Vài câu hỏi trong khi nghe một bài giãng của Ngài Thích Thông Lạc
30 Tháng Ba 201510:38(Xem: 6776)
Kính thưa Trưỡng Lão, ngài hôm nay đang ở đâu, xin cho con hỏi.
Nếu Ngài đang ở một cỏi gọi là bất động, vĩnh viễn, vậy Vạn pháp này VÔ THƯỜNG nhưng lại có một cỏi THƯỜNG nơi khác sao? Theo tri kiến hiện nay của con, thì CỎI THƯỜNG ĐÓ và CỎI VÔ THƯỜNG NÀY TUY KHÁC MÀ KHÔNG KHÁC, tuy hai mà một. Lối kiến giãi của Ngài con thấy hơi giống giống với lối kiến giãi của Thiên Chúa Giáo, chỉ khác là bên TCG, chỉ có một kiếp là "Thiên đàng địa ngục hai bên" mình sẽ vào 1 trong hai đường đó vĩnh viễn (vừa Đoạn vừa Thường). Còn hiện trạng ngày nay của Ngài là sau "kỷ hồi sanh, kỷ hồi tử" Ngài đã đến chốn cuối cùng của cuộc hành trình này mà vào một cỏi vĩnh viễn. Như vậy thì Vạn Pháp này có thủy có chung, có bắt đầu và chấm dứt. Vậy thì cái Nhân nào là Nhân đầu tiên vậy?
Thật là không còn tái sanh nữa ư? Sẽ ỡ mãi mãi trong trạng thái an lạc vĩnh viễn trong một cỏi nào khác ư? Còn nếu Ngài nói cái cỏi an lạc vĩnh viễn bất động đó với cỏi sanh tử (cỏi ta bà) này là một thì không khác cách kiến giãi bên Đại thừa đâu: Thế Giới Nhứt Chân.
Kiến giãi về Nhân Quả, Nhân: giúp người nghèo - Quã: sẽ sanh ra làm người nghèo để được giúp !!! Kiến giãi này thật lạ lùng với những lối kiến giãi khác. Nhân Quã như là một sự lập lại y chang của hành động, như một máy photocopy in Nhân ra thành Quả. Trong khi một Kiến Giãi khác sẽ là Nhân: giúp người nghèo - Quã: được tiền của giàu sang. Nhân hữu lậu thì Quả cũng hữu lậu.
Nếu Ngài đang ở một cỏi gọi là bất động, vĩnh viễn, vậy Vạn pháp này VÔ THƯỜNG nhưng lại có một cỏi THƯỜNG nơi khác sao? Theo tri kiến hiện nay của con, thì CỎI THƯỜNG ĐÓ và CỎI VÔ THƯỜNG NÀY TUY KHÁC MÀ KHÔNG KHÁC, tuy hai mà một. Lối kiến giãi của Ngài con thấy hơi giống giống với lối kiến giãi của Thiên Chúa Giáo, chỉ khác là bên TCG, chỉ có một kiếp là "Thiên đàng địa ngục hai bên" mình sẽ vào 1 trong hai đường đó vĩnh viễn (vừa Đoạn vừa Thường). Còn hiện trạng ngày nay của Ngài là sau "kỷ hồi sanh, kỷ hồi tử" Ngài đã đến chốn cuối cùng của cuộc hành trình này mà vào một cỏi vĩnh viễn. Như vậy thì Vạn Pháp này có thủy có chung, có bắt đầu và chấm dứt. Vậy thì cái Nhân nào là Nhân đầu tiên vậy?
Thật là không còn tái sanh nữa ư? Sẽ ỡ mãi mãi trong trạng thái an lạc vĩnh viễn trong một cỏi nào khác ư? Còn nếu Ngài nói cái cỏi an lạc vĩnh viễn bất động đó với cỏi sanh tử (cỏi ta bà) này là một thì không khác cách kiến giãi bên Đại thừa đâu: Thế Giới Nhứt Chân.
Kiến giãi về Nhân Quả, Nhân: giúp người nghèo - Quã: sẽ sanh ra làm người nghèo để được giúp !!! Kiến giãi này thật lạ lùng với những lối kiến giãi khác. Nhân Quã như là một sự lập lại y chang của hành động, như một máy photocopy in Nhân ra thành Quả. Trong khi một Kiến Giãi khác sẽ là Nhân: giúp người nghèo - Quã: được tiền của giàu sang. Nhân hữu lậu thì Quả cũng hữu lậu.
Nhân đầu tiên là Vô Minh đó bạn, bạn phải xem lại cả một cuốn sách "12 Nhân Duyên" (12 Cửa Vào Đạo). 12 Nhân Duyên để giảng cho con người, nói về thế giới con người để giúp con người có cái nhìn đúng đắn, thoát ra khỏi mê lầm, bởi loài người đều đang sống trong tưởng tri, chưa thấy như thật về thế giới, vì chưa có Tuệ Tam Minh.
(Có một số người tu theo thầy Thông Lạc tự nhận mình chứng Tam Minh về xin thầy Thông Lạc ấn chứng, thầy hỏi mấy người đó con có thấy được các vì sao xa xa kia chưa - tức hỏi trắc nghiệm Thiên Nhãn Minh - có Thiên Nhãn Minh thì mới quan sát được không gian vô cùng vô tận của vũ trụ (xa đến mấy cũng thấy rõ như lòng bàn tay - cái này chỉ người tu chứng mới hiểu, nó thuộc về trí vô hạn (nên mới gọi là Minh), nói ra cũng như mô tả cho bạn tôi đang uống một ly trái cây ở xứ lạ nào đó, có vị thế nọ thế kia, bạn chỉ có thể tưởng tượng thôi, chính tôi cũng vậy, chỉ hiểu khái niệm Thiên Nhãn Minh là gì chứ cũng không tự mình hướng tâm được tới Tam Minh để biết Thiên Nhãn Minh thật sự ra sao)).
Muốn biết câu trả lời niết bàn (tâm giải thoát) thật sự là gì thì tự mình giữ giới, tự mình tu chứng đạo theo đúng đường lối Bát Chánh Đạo đi bạn sẽ rõ. Chứ cứ nghe người này nói thế này, người kia nói thế kia rồi tưởng tượng ra cõi niết bàn, cõi vĩnh hằng, cõi thường hằng bất biến thì chỉ hiểu bằng tưởng.
- Giúp người nghèo: tại nhân quả họ đời trước keo kiệt bủn xỉn nên họ chịu nghèo vậy. Giờ mình đi từ thiện cho tiền họ để họ thoát nghèo thì mình gánh bớt quả nghèo giúp họ, nên có khả năng mình sẽ bị liên lụy, trong tương lai bị nghèo đi. Còn đâu đi giúp bậc chân nhân, giữ giới, tu giải thoát thì có phước báo hơn, họ vì ý chí tầm cầu giải thoát mới từ bỏ (từ đời sống đầy đủ thành người khất sĩ) chứ không phải do nghèo mà đi xin ăn.
Câu chuyện " Nắm lá trong tay " . Chắc các bạn đã từng đọc qua . Điều đức phật biết rất nhiều mà những gì ngài dạy cực ít . Vì sao vậy ? vì ngài chỉ dạy những gì là cần thiết, là đủ .
Còn việc Đức Phật có tái sinh hay không ? Điều đó thật sự không quan trọng . Điều quan trọng là giáo pháp ngài đã để lại và ngài đã nhắc nhở hậu thế " Tự mình nương tựa chính mình , tự mình làm ngọn đuốc cho chính mình " .
Thời gian đang trôi dần các bạn à! . Thân thể các bạn đang già nua. Vậy điều cần thiết và quan trong đối với các bạn hiện giờ là gì ? Là tinh tấn tu tập từng phút từng giây , để làm chủ sinh - già - bệnh - chết . Đừng phí thơi gian tranh luận các vấn đề không đi đến đâu .
cám ơn các bạn , Mong chỉ giáo cho các thiếu sót của mình
- Đức Phật có tái sinh không? Nếu trả lời không, bạn chưa hiểu nhân quả, còn trả lời có, thì có như thế nào, bạn cũng phải hiểu nhân quả, khi hiểu thấu suốt nhân quả, bạn sẽ trả lời dc câu hỏi này.
- Thế nào là thường, thế nào là vô thường? Đức Phật xác định rất rõ không nơi nào, cõi nào là thường cả. Vậy khi nhập diệt Đức Phật đi về đâu, Niếp Bàn là nơi nào ? Niếp Bàn chỉ là trạng thái “thanh thản, an lạc, vô sự” mà thôi. Thấu suốt nhân quả, bạn sẽ hiểu Đức Phật đi về đâu. Bạn kiến chấp cho là có linh hồn nên mới suy ra cõi Thường, Vô Thường, Niếp Bàn, Tây Phương,...
- Đức Phật xác định rất rõ, còn nghiệp thì còn tái sanh. Bạn kiến chấp nên cho là có linh hồn tái sanh nhưng Đức Phật xác định Nghiệp tái sanh chứ không có linh hồn nào tái sanh cả.
- Một người nghèo khó là do họ đã tạo nhân ác nên họ mới nhận quả ác, luật nhân quả là công bằng, họ muốn hết khổ bản thân họ phải chuyển, phải sửa lại cách sống, phải sửa lại tâm ham muốn của mình, còn bạn đi tìm người khổ để giúp đỡ vật chất, tức là bạn đã xen vào nhân quả của người khác. Họ không hết khổ, còn bạn thì vướng vào cái khổ của họ. Làm thiện đúng chánh pháp, tâm phải tự nguyện, thương người thật lòng và giúp người có duyên. Nếu giúp vật chất mà người hết khổ, tại sao Đức Phật phải bỏ cung vàng điện ngọc, của cải châu báu mà không lấy của đó đi cho người, tại sao ông Phú Lâu Na đổ bỏ vàng bạc châu báu xuống biển không lấy bố thí cho người. Bạn phải hiểu vật chất chỉ làm con người thêm đau khổ mà thôi. Muốn có cuộc sống sung túc và hạnh phúc, phải sống đúng 5 giới và 10 điều lành.
Mong dc học hỏi nhiều hơn, kiến chấp của tôi còn sâu dày, nếu mạo phạm xin tha thứ.