình dân ít học và phụ nữ thì rơi vào Tịnh Độ mê tín, cúng bái, cầu khẩn, tụng kinh, niệm Phật, xin xăm, bói quẻ, cầu siêu, cầu an, cúng sao, giải hạn, xem ngày giờ tốt xấu, làm ma chay, cúng vong, tiển linh, làm tuần, mở cửa mã, v.v... 

Về Thần giáo có lẽ HT TL muốn chỉ các tôn giáo thờ Thượng Đế và Thần linh (God và gods). Như thế thì Tịnh Độ tông của Đại Thừa không giống thần giáo chút nàọ Thượng Đế được tin là tạo ra vũ trụ và loài người, còn thần linh thì giúp thượng đế làm các việc quản trị, do đó con người có bổn phận tôn thờ cả hai . Ở Nhất thần giáo như Thiên chúa giáo, Hồi giáo chỉ có thượng đế được tôn thờ, và giáo lý của đạo là lơì dạy đến từ thượng đế mà loài người phải theo giữ để khi chết được lên thiên đàng vĩnh viễn sống sung sướng với thương đế, bằng làm trái lời dạy sẽ bị đày xuống điạ ngục khổ sở đời đờị

Tịnh Độ tông chấp nhận tất cả lơì dạy của Phật Thích Ca được chép trong kinh điển Phật giáo, và giữ giới luật chung của đạo Phật. Nhưng trong hành trì tu tập họ dồn nhiều nỗ lực vào việc niêm danh hiệu, và quán tưởng hình ảnh Phật A Di Đà, và tin nếu giữ được nhất tâm bất loạn (như vào Định) khi chết họ sẽ tái sinh vào cõi Tịnh Độ hay thế giới Cực Lạc ở tây phương do Phật A Di Đà phát nguyện lập ra để cứu độ những ai có tín tâm ở ngàị Nơi đó có nhiều thuận tiện để họ tiếp tục tiến tu hoàn thành Phật quả. 

Vậy Tịnh Độ tông là một tông phái Đại Thừa lấy viêc. niệm Phật, quán tuởng, tín tâm ở Phật A Dia Đà làm trọng điểm tu hành. Vì trông chờ ở sự cứu độ từ vị Phật bên ngoài nên gọi là trông cậy ở tha lực (không phải ở sức chính mình) , và phải có nhiều lòng tin để làm động lực tu tập, cho nên ngay trong Đại Thừa cũng có nhiều tông phái khác chỉ trích Tịnh Đô ., nhất là Thiền Tông lấy việc tự lực tham thiền làm chính.

Nói chung thì pháp môn Niệm Phật và Quán tưởng hình tượng Phật cũng đã có ở kinh điển Đại Thừa trước khi trình bày trong các kinh riêng của Tịnh Độ Tông, và phát triển thành cách tu tập quán niệm riêng của Tịnh Độ Theo D.T. Suzuki, kinh Văn Thù Vấn đã đề cập đến một thứ Đại Định (Sammadhi) được gọi là Nhất Hành Tam muội :

"Nếu thiện nam, thiện nữ muốn nhập Nhất Hành Tam muội, phải ngồi ở nơi vắng vẻ, bỏ hết thảy tư tưởng tạp loạn, không nghĩ đến các tướng , chuyên tâm buộc niệm vào một đức Như Lai, giữ chặt danh tự, và khéo nghĩ dung nghi của ngàị..".

Pháp môn này sau được khai triển xa hơn trong các kinh Tịnh Độ tông thành "trì danh và quán tưởng " đức Phật A Di Đà. Bây giờ ở hình thức tu tập đơn giản nhất (cho người căn cơ thấp ?) chỉ còn thấy áp dụng cách trì danh Phật A Di Đà.

Những tín đồ bình dân ít học và phụ nữ thì rơi vào Tịnh Độ mê tín, cúng bái, cầu khẩn, tụng kinh, niệm Phật, xin xăm, bói quẻ, cầu siêu, cầu an, cúng sao, giải hạn, xem ngày giờ tốt xấu, làm ma chay, cúng vong, tiển linh, làm tuần, mở cửa mã, v.v... 

Niệm Phật thì trong Tiểu Thừa cũng đã có, nhưng chỉ niệm "Nam Mô Phật". Còn những thứ mà HT Thông Lạc kết tội Tịnh Độ tông như :" xin xăm, bói quẻ, cầu siêu, cầu an, cúng sao, giải hạn, xem ngày giờ tốt xấu, làm ma chay, cúng vong, tiển linh, làm tuần, mở cửa mã, v.v... "., thì không hề là của Tịnh Độ tông. Đó là những hình thức tập tục, tín ngưỡng trong dân gian, hay đạo giáo khác, có gốc rễ của VN hay từ Trung quốc trước khi đạo Phật truyền bá tới, và những người theo đạo Phật không có ý thức về nguồn gốc những điều đó đã đưa vào chùa, hay các sư tăng phải chiều theo ý muốn của "thập phương bá tánh".. Có nhiều điều cũng chẳng hại gì, còn những thứ khác thì cuộc sống văn minh mới và tinh thần Phật giáo thuần thành sẽ xoá dần đi .

Những tín đồ ham mê thần thông, những sự huyền bí linh hiển thì lại rơi vào Mật Tông chuyên bắt ấn, niệm chú, luyện bùa, trị bệnh tà ma, quỉ quái, đàng dưới, bà Thuỷ, Long Vương, v.v... 

Mật tông Tây Tạng có bắt ấn, niệm chú, và đều là phương thức tu hành riêng. Còn những thứ khác thì không thấy có trong đạo Phật, mà thuộc về niềm tin dân gian với nhiều mê tín, có khi từ nguồn gốc Trung Hoa, như bà Thủy, Long vương.

Các thiền sư Nam Tông mặc dù họ đang học tu theo giáo pháp Nguyên Thủy, nhưng lại tu sai lời Phật dạy, lấy hơi thở hoặc dùng cơ bụng (phình xẹp) hoặc tập trung chú ý quá sức vào các hành d-ộng ngoại thân như đi, đứng, nằm, ngồi, mặc y, mang bát, ăn, uống, v.v... ức chế tâm đến quá độ làm cho ý thức ngưng hoạt động để rồi tưởng thức hoạt động, khiến cho thân tâm sanh cảm giác "xúc tưởng hỷ lạc". Các sư lầm tưởng đó là trạng thái hỷ lạc của thiền định nên cố giữ và ôm chặt các trạng thái hỷ lạc tưởng thức. Gặp trạng thái này các sư đều bị chết chìm trong pháp d-ịnh tưởng nàỵ Lối tu như vậy, các sư Nam Tông, do không có thiện hữu tri thức có kinh nghiệm nhập Bốn Thánh Định và Tam Minh hướng dẫn, nên lạc vào thiền tưởng giống như Thiền Đông Độ. Chứng minh cụ thể như thiền sư Nam Tông A Jaan Chah khi trả lời những câu hỏi đạo, ngôn ngữ của Ngài giống như thiền sư Đông Độ. 

Tới đây thì HT Thông Lạc công kích Nam Tông, cho là có nguồn gốc Tiểu Thừa thì cũng gần với tông phái HT TL đang theọ Pháp tu TL kể trên của Thiền Tuệ Sát ( Vipassana) thịnh hành ở Miến, Thái đúng là cũng không phải Thiền Định của thời Phật giáo nguyên thủỵ Nhưng từ lời dạy của Đức Phật về Thiền Quán Niệm hơi thở, sống với hiện tại, giữ chánh niệm, họ phát triển qua thời gian dài thành Thiền Tuệ Sát hay Minh Sát ngày naỵ Chuyện tương tợ đã xảy ra cho các pháp Thiền Định của Đại Thừa, và Thiền Tông, Mật tông. Cách tu tập Tứ Thiền Định (và Tứ Niệm xứ) như của HT TL thì Nam Tông vẫn còn bảo tồn (như ở Tích Lan), nhưng không phải vì nó cổ xưa hơn (gần gốc Bà La Môn hơn) mà chê bai lối tu tập được phát triển sau nàỵ

Còn lối tu của thiền sư A Jaan Chah, nay cũng được nhiều người biết tới, thì hãy để các sư tăng Thái Lan nhận định.

Thiền Tông xây dựng một giáo lý tưởng tượng tuyệt đối "Bản thể vạn hữu"còn gọi là "Phật tánh" với những lý luận khéo léo, khiến cho các nhà khoa học lầm tưởng đó là khoa học tâm linh. Nhưng đó chỉ là những mánh khóe lừa đảo giới trí thức và các nhà khoa học. Vì thế sự tu hành của họ cũng chẳng đi đến đâu cả, có nghĩa là họ chưa làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp ngườị

Thiền tông được HT Thông Lạc gán cho danh từ "hữu ngã giáo" như trên là vì Thiền Tông chủ trương "Tâm tức Phật", con người có tự tánh hay bản tâm, Phật tánh. Tu để chứng ngộ tức là đạt tới chỗ "kiến Tánh", thể nhập được chân tâm, Pháp tánh.

Về phần đó, Thiền Tông đã tiếp nhận quan điểm Phật Tánh của trường phái Du Già hành (Duy Thức tông ). Nhưng mặt khác, Thiền Tông cũng chấp nhận quan điểm Không của trường phái Bát Nhã , Trung quán luận, và chân tâm, chân như được nhìn sâu ở chỗ bản thể tuyệt đối, để thấy cũng là Không Tánh. Cái Không Tánh của Đại Thừa xây dựng từ quan điểm về vô ngã, nhưng còn đi xa hơn vô ngã, cho nên không thể cho đó là chủ trương "hữu ngã" (của Bà La Môn). Thật ra, Thiền Tông dùng từ Không nhiều hơn dùng Vô, vì Vô như mang ý nghĩa chẳng còn có gì hết, thấy trong chữ "hư vô", trong khi Không trong "hư không" cho thấy cái gì đó tuy không nắm bắt được, nhưng không phải là không có. Cái Không ở đây vượt lên cái nhìn thiên kiến về hữu và vô, đứng ở chỗ trung đạo, để thấy được đường ranh cựa kỳ nhỏ nhiệm giữa chân không và diệu hữu, hay thật ra không còn có đường ranh phân chia nào nữa đó, mà hoà quyện thành một : chân không chính là diệu hữụ Tất nhiên, phải có cái nhìn quán chiếu thâm sâu của các bồ tát Đại Thừa mới thấy được tơ"i chỗ vô cùng vi tế đó. Ở chỗ đó thì chuyện có hay không sẽ không còn là vấn đề. Nói chung, khi nhấn mạnh về bản Tâm, Tự Tánh, thì đồng thời Thiền Tông lại hướng về cái Không nhiều nhất so với các tông phái khác trong Phật giáọ

Trong thế gian này, ai là người đã tu theo đạo Phật, sống đúng giới hạnh, đạt được cứu cánh, nhập Bốn Thánh định, thực hiện Tam Minh. Nếu quan sát nhìn chung khắp trên thế giới hiện giờ chưa có một người nào thực hiện được thì làm sao dạy tu tập theo đường lối của đạo Phật cho đúng được, hầu hết đều dạy tu hành sai, theo kiến giải, tưởng giải của mình, đó là cách thức tu mò, chứ không đúng như lời của đức Phật đã dạy trong các kinh, vì không có kinh nghiệm tu hành đúng như pháp và tu đến nơi đến chốn.

Khi HT Thông Lạc tự cho là nhập được bốn Định, có được Tam Minh, thì nhiều người VN khác cũng tự cho là nhập được Bát Định, đắc được Lục Thông. Nhưng có gì chứng tỏ được là họ nói thật cái mức chứng đắc của họ không. Có lẽ chỉ cần nhìn vào cái trí tuệ mà họ "đắc" được. Nhìn lại lịch sử Phật giáo Tiểu Thừa, có ai thấy được giảng sư đắc pháp nàọ, hay bậc A La Hán nào giảng pháp như HT Thông Lạc hay không. Chắc là không có, vì không thấy vị nào có lối nói vê ` đạo Phật cạn cợt, sai lạc, không trí tuệ, và bằng ngôn ngữ mạ lỵ nặng nề của thế gian. 

Cho nên thầy trò truyền nhau, mà chẳng có người nào tu đến đâu cả, chỉ dậm chân tại chỗ, rồi lý luận nào là Bồ Tát còn tạp khí; nào là tùy duyên tiêu cựu nghiệp; nào là thấy các pháp như mộng như huyễn (Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng như huyễn v.v..), nào là thấy sáu trần như hoa đốm giữa hư không v.v... và v.v... đó là những danh từ lý thuyết suông mà thôi, chẳng có pháp hành, nên khó thực hiện được giải thoát.

Tư tưởng trong kinh Kim Cang Bát Nhã được dẫn ra này quả là sâu kín, dành cho các bậc trí tuệ thượng thừạ Nắm bắt được tư tưởng này thì đương nhiên hành được. Có thể ai có trí tuệ cao tột sẽ như Lục Tổ Huệ Năng của Thiền tông khi ngài ngộ ý nghĩa của câu "Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" trong quyển kinh đó, và thấy được pháp hành . Hay là từ chỗ thấy được cái Như Huyễn, phi thực của vạn hữu nói trong kinh , người tầm đạo sẽ đi tới chỗ Hành Thiền Như Huyễn của kinh Viên Giác. Kinh văn Phật giáo Đại Thừa nhiều như rừng, không thể dừng lại ở một gốc cây rồi cho là không thấy rừng ở đâu, hay cho tất cả rừng chỉ là một gốc cây đang ôm. Những điều HT Thông Lạc trích ra ở trên để phê bình kinh Kim Cang là kinh nói chưa đủ pháp giải thoát, nhưng kinh Kim Cang chỉ là một phần nhỏ nằm trong vài chục bộ kinh Bát Nhã Ba La Mật Đạ Dù sao, HT Thông Lạc nên đọc kỹ và nếu cần phê phán ngay trên quyển dịch và giảng kinh Kim Cang của HT Thanh Từ.

Nếu bảo rằng vô ngã như trong kinh Đại Thừa đã dạy, thì Đức Phật đu không tự xưng "Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn"; nếu bảo rằng vô ngã như trong kinh Đại Thừa thì Đức Phật không tự xưng:

 "Trên trời dưới trời,
 Khắp trong thế gian,
 Ta người duy nhất,
 Vượt qua sanh, già, bịnh, chết"

HT Thông Lạc muốn nói kinh Đại Thừa khi dạy Vô ngã mà nói mọi thứ như huyễn, như ảo theo lời trích kinh ở đoạn trên kia, là sai lạc (theo Thông Lạc). Nhưng khi kinh Đại Thừa nói vạn pháp như mộng, huyễn, ảo, là để chỉ cái tính chất giả tạm, giả hợp, giả danh , không có thực thể của vạn pháp , thì không có gì sai với thuyết vô ngã ban đầu của Phật giáọ Vô ngã chỉ dùng để nhận thức thấy được thân tâm, vạn pháp, luôn luôn thay đổi, không trường tồn, vì không có tự tính riêng, và khi nhìn như thế một cách sâu sắc thì thấy được vạn hữu được biểu hiện ra bằng những hình tượng tạm thời giống như mộng, huyễn, ảo, không thực.Và từ đó phá được cái chấp có ngã , có ngã sở (những gì cho là thuộc về ngã) là đầu mối của nhận thức và hành động sai lầm đưa đến đau khổ cho mình và cho ngườị Kinh Kim Cang khi dạy phá tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sinh, tướng thọ giả là dạy phá chấp ngã, phá chấp pháp một cách đúng đắn và đến mức thật sâụ Như thế rất khác xa với kinh điển (hữu ngã) của Bà La Môn mà HT TL có ý gán ghép với kinh điển Đại Thừạ

Đạo Phật chủ trương lấy thiện diệt ác, lấy đạo đức nhân quả làm cuộc sống của mình không làm khổ mình khổ ngườị Từ chỗ này chúng ta suy ra đ thấy đạo Phật không mâu thuẩn, vì đạo Phật "Vô ngã ác pháp chứ không phải vô ngã thiện pháp". Nếu chúng ta tu hành vô ngã cả thiện pháp và lẫn ác pháp thì hóa ra chúng ta là cây, là đá; cây, đá là một loại vô tri vô giác, đó là cái vô ngã của Đại Thừạ đạo Phật không có vô ngã như kiểu đó. 

Vả lại, đức Phật dạy chúng ta quán Tứ Niệm Xứ: "Vô thường, khổ, vô ngã". Chữ vô ngã ở đây chỉ cho chúng ta thấu rõ thân, thọ, tâm, và pháp không có ngã tức là trong bốn chỗ này không có cái gì là ta, của tạ Các nhà học giả d-ã lầm chỗ pháp hành để ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền cho là "Đạo Phật Vô ngã".

Nếu chúng ta tu hành để trở thành cây, đá thì chúng ta tu để làm gì?

Cái vô ngã đó chỉ là một lý luận suông, danh từ chữ nghĩa, chứ đã là con người thì không thể tu tập đạt kết quả vô ngã như vậy được.

Tới đây thì Thông Lạc hiểu chưa đúng đắn, sai lạc về Vô Ngã. Cái Vô ngã của Đại Thừa, trình bày rõ nhất trong kinh Kim Cang, phát xuất từ cái nhìn Vô Tướng để đi tới chỗ Vô Sở Trụ. Những cái gọi là "thiện pháp" như bố thí, phước đức, ngay cả các tầng trời nhiều an lạc mà Tứ Thiền Định đưa tới chỉ là "thiện" một cách tương đối, cái này có thể thiện hơn cái kia nhưng còn là bất thiện so với cái khác, và cần phải vượt qua để đi tới chỗ vô thượng chánh đẳng chánh giác, mà trong kinh lại gọi là vô chứng, vô sở đắc. Kinh văn Đại Thừa không phải đọc qua mà hiểu được, rồi do không hiểu thấu mà xuyên tạc.

Trong khi chúng ta đang cần có một đạo đức làm người, không làm khổ mình khổ người, thì Phật Giáo Nguyên Thủy đã có đầy đủ những pháp môn dạy về đạo đức như vậy, thế mà Đại Thừa Giáo đã dìm mất đi và biến đổi đạo đức Phật Giáo trở thành một thứ đạo đức nhân quả mê tín, tạo ra cảnh địa ngục hù dọa tín đồ, để lường gạt tín đồ bằng cách cúng bái, cầu xin, v.v...

Cái chủ trương của HT Thông Lạc đã nhiều lần lặp lại là dừng ơ" chỗ " một đạo đức làm người ", cũng chưa chắc là đạo đức của các A La Hán. Trong khi đạo Phật Đại Thừa đề cao một đạo đức của Bồ Tát quyết tâm đi đến giải thoát, mà cũng còn giữ nhiều liên hệ với con người qua ý nguyện và hành động độ sinh. 

Mục đích của đạo Phật ra đời là nhằm giải quyết bốn sự khổ của kiếp làm người, tức là giải quyết giúp tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ, chứ không phải đi tìm một "Phật Tánh cao siêu tuyệt vời". 

Thì đây là mục đích khác biệt giữ hai bên. Đạo Phật của Thông Lạc và những người theo ông đi tìm cách chấm dứt phiền não, đau khổ, bằng cách "giúp tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ". Như vậy vô tình Thông Lạc đi đến chỗ ông đã chỉ trích ở trên về đạo Phật mà ông nói là của Đại Thừa : trở thành vô giác, vô tri như gỗ đá. Một số người khác theo Phật mong cầu đạt tới quả vị Phật, chẳng những hết khổ đau, phiền não của cõi ta bà, mà đi vào được chỗ an lạc, thường hằng. Có người còn muốn thâm nhập vào lý tính tuyệt đối của Pháp Thân. Vậy thì phải chấp nhận mỗi người theo đuổi một lý tưởng , một đường tu giải thoát khác nhau, tuỳ theo nhận thức của họ về đạo Phật. Phật pháp bao la, không ai biết hết, nói hết được . Không nên dựa vào cái thấy từ chỗ đứng của mình để chỉ trích điều mình không biết về cái thấy của người khác từ chỗ đứng khác .

Người tu theo Phật Giáo Nguyên Thủy đã thực hiện được đạo đức nhân quả là người đã ly dục ly ác pháp; người đã ly dục ly ác pháp là người nhập Sơ Thiền; người đã nhập được Sơ Thiền là người nhập được bất động tâm định; người đã nhập được bất động tâm định là người đã sống trọn vẹn đạo đức nhân quả tức là sống toàn thiện. Chính nơi đây chúng ta đã đạt được mục đích của đạo Phật "ly dục ly ác pháp". Đó là kinh sách Nguyên Thủy đã từng dạy như vậỵ Còn kinh sách Đại Thừa lại dạy khác hơn: "Kiến tánh thành Phật", chỉ thấy tánh mới thành Phật, còn không thấy tánh thì chưa thành Phật.

Pháp Thiền HT Thông Lạc đang tu tập, ở đây là Sơ Thiền, còn thấp vì mới " ly dục ly ác pháp " chỉ là kết quả tiêu cưc, để rồi nếu tiến dần lên sẽ tới Tứ Thiền, nhằm mục đích được lại an lạc cho thân tâm. Và hành giả cũng tin nếu đắc Thiền nào khi chết sẽ lên các tầng trời tương ứng của Tứ Thiền Thiên . Đó là chủ trương ban đầu của ngoại đạo, của Bà La Môn ngày xưạ. Đạo Phật không hề cho tu tập Tứ Thiền Định sẽ đưa tới giải thoát, tuy cũng dùng ở bước đầu để có được định lực, và thanh tịnh. Còn "kiến Tánh" tức thể nhập vào được Tự Tánh của mình thì theo Thiền Tông sẽ được chứng ngộ, là khởi đầu đi tới giải thoát. Vì Thiền Tông còn nói " Kiến Tánh khởi tu", từ sau khi kiến tánh mới hiểu rõ con đường tu hành của mình là đúng đắn.

Tu theo đạo Phật, qua sự hiểu biết nông cạn của tôi, chẳng phải tu để làm Phật mà để được thoát ra khỏi bốn sự đau khổ của kiếp làm ngườị Khi tôi tu đến đây, tôi biết rõ tâm mình bất động trước các pháp, dù trong hoàn cảnh nào tôi vẫn thấy tâm mình an vui và thanh thản, vì đã sống một đời sống đạo đức không làm khổ mình khổ người, như thế tôi cũng hạnh phúc lắm rồi, tôi không dám đòi hỏi những cái cao siêu, huyền bí hơn: làm Phật, Thánh, Tiên, v.v... và cũng không dám mơ thần thông, phép tắt, tàng hình, biến hóa, kêu mây, gọi gió, biết chuyện quá khứ vị lai, v.v...

Thích Thông Lạc.

Người theo đạo Phật đều nghĩ tu để thành Phật, với nghĩa Phật Đà (Buđdha) là giác giả, người giác ngộ, tức phá bỏ được các lớp vô minh, phiền não dầy đặc đã che lấp, trói buộc từ bao nhiêu kiếp sống. HT Thông Lạc tu Phật không để thành Phật thì muốn thành gì ? Rõ ràng là không biết tôn chỉ, mục đích của đạo Phật. Nhưng nếu TL không muốn thành Phật thì làm sao thoát khỏi được sinh tử, luân hồi, tức ra khỏi cái vòng sinh, lão, bệnh , tử. Rõ ràng lý lẽ không thông suốt. Sau cùng, ông Thông Lạc nói là không mơ (không phải ai cũng mơ) thần thông, biết chuyện quá khứ vị lai, thì tại sao lại khoe là có được Tam Minh (thần thông thấy được nhiều kiếp). Như vậy là lời lẽ bất minh.

Nguyễn Hòa

 


From: vuong van <vuongvanvan@..> 
Date: Mon Jun 30, 2003 3:10 am
Subject: Re: [hoasen-1] Vài ý nghĩ về bài viết của HT Thông Lạc

Chào D/H Hoà,

Rất tiếc bài viết này TL không đề cập gì đến giáo lý & tông phái nào của BLM đã " tự biến" BLM thành PGDT.

 BLM với 5000 năm truyền thôn'g đã phát triển lên tới tột cùng ở Ấn Độ xây dựng hoàn thành hệ thống tôn giáo thống trị vững chắc và gần như độc tôn trong tư tưởng dân Ấn kể từ giòng Maurya ( Giòng này có vua Acoka thời hưng thịnh của PG Ấn Độ) bị sụp đổ vào thế kỷ 185 trước TL cho tới ngày naỵ BLM gốc thuộc phái Vedas-Upanishads-Bhagavasgita-Vedanta đã hoàn toàn đồng hoá và triển khai các môn phái triết học tâm linh rất danh tiếng khác có rất lâu đời :Kỳ Na, Samkhya, Yoga, Vaicesica thành Ấn Độ Giáo hay BLM. Trong lịch sử nền tư tưởng của Ấn Đô, đã sớm ảnh hưởng đến văn minh Hy Lạp, Cận Ddông. Sách sử chép rằng Pythagore đã từng học đạo ở Ấn Độ trở về Hy Lạp thành lập 1 học phái lừng lẫy sau nàỵ Chính phần lớn tư tưởng Ấn Độ Giáo tạo dân tộc Ấn thiên trọng về siêu hình học về tâm linh học sản sinh ra ra những tu sĩ hoặc triết gia siêu phàm hơn hẳn bất cứ 1 dân tộc nào khác.

Với sự phát triển huy hoàng như thế - cho rằng : BLM tự biến thành PGDT (một cách hạ mình không chút danh dự như thế)là hoàn toàn vô căn cứ và coi thường hệ thống tư tưởng BLM một cách qúa đáng nếu không nói là không biết gì về BLM cả. 

Trước sự hưng thịnh của BLM kể từ năm 185 BC phong trào phát triển triết học siêu hình trong PG nhằm chống đở sự truyền bá của BLM đánh dấu sự phát triển của PGDT, các luận sư lừng danh Mã Minh, Long Thọ, Vô Trước và Thế Thân đã lần lần trước tác các kinh luận gây âm hưởng rất lớn trên đất Ấn từ 185 BC tới thế kỷ thứ 9. Sau đó phong trào PG dần dần bị sút kém ở Ấn va truyền bá một cách sương thạnh ở bên ngoài như Tây Tạng, TH, Cao Ly, Mông cổ , NB, VN, TLan, MĐiện..Trên đất Ấn PGTH còn giữ được ảnh hưởng ở Tích Lan mà thôị 

Ngày nay, ở Ấn Ddộ, BLM vẫn ở thế thượng phong - PGTT & DT vẫn ở thế thua kém - cho rằng BLM âm mưu dùng DT dể tiêu diệt TT không thuận tai chút nàọ

Phải chi đưa ra chứng cớ hoặc lý luận về tư tưởng mới có chuyện nói được - Còn không chỉ là lời vu khống không hơn không kém.

VVV
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Ba 2015(Xem: 6460)
Tôi rất tiếc được biết đến Ngài Thích Thông Lạc hơn hai năm sau khi Ngài tịch diệt ... Vì khi nghe lại những bài giãng của Ngài thì có sanh ra vô vàn câu hỏi !!! Xin cám ơn quý vị đã cho nêu lên vài câu hỏi ở đây.