Vài Ý Nghĩ Về Bài Viết Của Hoả Thượng Thông Lạc (10) Nguyễn Hòa

18 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 12828)

VÀI Ý NGHĨ VỀ BÀI VIẾT CỦA HOẢ THƯỢNG THÔNG LẠC (10)
Nguyễn Hòa

(Nét chữ mầu đen là nguyên bản của HT Thông Lạc. 
Nét chữ mầu xanh đậm là của Nguyễn Hòa)

Đường Về Xứ Phật Tập 10
Lời nói đầu

Các bạn hãy bình tĩnh và suy tư cho chín chắn, đừng chủ quan, mà hãy khách quan phán xét: Đức Phật đã dạy: Lấy Giới luật làm Thầy. Thầy ở đây quý bạn đừng hiểu theo nghĩa ông Thầy, ông Tổ, mà phải hiểu theo nghĩa là người dẫn đường chỉ lối cho chúng ta đi không lạc bước vào nơi nguy hiểm. Có hiểu như vậy các bạn mới xác định được tôi sai hay các Tổ sai.

Đạo Phật nêu cao ba phương diện tu học để đạt tới giải thoát, và gọi là Tam học :Giới, Định, Tuệ Đúng ra, Tuệ là mục đích cuối cùng, hay là gần cuối, gần đạt đạo, vì chỉ khi tâm đạt tới Tuệ, cái Trí Tuệ vô thượng, rốt ráo thì mới hết vô minh, dứt phiền não, được an nhiên tự tại, thoát ra khỏi vòng sinh tử. Giới và Định chỉ là phương tiện đưa tới Tuệ Cho nên "đánh giá " việc học Phật như thế nào thì chỉ cần nhìn ở tuệ giác của người tu học. Tất nhiên, đây là điều rất khó thấy, vì không phải chỉ đọc nhiều, nhớ giỏi, nói hay mà là có được trí tuệ của Phật giáọ Mà trí tuệ ở đây là cái thuộc về nội tâm nằm sâu bên trong, khi hành giả trực nhân được chân tâm, tự tánh của mình. Nếu cái phần tuệ giác này được biểu lộ ra bên ngoài thì thường phải là người có tuệ giác cao mới nhận ra được. Do đó tại sao có chuyện phải là các cao tăng mới thấy và ấn chứng cho đệ tử.

Ở đây, Thông Lạc dùng "con mắt trần gian" để đánh giá người tu hành, qua những Giới luật có trong đạo Phật hay không có trong đạo Phật. Rõ ràng như thế là không đủ, và có tính cách khiên cưỡng. 

Tôi cũng muốn nói thêm là Thông Lạc hình như muốn dựa vào nhiều hiện tượng hành đạo không đúng đắn của một số người ở VN hiện nay để đả kích trực tiếp các tổ chức PG, các tông phái PG, trong khi chưa dám đả kích thẳng giáo lý cao siêu được hàng trăm triệu người sùng kính của đạo Phật. Nếu nhận thấy chỗ này thì dễ hiểu được lý lẽ của Thông Lạc hơn khi đọc tiếp bài viết của ông.

Bởi vì một giới luật của Phật là một hành động đạo đức làm Người làm Thánh. Hành động đạo đức làm Người làm Thánh là hành động thiện. Cho nên chúng ta giữ gìn được một giới luật của Phật là chúng ta đã tăng trưởng lên một điều thiện. Tăng trưởng thêm một điều thiện là làm giảm bớt đi một điều ác. Giảm bớt đi một điều ác là giảm bớt một sự khổ đau của mình của người. Giảm bớt sự khổ đau của mình của người là giải thoát; phải không các bạn?

Đương nhiên không đúng hẳn khi dựa vào một nhận định không phải Phật giáo để xét giới luật Phật giáọ Giới luật Phật giáo nhằm giúp làm thanh tịnh thân, khẩu, ý của người tu học, mà quan trọng nhất là tâm ý, vì giữ thân khẩu thanh tịnh cũng chỉ để đưa tới tâm ý thanh tịnh. Tâm làm chủ là lời dạy của Phật. Giới luật, dù đi đến mức cùng cực của người tu khổ hạnh, cũng không chấm dứt được khổ đau, không thể chỉ nhờ đó mà được giải thoát. Dù ở Trung Hoa thời xưa có tông phái lấy Giới làm đầu, nhưng cũng không cho Giới là tất cả đạo Phật. Mục đích của đạo Phật là giải thoát bằng giác ngộ qua trí tuệ, và Giới hay Định cũng chỉ là điều kiện tiên khởi để đi đến Trí Tuệ, và từ đó mới có giác ngộ

Những người Thầy mà giới luật không nghiêm túc hướng dẫn các bạn tu hành thì các bạn có giữ gìn giới luật nghiêm túc được không? Hay phải sống theo Thầy Tổ của mình? Chắc chắn các bạn không thể làm ngược lại được vì các bạn là đệ tử của họ, có nghĩa là các bạn cũng phải sống chạy theo dục lạc: ăn ngủ phi thời, phải ở trong chùa to Phật lớn, sống như người giàu sang quyền quý, cuộc sống như vậy thì còn nghĩa lý gì của giới luật: thiểu dục tri túc, ba y một bát, lấy gốc cây làm giường nằm; phải không các bạn?

Giới luật đặt ra vì con người, không nên để giới luật trở thành gông cùm, tù ngục trói buộc, giam hãm con người một cách vô ích. Như các pháp tu khổ hạnh " ba y một bát, lấy gốc cây làm giường nằm " đã bị đức Phật bác bỏ.

Thầy Tổ của chúng ta hiện giờ ông nào cũng có cấp bằng tiến sĩ Phật Học, được đào tạo tại các trường Đại Học Phật Giáo hữu danh như: Miến Điện, Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan, v.v... nhưng xét qua giới luật Phật thì Thầy, Tổ của chúng ta người nào cũng không lấy giới luật làm Thầy mà lấy sự học, lấy cấp bằng làm Thầy; phải đúng như vậy không các bạn?

Những bằng cấp về Phật học là chứng cớ hiển nhiên về khả năng học Phật, thông hiểu về mặt giáo pháp, lý thuyết, và chỉ có vậỵ Chúng ta phải tôn trọng những bằng cấp về Phật học ở mặt đó, và chỉ như thế thôị Chuyện thực tu, thực chứng của người theo Phật, của thầy dạy Phật, được nhìn ở mặt khác, cũng không phải ở mặt giữ "giới luật" thường theo đánh giá chủ quan của người bên ngoài nhìn vàọ Trí Tuệ của Phật giáo là thước đo đúng nhất.

Như vậy đối với Phật Giáo hiện giờ, Thầy Tổ đúng hay là tôi đúng. Nếu đem giới luật ra so sánh thì tôi giữ gìn giới luật nghiêm túc, tâm ly dục ly ác pháp, nhập Tứ Thiền, tịnh chỉ được hơi thở và thực hiện được trí tuệ Tam Minh; còn Thầy Tổ của các bạn chỉ có học để nói chứ không làm được. Vậy thì ai đúng thưa các bạn?

Nếu Thông Lạc "giữ gìn giới luật nghiêm túc, tâm ly dục ly ác pháp, nhập Tứ Thiền, tịnh chỉ được hơi thở và thực hiện được trí tuệ Tam Minhthì cũng không chắc Thông Lạc giảng Phật pháp đúng đắn, không sai lạc. Tứ Thiền thì chưa đủ để thành đạo, và Tam Minh , gồm có Túc Mệnh minh (biết rõ tiền kiếp), Thiên Nhãn minh (biết rõ chuyện sinh tử trong đời tương lai), và Lậu Tận minh ( biết rõ phiền não sẽ chấm dứt như thế nào) là những "thần thông" mà người tu Định có thể đạt được, dù theo đạo Phật hay ngoại đạọ Hoặc có thể không cần phải có dù đã chứng ngộ, nhưng ở Thiền tông. Nhưng dù được Tam Minh hay Lục Thông đi nữa thì cũng chưa phải là giải thoát thật sự mà còn có thể rơi đoạ. Và vẫn có nghi vấn : chắc gì thầy TL đắc được Tam Minh.

Bây giờ tôi và các bạn tiếp tục phán xét lần thứ hai: Thầy Tổ của chúng ta tu hành bằng cách ngày đêm tứ thời công phu tức là tụng niệm, cúng bái, tế lễ, cầu siêu, cầu an, cầu cho thế giới hòa bình, nhân sanh an lạc, v.v... nhưng các bạn phán xét sự tu hành này có lợi ích thiết thực cho Thầy Tổ và cho những con người trên hành tinh này không hỡi các bạn? Mọi người có an lạc không? Có tiêu tai thoát nạn không? Thế giới có hòa bình chăng?

Chỉ trích những cách thức tu hành vụ hình thức thì rất dễ, nhưng cũng chưa chắc đúng. Công việc tu hành , nhất là liên quan đến đại chúng, thì không thể không dựa vào hình thức, vào mong cầu có tính cách tâm linh, tín ngưỡng hay tôn giáọ Cũng chưa chắc là vô ích. Mặt khác, làm sao dám chắc việc tụng niệm, cầu siêu, cầu an, v.v... đã không đem lại an lạc cho một số người, hay hòa bình cho đất nước, thế giớị Biết đâu chính nhờ đó mà nước và người dân VN bây giờ khá hơn 15, 20 năm trước đây ? 

Hay chỉ là một trò lừa đảo, nay chùa này tổ chức tụng kinh Dược Sư cầu siêu cho các vong linh, mai chùa kia tổ chức tụng kinh Pháp Hoa cầu an cho bá tánh, cầu hòa bình cho thế giới để Phật tử cúng dường tiền và thực phẩm, và cuối cùng tiền ấy được bỏ vào túi của Thầy Trụ trì tự do tiêu phí.
Quý bạn thanh niên Tăng, Ni tuổi trẻ thân mến!

Tụng kinh, hộ niệm để được cúng dường có gì là sai tráị Người dân có nhu cầu tín ngưỡng và yêu cầu thì quý thầy làm lễ để thỏa lòng mong cầu của họ Và đáp lại, họ cúng dường chút ít gì đó để nuôi dưỡng thầy, để thầy có chỗ trú ngụ, "trụ trì", thì là chuyện quá thường, thời nào, ở đâu, tôn giáo nào cũng vậỵ Quý thầy không thể đi khất thực, hay sống đầu đường xó chợ mới gọi là tu đúng giới luật hay đúng đường lốị

Chỉ nói suông làm sao có giải thoát được? Còn bảo rằng các bạn có tứ thời công phu, ngồi thiền hoặc niệm Phật, niệm chú bắt ấn, thì các bạn hãy nhìn lại xem Thầy Tổ của các bạn công phu như vậy và bây giờ đến các bạn cũng tu tập như vậy có làm chủ sự sống chết được chưa???

Mỗi tông phái có một pháp mô tu tập riêng, nhằm một mục đích riêng. Không thể lấy quan điểm của mình hay tông phái mình mà đánh giá các tông phái khác.

Tôi có một người bạn già, ông chuyên làm nghề thuyết giảng, là Ủy Viên Hoằng Pháp Tỉnh Hội Phật Giáo, ông thuyết giảng rất hay, nhưng bây giờ ổng ra sao các bạn có biết không? Ổng bị bán thân bất toại rồi các bạn ạ! Ăn uống, tiêu tiểu tại chỗ nằm, tiếng nói thì ngọng nghịu... thật là muôn vàn sự khổ đau để đền tội nói láo đó các bạn. Lấy những gương đó chúng tôi xin các bạn hãy cảnh giác.

Chuyện già yếu, bệnh tật là Đau Khổ nằm trong Khổ Đế chi phối kiếp sống của mỗi ngườị Khi một người bị đau khổ như trên thì có thể là quả của nghiệp cũ, nguyên nhân trong quá khư, kể cả của nhiều kiếp trước. Thông Lạc cho đó là kết quả của "nói láo khi giảng pháp thì thật đáng nghi ngờ cho cái "Tam Minh" ông khoe là có được.

Sự tu hành của các bạn chỉ còn là chiếc áo cà sa và cái đầu cạo trọc chứ đâu còn ý nghĩa gì giải thoát. Miệng nói giải thoát mà tâm không giải thoát chút nào; miệng nói thiền định mà chẳng biết thiền định như thế nào? Cho nên Ngài Thường Chiếu bảo: Một con chó sủa thì một bầy chó sủa theo. Hiện giờ các bạn cũng vậy, các Tổ nói sao thì các bạn cũng rập khuôn nói như vậy, đúng là các bạn đang nhai lại những hý luận của người xưa; thật là buồn cười cho cuộc đời tu hành của các bạn. Tu như các bạn sẽ đi về đâu? Rủ nhau các bạn đang đi xuống địa ngục vì tội lừa đảo.

Kính ghi,
Thích Thông Lạc. 
Tu Viện Chơn Như
Trảng bàng, Tây Ninh
(Ngày 2 tháng 3 năm 2001)

Thật ra TL cũng có lý khi nhận xét có nhiều người tu hành không đúng, không nhắm tới mục đích giải thoát, và như vậy không xứng đáng là tu sĩ Phật giáọ Nhưng chuyện vơ đũa cả nắm, hay cho là chỉ có TL mới tu đúng còn nhiều người khác tu sai, thì là chưa có trí tuệ và còn nặng kiến chấp, ngã chấp.
Ý kiến bạn đọc
28 Tháng Tư 201922:07
Khách
Còn Tam Minh của thầy Thông Lạc thì là cõi tưởng của thầy mà thôi. Trường hợp của thầy Thông Lạc là trường hợp Đức Phật thuyết trong kinh Phạm Võng:

29. Này các Tỷ-kheo có những Sa-môn, Bà-la-môn, luận bàn về quá khứ tối sơ, chấp kiến về quá khứ tối sơ, y cứ về quá khứ tối sơ, đề xướng nhiều sở kiến sai khác, với mười tám luận chấp. Và y chỉ theo gì, căn cứ theo gì, những Sa-môn, Bà-la-môn ấy luận bàn về phía quá khứ tối sơ, chấp kiến về quá khứ tối sơ, y cứ về quá khứ tối sơ, đề xướng ra nhiều sở kiến sai khác với mười tám luận chấp?

30. Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Thường trú luận, chấp rằng: "Bản ngã về thế giới là thường còn" với bốn luận chấp. Và những Sa-môn, Bà-la-môn này, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương Thường trú luận, và chấp bản ngã và thế giới là thường còn với bốn luận chấp?

31. Này các Tỷ-kheo, nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định; khi tâm nhập định, vị ấy nhớ được nhiều đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, trăm đời, ngàn đời, trăm ngàn đời, vô số trăm đời, vô số ngàn đời, vô số trăm ngàn đời, nhớ rằng: Khi được sanh tại chỗ ấy, tôi đã sống với tên như thế này, giòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, lạc thọ khổ thọ như thế này, tuổi thọ như thế này. Từ chỗ ấy chết đi, tôi lại được sanh đến chỗ kia. Tại chỗ kia, tôi đã sống tên như thế này, giòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, lạc thọ, khổ thọ như thế này, tuổi thọ như thế này. Từ chỗ kia chết đi tôi được sanh tại chỗ này". Như vậy người ấy nhớ nhiều đời quá khứ, với những đặc điểm và những chi tiết. Người ấy nói rằng: "Bản ngã và thế giới là thường trú, bất sanh, vững chắc như đảnh núi, như trụ đá; còn những loại hữu tình kia thời lưu chuyển luân hồi, chết đi sanh lại, tuy vậy chúng vẫn thường trú. Tại sao vậy? Vì rằng tôi do nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm... còn những loại hữu tình kia thì lưu chuyển luân hồi, chết đi sanh lại, tuy vậy chúng vẫn thường trú".

Này các Tỷ-kheo đó là lập trường thứ nhất, y chỉ theo đó, căn cứ theo đó, một số những vị Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Thường trú luận, và chấp rằng bản ngã và thế giới là thường còn....

..,36. Này các Tỷ-kheo, Như Lai tuệ tri như thế này: "Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, chấp thủ như vậy, sẽ đưa đến những cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy". Như Lai biết như vậy, Ngài lại biết hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm chứng được tịch tịnh. Ngài như thật biết sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ biết vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ.

Cho nên khi đọc kinh quý vị phải lưu ý lời kết của Đức Thế Tôn.
28 Tháng Tư 201921:52
Khách
Còn vì sao các tổ lại dậy người ta tụng niệm? Tuỳ căn cơ của từng người mà các tổ cho họ cách tu để được tâm an lạc. Với những người già cả, căn cơ yếu thì tụng niệm cũng là cách để họ được nhiếp tâm tạm thời. Âu cũng là giúp họ an lạc được giờ phút nào hay giờ phút ấy. Đó là mục đích của các tổ. Nhưng người đời sau ko hiểu ý các tổ lại đi đánh đồng hết việc tụng niệm như vậy là sẽ dẫn đến giải thoát. Kỳ thật chỉ có tu theo Giới Luật mới dẫn đến giải thoát được thôi. Còn việc tụng niệm siêu thoát cho người chết cũng là do người sau làm bậy mà ra. Các tổ ko có dậy như thế, các tổ như tôi nói tuỳ căn cơ mà hướng dẫn cho người đời các pháp thực hành để hướng tâm bất động mà thôi. Cho nên đừng đánh đồng ý tốt của các tổ với việc làm bậy của các tông phái ngày nay.

Còn các phép thần thông trong Đạo Phật thực chất là:
1. Tha tâm thông, khi ở trạng thái Tứ thiền thì tâm hoàn toàn tĩnh lặng vì vậy khi đó bạn có thể hiểu tâm ý của người khác khi nói chuyện với họ

2. Túc Mạng Minh là thấy cơ thể mình như không có vì trong trạng thái tứ thiền ko còn cảm giác về cơ thể, nó nhẹ như tờ giấy.

3. Lậu Tận Minh thì thấy tâm vô lậu

4. Thiên nhãn minh là có thể mở mắt nhìn cả ngày và đêm.

5. Thiên Nhĩ Thông là có thể tịnh chỉ âm thanh tuỳ ý

6. Thân như ý thông là có thể điều khiển nó làm bất cứ việc gì như việc ko chớp mắt, ko ngủ, đi suốt ngày đêm...

Đối với các công án của các tổ ngày xưa thì cũng đều hướng ta đến Giới Luật tức Tịnh Thân, Tịnh Khẩu, Tịnh Ý (cái biết về Thân, Khẩu, Ý tôi gọi chung là cái biết). Vd như công án ngài Triệu Châu đo nước. Ngài cầm cây thước đặt lên bàn đo. Có vị sư thấy liền hỏi ngài làm gì vậy. Ngài Triệu Châu nói tôi đang đo nước. Vị sư kia nói tôi có thấy giọt nước nào đâu mà ngài đo. Ngài liền cầm thước bỏ đi. Thì công án này ý chỉ ta ko có dính vào cái biết của mình (ko có nằm ngoài giới luật). 1700 Công án của Thiền Tông đều giải như vậy hết.
28 Tháng Tư 201921:29
Khách
Thứ nhất có thể nói lý do thầy Thông Lạc đả kích các tông phái khác vì thầy tu theo đường lối nguyên thuỷ nên đã đi vào được tứ thiền. Còn lúc trước thầy tu các pháp môn khác mà ko chứng được là do thầy chưa hiểu ý các tổ ngày xưa mà thôi. Tất cả các tông phái phật giáo chính thống đều đưa con người ta đến giải thoát. Tịnh độ tông là niệm câu Nam Mô A Di Đà Phật là để buông cái ý của mình xuống. Khi có ý khởi lên (bao gồm cả thân, thọ, tâm, pháp) thì mình niệm câu đó tác ý để buông cái ý của mình xuống, để quay về cái thực tại hay cái không. Thực hành vậy cũng chính là buông xả, tu chỉ là buông xả thôi. Còn với thiền tông thì thật ra cũng chỉ là phương tiện cới trói mà thôi. Các tổ dậy là không đặt tâm vào đâu cả, ko thiện, ko ác cũng ko nằm ngoài giới luật đâu. Giới luật là tịnh thân, tịnh khẩu, tịnh ý. Vậy thế nào là tịnh? Tịnh có phải là im lặng có đúng không? Tịnh thân có phải là thân nó đau, nó nhức, nó nóng, nó lạnh...thì ta mặc kệ nó, im lặng ko phản ứng vậy có phải là tịnh thân có đúng ko? (Còn tịnh thân theo cách hiểu về tình dục thì là tịnh ý thì đúng hơn). Tịnh khẩu có phải là mình muốn nói cái này, cái kia nhưng mình ngăn lại ko cho nói ra có đúng ko? Tịnh ý là mình ngăn ko cho suy nghĩ nổi lên đúng ko? Vậy khi ý nghĩ nổi lên thì mình dùng các câu tác ý mình ngăn nó lại, ko cho mình chạy theo suy nghĩ đó có phải ko? Các câu tác ý trong tứ niệm xứ như tôi đi tôi biết tôi đang đi, tôi ngồi tôi biết tôi đang ngồi, tôi nằm tôi biết tôi đang nằm có phải là các câu tác ý để ngăn mình ko chạy theo suy nghĩ và đưa mình về cái thực tại có đúng ko? Vậy ko đặt tâm vào đâu như các tổ dậy đâu có nằm ngoài giới luật. Vì còn để tâm vào cái tốt, cái thiện là còn dính mắc. Đó chưa phải là tịnh ý. Thực hành theo giới luật là thực hành buông xả.
Giờ tôi sẽ hỏi mọi người, mọi ng chỉ cần trả lời trong tâm là đúng hay sai mà thôi:
1. Bát chánh đạo không nằm ngoài giới luật có đúng không? (Vì bát chánh đạo ko nằm ngoài giới luật nên Đức Phật có thể độ cả gái điếm và tướng cướp)
2. Vậy Bát chánh đạo gồm chánh nghiệp, chánh ngữ, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh tư duy, chánh định, chánh niệm, chánh kiến có đúng không?
3. Nghiệp có phải là thói quen không?
4. Vậy chánh nghiệp có phải là tạo nên thói quen đúng có đúng không?
5. Thói quen đúng ở đây là tịnh thân, tịnh khẩu, tịnh ý có đúng không?
6. Chánh ngữ có phải là nói lời chân thật có đúng không?
7. Vậy lời nói chân thật là lời nói không có cái tôi, cái của tôi vào có đúng không?
8. Vậy khi nào không có cái tôi, cái của tôi có phải khi ở trong Niết Bàn mới có cái đó có đúng không?
9. Vậy tịnh khẩu là để ngăn ta nói những lời nói không thật có đúng không?
10. Chánh mạng theo đúng nghĩa Đạo Phật có phải là dùng đủ những thứ cơ thể cần, không dùng dư thừa như ăn ngày một bữa, một y, một bát, nằm đất, ở gốc cây, ở hang hốc vậy có đúng không? (Cái này cũng ko nằm ngoài giới luật tịnh thân, tịnh khẩu, tịnh ý)
11. Chánh Định có phải là một lòng, một ý Tịnh thân, tịnh khẩu, tịnh ý là chánh định có đúng không?
12. Chánh niệm là lúc nào cũng niệm phải tịnh thân, tịnh khẩu, tịnh ý có đúng không?
13. Chánh Tư duy là mình ngăn không cho mình phản ứng lại trước sự đòi hỏi, kêu gào của cơ thể (tịnh thân), trước cái muốn nói (tịnh khẩu), trước cái suy nghĩ (tịnh ý) có đúng không?
14. Chánh Tinh tấn là luôn cố gắng nhiệt tâm Tịnh Thân, Tịnh Khẩu, Tịnh ý có đúng không?
15. Chánh kiến có phải trước các tác động bên ngoài mình ko phản ứng lại có phải không?
16. Trạng thái Tâm bất động trước các tác động bên ngoài cũng như bên trong là trạng thái Niết Bàn có đúng không?
17. Vậy tu theo giới luật có phải là đang đưa ta đến trạng thái tâm bất động này có đúng ko?

Với trường hợp thầy Thông Lạc thì thầy đã vào tứ thiền đó là điều ko thể bàn cãi. Nhưng thầy vẫn dính mắc vô cái thiện, cái đúng, sai, tốt xấu nên thầy mới có những phát ngôn như vậy. Một bậc A La Hán là một bậc ko còn dính mắc gì vì đã Tịnh Thân, Tịnh Khẩu, Tịnh Ý hoàn toàn. Các ngài chỉ nói những lời chân thật và chỉ nói khi cần phải nói.
08 Tháng Ba 201917:48
Khách
Xét cho cùng thì trước khi phật nhập niết bàn đã căn dặn gì? Đó là không kêu réo tên phật,không tưởng phật, mà phải giữ giới luật,dựa vào tứ niệm xứ và bát chánh đạo mà tu, còn các pháp khác không phải pháp phật.do đó chúng ta thật dễ để phân biệt được đâu là pháp phật nguyên thủy,đâu là pháp ngoại đạo lấy danh nghĩa của phật.nếu ai dựa vào giới luật,bát chánh đạo tứ niệm xứ tu sẽ đắc phật,kẻ mượn danh phật tu pháp ngoại đạo mãi không thể thành phật vì đó có phải pháp của đấng giác ngộ đâu mà thành,thành ma thì có. Tôi chỉ xem vài video của hoà thượng thích thông lạc,ông ta bám vào giới luật ,tứ niệm xứ,bát chánh đạo thì ông ta chứng là đúng rồi,còn kẻ không tu theo chánh pháp sẽ chửi rủa và miệt thị.vì họ được dạy theo ma đạo,hoặc lý luận thế gian thì làm sao dùng trí thế gian để đánh giá bậc thánh,giáo hội không lên tiếng phản bác là đúng,trong số họ có người phải cám ơn thích thông lạc vì đã chỉ đường sáng cho họ đi,còn kẻ châm chích chẳng qua là kẻ chưa chứng đắc chỉ biết qua kiến thức .tôi đạt cảnh giới vạn vật đồng nhất thể,và tôi dùng tâm ấy để nghĩ về những gì thích thông lạc nói ,thì nó làm tôi thanh thản khi muốn tiến xa hơn về tâm linh,còn các hệ phái khác của phật giáo hiện nay chỉ làm con người ức chế và mê muội ,nếu muốn tiến về sự giải thoát rốt ráo.
09 Tháng Bảy 201810:47
Khách
Mỗi thời kỳ, tùy duyên mà độ pháp, tu theo đường hướng của Phật Thích Ca là tu thành bậc Chánh giác, Bích Chi Phật hay A la hán, tu chứng này không phải ai cũng dễ dàng đạt đến.
Nhưng tu theo Bồ Tát hạnh thì lại càng khó hơn, " Cư trần bất nhiễm trần, nhập trần lao phi phổ đôk chúng sinh", tùy thời, tùy nơi mà truyền pháp, giáo hóa độ người, vì thế thầy TTL có thể đúng khi nhận định về giáo lý và hành đạo theo Phật giáo Nguyên thủy, nhưng nhận định về cách tu chứng của các pháp môn khác là sai thì e rằng quá phiến diện.
Thiền Tông lấy sự buông bỏ truy cầu những thứ ngoài thân và thực hành thiền định để nhiếp tâm, an định trong vắng lặng của Thiền để sinh Định và phát Huệ, niệm ác tiêu trừ, niệm Tham Sân Si không sinh thì Nhân Quả vô ngại, liễu thoát sinh tử, chứng đắc bằng thực tu nên một số Thiền sư phát sinh nhục thân bất hoại và ngọc xá lợi, không thể nói Thiền tông tu sai.
Mật Tông từ sau khi hóa thân truyền đạo của Ngài Liên Hoa Sanh, vì truyền đạo qua vùng hoang vu của Tân Cương Tây Vực, nơi đó người dân còn man di, chỉ tín ngưỡng và thờ phục các Quỷ vương, Ma vương, Thần Mưa gió sấm chớp... , để tin phục và làm cho dân nơi đó thần phục, đến gần hơn với chánh đạo Phật pháp, ngài phải hiển thị thần thông thông qua Mật chú, mật ấn, mượn nó làm con thuyền để đưa con người đang mê muội trong các giáo phái tà đạo đó về Thiện đạo, thực tế các Đạt Lai Lat Ma ngày nay ngoài việc nắm giữ trọng trách là lãnh đạo tinh thần xứ Tây Tạng, Tân Cương..., thì họ cũng đã và đang tham gia rất nhiều các hành động thiện nguyện, tuyên truyền gìn giữ môi trường, phản đối chiến tranh, cầu hòa bình an lạc cho toàn thế giới, lợi người lợi ta, một phần nào đó mang dáng dấp hành Bồ Tát hạnh.
Trong thời mạt pháp, con người trên thế giới ngày đang xoay vần với cơm áo gạo tiền, với trách nhiệm cho bản thân và gia đình, để có thời gian nhiếp tâm, trụ tâm giảm đi các ác niệm, Sân niệm, tham niệm, các chủng niệm vô minh vô cấu làm cho thân tâm bịnh, thì Tịnh Độ tông là cứu cánh dễ dàng cho người ta thực hành tu chứng Phật đạo, thực tế cho thấy một số thiền sư Tịnh Độ tông sau khi viên tịch đã để lại ngọc Xá lợi, giống như Phật Như Lai sau khi rời bỏ thế gian đã gởi lại như giáo pháp của Ngài đã biến thành bất diệt vậy, lẽ dĩ nhiên xá lợi của Ngài có rất nhiều mầu sắc khác nhau, giống như các Pháp môn tu vậy thôi.
Cho nên chỉ có ai tu thì người ấy chứng, không thể nói giáo pháp đúng sai, ngón tay phật chỉ mặt trăng, nhưng dù không nhỉn sát theo ngón tay, chỉ nhìn theo hướng ngón tay vẫn thấy mặt trăng, có thể mang kính trắng, hay kính râm, hay kính hiển vi thì vẫn thấy mặt trăng vậy
Một điều tôi vô cùng thắc mắc với sự luận giải thầy TTL về ma vương Ma Ha Tuần, nếu thầy công nhận các tông phái Phật giáo ngày nay, ngoài Phật giáo Nguyên thủy là của Phật Thích Ca đê lại, các tông phái khác là do con cháu Ma vương len theo thời mạt pháp để phá hoại, xóa bỏ phật pháp, thì tại sao thầy TTL lại lên tiếng phản đối và cho rằng Tịnh độ tông, Mật tông là thực hành mê tín? Đã công nhận có Ma vương và con cháu Ma vương thì sao lại phủ nhận các đấng pháp thân quyền năng khác, tự mình mâu thuẫn với mình?
08 Tháng Chín 201708:00
Khách
Giờ mới hiểu vì sao ngay khi chứng ngộ Phật đã muốn nhập Niết Bàn. Quả đúng là chúng ta không thể chống lại "họ" bởi "họ quá đông và nguy hiểm" và..."họ" sẽ kéo ta về cùng đẳng cấp với họ và giết chết ta bằng kinh nghiệm thượng thừa của "họ".
Comment này dành cho số ít không phải cho tất cả. Nên nếu ai không hiểu và cho rằng chẳng ăn nhập gì thì thiết nghĩ hãy ráng google để tìm hiểu vì sao Phật lại muốn nhập Niết Bàn ngay khi chứng ngộ.
19 Tháng Tám 201709:57
Khách
Nguyễn Hoà này nói quá hay nhưng theo ý quá thiển cận không hiểu gì về Phật mà anh chỉ nói giống như các tôn giáo có thần quyền khác. Giới không giử nghiêm minh thì lấy đâu ra định. Phật dạy rõ ràng chúng ta tự đốt đuốc lên mà đi chứ Phật đâu có dạy phải cầu thần, trời, phật đâu mà ngồi đó mà cầu Phật Di Đà mặc đồ toàn của tàu không nhìn lại đi.
19 Tháng Ba 201712:44
Khách
Ông Nguyễn Hòa này hãy cố gắng lấy càng nhiều bằng cấp càng tốt. Mua thêm danh hiệu, phẩm tước... rồi trình lên giáo hội là sẽ được cấp cho bằng cấp, danh hiệu tột bậc: NGƯỜI GIÁC NGỘ.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Ba 2015(Xem: 6458)
Tôi rất tiếc được biết đến Ngài Thích Thông Lạc hơn hai năm sau khi Ngài tịch diệt ... Vì khi nghe lại những bài giãng của Ngài thì có sanh ra vô vàn câu hỏi !!! Xin cám ơn quý vị đã cho nêu lên vài câu hỏi ở đây.