Chương 01. Thầy Thông Lạc Hiểu Lầm Những Lời Dạy Của Đức Thế Tôn Trong Tạng Kinh Nikāya:

06 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 15947)

doithoai-thaythonglac

CHƯƠNG I:
THẦY THÔNG LẠC HIỂU LẦM
NHỮNG LỜI DẠY CỦA ĐỨC THẾ TÔN TRONG TẠNG KINH NIKĀYA

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 1, TTL viết[1]:Còn bảo sách này dạy không đúng lời của Phật, thì quý vị hãy lấy tạng kinh Nikaya ra so sánh”.  

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 5, TTL viết: “Nếu tôi có trả lời điều chi sai sót, xin những bậc cao minh, chân tu, thạc đức chỉ giáo, tôi thành kính tri ân”.
NH mở website: http://www.nguyenthuychonnhu.com, không thấy gì cả, nhưng khi mở các websites: http://www.chonnnhu.net, http://www.thichthonglac.com, http://www.nguyenthuychonnhu.net, thấy TTL viết quá nhiều, đúng sai lẫn lộn, nhưng sai lầm rất nhiều. Thật là tội nghiệp cho TTL! Nếu TTL để dành thì giờ lo tu tập thêm thì tốt biết mấy. Sách hay, người ta đọc một câu, vài câu cho đến một trang, một cuốn cũng thấy hay; khi đó người đọc sẽ vui mừng, đi tìm thêm để đọc. Ngược lại, NH thấy TTL sai lầm rất nhiều, đọc các sách của TTL tốn phí thì giờ. Nhưng vì phải so sánh với Tạng Kinh Nikāya, theo lời cho phép của TTL, để TTL; các đệ tử của TTL; những người đứng giữa ngã ba đường, không biết TTL đúng hoặc là các bậc Tổ Sư, chư Tôn Đức Nam Tông, Bắc Tông hiện nay đúng; những vị quan tâm đến tương lai Phật Giáo thấy sự sai lầm của TTL và hàn gắn lại sự chia rẽ Phật Giáo do TTL gây ra; nên NH đành phải đọc vài cuốn sách và bài viết trên websites của TTL để góp ý vậy.

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 8, TTL viết: “Khi những tập "Đường Về Xứ Phật" được đến tay quý vị Phật tử thì những vị này sẽ chia ra làm ba nhóm:

1- Nhóm thứ nhất cho tôi còn mang bản ngã, tự cho mình là trên hết không còn ai tu hơn mình, theo như kinh sách Đại Thừa dạy: "Người còn thấy mình tu chứng quả A La Hán là chưa chứng quả A La Hán. Người mà hay chống đối các pháp môn khác là người chưa chứng đắc. Người còn thấy cái sai cái đúng, chưa vô phân biệt là người chưa chứng đắc".

2- Nhóm thứ hai là nhóm trung lập, ý của nhóm này khuyên tôi không nên nói thẳng quá; đừng nói cái sai của người khác mà hãy nói cái gì mình đã tu và thực hành được; đừng động đến kẻ khác, chỉ dạy những gì mình biết, còn sai đúng của người khác thì mặc kệ họ.

3- Nhóm thứ ba, nhóm này chấp nhận và nhận xét những lời tôi nói là đúng.”

TTL chia 3 nhóm như trên là còn thiếu, NH thuộc nhóm thứ 4, nhóm này dựa trên Tạng Kinh Nikāya, lấy Tạng Kinh Nikāya làm căn bản, đối chiếu, so sánh, thấy rõ TTL sai lầm rất nhiều và nhận xét những lời TTL viết trong các sách là sai với Tạng Kinh Nikāya. Sau đây, NH xin trích dẫn một số sai lầm tiêu biểu của TTL. Còn những tiết mục tương đối dài, NH để riêng thành một chương, ví dụ như các chương: Thầy Thông Lạc sai lầm khi phản đối xá lợi, Thầy Thông Lạc không đắc Tam Minh, v.v…

I. THẦY THÔNG LẠC SAI LẦM KHI PHẢN ĐỐI LÝ LUẬN: “NGŨ UẨN GIAI KHÔNG”.

  1. 1. TRÍCH DẪN:

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 2, TTL viết[2]: “Hỡi quý Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng, Ni và nam, nữ cư sĩ Phật tử bốn phương. Hãy nhận định sáng suốt đâu là chánh pháp của Đạo Phật, đâu là tà pháp của ngoại đạo, mạnh tay dẹp bỏ những hý luận của Long Thọ, Vô Trước, Thế Thân, Mã Minh, v.v...Những hý luận này chẳng ích lợi gì cho người tu, nó chỉ để cho những người kiêu căng, tự đắc lạm dụng, để hý luận làm trò tranh luận hơn thua, với những người còn tham danh đắm lợi ở thế gian. (Lối lý luận trừu tượng, nhưng không tu hành được, đó là đại vọng ngữ lừa đảo của các vị Tổ Sư này). Tổ Sư Tử, chịu chết một cách rất oan uổng, cũng vì những lý luận này “Ngũ uẩn giai không”.

  1. 2. NHẬN XÉT:

Đọc đến đây NH đành mở miệng nói: Ồ! Không phải!!! Và cười lớn!!! Từ chú Điệu tập sự trong chùa đến chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni đạo cao đức trọng trong tất cả các màu da, chủng tộc khắp nơi trên thế giới theo Nguyên Thủy (P: Theravada), Phật Thừa hay Đại Thừa, Kim Cang Thừa[3], Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, v.v… đều biết Đức Thế Tôn dạy “Ngũ Uẩn giai không”. 

Nói về người thì Ngã là Ngũ Uẩn. “Vô Ngã” là “Ngũ Uẩn giai không”. Thế mà TTL phản đối. Theo ý TTL có lẽ là “Ngũ Uẩn giai có”. Nếu TTL quan niệm “Ngũ Uẩn giai hữu” hay “Ngũ Uẩn giai có” là ngoại đạo rồi, không còn là Phật Giáo nữa. Khi đã là ngoại đạo thì TTL không thể dạy giáo lý Phật Giáo cho những người học hỏi và tin theo Đức Phật. NH nghĩ Phật Giáo sẽ bị diệt vong là do sách vở của TTL. Nếu TTL có lòng tin vào Đức Thế Tôn, NH đề nghị TTL vui lòng thu hồi các sách, các bài giảng, websites http://www.chonnhu.net, http://nguyenthuychonnhu.net, http://www.thichthonglac.com, v.v… của Thầy viết đem đốt sạch tất cả, như trước kia Thiền Sư Đức Sơn Tuyên Giám đã làm và tu hành thêm theo giáo lý Đức Thế Tôn dạy rồi hãy ra thuyết giảng cho mọi người về giáo lý Phật Giáo.

Trong phần tham khảo Tạng Kinh Nikāya, TTL và quý vị vui lòng tham khảo các Kinh tiêu biểu:

  1. a. Kinh Tương Ưng Bộ, Phẩm Thuyết Pháp, Tôn Giả Sāriputta dạy: “Ngũ Uẩn giai không”.
  2. b. Kinh Tiểu Bộ, Kinh Phật Tự Thuyết, Phẩm Pātaligāmiya, Đức Thế Tôn dạy: “Ngã Pháp giai không”, tương tự như các Kinh Luận Đại Thừa, Tối Thượng Thừa, v.v…
  3. c. Kinh Tiểu Bộ, Kinh Phật Tự Thuyết, Phẩm Pātaligāmiya và Kinh Phật Thuyết Như Vậy, Đức Thế Tôn dạy liên quan đến “Trí Tuệ Bát Nhã”.
  4. 3. THAM KHẢO TẠNG KINH NIKĀYA:

a. Kinh Tương Ưng Bộ, Phẩm Thuyết Pháp, viết[4]:

1) Một thời, Tôn Giả Sāriputta (Xá-lợi-phất) và Tôn Giả Mahā Kotthika trú ở Bàrànasi (Ba-la-nại), tại Isipatana (Chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển.

2-3) Rồi Tôn Giả Mahā Kotthika, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Tôn Giả Sāriputta... thưa như sau:

-- Thưa Hiền Giả Sāriputta, những pháp gì Tỷ-kheo giữ giới cần phải như lý tác ý?

4) -- Này Hiền Giả Kotthika, Tỷ-kheo giữ giới cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã.

5) Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Này Hiền Giả Kotthika, vị Tỷ-kheo giữ giới cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã.

6) Này Hiền Giả, sự kiện này xảy ra: Tỷ-kheo giữ giới do như tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã, có thể chứng được quả Dự Lưu.

7) -- Với Tỷ-kheo đã chứng quả Dự Lưu, này Hiền Giả Sāriputta, những pháp gì cần phải như lý tác ý?

8-9) -- Với Tỷ-kheo đã chứng quả Dự Lưu, này Hiền Giả Kotthika, cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã. Sự kiện này có thể xảy ra, này Hiền Giả, Tỷ-kheo Dự Lưu, do như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã, có thể chứng được quả Nhứt Lai.

10) -- Nhưng Tỷ-kheo Nhứt Lai, này Hiền Giả Sāriputta, phải như lý tác ý các pháp gì?

11) -- Tỷ-kheo Nhứt Lai, này Hiền Giả Kotthika, phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã. Sự kiện này có thể xảy ra, này Hiền Giả, Tỷ-kheo Nhứt Lai, do như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã, có thể chứng được quả Bất Lai.

12) -- Nhưng Tỷ-kheo Bất Lai, này Hiền Giả Sāriputta, cần phải như lý tác ý những pháp gì?

13-15) -- Tỷ-kheo Bất Lai, này Hiền Giả Kotthika, cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã. Sự kiện này có thể xảy ra, này Hiền Giả, Tỷ-kheo Bất Lai, do như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã, có thể chứng được quả A-la-hán.

16) -- Nhưng vị A-la-hán, này Hiền Giả Sāriputta, cần phải như lý tác ý các pháp gì?

17) -- Vị A-la-hán, này Hiền Giả Kotthika, cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã.

18) Với vị A-la-hán, này Hiền Giả, không có gì phải làm nữa, hay không có phải thêm gì nữa trong công việc làm. Nhưng sự tu tập, làm cho sung mãn những pháp này sẽ đưa đến hiện tại lạc trú và chánh niệm tỉnh giác.”

b. Kinh Tiểu Bộ, tập 1, Kinh Phật Tự Thuyết, Phẩm Pātaligāmiya, viết[5]:

(I) (Ud 80)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthi, tại Jetavana ngôi vườn ông Anāthapindika. Lúc bấy giờ, Thế Tôn đang thuyết giảng pháp thoại liên tưởng đến Niết-bàn cho các Tỷ-kheo, khích lệ làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ. Các Tỷ-kheo ấy chú tâm, tác ý, dồn tất cả tâm tư lắng nghe pháp.

Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:

- Này các Tỷ-kheo, có xứ này, tại đây không có đất, không có nước, không có lửa, không có gió; không có Hư không vô biên, không có Thức vô biên xứ, không có Vô sở hữu xứ, không có Phi tưởng phi phi tưởng xứ; không có đời này, không có đời sau, không có cả hai mặt trăng mặt trời. Do vậy, này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố không có đến, không có đi, không có trú, không có diệt, không có sanh; không có an trú, không có chuyện vận, không có sở duyên, đây là sự đoạn tận khổ đau.

(II) (Ud 80)

(Như kinh trên (I), chỉ khác lời cảm hứng)

1. Khó thấy là vô ngã,
Không dễ thấy, sự thật,
Với bậc có hiểu biết,
Khéo xâm nhập được ái,
Với vị ấy thấy rõ,
Đâu còn có vật gì.

(III) (Ud 80)

(Như kinh trên, chỉ khác lời cảm hứng)

- Này các Tỷ-kheo, có sự không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, này các Tỷ-kheo, nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, thì ở đây không thể trình bày sự xuất ly khỏi sanh, hiện hữu, bị làm, hữu vi. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, nên có trình bày sự xuất ly khỏi sanh, hiện hữu, bị làm, hữu vi.”

c.1. Kinh Tiểu Bộ, tập 1, Kinh Phật Tự Thuyết, Phẩm Pātaligāmiya, viết[6]:

“(IV) (Ud 81)

(Như các kinh trước, chỉ khác lời cảm hứng).

- Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an. Có khinh an thì không có thiên về. Không có thiên về thì không có đến và đi; không có đến và đi thì không có diệt và sanh; không có diệt và sanh thì không có đời này, không có đời sau, không có đời ở giữa. Đây là sự đoạn tận khổ đau.”

c.2. Kinh Tiểu Bộ, tập 1, Kinh Phật Thuyết Như Vậy, Đức Thế Tôn dạy[7]:

(XXXVII) (Duk. I,10) (It. 27)

Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:

Đầy đủ hai pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ngay trong hiện tại an trú với nhiều lạc hỷ, như lý nỗ lực để diệt tận các lậu hoặc. Thế nào là hai? Với sự hứng khởi đối với những trường hợp đáng phấn khởi, và như lý tinh cần đối với phấn khởi. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ngay trong hiện tại sống với nhiều lạc hỷ, như lý nỗ lực để diệt tận các lậu hoặc.

Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.

Bậc có trí phấn khởi,
Trường hợp đáng phấn khởi,
Vị Tỷ-kheo nhiệt tình,
Thông minh và cẩn trọng,
Quán xuyến nhìn sự vật,
Với trí tuệ Bát-nhã,
Nhiệt tình trú như vậy,
Sống đời sống an tịnh,
Không bồng bột hăng say,
Chú lực tâm tịnh chỉ,
Có thể đạt chứng được,
Đoạn diệt các khổ đau.

Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.”

  1. II. THẦY THÔNG LẠC CHƯA HIỂU CHỮ: “THIÊN NHÃN MINH”.
  1. 1. TRÍCH DẪN:

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 3, TTL viết: “Những hình ảnh, âm thanh và những hành động đã qua của con người còn giữ lại trong không gian này bất kỳ nơi đâu, một khi điều khiển được thân ngũ uẩn, nó đều bắt gặp các từng số hình ảnh và âm thanh đó một cách dễ dàng. Danh từ dùng trong thời Đức Phật gọi đó là Thiên Nhãn Minh.

  1. 2. THAM KHẢO TẠNG KINH NIKĀYA:

* Thiên Nhãn Minh hay Sinh Tử Trí Minh:

Kinh Phúng Tụng, Tôn Giả Sāriputta dạy[8]: “Ba minh: Túc mạng trí minh, Hữu tình trí minh, Lậu tận trí minh.”

Kinh Tự Hoan Hỷ, viết[9]: “Bạch Thế Tôn điểm này thật là vô thượng: Thế Tôn thuyết pháp về vấn đề Sanh tử trí của các loài hữu tình. Ở đây, bạch Thế Tôn, có vị Sa môn hay Bà-la-môn, nhờ nhất tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, vị ấy với Thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng, chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ: "Này các Hiền giả, những chúng sanh làm những ác hạnh về thân, ngữ và ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào khổ giới, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Này các Hiền giả, còn những chúng sanh nào làm những thiện hạnh về thân, ngữ và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo Chánh kiến, tạo các nghiệp theo Chánh kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi Trời, trên đời này". Như vậy, vị ấy với Thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Bạch Thế Tôn, như vậy là tối thượng về vấn đề Sanh tử trí của các loại hữu tình.

  1. 3. ĐỊNH NGHĨA:
  1. a. Thiên Nhãn Minh:

 (S: Cyuty-upapāda-jñāna-sākṣātkriya-vidya, H: 天 眼 明).

 Cũng gọi là Sinh tử trí minh, Sinh tử trí chứng minh, Tử sinh trí minh, Thiên nhãn trí. Tức là trí biết về sinh tử của các loài hữu tình. Chỉ cho trí tuệ sáng suốt, biết rõ tướng trạng sống chết trong tương lai của các loài hữu tình. Tức là đối với lúc còn sống hoặc lúc đã chết, thiện sắc, ác sắc, thượng sắc, hạ sắc của tất cả chúng sinh đều rõ biết. Đồng thời biết rõ chúng sinh do ba nghiệp thân, miệng, ý mà làm điều thiện, điều ác, do nhân duyên chính pháp hoặc tà pháp mà sau khi chết sẽ sanh và đường lành hạnh phúc hoặc đường ác khổ đau.

  1. b. Thiên Nhãn Thông:

 (S: Diviya-cakṣur-jñāna-sāksātkriyābhijñā, H: 天 眼 通).

Cũng gọi là Thiên nhãn trí thông, Thiên nhãn thông chứng, Thiên nhãn trí chứng thông. Năng lực thần thông phép lạ dùng Thiên Nhãn tức Mắt Trời chiếu soi rõ sắc xứ của các cõi Dục giới, Sắc Giới. Đây là một trong 5 thứ thần thông của phàm phu, một trong 6 thứ thần thông của các bậc Thánh A La Hán. Theo Luận Đại Trí Độ, quyển 5 hay Luận Đại Tỳ Bà Sa, quyển 141, thì dùng bốn Tĩnh Lự hay Bốn Thiền tức Tứ Thiền căn bản làm chỗ nương mà chứng được nhãn căn tịnh sắc do 4 đại chủng của cõi Sắc tạo ra, gọi là Thiên Nhãn. Nhãn căn này có năng lực soi thấy các vật xa gần, thô tế xung quanh, khắp nơi nên gọi là Thiên Nhãn Thông, tính nó vô ký, thuộc thế tục hữu lậu.

  1. 4. NHẬN XÉT:

Như vậy, Thiên Nhãn Minh và Thiên Nhãn Thông khác nhau.

Ngược lại, sách Đường Về Xứ Phật, tập 3, TTL viết:Những hình ảnh, âm thanh và những hành động đã qua của con người còn giữ lại trong không gian này bất kỳ nơi đâu, một khi điều khiển được thân ngũ uẩn, nó đều bắt gặp các từng số hình ảnh và âm thanh đó một cách dễ dàng. Danh từ dùng trong thời Đức Phật gọi đó là Thiên Nhãn Minh.TTL viết như vậy là sai lầm. Đây cũng chỉ là Thiên Nhãn Thông, chứ không phải là Thiên Nhãn Minh. Vui lòng xem Thiên Nhãn Minh ở phần tham khảo Tạng Kinh Nikāya và phần định nghĩa ở trên. Nhưng, TTL viết câu này chưa rõ ràng, nó có vẻ hơi tương tự như Túc Mạng Thông. Một người không có Túc Mạng Thông, không có Thiên Nhãn Thông, nhưng đã thấy qua cảnh vật nơi nào đó, do tận mắt thấy, do xem truyền hình, v.v… sau này đến nơi đó, họ nhớ “những hình ảnh, âm thanh và những hành động đã qua của con người”, thì không lẽ người đó cũng được Thiên Nhãn Minh, như sự giải thích của TTL trong câu trên hay sao?

Khi hành giả đạt được Tứ Thiền hoặc các Thiền cao hơn, thì các loại thần thông hiện ra nhiều hay ít, tùy thuộc hành giả nhập Thiền cao hay thấp. Thần thông chỉ là phó sản của sự giác ngộ. Nếu chú ý vào nó, sẽ là chướng ngại cho sự giác ngộ. Từ Đức Thế Tôn, các bậc Tổ Sư cho đến chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni hiện tại, không ai chú trọng đến thần thông, xem nó là sự đương nhiên và bình thường của những hành giả có tu Thiền. Có lẽ TTL được một ít về Thiên Nhãn Thông và lầm tưởng đó là Thiên Nhãn Minh. Đây là sự sai lầm, kính mong TTL vui lòng sửa đổi. Các vị Thầy Tổ, pháp hữu đồng tu, có tu hành thật sự, còn sống hay đã viên tịch mà NH hân hạnh được quen biết, nhiều vị đã có Thiên Nhãn Thông. Chuyện này rất bình thường, không có gì lạ cả. (Vui lòng xem thêm chương 12: Thần Thông).

  1. III. THẦY THÔNG LẠC KHÔNG HIỂU KINH PHÁP MÔN CĂN BẢN.
  1. 1. TRÍCH DẪN:

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 2, TTL viết[10]:Kinh Pháp Môn Căn Bản đã xác định không có các cõi siêu hình (linh hồn); 33 cõi Trời toàn là các cõi tưởng tri* chứ không phải là cõi liễu tri**, cho nên những kinh khác nói đến cõi Trời hoặc cõi Địa Ngục đều chỉ là nói đến Tưởng ấm, cho nên nhiều người không hiểu cho rằng Đức Phật nói có cõi siêu hình thật sự. Đức Phật không bao giờ tự mâu thuẫn với mình, bài kinh Pháp Môn Căn Bản đã xác định rõ ràng, tất cả cõi Trời mà Đức Phật nói ra đều là cõi tưởng, cõi không có thật”. (* Tưởng tri là sự hiểu biết bằng tưởng thức, không rõ ràng, cụ thể, thiết thực; nói cách khác cho dễ hiểu, có nghĩa là ý thức không thấy, hiểu biết được, nên phải vận dụng tưởng thức tưởng tượng. **Liễu tri là sự hiểu biết bằng ý thức rất cụ thể, rõ ràng, thiết thực, không mơ hồ, trừu tượng, ảo giác).

  1. 2. NHẬN XÉT:

Kinh Pháp Môn Căn Bản, Đức Thế Tôn dạy: “Có kẻ phàm phu ít nghe, không thấy được các bậc Thánh… tưởng tri chư Thiên là chư Thiên… Có Tỷ Kheo là bậc A La Hán, các lậu đã tận, tu hành thành mãn… liễu tri chư Thiên…”

 Giải thích từ ngữ:

Phàm phu: Người bình thường, người chưa đắc quả.

Bậc A La Hán: Bậc Thánh đã đắc quả A La Hán.

Tưởng tri (Tỳ Kheo Thanissaro dịch từ tiếng Pāli sang tiếng Anh là: Perceive): Sự hiểu biết bằng tưởng thức, không rõ ràng, cụ thể, thiết thực; sự hiểu biết do cảm thấy, do tưởng tượng.

Liễu tri (Tỳ Kheo Thanissaro dịch từ tiếng Pāli sang tiếng Anh là: Directly know): Sự hiểu biết trực tiếp bằng ý thức rất cụ thể, rõ ràng, thiết thực, không mơ hồ, trừu tượng, ảo giác.

Chư Thiên (E: Gods): Các vị Trời, thuộc cõi siêu hình.

Kinh Pháp Môn Căn Bản, Đức Thế Tôn dạy, người bình thường, người chưa đắc quả, hiểu biết do cảm thấy, do tưởng tượng, chứ họ không trực tiếp hiểu biết rõ ràng cụ thể các vị Trời là các vị Trời, các cõi là các cõi và họ dục hỷ, tham đắm, chấp trước. Ngược lại, các bậc Thánh A La Hán hiểu biết trực tiếp rất cụ thể, không mơ hồ, không tưởng tượng các vị Trời là các vị Trời, các cõi là các cõi và quý Ngài không dục hỷ, không tham đắm, không chấp trước.

Từ đó chúng ta thấy trong Kinh Pháp Môn Căn Bản, Đức Thế Tôn dạy về các cõi, như cõi Trời hay cõi siêu hình, v.v… có hai phần:

  1. 1. Người bình thường, người chưa đắc quả hiểu theo sự cảm nhận do tưởng tượng, không hiểu biết rõ ràng cụ thể, các vị Trời, cõi siêu hình, v.v...
  2. 2. Các bậc Thánh A La Hán hiểu một cách trực tiếp rõ ràng cụ thể các vị Trời, cõi siêu hình, v.v…

 Ngược lại TTL viết:“Kinh Pháp Môn Căn Bản đã xác định không có các cõi siêu hình (linh hồn); 33 cõi Trời toàn là các cõi tưởng tri* chứ không phải là cõi liễu tri**, cho nên những kinh khác nói đến cõi Trời hoặc cõi Địa Ngục đều chỉ là nói đến Tưởng ấm, cho nên nhiều người không hiểu cho rằng Đức Phật nói có cõi siêu hình thật sự. Đức Phật không bao giờ tự mâu thuẫn với mình, bài kinh Pháp Môn Căn Bản đã xác định rõ ràng, tất cả cõi Trời mà Đức Phật nói ra đều là cõi tưởng, cõi không có thật”

Chúng ta thấy TTL viết chỉ có phần một, phần dành cho phàm phu, dành cho người bình thường chưa đắc Thánh Quả A La Hán, nhưng TTL thiếu phần thứ hai, phần dành cho sự hiểu biết của các bậc Thánh đã đắc quả A La Hán.

Có thể TTL đã đọc nhưng không chú ý, nên không hiểu lời Đức Thế Tôn dạy. Vì vậy TTL đã diễn tả sai lời Đức Thế Tôn, sai ý Đức Thế Tôn. Một người bình thường không có Thiên Nhãn Minh cũng có thể hiểu đúng lời Đức Thế Tôn dạy có hai phần trong Kinh Pháp Môn Căn Bản, nếu họ đọc kỹ. Còn TTL tự xưng rằng có Tam Minh, đắc Thánh Quả A La Hán, nhưng hiểu sai ý Đức Thế Tôn, hiểu theo kiểu của phần dành cho phàm phu, dành cho người bình thường, tương tự như người giải bài toán sai đáp số.

Người ta có thể dùng câu Đức Thế Tôn dạy sau đây trong Kinh Pháp Môn Căn Bản để nói về TTL: “Có kẻ phàm phu ít nghe, không thấy được các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không thấy được các bậc Chơn nhân, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhân, tưởng tri địa đại là địa đại …Người ấy tưởng tri chư Thiên là chư Thiên…”

Như vậy TTL có Tam Minh không? Không thể có Tam Minh. Và TTL cũng chưa đắc Thánh Quả A La Hán, bởi Kinh Pháp Môn Căn Bản, Đức Thế Tôn dạy: “Lại nữa, này các Tỷ kheo, có Tỷ kheo là bậc A La Hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. … Ta nói vị ấy đã liễu tri địa đại…thủy đại…hỏa đại…phong đại…sanh vật…chư Thiên… Sanh chủ…. Phạm Thiên… Quang âm thiên… Biến tịnh thiên… Quảng quả thiên…”


  1. 3. THAM KHẢO TẠNG KINH NIKĀYA:

Kinh Pháp Môn Căn Bản (P: Mulapariyayasutta), viết[12]:

 Như vầy tôi nghe. Một thời trú tại (tụ lạc) Ukkattha, trong rừng Subhaga (rừng Hạnh Phúc), dưới gốc cây Sa-la vương. Tại chỗ ấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo: “Này các Tỷ kheo!” – “Bạch Thế Tôn”, những Tỷ kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói: “Này các Tỷ kheo. Ta sẽ giảng cho các Người “Pháp môn căn bản tất cả pháp”. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói”. – Thưa vâng, bạch Thế Tôn”, những Tỷ kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

- Này các Tỷ kheo, ở đây, có kẻ phàm phu ít nghe, không được các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không thấy được các bậc Chơn nhân, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhân, không tu tập pháp các bậc Chơn nhân, tưởng tri địa đại là địa đại. Vì tưởng tri địa đại là địa đại, nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, người ấy nghĩ: “Địa đại là của ta” - dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri địa đại. Người ấy tưởng tri thủy đại là thủy đại. Vì tưởng tri thủy đại là thủy đại, người ấy nghĩ đến thủy đại, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với thủy đại, nghĩ đến (tự ngã) như là thủy đại, người ấy nghĩ: “Thủy đại là của ta” - dục hỷ thủy đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri thủy đại. Người ấy tưởng tri hỏa đại là hỏa đại. Vì tưởng tri hỏa đại là hỏa đại, người ấy nghĩ đến hỏa đại, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với hỏa đại, nghĩ đến (tự ngã) như là hỏa đại, người ấy nghĩ: “Hỏa đại là của ta” - dục hỷ hỏa đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri hỏa đại. Người ấy tưởng tri phong đại là phong đại. Vì tưởng tri phong đại là phong đại, người ấy nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với phong đại, nghĩ đến (tự ngã) như là phong đại, người ấy nghĩ: “Phong đại là của ta” - dục hỷ phong đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri phong đại. Người ấy tưởng tri Sanh vật là Sanh vật…Người ấy tưởng tri chư Thiên là chư Thiên…Người ấy tưởng tri Sanh chủ là Sanh chủ…Người ấy tưởng tri Phạm thiên là Phạm thiên…Người ấy tưởng tri Quang âm thiên là Quang âm thiên…Người ấy tưởng tri Biến tịnh thiên là Biến tịnh thiên…Người ấy tưởng tri Quảng quả thiên là Quảng quả thiên…Người ấy tưởng tri Abhibhū (Thắng Giả) là Abhibhū. Người ấy tưởng tri Không vô biên xứ là Không vô biên xứ…Người ấy tưởng tri Thức vô biên xứ là Thức vô biên xứ…Người ấy tưởng tri Vô sở hữu xứ là Vô sở hữu xứ…Người ấy tưởng tri Phi tưởng phi phi tưởng xứ là Phi tưởng phi phi tưởng xứ…Người ấy tưởng tri sở kiến là sở kiến…Người ấy tưởng tri sở văn là sở văn…Người ấy tưởng tri sở tư niệm là sở tư niệm…Người ấy tưởng tri sở tri là sở tri…Người ấy tưởng tri đồng nhất là đồng nhất…Người ấy tưởng tri sai biệt là sai biệt…Người ấy tưởng tri tất cả là tất cả…Người ấy tưởng tri Niết bàn là Niết bàn…Vì tưởng tri Niết bàn là Niết bàn, người ấy nghĩ đến Niết bàn, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết bàn. Nghĩ đến (tự ngã) như là Niết bàn, người ấy nghĩ: “Niết bàn là của ta” - dục hỷ Niết bàn. Vì sao vậy? Ta nói: Người ấy không liễu tri Niết bàn.

Này các Tỷ kheo, có Tỷ kheo, hữu học tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu vô thượng an ổn, khỏi khổ ách. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến địa đại, đã không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với địa đại, đã không nghĩ (tự ngã) như là địa đại, đã không nghĩ: “Địa đại là của ta” – không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy có thể liễu tri địa đại…Thủy đại…hỏa đại…phong đại…Sanh vật…chư Thiên… Sanh chủ…Phạm thiên…Quang âm thiên…Biến tịnh thiên…Quảng quả thiên… Abhibhū (Thắng Giả)…Không vô biên xứ…Thức vô biên xứ…Vô sở hữu xứ…Phi tưởng phi phi tưởng xứ…sở kiến…sở văn…sở tư niệm…sở tri…đồng nhất…sai biệt…tất cả…Vị ấy thắng tri Niết bàn là Niết bàn; vì thắng tri Niết bàn là Niết bàn, vị ấy đã không nghĩ đến Niết bàn, đã không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với Niết bàn, đã không nghĩ (tự ngã) như là Niết bàn, đã không nghĩ: “Niết bàn là của ta” – không dục hỷ Niết bàn. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy có thể liễu tri Niết bàn.

 Lại nữa, này các Tỷ kheo, có Tỷ kheo là bậc A La Hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến địa đại, không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: “Địa đại là của ta” – không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy đã liễu tri địa đại…thủy đại…hỏa đại…phong đại…sanh vật…chư Thiên…Sanh chủ…Phạm thiên…Quang âm thiên…Biến tịnh thiên…Quảng quả thiên…Abhibhū (Thắng Giả)…Không vô biên xứ…Thức vô biên xứ…Vô sở hữu xứ…Phi tưởng phi phi tưởng xứ…sở kiến…sở văn…sở tư niệm….sở tri…đồng nhất…sai biệt…tất cả…Vị ấy thắng tri Niết bàn là Niết bàn. Vì thắng tri Niết bàn là Niết bàn, vị ấy không nghĩ đến Niết bàn, vị ấy không nghĩ đến Niết bàn, vị ấy không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết bàn, không nghĩ: “Niết bàn là của ta” – không dục hỷ Niết bàn. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy đã liễu tri Niết bàn.

 Lại nữa, này các Tỷ kheo, có Tỷ kheo là bậc A La Hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: “Địa đại là của ta” – không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có tham dục, nhờ tham dục đã đưọc đoạn trừ, thủy đại…hỏa đại…Vị ấy thắng tri Niết bàn là Niết bàn. Vì thắng tri Niết bàn là Niết bàn, vị ấy không nghĩ đến Niết bàn, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết bàn, không nghĩ: “Niết bàn là của ta” – không dục hỷ Niết bàn. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có tham dục, nhờ tham dục đã được đoạn trừ.

 Lại nữa, này các Tỷ kheo, có Tỷ kheo là bậc A La Hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: “Địa đại là của ta” – không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có sân hận, nhờ sân hận đã được đoạn trừ…thủy đại…hỏa đại…Vị ấy thắng tri Niết bàn là Niết bàn. Vì thắng tri Niết bàn là Niết bàn, vị ấy không nghĩ đến Niết bàn, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết bàn, không nghĩ: “Niết bàn là của ta” – không dục hỷ Niết bàn. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có sân hận, nhờ sân hận đã được đoạn trừ.

 Lại nữa, này các Tỷ kheo, có Tỷ kheo là bậc A La Hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: “Địa đại là của ta” – không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có si mê, nhờ si mê đã được đoạn trừ.

 Này các Tỷ kheo, Như Lai là bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác, thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, Ngài không nghĩ đến địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: “Địa đại là của ta” – không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vì Như Lai đã liễu tri địa đại…thủy đại…hỏa đại…Như Lai thắng tri Niết bàn là Niết bàn. Vì thắng tri Niết bàn là Niết bàn, Như Lai không nghĩ đến Niết bàn, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết bàn, không nghĩ: “Niết bàn là của ta” – không dục hỷ Niết bàn. Vì sao vậy? Ta nói vì Như Lai đã liễu tri Niết bàn.

 Này các Tỷ kheo, Như Lai là bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác, thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, Như Lai không nghĩ đến địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: “Địa đại là của Ta” – không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Vì Như Lai biết rằng: “Dục hỷ là căn bản của đau khổ, từ hữu, sanh khởi lên, và già và chết đến với loài sanh vật”.

 Do vậy, này các Tỷ kheo, Ta nói Như Lai, với sự diệt trừ hoàn toàn các ái, sự ly tham, sự đoạn diệt, sự xả ly, sự từ bỏ hoàn toàn các ái, đã chơn chánh giác ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”…thủy đại…hỏa đại…Như Lai thắng tri Niết bàn là Niết bàn. Vì thắng tri Niết bàn là Niết bàn, Như Lai không nghĩ đến Niết bàn; không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết bàn, không nghĩ: “Niết bàn là của Ta” – không dục hỷ Niết bàn. Vì sao vậy? Vì Như Lai biết rằng: “Dục hỷ là căn bản của đau khổ, từ hữu, sanh khởi lên, và già chết đến với loài sanh vật”. Do vậy, này các Tỷ kheo, Ta nói Như Lai, với sự diệt trừ hoàn toàn các ái, sự ly tham, sự đoạn diệt, sự xả ly, sự từ bỏ hoàn toàn các ái, đã chơn chánh giác ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

 Như vậy, Thế Tôn thuyết giảng. Các Tỷ kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn”.

  1. IV. THẦY THÔNG LẠC SAI LẦM KHI VIẾT: “ĐỨC PHẬT BẢO RẰNG THẾ GIỚI SIÊU HÌNH KHÔNG CÓ”.
  1. 1. TRÍCH DẪN:

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 3, TTL viết:Cách đây 2545 năm (dl.2001), có một người Ấn Độ tên là Sĩ Đạt Ta (Đức Phật) bảo rằng thế giới siêu hình không có, nó chỉ là một thế giới tưởng mà thôi. Vậy mà cho đến ngày nay người ta cũng vẫn không tin lời nói này.”

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 2, TTL viết[13]: Đức Phật đã dạy: “Thế giới siêu hình chỉ là một thế giới của tưởng tri, chứ không phải liễu tri.

  1. 2. NHẬN XÉT:

TTL hiểu sai lầm Kinh Pháp Môn Căn Bản và viết: Đức Phật bảo rằng thế giới siêu hình không có, nó chỉ là thế giới tưởng mà thôi”.

Kinh Pháp Môn Căn Bản[14], Đức Thế Tôn dạy: Có kẻ phàm phu ít nghe, không thấy được các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không thấy được các bậc Chơn nhân, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhân, tưởng tri địa đại là địa đại …Người ấy tưởng tri chư Thiên là chư Thiên…[15]

Đức Thế Tôn dạy tiếp: Lại nữa, này các Tỷ kheo, có Tỷ kheo là bậc A La Hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ” “Địa đại là của ta” – không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy đã liễu tri địa đại…thủy đại…hỏa đại…phong đại…sanh vật…chư Thiên… Sanh chủ…. Phạm Thiên… Quang âm thiên… Biến tịnh thiên… Quảng quả thiên…”

Theo Kinh Pháp Môn Căn Bản, phàm phu tưởng tri chư Thiên, các bậc A La Hán liễu tri chư Thiên, Đức Thế Tôn là bậc A La Hán liễu tri chư Thiên, nên thế giới siêu hình không phải là thế giới tưởng như TTL đã viết và gán ghép sai lầm.

  1. 3. THAM KHẢO TẠNG KINH NIKAYA:

Vui lòng xem phần TTL không hiểu Kinh Pháp Môn Căn Bản và hiểu sai ý của Đức Thế Tôn.

  1. V. THẦY THÔNG LẠC SAI LẦM KHI VIẾT RẰNG KHÔNG CÓ CÕI TRỜI VÀ CÁC CÕI SIÊU HÌNH KHÁC.
  1. 1. TRÍCH DẪN:

Sách Thọ Tam Quy Ngũ Giới, TTL viết[16]: Nói có cõi Trời, cõi Cực Lạc là nói dối, vì đâu có cõi Trời, cõi Cực Lạc”.

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 1, TTL viết[17]: Trong sách này dạy rằng “không có thế giới siêu hình” nếu quý vị bảo rằng: “có thế giới siêu hình thì quý vị hãy tu tập có trí tuệ tam minh, rồi quan sát vũ trụ tìm xem linh hồn người chết, Thần, Thánh, quỷ ma ở đâu, có hay không có?”

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 2, TTL viết[18]: Chư Thiên cũng chẳng có, cõi siêu hình cũng không có.”

  1. 2. NHẬN XÉT:

TTL viết rằng không có cõi siêu hình. Như vậy TTL không tin Tạng Kinh Nikāya, hoặc là chưa đọc các Kinh trong Tạng Kinh Nikāya, nên viết sai lầm. Tại sao TTL viết[19]: “Còn bảo sách này dạy không đúng lời của Phật, thì quý vị hãy lấy tạng kinh Nikaya ra so sánh.”?

Vấn đề TTL đắc Tam Minh, NH đã chứng minh là TTL không đắc Tam Minh. (Vui lòng xem chương 5: Thầy Thông Lạc không đắc Tam Minh).

  1. 3. THAM KHẢO TẠNG KINH NIKĀYA:

 1.- Kinh Đại Hội (P: Maha-Samaya-Suttanta), viết[20]:

 “Như vầy tôi nghe.

 Một thời, Thế Tôn trú tại bộ lạc Sakka (Thích Ca), thành Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), ở Đại lâm (Mahavana), cùng với đại chúng Tỷ kheo khoảng năm trăm vị, tất cả đều là bậc A-la-hán. Và chư Thiên ở mười phương thế giới phần lớn cũng thường tập hội để chiêm ngưỡng Thế Tôn và chúng Tỷ-kheo.

 Lúc bấy giờ, bốn vị Tịnh Cư Thiên (Suddhāvāsa) suy nghĩ như sau: “Thế Tôn nay trú tại bộ lạc Sakka, thành Kapilavatthu, ở Đại Lâm, cùng với Đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị, tất cả đều là bậc A-la-hán. Và chư Thiên ở mười phương thế giới phần lớn cũng thường tập hội để chiêm ngưỡng Thế Tôn và chúng Tỷ-kheo. Vậy chúng ta hãy đến tại chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong mỗi chúng ta sẽ đọc một bài kệ dâng lên Thế Tôn”.

 Rồi chư Thiên ấy, nhanh như nhà lực sĩ duỗi cánh tay co lại, hay co cánh tay duỗi ra, biến mất từ Tịnh Cư Thiên và hiện ra trước mặt Thế Tôn. Chư Thiên ấy đãnh lễ Thế Tôn và đứng một bên. Sau khi đứng một bên, một vị Thiên đọc bài kệ trước Thế Tôn:

Đại hội tại Đại Lâm,
Chư Thiên đồng tụ tập,
Chúng con đến Pháp hội,
Đảnh lễ chúng Bất Thắng.
Rồi một vị Thiên khác cũng đọc lên một bài kệ trước Thế Tôn:
Tại đây chúng Tỷ-kheo,
Thiền định, tâm chánh trực,
Như chủ xe nắm cương
Bậc trí hộ các căn.
 Lại một vị Thiên khác cũng đọc lên một bài kệ trước Thế Tôn:
Như khoá gảy, chốt tháo,
Cửa trụ bị đào lên.
Sống thanh tịnh, có mắt,
Như voi khéo điều phục.
Lại một vị Thiên khác cũng đọc lên một bài kệ trước Thế Tôn:
Những ai quy y Phật,
Sẽ không đọa ác thú,
Sau khi bỏ thân người,
Sẽ sanh làm chư Thiên…”

2.- Kinh Đế Thích sở vấn (P: Sakka-Panha-Suttanta), viết[21]:

 “Như vầy tôi nghe.

 Một thời, Thế Tôn trú tại Magadha (Ma-kiệt-đà) phía Đông thành Vương Xá, tại làng Bà-la-môn tên Ambasanda (Am-bà-la) trên ngọn núi Vediya (Tỳ-đà sơn) phía Bắc ngôi làng, trong hang Indasāla (Nhơn-đà-sa-la). Lúc bấy giờ, Thiên chủ Sakka (Đế-thích) náo nức muốn chiêm ngưỡng Thế Tôn…Rồi Thiên chủ Sakka, với chư Thiên ở Tam thập tam thiên tùy tùng xung quanh, với Pancasikha, con của Càn-thát-bà đi trước, như người lực sĩ duỗi cánh tay co lại, hay co lại cánh tay duỗi ra, biến mất ở cõi Tam thập tam thiên, hiện ra ở Magadha, phiá Đông thành Vương Xá, tại làng Bà-la-môn Ambasandā và đứng trên núi Vediya phía Bắc ngôi làng.

 Lúc bấy giờ núi Vediya chói hào quang rực rỡ, ngôi làng Bà-la-môn Ambasandā cũng vậy, đều nhờ thần lực chư Thiên…”.

 3.- Kinh Vị Thiên Nhân, viết[22]:

“Bấy giờ có một Thiên nhân, sau đêm gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Đứng một bên, vị Thiên nhân ấy bạch Thế Tôn:

- Có sáu pháp này, bạch Thế Tôn, dắt dẫn vị Tỷ-kheo đi đến không thối đọa. Thế nào là sáu? Tôn kính Đạo Sư[23], tôn kính Pháp[24], tôn kính Tăng, tôn kính học pháp, tôn kính thiện ngôn, tôn kính bằng hữu. Sáu pháp này, bạch Thế Tôn, dắt dẫn vị Tỷ-kheo đi đến không thối đọa.

 Thiên nhân nói như vậy, bậc Đạo Sư chấp nhận. Thiên nhân ấy, với ý nghĩ: “Bậc Đạo Sư đã chấp nhận ta”, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, rồi biến mất tại chỗ…”

  4.- Kinh Jānussoni, viết[25]

“1. Rồi Bà-la-môn Jānussoni đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Jānussoni bạch Thế Tôn:

- Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi Bà-la-môn, cho bố thí, làm các lễ cúng cho người chết. Mong rằng, bố thí này cho bà con huyết thống đã chết được lợi ích! Mong rằng các bà con huyết thống đã chết, thọ hưởng bố thí này! Thưa Tôn giả Gotama, bố thí có lợi ích gì cho các bà con huyết thống đã chết không? Các bà con huyết thống đã chết có được thọ hưởng bố thí ấy hay không?

- Này Bà-la-môn, nếu có tương ưng xứ, thời có lợi ích, không có lợi ích nếu không có tương ưng xứ.

- Thưa Tôn giả Gotama, thế nào là tương ưng xứ, thế nào là không tương ưng xứ?

2. Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân, có tà kiến. Vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào địa ngục. Món ăn của chúng sanh ở địa ngục ăn, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là không tương ưng xứ, trú ở nơi đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy.

3. Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh... có tà kiến. Sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy sanh vào loại bàng sanh. Món ăn của chúng sanh ở bàng sanh ăn, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là không tương ưng xứ; trú ở đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy.

4. Ở đây, này Bà-la-môn, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không có tham ái, không có tâm sân hận, có chánh kiến. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh cộng trú với loài Người. Món ăn của loài người như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là không tương ưng xứ, trú ở đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy.

5. Ở đây, này Bà-la-môn, có người từ bỏ sát sanh... có chánh kiến. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung được sanh cộng trú với chư Thiên. Món ăn của chư Thiên như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà La môn đây là không tương ưng xứ, trú ở đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy.

6. Ở đây, này Bà-la-môn, có người từ bỏ sát sanh... có tà kiến. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi ngạ qủy[26]. Món ăn của chúng sanh ngạ qủy như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Món ăn nào các bạn bè, hoặc thân hữu, hoặc bà con, hoặc người cùng huyết thống từ đấy muốn hướng cúng cho vị ấy, tại đấy vị ấy sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy.Này Bà-la-môn, đây là tương ưng xứ, trú nơi đây, vị ấy được lợi ích của bố thí ấy.

7. Thưa Tôn giả Gotama, nếu bà con huyết thống ấy đã chết, không sanh vào chỗ ấy, thời ai hưởng bố thí ấy?

- Này Bà-la-môn, các bà con huyết thống khác đã chết, được sanh vào chỗ ấy, những người ấy được hưởng bố thí ấy.

- Thưa Tôn giả Gotama, nếu bà con huyết thống đã chết, không sanh vào chỗ ấy, và các bà con huyết thống khác cũng không sanh vào chỗ ấy, thời ai hưởng bố thí ấy?

- Không có trường hợp ấy, không có cơ hội ấy, này Bà-la-môn, rằng chỗ ấy có thể trống không trong một thời gian dài, không có người bà con huyết thống đã chết. Nhưng này Bà-la-môn, người bố thí không phải có hưởng quả.

- Có phải Tôn giả Gotama nói một giả thuyết không thế xảy ra?

- Này Bà-la-môn, Ta nói một giả thuyết không thể xảy ra. Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân tâm, có tà kiến. Người ấy bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn, các món ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, các giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Người ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với các loài voi. Tại đây, vị ấy được đồ ăn, đồ uống, vòng hoa, các loại trang sức khác. Vì rằng, ở đây, này Bà-la-môn, có sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, do vậy người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với các loài voi. Vì rằng vị ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, các giường nằm, trú xứ, đèn đuốc; do vậy, tại đấy vị ấy được các món ăn, các đồ uống, vòng hoa, các đồ trang sức khác. Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân tâm, có tà kiến. Người ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn, các món ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy sanh cộng trú với các loài ngựa... sanh cộng trú với các loài bò... Cộng trú với các loài gia cầm. Vị ấy tại đấy, được các món ăn, các đồ uống, vòng hoa, các đồ trang sức khác. Vì rằng, này Bà-la-môn, có sát sanh, có lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, có nói láo, có nói hai lưỡi, có nói lời độc ác, có nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân tâm, có tà kiến. Do vậy, sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy sanh vào cộng trú với các loài gia cầm. Vì rằng vị ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn với các đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, các giường nằm, trú xứ, đèn đuốc, nên tại đấy vị ấy được đồ ăn, đồ uống, vòng hoa, các loại trang sức khác. Ở đây, này Bà-la-môn, có hạng người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, từ bỏ tham ái, từ bỏ sân tâm, có chánh kiến. Người ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn các món ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với loài Người. Tại đấy, vị ấy được năm loại dục công đức sai khác, thuộc về loài Người. Vì rằng, này Bà-la-môn, vị ấy từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không có tham ái, không có sân tâm, có chánh kiến, sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy được sanh cộng trú với loài Người. Vì rằng vị ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn các đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, giường nằm, các trú xứ, đèn đuốc; do vậy, ở đấy vị ấy được năm dục công đức của loài Người. Ở đây, này Bà-la-môn, có người từ bỏ sát sanh... có chánh kiến, người ấy bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn các đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Người ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên. Vị ấy tại đấy được năm loại dục công đức của chư Thiên. Vì rằng ở đây có từ bỏ sát sanh... có chánh kiến, cho nên sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy được sanh cộng trú với chư Thiên. Vì rằng vị ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn các đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Do vậy, tại đấy vị ấy được năm dục công đức của chư Thiên. Tuy nhiên, này Bà-la-môn, người bố thí không phải không có kết quả.

8. Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật hy hữu thay, Tôn giả Gotama! Cho đến như thế này, thưa Tôn giả Gotama, là vừa đủ để bố thí, là vừa đủ để tổ chức các tín thí. Vì rằng, ở đấy, người bố thí không phải không có kết quả (như đã được nói).

- Như vậy, này Bà-la-môn, người bố thí này không phải không có kết quả.

- Thật kỳ diệu thay Tôn giả Gotama... Xin Tôn giả Gotama hãy nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng”.

5.- Kinh Tương Ưng Bộ, tập 2, viết[27]:

Người do thám.

Ở đây, thưa Hiền giả, khi tôi từ núi Gijjihakūta bước xuống, tôi thấy một người với lông bằng mũi tên đang đi giữa hư không[28]

Các mũi tên ấy đâm vào đầu và ra khỏi miệng người ấy. Chúng đâm vào miệng và ra khỏi ngực người ấy, chúng đâm vào ngực và ra khỏi bụng người ấy, chúng đâm vào bụng và ra khỏi bắp vế của người ấy, chúng đâm vào bắp vế và ra khỏi cổ chân của người ấy và người ấy kêu lên những tiêng kêu đau đớn.

Chúng sanh ấy, này các Tỷ kheo, là một gián điệp ở tại Rājagaha này.”

6.- Kinh Tiểu Bộ, tập 2, viết[29]: “9. (34) Chuyện Những Phán Quyết Gian Dối (P: Kūtavinicchayika)

Trong lúc bậc Đạo Sư đang trú tại Veluvana (Trúc Lâm), ngài kể chuyện này liên quan đến những phán quyết gian dối.

Thời ấy, vua Bimbisāra (Tần-bà-sa) hành trì Trai giới (Bồ-tát giới) sáu ngày mỗi tháng. Nhiều người theo gương vua giữ giới. Nhà vua thường hỏi những người thỉnh thoảng vào triều kiến:

- Này, khanh có hành trì ngày trai giới hay không hành trì?

Thế rồi có một người kia đã được bổ nhiệm làm phán quan, một kẻ lừa dối, bất lương, thường nhận hối lộ và hung bạo nhưng lại sợ nói ra: 'Tôi không phải là người giữ giới'. Vì vậy, y nói:

- Tâu Đại vương, hạ thần có giữ giới.

Khi đã ra về sau buổi triều kiến vua, một người bạn hỏi y:

- Này hiền hữu, hiền hữu có giữ giới gì hôm nay chăng?

Y đáp:

- Này hiền hữu, vì sợ hãi nên tôi đã nói thế lúc yết kiến đức vua, chứ tôi không giữ giới.

Sau đó người bạn bảo y:

- Nếu chỉ còn nửa ngày trai giới thì hôm nay bạn hãy giữ như vậy. Hãy phát nguyện giữ giới đi.

Y đồng ý, trở về nhà, rửa mặt và chuyên tâm giữ giới. Đêm ấy y vừa về đến nhà thì mạng sống bị gián đoạn vì một cây cột đổ xuống từ ngôi nhà ọp ẹp của y trong một cơn gió mạnh.

Ngay sau khi chết, y tái sanh làm một quỷ thần trong lâu đài ở vực sâu dưới núi. Dù y chỉ giữ nửa ngày trai giới trong một đêm thôi, y vẫn được phước báo với một đoàn tùy tùng gồm mười ngàn tiên nữ hộ tống và hưởng lạc thú thần tiên, nhưng do quả báo từ các phán quyết gian dối và nói láo kia, y tự lấy tay móc thịt trên lưng mình và xé ra ăn.

Khi Tôn Giả Nārada từ đỉnh núi Linh Thứu đi xuống, thấy y, liền hỏi qua bốn vần kệ:

1. Ngươi đội tràng hoa, miện, vòng vàng,
Tứ chi ngươi tẩm ướt chiên-đàn,
Trông ngươi có dáng đầy thanh thản,
Ngươi giống mặt trời rực ánh quang.

2-3. Đoàn thị nữ này hộ tống ngươi,
Mười ngàn tiên nữ rất xinh tươi
Đeo vòng vỏ ốc và trang điểm
Tấm lưới vàng kia lấp lánh hoài,
Hình dáng ngươi gây niềm cảm phục,
Ngươi đầy quyền lực thật hùng oai.

4. Tay ngươi móc thịt ở lưng ăn,
Ác nghiệp nào do khẩu, ý, thân
Đã tạo? Giờ đây ngươi cấu xé
Thịt lưng mình bởi nghiệp nào chăng?
Quỷ này kể chuyện mình qua bốn vần kệ:

5. Tôi hành động giữa cõi phàm trần
Đem tổn hại cho chính bản thân
Bằng cách vu oan và vọng ngữ,
Dối lừa và phỉ báng tha nhân.

6. Tại đó, xưa tôi họp việc chung
Đến khi tôi phải nói chân ngôn,
Thì tôi bài bác điều công chánh,
Và lại quay về việc dối gian.

7. Vậy người nào phỉ báng tha nhân
Sẽ phải tự mình xé nát thân,
Như chính hôm nay tôi phải chịu
Tự mình lấy thịt ở lưng ăn.

8. Nà-ra-da đã thấy điều này:
Bi mẫn là người nói thẳng ngay.
Đứng phỉ báng, buông lời dối trá,
E ngài sẽ xẻ thịt lưng vầy!”

7.- Kinh Thiên Sứ (P: Devadutasuttam), Đức Thế Tôn giảng về nhiều Địa Ngục khác nhau, các cảnh Địa Ngục rất đau khổ, xin trích một đoạn ngắn[30]:

 “Rồi này các Tỷ kheo, các người coi giữ Địa Ngục bắt người ấy chịu hình phạt gọi là năm cọc (pancavidhabandhanam), họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào một bàn tay, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào bàn tay thứ hai, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào bàn chân, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào bàn chân thứ hai, họ lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào giữa ngực. Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ. Này các Tỷ kheo các người coi giữ Địa Ngục bắt người ấy nằm xuống và lấy búa chặt người ấy. Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ. Này các Tỷ kheo, các người giữ Địa Ngục dựng ngược người ấy chân phía trên, đầu phía dưới và lấy búa chặt người ấy. Người ấy cảm thọ…chưa được tiêu trừ. Này các Tỷ kheo các người giữ Địa Ngục cột người ấy vào một chiếc xe, kéo người ấy chạy tới chạy lui trên đất được đốt cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Người ấy ở đây cảm thọ…chưa được tiêu trừ. Rồi này các Tỷ kheo các người giữ Địa ngục đẩy người ấy lên, kéo người ấy xuống trên một sườn núi đầy than hừng, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Người ấy ở đây cảm thọ…chưa được tiêu trừ. Rồi này các Tỷ kheo các người giữ Địa ngục dựng ngược người ấy chân phía trên, đầu phía dưới và quăng người ấy vào một vạc dầu bằng đồng nung đỏ, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Người ấy ở đây bị nấu với bọt nước sôi sùng sục, ở đây bị nấu với bọt nước sôi sùng sục, khi thì trôi nổi lên trên, khi thì chìm xuống đáy, khi thì trôi dạt ngang. Người ấy ở đây thọ lãnh các cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ. Rồi này các Tỷ kheo, những người giữ Địa Ngục quăng vào Đại Địa Ngục. Này các Tỷ kheo, Đại Địa Ngục ấy có bốn góc, bốn cửa, chia thành phần bằng nhau, xung quanh có tường sắt mái lợp lên trên. Nền Địa Ngục bằng sắt nung đỏ, cháy đỏ rực, đứng thẳng, luôn có mặt, rộng một trăm do tuần.

 Này các Tỷ kheo, từ tường phía Đông của Đại Địa Ngục ấy, những ngọn lửa bừng cháy lên được thổi tạt đến tường phía Tây. Những ngọn lửa bừng cháy lên từ tường phía Tây được thổi tạt đến tường phía Đông. Những ngọn lửa bừng cháy lên từ tường phía Bắc được thổi tạt đến tường phía Nam. Những ngọn lửa bừng cháy từ tường phía Nam được thổi tạt đến tường phía Bắc. Những ngọn lửa bừng cháy lên từ phía Dưới, được thổi tạt lên phía Trên. Những ngọn lửa bừng cháy lên phía Trên, được thổi tạt xuống phía Dưới. Người ấy ở đây cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

 Này các Tỷ kheo, rồi có một thời rất lâu dài, khi cửa phía Đông của Đại Địa Ngục được mở ra. Người ấy chạy vào đấy rất nhanh và mau lẹ. Khi người ấy chạy rất nhanh và mau lẹ, da ngoài bị cháy, da trong bị cháy, thịt bị cháy, dây gân bị cháy, xương bị khói xông đen. Sự trốn thoát của người ấy là như vậy. Này các Tỷ kheo, dù cho người ấy có cố gắng rất nhiêu, cửa vẫn đóng chống lại người ấy. Tại đấy người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

 Rồi này các Tỷ kheo, có một thời rất lâu dài, khi cửa phía Tây được mở…(như trên)…cửa phía Bắc được mở…(như trên)…cửa phía Nam được mở. Người ấy liền chạy vào đấy rất nhanh và mau lẹ. Khi người ấy chạy rất nhanh và mau lẹ, da ngoài bị cháy, da trong bị cháy, thịt bị cháy, dây gân bị cháy, xương bị khói xông đen. Sự trốn thoát của người ấy là như vậy. Này các Tỷ kheo, dầu cho người ấy cố gắng rất nhiều, cửa vẫn đóng chống lại người ấy. Tại đây người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi các ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ. Rồi này các Tỷ kheo, có một thời rất lâu dài, khi cửa phía Đông được mở ra, người ấy liền chạy vào đấy rất nhanh và mau lẹ…(như trên)…sự trốn thoát của người ấy là như vậy.

 Người ấy ra khỏi Địa ngục ấy.

 Nhưng này các Tỷ kheo, cận sát Đại Địa Ngục là Đại Phấn Nị Địa Ngục (Guthaniraya). Người ấy rơi vào Đại Địa Ngục này. Này các Tỷ kheo, tại Phấn Nị Địa Ngục ấy, các chúng sanh với miệng như mũi kim cắt đứt da ngoài; sau khi cắt đứt da ngoài, chúng cắt đứt da trong; sau khi cắt đứt da trong, chúng cắt đứt thịt; sau khi cắt đứt dây gân; sau khi cắt đứt dây gân, chúng cắt đứt xương; sau khi cắt đứt xương, chúng cắt đứt xương tủy. Ở đây, người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

 Nhưng này các Tỷ kheo, cận sát Đại Địa Ngục Phấn Nị ấy là Đại Địa Ngục Nhiệt Khôi (Than Hừng – Kukkulaniraya). Người ấy rơi vào ở đây. Ở đấy, người cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

 Nhưng này các Tỷ kheo, cận sát Đại Địa Ngục Nhiệt Khôi là Đại Châm Thọ Lâm (Sambalivanam) cao một do tuần, với những gai nhọn dài mười sáu ngón tay, cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực. Họ bắt người ấy leo lên, leo xuống. Ở đấy người ấy cảm thọ những cảm giác đau đớn, thống khổ, khốc liệt. Nhưng người ấy không có thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệp của người ấy chưa được tiêu trừ.

 Nhưng này các Tỷ kheo, cận sát Châm Thọ Lâm là Đại Kiếm Diệp Lâm (Rừng Lá Gươm – Asipattavana)….”.

  1. 4. ĐỌC THÊM:

Có ba thứ Trời, hay ba thứ Thiên là Trời giả hiệu (giả hiệu Thiên), gọi là Trời nhưng không phải Trời; chư Thiên ở cõi Trời (sinh Thiên) và chư Phật, Pháp Thân Bồ Tát, Bích Chi Phật, A La Hán là Trời thanh tịnh (thanh tịnh Thiên).

Luận Đại Trí Độ, viết[31]: “Có ba thứ Thiên: Giả hiệu Thiên, sinh Thiên, và thanh tịnh Thiên. Chuyển Luân Thánh Vương và các vua chư hầu là giả hiệu Thiên; sinh từ cõi Trời Tứ Thiên Vương đến cõi Trời Hữu Đảnh là sinh Thiên; chư Phật, Pháp Thân Bồ Tát, Bích Chi Phật, A La Hán là thanh tịnh Thiên.”

Nói về quỷ thần, khi đức độ lớn quỷ thần cung kính khâm phục. Sách Ngữ Lục Thiền Sư Hư Vân, Thiền Sư Hư Vân dạy[32]:

 “Người xưa tu hành có đạo đức cao thượng tôn quý, khiến thiên long quỷ thần cảm động, tự nhiên đến ủng hộ. Vì thế, đạo đức là tôn quý nhất ở thế gian, nên có câu: “Đạo cao long hổ phục. Đức trọng quỷ thần khâm”.

 Quỷ thần cùng con người, mỗi loài đều có pháp giới tôn quý ty tiện khác nhau. Tại sao chư thiên, quỷ thần lại tôn trọng, cung kính pháp giới loài người? Diệu tánh linh minh vốn chẳng phân biệt mình người, đều đồng quy về nhất thể. Chỉ vì vô minh bất giác, mê muội nguồn chân, mới phân mười pháp giới, tức sáu phàm bốn Thánh. Nếu muốn xả mê về ngộ, phải xoay về cội nguồn. Song trình độ giác ngộ của mỗi pháp giới không đồng. Trong pháp giới của con người, có kẻ giác và bất giác, cũng có kẻ chánh tri kiến và tà tri kiến. Pháp giới chư thiên và quỷ thần cũng như thế. Tuy nằm trong sáu loài phàm phu, nhưng pháp giới con người lại vượt trội năm pháp giới khác. Chư thiên cõi trời Lục Dục vẫn còn đam mê tham ái nữ sắc, quên mất việc tu hành. Trời Tứ Thiền Thiên thì lại tham đắm Thiền vị, quên mất con đường minh ngộ chân tâm. Trời Tứ Không Thiên thì lại lạc vào thiên chấp biến không, quên mất chánh tri kiến. A Tu La còn nhiều sân hận. Chúng sanh trong đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thọ bao khổ nhọc, khiến chẳng có chánh niệm, thì làm sao tu hành? Cõi người khổ nhọc vui sướng không đồng, nhưng so với các cõi khác thì dễ dàng giác ngộ hơn, nên có thể minh tâm kiến tánh, siêu phàm nhập Thánh. Chư thiên quỷ thần tuy có thần thông phước báo nhiều ít không đồng, nhưng đều tôn trọng người có đạo đức và cùng ngưỡng mộ chánh pháp. Thiền sư Nguyên Khê, kết am tại Nhạc Bàng Ô, đã từng truyền giới cho thần núi. Trong bộ Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, viết: “Ngày nọ, có một dị nhân, đầu đội mão rộng, thân mặc cân đai, dẫn rất nhiều người, thư thả đi vào am, bảo rằng muốn yết kiến Đại Sư. Thấy hình mạo kỳ lạ phi thường, Đại Sư hỏi:

- Lành thay! Nhân giả vì cớ gì mà đến đây?

Thần đáp:

- Đại Sư nhận ra con không?

- Ta chỉ dùng mắt bình đẳng mà quán chư Phật cùng tất cả chúng sanh, sao lại có phân biệt!

- Con vốn là thần trụ núi này, và cầm nắm sanh tử con người trong vùng. Đại Sư có nhận biết không?

- Ta vốn vô sanh, ông làm sao giết được? Thân Ta đồng với hư không, cùng đồng với thân ông. Ông có thể phá hoại hư không cùng thân của mình không? Chẳng thể được! Thân Ta bất sanh bất diệt. Ông chưa có thể làm được như thế, sao cầm nắm sanh tử của ta?

 Thần cung kính cúi đầu thưa:

- Con là vị thần rất mực thông minh chánh trực, há lại không biết Đại Sư có trí huệ quảng đại sao? Nay mong cầu Đại Sư hãy truyền chánh giới, con xin lãnh thọ.

- Ông khất cầu giới, tức đã đắc giới. Tại sao? Ngoài tâm không có giới, sao cần cầu giới?

- Nghe lý này, con thật mê muội, chỉ cầu Đại Sư truyền giới để con trở thành đệ tử của Ngài.

 Đại Sư lên tòa, ngồi ngay thẳng, tay cầm bình hương trầm bảo:

- Hôm nay truyền năm giới cấm, nếu ông phụng trì được, thì đáp rằng con giữ được. Ngược lại, hãy đáp rằng không giữ được.

Thần thưa:

- Con kính cẩn thọ giáo.

- Ông có thể giữ giới cấm dâm dục được không?

- Con vẫn còn có vợ.

- Chẳng phải thế! Ta bảo là không nên tà dâm.

- Con giữ được.

- Ông có thể giữ giới cấm ăn cắp được không?

- Con đâu có thiếu gì, sao lại đi ăn cắp?

- Không phải vậy! Hưởng thụ mà không tham lam quá độ. Không được cúng, chớ nên gieo họa cho người hiền. 

- Con giữ được.

- Ông có thể giữ giới cấm giết hại được không?

- Con đang nhậm chức phán sát, sao không thể giết hại được?

- Không phải thế! Chẳng nên lạm dụng quyền thế, giết hại người hiền.

- Con giữ được.

- Ông có thể giữ giới cấm nói láo được không?

- Tâm con chất trực, sao lại đi nói láo?

- Không phải thế! Không nói láo tức lời nói trước sau đều hợp với tâm của trời đất.

- Con giữ được.

- Ông có thể giữ giới cấm uống rượu được không?

- Con giữ được.

- Trên đây là những giới cấm do Phật chế…

- Nếu Đại Sư cho phép, con sẽ triển chuyển chút ít thần thông, để khiến người đã phát tâm, vừa phát tâm, chưa phát tâm, chẳng có tín tâm, đã có tín tâm, biết được có Phật, có thần có năng lực thần thông, không có năng lực thần thông, có tự nhiên, không có tự nhiên.

- Không được! Không được!

- Phật cũng xử dụng thần thông để truyền pháp, sao Đại Sư chẳng làm theo? Xin Đại Sư rũ lòng dạy bảo.

 Đại Sư bất đắc dĩ bảo:

- Chùa Đông Nham có chướng ngại là cỏ dại rậm rạp mà chẳng có cây cối to lớn; đằng sau lưng chùa lại không có chỗ tựa. Ngọn núi phía bắc có rất nhiều cây cối. Ông có thể di chuyển cây cối bên hướng bắc qua đỉnh núi phía đông không?

Thần thưa:

- Xin vâng mạng! Giữa khuya, con sẽ thổi chúng đi, mong Đại Sư chớ sợ!

 Nói xong, Thần liền đảnh lễ tạ từ lui ra. Tăng chúng trong chùa, vừa đưa Thần ra cửa, thì thấy có rất nhiều người, đứng hai hàng dài, đi theo hầu. Tướng Thần oai vệ uy nghi như vua chúa, xung quanh thân sương khói xông lên mù mịt, mây ngũ sắc quấn chằng chịt, trên đầu có tràng phan ngọc bội. Thần bay lên hư không rồi biến mất. Tối đến, quả nhiên mây kéo đến ùn ùn, mưa to gió lớn, sấm sét nổi lên, mái nóc đều lung lay rung động, khiến chim chóc cầm thú la hoảng. Đại Sư bảo đại chúng:

- Chớ sợ! Chớ sợ! Thần làm theo ý ta.

 Sáng hôm sau, trời trong mưa tạnh; tất cả cây cối bên phía bắc đều được dời hết qua đỉnh núi phía đông, mọc tủa xum xuê khắp nơi. Đại Sư thấy thế, bảo đệ tử:

- Sau khi Ta mất, chớ kể chuyện này cho người ngoài nghe. Nếu họ biết được, sẽ cho Ta là yêu quái.

 Quý vị hãy xem, thần tuy có thần thông, nhưng không bằng người có đạo đức. Thế nên bảo rằng “đức trọng quỷ thần khâm”. 

  1. VI. THẦY THÔNG LẠC SAI LẦM KHI CHO RẰNG CÚNG THÍ THỰC LÀ VÔ ÍCH
  2. 1. TRÍCH DẪN:

Bài giảng Bồ Tát Bịnh Vì Chúng Sanh Bịnh, TTL viết: Mỗi chiều ở các chùa cổ xưa đều cúng thí thực cô hồn, các đảng, quỷ chùa bằng gạo muối, v.v... phung phí của đàn na thí chủ vô ích”.

  1. 2. NHẬN XÉT:

Theo các Kinh Jānussoni, chuyện Ngạ Quỷ Ngoại Bức Tường (P: Tirokuddapeta)… các chùa cúng thí thực là đúng. Nhờ cúng thí thực, các ngạ quỷ (quỷ đói) khỏi đói khát và được tái sanh lên các cõi cao hơn. Đó là việc làm rất tốt, thể hiện tinh thần từ bi hỷ xả đối với tất cả chúng sanh không phân biệt. Có lẽ TTL chưa đọc các Kinh Đức Thế Tôn dạy bố thí cho ngạ quỷ, nên viết không có thế giới siêu hình và chống đối, cho rằng cúng thí thực là vô ích.

  1. 3. THAM KHẢO TẠNG KINH NIKĀYA:

a. Kinh Jānussoni, viết[34]:

“1. Rồi Bà-la-môn Jānussoni đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Jānussoni bạch Thế Tôn:

- Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi Bà-la-môn, cho bố thí, làm các lễ cúng cho người chết. Mong rằng, bố thí này cho bà con huyết thống đã chết được lợi ích! Mong rằng các bà con huyết thống đã chết, thọ hưởng bố thí này! Thưa Tôn giả Gotama, bố thí có lợi ích gì cho các bà con huyết thống đã chết không? Các bà con huyết thống đã chết có được thọ hưởng bố thí ấy hay không?

- Này Bà-la-môn, nếu có tương ưng xứ, thời có lợi ích, không có lợi ích nếu không có tương ưng xứ….

6. Ở đây, này Bà-la-môn, có người từ bỏ sát sanh... có tà kiến. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi ngạ qủy. Món ăn của chúng sanh ngạ qủy như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Món ăn nào các bạn bè, hoặc thân hữu, hoặc bà con, hoặc người cùng huyết thống từ đấy muốn hướng cúng cho vị ấy, tại đấy vị ấy sống với món ăn ấy; tại đấy , vị ấy tồn tại với món ăn ấy.Này Bà-la-môn, đây là tương ưng xứ, trú nơi đây, vị ấy được lợi ích của bố thí ấy”.

b. Kinh Tiểu Bộ, tập 1, viết[35]: “VII. Kinh Ngoài Bức Tường (P: Tirokudda Sutta)

1. Ở bên ngoài bức tường,
Bọn họ đứng chờ đợi,
Giao lộ, ngã ba đường,
Trở về mái nhà xưa,
Đợi chờ bên cạnh cổng.

2. Nhưng khi tiệc thịnh soạn,
Được bày biện sẵn sàng,
Đủ mọi thức uống ăn,
Không một ai nhớ họ.
Sự kiện này phát sinh
Từ nghiệp xưa của họ.

3. Vậy ai có từ tâm,
Nhớ cho các thân nhân,
Thức uống ăn thanh tịnh,
Tốt đẹp và đúng thời.

4. Món này cho bà con,
Mong bà con an lạc,
Đám ngạ quỷ thân bằng,
Đã tề tựu chỗ đó.

5. Sẽ mong muốn chúc lành,
Vì thực phẩm đầy đủ,
Mong quyến thuộc sống lâu,
Nhờ người, ta hưởng lợi.

6. Vì đã kính lễ ta,
Thí chủ không thiếu quả
Tại đó không cấy cày,
Cũng không nuôi súc vật.

7. Cũng không có buôn bán,
Không trao đổi tiền vàng,
Các ngạ quỷ họ hàng,
Chỉ sống nhờ bố thí.

8. Như nước đổ xuống đồi,
Chảy xuống tận vực sâu,
Bố thí tại chỗ này,
Cung cấp loài ngạ quỷ.

9. Như lòng sông tràn đầy,
Đưa nước đổ xuống biển,
Bố thí tại chỗ này,
Cung cấp loài ngạ quỷ.

10. Người ấy đã cho ta,
Đã làm việc vì ta,
Người ấy là quyến thuộc,
Người ấy chính thân bằng.
Hãy bố thí ngạ quỷ,
Nhớ việc xưa chúng làm.

11. Không khóc than, sầu muộn,
Không thương tiếc cách gì,
Giúp ích loài ngạ quỷ,
Quyến thuộc làm như vầy,
Không lợi cho ngạ quỷ.

12. Nhưng khi vật cúng dường,
Khéo đặt vào chư Tăng
Ích lợi chúng lâu dài,
Bây giờ, về sau nữa.

13 Chánh pháp được giảng bày,
Như vậy cho quyến thuộc,
Kính trọng biết chừng nào,
Đối với người đã khuất,
Chư Tăng được cúng dường,
Cũng tăng thêm dõng mãnh,
Người tích tụ công đức,
Thật to lớn biết bao”.

  1. Kinh Tiểu Bộ, tập 2, viết[36]: “Chuyện Ngạ Quỷ Ngoại Bức Tường (P: Tirokuddapeta)

Bậc Đạo Sư kể chuyện này trong khi đang trú tại Rājagaha (Vương Xá).

Chín mươi hai kiếp về trước, có một kinh thành tên là Kāsipuri. Vua Jayasena ngự trị nơi ấy có chánh hậu là Sirimā, vương tử Phussa chứng đắc Vô Thường Chánh Đẳng Giác, tức là đức Cổ Phật thứ mười tám sau đức Phật Dipankara (Nhiên Đăng).

Bấy giờ Đại Vương Jayasena sinh tâm ngã mạn, suy nghĩ: 'Vì vương tử của ta sinh ra đời làm đức Phật, đã thành tựu đại sự xuất thế, chỉ riêng ta có Phật, chỉ riêng ta có Pháp, chỉ riêng ta có Tăng chúng'. Do đó nhà vua luôn luôn hầu cận bên đức Phật và không dành cơ hội cho kẻ khác.

Ba hoàng đệ của đức Thế Tôn ấy do bà mẹ khác sinh ra, bèn suy nghĩ: 'Quả thật chư Phật ra đời vì lợi ích của quần sinh khắp thế gian này, chứ không phải vì riêng một ai. Nay phụ vương ta không dành cơ hội cho người khác. Làm thế nào ta có thể phụng sự đức Thế Tôn và Tăng chúng? Nào chúng ta hãy thi hành một chiến thuật'.

Thế là chư vị gây rối tại vùng biên địa. Sau đó khi nhà vua nghe tin về vụ rối loạn này, liền phái ba vương tử đi bình định biên thùy. Ba vị tuân lệnh và khi trở về, nhà vua hài lòng ban chư vị một điều ước, phán bảo:

- Hãy chọn thứ gì các vương nhi muốn.

Ba vị tâu:

- Chúng thần nhi ước mong hầu cận đức Thế Tôn.

Nhà vua từ chối, phán:

- Hãy chọn thứ khác.

Ba vị tâu:

- Chúng thần nhi không màng thứ gì khác cả.

Nhà vua lại phán:

- Thôi được, các vương nhi có quyền chọn theo ý muốn.

Ba vị đến gần đức Thế Tôn và thưa:

- Bạch Thế Tôn, chúng đệ tử ước mong phụng sự đức Thế Tôn ba tháng. Xin đức Thế Tôn hoan hỷ an cư ba tháng mưa với chúng đệ tử.

Đức Thế Tôn chấp thuận. Ba vị hoàng tử tự thân hành gửi một thông điệp đến cho người được chỉ định trông coi tỉnh nọ, bảo: 'Trong suốt ba tháng này, chúng ta cần phục vụ đức Thế Tôn, bắt đầu bằng cách xây một tinh xá, và cung cấp đủ mọi thứ cần thiết'.

Sau đó chư vị hết lòng cung kính phục vụ đức Thế Tôn cùng Tăng chúng. Khi các viên quan cai trị tỉnh này đã cúng dường tinh xá xong, các vị chấp hành việc an cư mùa mưa ấy. Một vị thủ kho hàng gia, con trai một gia chủ, là người mộ đạo cùng với vợ đã tìm được niềm tin, vị ấy trân trọng cúng dường Tăng chúng với đức Phật làm thượng thủ. Người được chỉ định cai quản tỉnh này theo gương vị kia cùng với mười một ngàn dân đem các vật đến cúng dường với tất cả lòng thành kính.

Vào dịp ấy, có một số người bất mãn trong lòng, sau khi ngăn cản những vật đóng góp, chính họ lại ăn các phẩm vật và nổi lửa đốt trai đường.

Sau khi ba vương tử cùng đoàn tùy tùng đã cúng dường đức Thế Tôn và từ giã Ngài xong, ba vị đi thẳng đến phụ vương.

Khi trở về, đức Thế Tôn đắc Niết-bàn vô dư y, ba vương tử và người cai quản tỉnh ấy, vị thủ kho báu hoàng gia dần dần theo thời gian đều từ trần và cùng với quần chúng ở đó được tái sanh thiên giới, còn số người bất mãn trong tâm bị tái sanh địa ngục.

Chín mươi hai kiếp trôi qua như vậy, trong lúc hai hạng người trên cứ lần lượt tái sanh từ thiên giới này đến thiên giới khác và từ địa ngục này đến địa ngục khác. Rồi đến hiền kiếp này, vào thời đức Thế Tôn Kassapa, đám người bất mãn trong tâm tái sanh vào loài ngạ quỷ.

Vào thời ấy, loài người thường cúng dường vì lợi ích của đám quyến thuộc quá cố của họ và nêu rõ: 'Lễ vật này xin dành cho quyến thuộc của chúng tôi'. Do đó, các vong linh được an lạc. Thế rồi, chính các vong linh ấy cũng nhận biết điều này, nên sau khi đến gần đức Phật Kassapa, các vị ấy hỏi:

- Bạch Thế Tôn, giờ đây làm thế nào chúng con có thể đạt được an lạc như vầy'?

Đức Thế Tôn đáp:

- Hiện nay chư vị chưa có thể đạt được an lạc ấy, nhưng thời gian về sau, sẽ có một đức Phật ở thế gian tên gọi là Gotama. Vào thời của đức Thế Tôn ấy, sẽ có một vị vua tên là Bimbisāra, trong chín mươi hai kiếp nữa kể từ đây sẽ là quyến thuộc của chư vị. Vua ấy sẽ dâng lễ cúng dường đức Phật và sẽ hồi hướng công đức ấy đến chư vị, sau đó chư vị sẽ được an lạc.

Thời bấy giờ, khi điều này được phát biểu, thì cũng như thể ta nói với các vong linh ấy: 'Ngày mai chư vị sẽ được an lạc'.

Về sau, khi thời kỳ có đức Phật này đã qua, đức Thế Tôn (Gotama) giáng sanh vào cõi đời, ba vương tử cùng với một ngàn người từ thiên giới tái sanh vào quốc độ Magadha (Ma-kiệt-đà) trong các gia đình Bà-la-môn.

Theo thời gian, sau khi từ giã đời thế tục, ba vị trở thành các nhà khổ hạnh bện tóc, trú tại đỉnh núi Gayā, người trước kia cai quản tỉnh thành ấy trở thành vua Bimbisāra; người thủ khố hoàng gia, con của vị gia chủ, trở thành đại phú trưởng nghiệp đoàn có tên Visākha; vợ vị ấy trở thành con gái của một vị đại phú trưởng nghiệp đoàn và được đặt tên Dhammadinnā, còn đám quần chúng được tái sanh làm các vị cận thần của vua.

Bấy giờ đức Thế Tôn Gotama giáng sanh cõi trần, sau bảy tuần Giác Ngộ, Ngài đến Benares (Ba-la-nại) chuyển Pháp luân. Ngài giáo hóa ba vị đạo sĩ bệnh tóc, sau khi Ngài đã khởi đầu giáo hóa năm vị khổ hạnh, và thâu nhận cả ngàn đệ tử. Sau đó Ngài đi đến Rājagaha và an trú vua Bimbisāra vào Sơ quả Dự Lưu cùng với hơn một vạn Bà-la-môn và cư sĩ ỏ tại xứ Anga (Ưng-già) và Magadha.

Tuy nhiên các ngạ quỷ ở quanh cung vua suy nghĩ: 'Giờ đây nhà vua sẽ làm lễ cúng tế cho chúng ta được hưởng phước'. Trong lúc nhà vua làm tế lễ, nhà vua suy nghĩ: 'Ta không biết bây giờ đức Thế Tôn đang trú ở đâu?'. Do vậy, nhà vua không hồi hướng công đức đến ai cả. Vì các ngạ quỷ không nhận được thí vật nào cả, chúng rất thất vọng thốt tiếng kêu thảm thiết mỗi đêm ở hoàng cung.

Rạng ngày, nhà vua hoảng sợ trình đức Thế Tôn về chuyện đã xảy ra và hỏi:

- Bạch Thế Tôn, Ngài đã nghe tiếng nào như vậy chưa? Con băn khoăn không biết việc gì xảy ra với con.

Đức Thế Tôn đáp:

- Thưa Đại vương, xin đừng sợ, không có gì bất thường xảy ra với Đại vương đâu, mà thịnh vượng sẽ đến với Đại vương thôi. Giờ đây, quả thật là quyến thuộc của Đại vương đã tái sanh vào loài ngạ quỷ. Trong suốt một kiếp, chúng đã lang thang khắp nơi và chỉ mong ước điều này: 'Nhà vua sẽ làm lễ cúng dường đức Phật và hồi hướng công đức ấy cho chúng ta'. Hôm qua, khi Đại vương dâng lẽ, Đại vương đã không hồi hướng công đức. Do đó, chúng mất hết hy vọng và thốt tiếng kêu la.

Nhà vua hỏi:

- Bạch Thế Tôn, bây giờ làm sao chúng có thể nhận được thí vật?

Đức Thế Tôn đáp:

- Thưa Đại vương, quả thật chúng có thể nhận.

Nhà vua nói:

- Bạch Thế Tôn, vậy Thế Tôn hãy nhận lời thỉnh cầu của con vào ngày mai, con sẽ hồi hướng công đức lễ vật ấy cho chúng.

Đức Thế Tôn nhận lời.

Sau đó, nhà vua ra lệnh chuẩn bị lễ cúng dường hào phóng, và thông báo thời giờ lên đức Thế Tôn, Ngài liền đến Hoàng cung. Bầy ngạ quỷ cũng đến và suy nghĩ: 'Hôm nay chúng ta sẽ hưởng được món gì đó', rồi đứng bên ngoài các bức tường và hàng rào.

Sau đó đức Thế Tôn làm cho mỗi ngạ quỷ đều hiện hình trước nhà vua. Trong khi vua dâng nước rửa, vua hồi hướng công đức ấy cho chúng với những lời này: 'Mong công đức này dành cho quyến thuộc ta'. Lập tức xuất hiện các ao sen đầy sen súng cho bọn ngạ quỷ. Chúng tắm rửa và uống nước ở đó, được giảm nhẹ nỗi thống khổ của chúng vì bất hạnh, lao nhọc và khát nước, nên da chúng trở nên vàng ánh.

Nhà vua dâng lễ cúng dường cháo gạo và các thức ăn đủ loại cứng mềm rồi hồi hướng công đứng lễ vật ấy cho chúng. Trong chốc lát liền xuất hiện cho chúng các thực phẩm khác, thậm chí cả thực phẩm thiên giới, khiến chúng hân hoan hưởng thọ.

Nhà vua lại cúng dường y phục và sàng tọa, tinh xá rồi hồi hướng công đức lễ vật ấy. Sau đó liền xuất hiện cho chung các thiên y, thiên cung, sàng tọa, khăn phủ và đồ trang sức. Đức Thế Tôn quyết định làm cho tất cả hạnh phúc tuyệt vời này của họ được hiển lộ trước vua; khi nhìn thấy vậy, vua vô cùng hoan hỷ.

Rồi đức Thế Tôn, sau khi thọ thực xong, và được thỉnh cầu, Ngài kể chuyện ngạ quỷ ngoài bức tường thay lời tùy hỷ công đức.

1. Bọn chúng đứng kia, ngoại bức tường,
Những nơi trống trải, ngã tư đường,
Chúng đang đứng ở ngoài song cửa,
Khi đã về nhà tại cố hương.

2. Dù tràn trề ẩm thực liên miên
Đủ loại cứng mềm được dọn lên,
Cũng chẳng có ai cần bọn chúng,
Bởi vì nghiệp chúng đã gây nên.

3. Những người lân mẫn, lắm tình thương
Đúng lúc đem cho đám họ hàng
Các thức cao lương, đồ ẩm thực
Với lời cầu nguyện: 'Để dành phần
Lễ này cho đám người thân thuộc,
Mong các họ hàng được phước ân'.

4. Và các đám này đã đến đây,
Các vong linh của họ hàng này,
Thảy đều tụ tập đồng vui hưởng
Các thực phẩm đều phong phú thay.

5. Chúng cầu: 'Trường thọ các người thân,
Nhờ các vị, ta được hưởng ân,
Lòng quý trọng ta đà biểu lộ,
Người cho chẳng thiếu quả dành phần'.

6. Chốn kia không có cấy cày đâu,
Cũng chẳng hề nuôi súc vật nào,
Buôn bán như đây đều chẳng có,
Cũng không đổi vật lấy vàng trao.

7. Bên kia thế giới các vong linh
Nhờ vật cúng dường để dưỡng sinh,
Như nước đổ từ trên núi xuống
Cúng dường nuôi ngạ quỷ thân tình.

8. Giống như tất cả các dòng sông
Chảy xuống đổ đầy cả đại dương,
Cũng vậy những gì người bố thí
Từ đây nuôi sống các vong nhân.

9. Những thân bằng quyến thuộc trong nhà
Trước đã cho tă, giúp đỡ ta;
Mong mọi người ban phần ngạ quỷ,
Nhớ công họ tạo thuở xưa xa.

10. Bởi vì kêu khóc hoặc sầu bi,
Thương tiếc, than van chẳng ích gì,
Không lợi gì cho người quá cố,
Khi thân nhân giữ thói lề kia.

11. Song lễ vật này được cúng dâng
Khéo đem an trú ở chư Tăng,
Quả này hiện tại và sau nữa
Lợi lạc lâu dài với cổ nhân.

12. Đây là nghĩa vụ của thân nhân
Tôn trọng vong linh, đã cúng dâng,
Tăng chúng được thêm nhiều dõng lực,
Người làm công đức lớn vô ngần.

Khi pháp thoại chấm dứt, tám vạn bốn ngàn người đã đắc Pháp nhãn do tri kiến sanh khởi từ sự kiện tái sanh vào cảnh giới ngạ quỷ. Tâm họ đầy xúc động vì được tán thán và họ càng nỗ lực tinh cần. Ngày hôm sau đức Thế Tôn cũng dạy chư Thiên và loài Người bài Kinh 'Ngoại Bức Tường' ấy. Do vậy suốt bảy ngày đều diễn ra sự đắc Pháp nhãn như trên”.

VII. THẦY THÔNG LẠC CHƯA HIỂU CHÍNH XÁC CHỮ: “CÓ MỘT PHÁP”.

  1. 1. TRÍCH DẪN:
  1. a. Một pháp là Thân Hành Niệm:

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 1, TTL viết[37]: Có một pháp, này các Thầy Tỳ Kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến cảm hứng lớn, lợi ích lớn, an ổn lớn, khỏi các khổ ách đưa đến chánh niệm tỉnh giác, đưa đến chứng đắc tri kiến, đưa đến hiện tại lạc trú, đưa đến chứng ngộ quả minh và giải thoát. Một pháp ấy là gì?

Chính là Thân Hành Niệm. Đây là một pháp, này các Thầy Tỳ Kheo, nếu pháp ấy được tu tập được làm cho sung mãn, đưa đến cảm hứng lớn, lợi ích lớn, an ổn lớn, khỏi các khổ ách đưa đến chánh niệm tỉnh giác, đưa đến chứng đắc tri kiến, đưa đến hiện tại lạc trú đưa đến chứng ngộ quả minh và giải thoát”.

 Sau đó, cũng sách Đường Về Xứ Phật, tập 1, TTL kết luận[38]: Đức Phật đã xác định chỉ có một pháp này. “Có một pháp” tức là không có pháp thứ hai. Do lời dạy này, chúng ta mới biết rõ kinh sách Đại Thừa là kinh sách lừa đảo dối gạt chúng ta và bảo rằng: “Đạo Phật có tám mươi bốn ngàn pháp môn”. Thật là xảo trá, chỉ có các Tổ Bà La Môn mới nói như vậy”.

Và TTL viết tiếp[39]: Thế mà, kinh sách Đại Thừa và Thiền Đông Độ dạy chúng ta tu mọi pháp, nào là Niệm Phật…”

  1. b. Một pháp là Giới Định Tuệ:

Bài giảng Ức chế tâm có hại gì? TTL viết: Con đường tu theo Đạo Phật chỉ có tu như vậy mới đạt được kết quả làm chủ đời sống con người, thế mà các nhà Đại Thừa xây dựng nhiều pháp môn (84 ngàn Pháp môn) mà chẳng có pháp môn nào đưa dắt con người đến chỗ giải thoát kiếp lầm than, đau khổ của loài người.

Đạo Phật chỉ có một pháp môn duy nhất, nếu ai đọc suốt tạng kinh Nguyên Thủy sẽ không thấy có pháp môn nào khác hơn là pháp môn Giới, Định, Tuệ. Cả tạng kinh, chúng ta thấy Đức Phật cố ý lập đi lập lại nhiều lần trong các bài kinh mà không rời khỏi ba pháp môn vô lậu Giới Định Tuệ.”

  1. c. TTL viết rằng không có 84 ngàn pháp môn:

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 4, TTL viết: “Vì thế, kẻ nào cho rằng 84 ngàn pháp môn là của Phật Giáo, kẻ đó quá si mê, u tối, bị tà giáo ngoại đạo lừa đảo mà không biết.”

  1. 2. NHẬN XÉT:

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 1, TTL viết[40]: Có một pháp” tức là không có pháp thứ hai.” Rồi TTL viết[41]: Một pháp ấy là gì? Chính là Thân Hành Niệm.”

Ngược lại, bài giảng Ức chế tâm có hại gì? TTL giảng: “Đạo Phật chỉ có một pháp môn duy nhất, nếu ai đọc suốt tạng kinh Nguyên Thủy sẽ không thấy có pháp môn nào khác hơn là pháp môn Giới, Định, Tuệ.” 

Như vậy là TTL viết có hai pháp. TTL đã mâu thuẫn với chính TTL.

Thật ra, Đức Thế Tôn và Tôn Giả Ānanda dạy “có một pháp” tức là pháp đó rất quan trọng, cần phải ghi nhớ để tu tập, chứ không phải có một pháp tức là không có pháp thứ hai như TTL kết luận. Mới vài Kinh trong Tạng Kinh Nikāya tham khảo sau đây chúng ta đếm thấy đã có trên mười pháp môn trên mười pháp môn.

Theo sách Kho Tàng Pháp Học của Phật Giáo Nguyên Thủy Theravāda, tác giả Bodhisīla Bhikkhu, Tỳ Khưu Giác Giới dịch, mục 89 viết: “Ba Tạng Kinh Điển Phật Giáo, Tam Tạng (P: Tipitaka):

  1. 1. Tạng Luật (P: Vinayapitaka) gồm 21000 pháp môn, phân thành 5 bộ, có 8 quyển.
  2. 2. Tạng Kinh (P: Suttantapitaka) gồm 21000 pháp môn, phân thành 5 bộ, có 25 quyển.
  3. 3. Tạng Vi Diệu Pháp (P: Abhidhammapitaka) gồm 42000 pháp môn, phân thành 7 bộ, có 12 quyển.

Tam Tạng giáo lý bằng tiếng Pāli cả thảy 45 quyển, gồm có 84000 pháp môn”.

Thế nên đạo Phật có rất nhiều pháp môn hay còn gọi là tám mươi bốn ngàn pháp môn cho nhiều căn cơ trình độ khác nhau để điều trị những tâm bệnh khác nhau của chúng sinh.

Còn nói về Bà La Môn, TTL và quý vị vui lòng xem các chương 14: Phật Thừa hay Đại Thừa không phải là Bà La Môn Giáo; chương 16: Nhiều vị Đại Luận Sư của Phật Thừa hay Đại Thừa phản đối Bà La Môn Giáo; chương 17: Ấn Độ Giáo hay Bà La Môn Giáo đã chịu nhiều ảnh hưởng tư tưởng Phật Thừa. 

  1. 3. THAM KHẢO TẠNG KINH NIKĀYA:

 A.- Kinh Tăng Chi Bộ, Đức Thế Tôn dạy[42]:

 “Phẩm Một Pháp. 1-10 Niệm Phật… 

 1.- Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì?

 Chính là niệm Phật. Chính một pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

 2-10. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì?

 Chính là niệm Pháp…niệm Tăng…niệm Giới…niệm Thí…niệm Thiên…niệm Hơi thở vô, Hơi thở ra…niệm Chết…niệm Thân…niệm An tịnh. Chính một pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn”.

 B.- Kinh Dasama Gia Chủ, viết[43]:

 “1. Một thời, Tôn giả Ānanda trú ở Vesāli, tại làng Beluvagāmaka. Lúc bấy giờ, gia chủ Dasama, trú ở thành Atthaka, đã đi đến Pātaliputta vì một vài công việc. Rồi gia chủ Dasma, dân ở thành Atthaka đi đến một Tỷ kheo, sau khi đi đến, thưa với Tỷ kheo ấy:

- Thưa Tôn giả, Tôn giả Ānanda nay trú ở đâu? Thưa Tôn giả, con muốn yết kiến Tôn giả Ànanda.

- Này gia chủ, Tôn giả Ānanda nay trú ở Vesāli, tại làng Beluvagāmaka.

 2. Rồi gia chủ Dasama, dân ở thành Atthaka, sau khi làm công việc xong ở Pàtaliputta, đi đến Vesāli, Beluvagāmaka, đi đến Tôn giả Ānanda rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, gia chủ Dasama, dân ở thành Atthaka thưa với Tôn giả Ānanda:

- Có một pháp nào, thưa Tôn giả Ānanda được Thế Tôn, bậc đã biết, bậc đã thấy, bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác khéo nói, chính ở nơi đây, Tỷ kheo trú không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sẽ giải thoát, hay sẽ đưa đến chấm dứt các lậu hoặc chưa được đoạn tận, hay đạt được vô thượng an ổn khỏi các khổ ách chưa đạt được?

- Này gia chủ, có một pháp, được Thế Tôn, bậc đã biết…hay đạt được vô thượng an ổn khỏi các khổ ách chưa đạt được.

- Nhưng thưa Tôn giả Ānanda, một pháp ấy là gì, được Thế Tôn, bậc đã biết, bậc đã thấy, bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác khéo thuyết, chính ở nơi đây, Tỷ kheo trú không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sẽ giải thoát tâm chưa được giải thoát, hay sẽ đi đến chấm dứt các lậu hoặc chưa được đoạn tận, hay đạt được vô thượng an ổn khỏi các khổ ách chưa đạt được?

 3. Ở đây, này gia chủ, Tỷ kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái do ly dục sanh, có tầm có tứ. Vị ấy quán sát như sau: “Thiền thứ nhất này thuộc tăng thượng tác thành, thuộc tăng thượng tâm, vị ấy quán tri: “Cái ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt”. Vị ấy an trú ở đấy, đạt được sự đoạn diệt các lậu hoặc. Nếu không đạt được sự đoạn diệt các lậu hoặc, với tham ái ấy đối với Pháp, với hoan hỷ ấy đối với Pháp, với sự đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, vị ấy được hóa sanh, tại đấy nhập Niết Bàn, không còn phải trở lui thế giới ấy nữa. Này Gia chủ, đây là một pháp này, được Thế Tôn, bậc đã biết, bậc đã thấy, bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác…vô thượng an ổn khỏi các khổ ách chưa đạt được.

 4. Lại nữa, này Gia chủ, Tỷ kheo, làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái do hỷ lạc sanh, không tầm, không tứ, nội tỉnh nhất tâm,…và an trú Thiền thứ ba…và an trú Thiền thứ tư. Vị ấy quán sát như sau: “Thiền thứ tư này thuộc tăng thượng tác thành, thuộc tăng thượng tâm”. Phàm cái gì…không còn phải trở lui thế giới ấy nữa. Này Gia chủ, đây là một pháp này, được Thế Tôn, bậc đã thấy, bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác…vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách chưa đạt được.

 5. Lại nữa, này Gia chủ, Tỷ kheo với tâm câu hữu với từ an trú biến mãn một phương; như vậy phương thứ hai; như vậy phương thứ ba; như vậy phương thứ tư; như vậy cùng khắp thế giới trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy quan sát như sau: “Từ tâm giải thoát này thuộc tăng thượng tác thành, thuộc tăng thượng tâm”. Phàm cái gì…không còn trở lui thế giới ấy nữa. Này Gia chủ, đây là một pháp, được Thế Tôn, bậc đã biết, bậc đã thấy, bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác…vô thượng an ổn khỏi các khổ ách chưa đạt được.

 6. Lại nữa, này Gia chủ, Tỷ kheo với tâm câu hữu với bi…với tâm câu hữu với hỷ…với tâm câu hữu với xả, an trú biến mãn một phương; như vậy phương thứ ba; như vậy phương thứ tư; như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy quán sát như sau: “Xả tâm giải thoát này thuộc tăng thượng tác thành, thuộc tăng thượng tâm”. Phàm cái gì…không còn trở lui thế giới ấy nữa. Này Gia chủ, đây là một pháp, được Thế Tôn, bậc đã biết, bậc đã thấy, bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác…vô thượng an ổn khỏi các khổ ách chưa đạt được.

 7. Lại nữa, này Gia chủ, Tỷ kheo vượt qua một cách hoàn toàn các sắc tưởng, chấm dứt các tưởng chướng ngại, không tác ý các tưởng sai biệt, nghĩ rằng: “Hư không là vô biên”, chứng đạt và an trú Không vô biên xứ. Vị ấy quán sát như sau: “Chứng đắc Không vô biên xứ này thuộc tăng thượng tác thành, thuộc tăng thượng tâm”. Phàm cái gì…không còn trở lui thế giới này nữa. Này Gia chủ, đây là một pháp, được Thế Tôn, bậc đã biết, bậc đã thấy, bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác…vô thượng an ổn khỏi các khổ ách chưa đạt được.

 8. Lại nữa, này Gia chủ, sau khi vượt Không vô biên xứ một cách hoàn toàn, biết rằng: “Thức là vô biên”, chứng đạt và an trú Thức vô biên xứ…sau khi vượt Thức vô biên xứ một cách hoàn toàn, biết rằng: “Vô sở hữu xứ”, chứng đạt và an trú Vô sở hữu xứ. Vị ấy quán sát như sau: “Chứng đắc Vô sở hữu xứ này thuộc tăng thượng tác thành, thuộc tăng thượng tâm”. Phàm cái gì…không còn trở lui thế giới ấy nữa. Này Gia chủ, đây là một pháp, được Thế Tôn, bậc đã biết, bậc đã thấy, bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác…vô thượng an ổn đã khỏi các khổ ách chưa đạt được.

 9. Khi nghe nói vậy, gia chủ Dasama, dân ở thành Atthaka thưa với Tôn giả Ānanda:

- Thưa Tôn giả Ānanda, ví như một người tìm ra một cái cửa vào chỗ chôn cất, trong một lúc, tìm ra được mười một cái cửa. Cũng vậy, thưa Tôn giả, trong khi đi tìm một cửa bất tử, trong một lúc, con tìm ra mười một cái cửa bất tử. Ví như, thưa Tôn giả, trong một ngôi nhà chỉ có một cái cửa, và nhà ấy đang bị cháy, người ấy chỉ có thể ra bằng một cửa để có thể tạo được sự an toàn cho mình. Cũng vậy, thưa Tôn giả, với mười một cửa bất tử này, con có thể tạo sự an toàn, cho con với chỉ một cửa bất tử. Thưa Tôn giả, các ngoại đạo này sẽ tìm cầu tài sản cho sư, tại sao con lại không đảnh lễ Tôn giả Ānanda?

 10. Rồi Gia chủ Dasama, dân ở thành phố Atthaka mời họp các Tỷ kheo chúng ở Vesàli và Pātaliputta, với các món ăn thượng vị loại cứng và loại mềm, tự tay dân cúng cho đến khi chúng Tăng được thoả mãn, và mỗi Tỷ kheo cúng một đôi y. Nhưng riêng đối với Tôn giả Ānanda, vị ấy cúng ba y đầy đủ và xây dựng một ngôi tinh xá giá trị 500 đồng tiền”.

VIII. THẦY THÔNG LẠC SAI LẦM KHI VIẾT: “ĐỨC PHẬT DI LẶC KHÔNG CÓ”.

  1. 1. TRÍCH DẪN:

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 7, TTL viết: Đức Phật Di Lặc không có, đó chỉ là một Đức Phật tưởng tượng của các nhà Đại Thừa Bà La Môn. Đức Phật Di Lặc đã được kinh sách Đại Thừa nói đến rất nhiều. Đó là một thâm ý nham hiểm của các nhà Đại Thừa Giáo, đưa Đức Phật Di Lặc ra để làm một cuộc cách mạng Phật Giáo lật đổ Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, thay thế bằng vị giáo chủ mới là Phật Di Lặc.”

  1. 2. NHẬN XÉT:

Kinh Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hống, viết[44]: Này các Tỷ kheo, khi tuổi thọ loài Người lên đến tám vạn tuổi, có Thế Tôn tên là Metteyya sẽ ra đời, là vị A la hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn". Thế Tôn Metteyya là Đức Phật Di Lặc. Thầy Thông Lạc không biết chữ Metteyya nghĩa là Di Lặc nên đã viết sai lầm. Metteyya là tiếng Pāli, tiếng Sanskrit viết là Maitreya, dịch ra tiếng Trung Hoa và Việt Nam là Di Lặc.

  1. 3. THAM KHẢO TẠNG KINH NIKĀYA:

Kinh Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hống, viết[44]: Này các Tỷ kheo, khi tuổi thọ loài Người lên đến tám vạn tuổi, có Thế Tôn tên là Metteyya sẽ ra đời, là vị A la hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn; như Ta nay sanh ra ở đời này, là bậc A la hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Vị này tự mình biết, chứng, và tuyên thuyết quả đất này, gồm có Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, Thế giới này với Sa môn, Bà la môn, loài Trời, loài Người; như Ta hiện nay tự mình biết, chứng và tuyên thuyết quả đất này, gồm có Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, Thế giới này với Sa môn, Bà la môn, loài Trời và loài Người. Vị này sẽ thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, với nghĩa lý văn tự đầy đủ và tuyên thuyết đời sống phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh; như Ta hiện nay thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, với nghĩa lý văn tự đầy đủ và tuyên thuyết đời sống phạm hành hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh. Vị này sẽ có khoảng vài ngàn vị Tỷ kheo Tăng đoàn; như Ta hiện nay có khoảng vài trăm vị Tỷ kheo Tăng đoàn vậy.

26. Này các Tỷ kheo, vua Sankha sẽ cho thiết lập cung điện mà vùa Mahà Panada đã thiết lập. Sau khi thiết lập, vua trú tại đó. Sau vua lại bố thí cung điện ấy, dâng cúng cho các vị Sa môn, Bà-la-môn, các hàng bần cùng, du đảng, ăn xin, cạo bỏ râu tóc, mặc áo cà sa, từ bỏ gia đình, sống không gia đình dưới sự chỉ đạo của Thế Tôn Metteyya, bậc A la hán, Chánh Đẳng Giác. Vị này xuất gia như vậy, sống một mình, biệt lập, tinh tấn, trì chú, chuyên tâm, chẳng bao lâu chứng được vô thượng phạm hạnh, mà vì mục đích này các thiện nam tử đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Với vô thượng phạm hạnh này, ngay trong hiện tại, vị này tự tu, tự chứng, đạt đến và an trú.”

IX. THẦY THÔNG LẠC KHÔNG HIỂU CHỮ: “BẤT ĐỘNG TÂM”.

  1. 1. TRÍCH DẪN:

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 8, TTL viết:Người đã ly dục ly ác pháp là người nhập Sơ Thiền; người đã nhập được Sơ Thiền là người nhập được bất động tâm định.

Bài giảng Thiện Pháp, TTL viết: Theo đường lối tu tập của Đạo Phật, nhờ tu tập Nhị Thiền đến Tứ Thiền, thì thân, thọ mới thanh tịnh, nhờ tu tập Tam Minh, thì các pháp mới thanh tịnh, chớ không phải diệt ngã, xả tâm, ly dục, ly ác pháp, mà hành giả đó được thân, thọ, tâm, pháp thanh tịnh hoàn toàn. Diệt ngã xả tâm, ly dục ly ác pháp, chỉ là mới nhập được Bất Động Tâm Định, giai đoạn thứ nhất trong đường lối tu tập của Phật giáo. Hành giả còn phải trải qua nhiều giai đoạn thử thách ngoại ma và nội ma; nếu vượt qua được những giai đoạn này, nghĩa là chừng nào tâm định trên thân thân định trên tâm thì chừng đó hành giả mới dễ dàng thực hiện Tứ Như Ý Túc và Tam Minh.”

  1. 2. NHẬN XÉT:

Trong sách Đường Về Xứ Phật, tập 8, TTL hoàn toàn sai lầm khi viết: Người đã ly dục ly ác pháp là người nhập Sơ Thiền; người đã nhập được Sơ Thiền là người nhập được bất động tâm định.”

Và bài giảng Thiện Pháp, TTL giải thích rõ hơn “nhờ tu tập Nhị Thiền đến Tứ Thiền, thì thân, thọ mới thanh tịnhtức là thuộc giai đoạn thứ hai. Và TTL viết: diệt ngã xả tâm, ly dục ly ác pháp, chỉ là mới nhập được Bất Động Tâm Định, giai đoạn thứ nhất. Hành giả còn phải trải qua nhiều giai đoạn…”. Người đọc sẽ hiểu theo ý TTL ly dục ác pháp là ly dục sanh hỷ lạc, là Bất Động Tâm Định, giai đoạn thứ nhất, thuộc Sơ Thiền và hành giả còn phải trải qua nhiều giai đoạn.

Thực tế ngược lại, Sơ Thiền còn tầm, tứ thì làm sao tâm bất động, mà TTL cho rằng đây là Bất Động Tâm Định?

Thật ra Bất Động Tâm Giải Thoát (P: Akuppa-cetovimutti) trong Tạng Kinh Nikāya chỉ cho các bậc Tâm Giải Thoát ở trạng thái Bất Động. Đây là các bậc đắc Diệt Thọ Tưởng Định và Lậu Tận Trí, đã đoạn trừ tất cả các lậu hoặc, tham sân si đã được chặt tận gốc, các bậc Thánh A La Hán, đã chứng đắc Tam Minh và sáu phép Thần Thông.

Theo các Kinh Phật Thừa, như Kinh Hoa Nghiêm, v.v… các bậc Đại Bồ Tát ở giai vị thứ tám, giai vị Bất Động Địa, cũng là các bậc Đại Bồ Tát đã đắc Lậu Tận Trí, là rất chính xác với Tạng Kinh Nikāya. Ngược lại, TTL nói rằng Bất Động Tâm Định là Sơ Thiền, ở giai đoạn thứ nhất là sai lầm hoàn toàn.

(Nói đến Sơ Thiền, vui lòng xem thêm các chương có viết về Sơ Thiền. Chương 4: Thầy Thông Lạc đắc Tứ Thiền nhưng NH còn nghi ngờ và chương 9: Thầy Thông Lạc sai lầm khi so sánh các loại Thiền).

  1. 3. THAM KHẢO TẠNG KINH NIKĀYA:

a. Kinh Trung Bộ, tập 2, Kinh Ví Dụ Con Chim Cáy, viết[45]: “Ở đây, này Udayi, Tỷ kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất[46], một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ…Thiền này, này Udayi, Ta nói rằng ở trong tình trạng dao động. Và ở đây, cái gì dao động? Ở đây, chính là tầm tứ chưa đoạn diệt, chính tầm tứ này ở tình trạng dao động”.

b. Đại Kinh Phương Quảng, viết[47]: “-- Này Hiền giả, có sự sai khác gì giữa vật chết, mạng chung này với vị Tỷ-kheo thành tựu Diệt thọ tưởng định?

-- Này Hiền giả, vật chết, mạng chung này, thân hành của nó chấm dứt, dừng lại, khẩu hành chấm dứt, dừng lại, tâm hành chấm dứt, dừng lại, tuổi thọ diệt tận, hơi nóng tiêu diệt, các căn bị bại hoại. Còn vị Tỷ-kheo thành tựu Diệt thọ tưởng định, thì thân hành của vị này được chấm dứt, được dừng lại, khẩu hành được chấm dứt, được dừng lại, tâm hành được chấm dứt, được dừng lại, nhưng tuổi thọ không diệt tận, hơi nóng không tiêu diệt, các căn được sáng suốt. Này Hiền giả, như vậy là sự sai khác giữa vật chết, mạng chung này với vị Tỷ-kheo thành tựu Diệt thọ tưởng định.

-- Này Hiền giả, có bao nhiêu duyên để chứng nhập tâm giải thoát bất khổ bất lạc?

-- Này Hiền giả, có bốn duyên để chứng nhập tâm giải thoát bất khổ bất lạc. Ở đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này Hiền giả, do bốn duyên này mà chứng nhập tâm giải thoát bất khổ bất lạc.

-- Này Hiền giả, có bao nhiêu duyên để chứng nhập vô tướng tâm giải thoát?

-- Này Hiền giả, có hai duyên để chứng nhập vô tướng tâm giải thoát: không có tác ý nhất thiết tướng và tác ý vô tướng giới. Này Hiền giả, do hai duyên này mà chứng nhập vô tướng tâm giải thoát.

-- Này Hiền giả, có bao nhiêu duyên để an trú vô tướng tâm giải thoát?

-- Này Hiền giả, có ba duyên để an trú vô tướng tâm giải thoát: không tác ý nhất thiết tướng, tác ý vô tướng giới, và một sự sửa soạn trước. Này Hiền giả, do ba duyên này mà an trú vô tướng tâm giải thoát.

-- Này Hiền giả, có bao nhiêu duyên để xuất khởi vô tướng tâm giải thoát?

-- Này Hiền giả, có hai duyên để xuất khởi vô tướng tâm giải thoát: tác ý nhất thiết tướng và không tác ý vô tướng giới. Này Hiền giả, do hai duyên này mà xuất khởi vô tướng tâm giải thoát.

-- Này Hiền giả, vô lượng tâm giải thoát này, vô sở hữu tâm giải thoát này, không tâm giải thoát này và vô tướng tâm giải thoát này, những pháp này nghĩa sai biệt và danh sai biệt, hay nghĩa đồng nhất và danh sai biệt.

-- Này Hiền giả, vô lượng tâm giải thoát, vô sở hữu tâm giải thoát, không tâm giải thoát và vô tướng tâm giải thoát này, có một pháp môn, này Hiền giả, do pháp môn này, các pháp ấy nghĩa sai biệt và danh sai biệt. Và này Hiền giả, lại có một pháp môn, do pháp môn này, các pháp ấy có nghĩa đồng nhất và danh sai biệt. Này Hiền giả, thế nào là có pháp môn, do pháp môn này các pháp ấy có nghĩa sai khác và có danh sai khác? Ở đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Với tâm câu hữu với bi... với tâm câu hữu với hỷ... an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Như vậy, này Hiền giả, gọi là vô lượng tâm giải thoát.

Và này Hiền giả, thế nào là vô sở hữu tâm giải thoát? Ở đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có vật gì" chứng và trú Vô sở hữu xứ. Như vậy, này Hiền giả, gọi là Vô sở hữu tâm giải thoát.

Và này Hiền giả, thế nào là không tâm giải thoát? Ở đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến chỗ nhà trống và suy nghĩ như sau: "Đây trống không, không có tự ngã hay không có ngã sở". Như vậy, này Hiền giả, gọi là không tâm giải thoát.

Và này Hiền giả, thế nào là vô tướng tâm giải thoát? Ở đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo không tác ý với nhất thiết tướng, đạt và an trú vô tướng tâm định. Như vậy, này Hiền giả, gọi là vô tướng tâm giải thoát. Như vậy là có pháp môn và do pháp môn này những pháp ấy nghĩa sai biệt và danh sai biệt.

Và này Hiền giả, thế nào là có pháp môn và do pháp môn này các pháp ấy có nghĩa đồng nhất nhưng danh sai biệt. Tham, này Hiền giả, là nguyên nhân của hạn lượng; sân là nguyên nhân của hạn lượng; si là nguyên nhân của hạn lượng. Đối với vị Tỷ-kheo đã đoạn trừ các lậu hoặc và tham, sân, si này đã được chặt tận gốc như thân cây tala được chặt tận gốc, khiến chúng không thể tái sanh trong tương lai. Này Hiền giả, khi nào các tâm giải thoát là vô lượng, thì bất động tâm giải thoát được gọi là tối thượng đối với các tâm giải thoát ấy, và bất động tâm giải thoát không có tham, không có sân, không có si.

Tham, này Hiền giả, là một vật gì (chướng ngại), sân là một vật gì (chướng ngại), si là một vật gì (chướng ngại). Đối với vị Tỷ-kheo đã đoạn trừ các lậu hoặc, thì tham, sân, si này đã được chặt tận gốc, như thân cây tala được chặt tận gốc, khiến chúng không thể tái sanh trong tương lai. Này Hiền giả, khi nào các tâm giải thoát là vô sở hữu, thì bất động tâm giải thoát được gọi là tối thượng đối với các tâm giải thoát ấy, và bất động tâm giải thoát ấy không có tham, không có sân, không có si.”

c. Kinh Tiểu Bộ, tập 1, viết[48]: “(III) (Ud 24)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthi, tại Jetavana, trong khu vườn ông Anāthapindika. Lúc bấy giờ, khoảng năm trăm Tỷ-kheo do Yasoja dẫn đầu, đã đến Sāvatthi để yết kiến Thế Tôn. Các Tỷ-kheo mới đến ấy, trong khi chào thăm các Tỷ-kheo sở tại, sắp đặt sàng tọa, sửa soạn y bát, gây tiếng ồn ào to lớn. Thế Tôn bảo Tôn Giả Ānanda:

- Này Ānanda, tiếng ồn ào to lớn này là gì, như các người đánh cá cướp giật cá?

- Bạch Thế Tôn, có năm trăm Tỷ-kheo này, dẫn đầu là Yasoja, đã đến Sāvatthi để yết kiến Thế Tôn. Các Tỷ-kheo mới đến ấy... gây nên tiếng ồn ào to lớn.

- Này Ananda, hãy nhân danh Ta nói với các Tỷ-kheo ấy: "Bậc Đạo Sư gọi các Tôn giả ".

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn, đi đến các Tỷ-kheo ấy, sau khi đến nói với các Tỷ-kheo ấy:

- Bậc Đạo Sư gọi các Tôn Giả!

- Thưa vâng, Hiền Giả.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn Giả Ānanda, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo ấy đang ngồi một bên:

- Này các Tỷ-kheo, tiếng ồn ào to lớn này là gì, như các người đánh cá cướp giựt cá?

Tôn Giả Yasoja bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, có năm trăm Tỷ-kheo này đã đến Sāvatthi để yết kiến Thế Tôn. Các Tỳ-kheo mới đến này... gây nên tiếng ồn ào to lớn.

- Này các Tỷ-kheo, hãy đi đi! Ta đuổi các Thầy, các Thầy không xứng đáng được sống gần Ta!

- Thưa vâng! Bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân hữu hướng về Ngài, dọn dẹp, sàng tọa, cầm lấy y bát, đi đến dân chúng Vajjī, tiếp tục bộ hành giữa dân chúng Vajjī rồi đi đến con sông Vaggamudā; sau khi đến, dựng lên chòi lá trên sông Vaggamudā, an cư mùa mưa tại chỗ ấy. Rồi Tôn Giả Yasoja, sửa soạn an cư bảo các Tỳ-kheo:

- Thưa các Hiền Giả, Thế Tôn đuổi chúng ta, vì lợi ích, vì hạnh phúc cho chúng ta, vì khởi lên lòng từ mẫn đối với chúng ta. Này chư Hiền, chúng ta hãy sống cho thật đúng pháp, chúng ta sống như thế nào để Thế Tôn có thể hoan hỷ!

- Thưa vâng, Hiền Giả.

Các Tỷ-kheo vâng đáp Tôn Giả Yasoja. Rồi các Tỷ-kheo ấy sống viễn ly, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, và trong thời gian an cư, tất cả đều giác ngộ Ba Minh.

Rồi Thế Tôn, sau khi ở tại Sāvatthi cho đến khi vừa ý, liền bộ hành đi đến Vesāli, tiếp tục bộ hành đến Vesāli. Tại đấy, Thế Tôn trú ở Đại Lâm, tại ngôi nhà có nóc nhọn. Rồi Thế Tôn với tâm cuả mình tác ý đến tâm các Tỷ-kheo ở trên bờ sông Vaggumudā, gọi Tôn Giả Ānanda: "Như có hào quang, này Ānanda, là phương này, như có ánh sáng, này Ānanda, là phương này. Tại phương ấy, các Tỷ-kheo đang sống trên bờ sông Vagumudā. Thật là không nhàm chán cho Ta nếu được đi và tác ý đến phương ấy. Này Ananda, hãy gửi một sứ giả đến các Tỷ-kheo ở trên bờ sông Vaggumudā và nói: "Bậc Đạo Sư cho gọi các Tôn Giả! Bậc Đạo Sư muốn gặp các Tôn Giả!".

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn Giả Ānanda vâng đáp Thế Tôn, đi đến một Tỷ-kheo, sau khi đến, nói với Tỷ-kheo ấy:

- Hãy đi, này Hiền Giả, hãy đi đến các Tỷ-kheo ở trên bờ sông Vaggumudā; sau khi đến, nói với các Tỷ-kheo ấy như sau: "Bậc Đạo Sư cho gọi các Tôn Giả!".

- Thưa vâng, Hiền giả.

Vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Ānanda, như một người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại hay co lại cánh tay đang duỗi ra, cũng vậy vị ấy biến mất ở ngôi nhà có nóc nhọn tại Đại Lâm, và hiện ra trước mắt các Tỷ-kheo ở trên bờ sông Vaggumudā. Rồi Tỷ-kheo ấy nói với các Tỷ-kheo ở trên bờ sông Vaggumudā:

- Bậc Đạo Sư gọi các Tôn Giả! Bậc Đạo Sư muốn gặp các Tôn Giả.

- Thưa vâng, Hiền Giả.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp vị Tỷ-kheo ấy, sau khi dọn dẹp sàng tọa, cầm y bát, ví như một nhà lực sĩ... co lại bàn tay đang duỗi ra, cũng vậy các Tỳ-kheo ấy biến mất ở trên bờ sông Vaggumudā, và hiện ra ở Đại Lâm, tại nhà có nóc nhọn, trước mặt Thế Tôn. Lúc bấy giờ Thế Tôn đang ngồi trong Thiền Định Bất Động. Các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ: "Nay Thế Tôn đang an trú trong loại an trú nào?". Rồi các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ: "Thế Tôn nay đang an trú trong loại an trú Bất Động".

Và tất cả các Tỷ-kheo ấy ngồi xuống trong Định Bất Động.

Tôn Giả Ānanda khi đêm đã gần mãn, canh một đã gần qua, từ chỗ ngôi đứng dậy, đắp y vào một bên vai, chấp tay hướng đến Thế Tôn, và bạch Thế Tôn:

- Đêm đã gần tàn, canh một đã gần qua. Các Tỷ-kheo mới đến ngồi đã lâu. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy chào đón các Tỷ-kheo mới đến.

Được nghe nói vậy, Thế Tôn giữ im lặng. Lần thứ hai, Tôn giả Ānanda, sau khi đêm đã gần mãn, canh giữa đã gần qua, từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp y vào một bên vai, chấp tay hướng đến Thế Tôn và Bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, đêm đã gần mãn. Canh giữa đã gần qua. Các Tỷ-kheo mới đến ngồi đã lâu. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy chào đón các Tỷ-kheo mới đến.

Lần thứ hai, Thế Tôn giữ im lặng. Lần thứ ba, Tôn Giả Ānanda, khi đêm đã gần mãn, canh cuối đã gần qua, rạng đông đã ló dạng, đêm đã có bộ mặt hoan hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp y vào một bên, chắp tay hướng về Thế Tôn, và bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, đêm đã gần mãn, canh cuối đã gần qua, rạng đông đã ló dạng, đêm đã có bộ mặt hoan hỷ, các Tỷ-kheo mới đến ngồi đã lâu... Thế Tôn hãy chào đón các Tỷ-kheo mới đến!

Rồi Thế Tôn xuất khỏi định ấy bảo Tôn Giả Ānanda:

- Nếu Thầy có hiểu biết, này Ānanda, Thầy sẽ không nói như vậy. Này Ānanda, Ta và năm trăm Tỷ-kheo này tất cả đang Nhập Định Bất Động.

Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

3. Ai đã thắng gai dục,
Nắng, gia hại, trói buộc,
Vị ấy đứng bất động,
Như núi vững an trú,
Vị Tỷ-kheo như vầy,
Lạc khổ không dao động”.

X. THẦY THÔNG LẠC SAI LẦM KHI CHO RẰNG ĐẠI THỪA DÙNG “TỨ NHIẾP PHÁP” ĐỂ QUYẾN RŨ.

1. TRÍCH DẪN:

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 6, TTL viết: Hành động từ thiện của Đại Thừa là Tứ Nhiếp Pháp dùng để khuyến dụ người theo đạo mình hơn là làm việc từ thiện đúng nghĩa. Với những lời lừa đảo bố thí, cúng dường sẽ được phước báo vô lượng như: cúng dường xây cất chùa, tháp, đúc chuông, đúc tượng và cúng dường trai tăng tứ sự, v.v... sẽ được phước báo vô lượng vô biên.”

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 8, TTL viết: Những cái sai không hợp lý trong kinh sách của Đại Thừa rất nhiều: những điều mê tín, những điều phi đạo đức và những lý luận lừa đảo lường gạt tín đồ không thể kể hết được. Cái lợi ích của Đại Thừa giúp cho mọi người thì ít mà tai hại cho người đời thì rất nhiều, nhưng khéo che đậy bưng bít khiến mọi người khó thấy được. Cho nên có nhiều người lầm tưởng Giáo Pháp Đại Thừa làm lợi ích cho xã hội. Nhưng sự thật không phải vậy, đó chỉ là những bức màn khéo che đậy những thủ đoạn gian xảo lừa đảo của giáo pháp này. "Tứ Nhiếp Pháp" là để quyến rũ mọi người theo tôn giáo của mình cho đông đảo, biến thành một lực lượng phục vụ và quên mình, dám lăn xả, dám hy sinh cho những sự mê tín lạc hậu này.”

2. NHẬN XÉT:

TTL viết thế này có ý cho rằng “Tứ Nhiếp Pháp” là của Đại Thừa đặt ra để quyến rũ mọi người theo tôn giáo mình và TTL chê bai Đại Thừa. Trong Tạng Kinh Nikāya, Đức Thế Tôn dạy Tứ Nhiếp Pháp, nhưng có lẽ TTL chưa đọc, rồi không hiểu và viết sai lầm.

3. THAM KHẢO TẠNG KINH NIKĀYA:

a. Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, viết[49]: “(II) (32) Nhiếp Pháp

1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn nhiếp pháp này. Thế nào là bốn?

Bố thí và ái ngữ,
Lợi hành và đồng sự
Hỡi các vị Tỷ-kheo,
Đây là bốn nhiếp pháp.

2.

Bố thí và ái ngữ,
Lợi hành và đồng sự,
Đối với những pháp này,
Ở đời đối xử nhau,
Chỗ này và chỗ kia,
Như vậy thật tương xứng,
Và bốn nhiếp pháp này,
Như đỉnh đầu trục xe,
Nếu thiếu nhiếp pháp này,
Thời cả mẹ lẫn cha
Không được các người con
Tôn trọng và cung kính,
Do vậy bậc Hiền trí,
Đồng đẳng nhìn nhiếp pháp
Nhờ vậy họ đạt được,
Sự cao lớn, tán thán”
.

b. Kinh Tăng Chi Bộ, tập 2, viết[50]: “(III) (253) Nhiếp Pháp

- Này các Tỷ-kheo, có bốn nhiếp này. Thế nào là bốn?

- Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.

Này các Tỷ-kheo, có bốn nhiếp pháp này”.

XI. THẦY THÔNG LẠC VIẾT MÂU THUẪN ĐOẠN TRƯỚC VỚI ĐOẠN SAU.

  1. A. CÕI TRỜI:
  1. I. TRÍCH DẪN:
  1. Sách Đường Về Xứ Phật, tập 1, TTL viết[51]: Trong sách này dạy rằng “không có thế giới siêu hình” nếu quý vị bảo rằng: “có thế giới siêu hình thì quý vị hãy tu tập có trí tuệ tam minh, rồi quan sát vũ trụ tìm xem linh hồn người chết, Thần, Thánh, quỷ ma ở đâu, có hay không có?”
  1. Sách Đường Về Xứ Phật, tập 2, TTL viết[52]:Kinh Pháp Môn Căn Bản đã xác định không có các cõi siêu hình (linh hồn); 33 cõi Trời toàn là các cõi tưởng tri* chứ không phải là cõi liễu tri**, cho nên những kinh khác nói đến cõi Trời hoặc cõi Địa Ngục đều chỉ là nói đến Tưởng ấm, cho nên nhiều người không hiểu cho rằng Đức Phật nói có cõi siêu hình thật sự. Đức Phật không bao giờ tự mâu thuẫn với mình, bài kinh Pháp Môn Căn Bản đã xác định rõ ràng, tất cả cõi Trời mà Đức Phật nói ra đều là cõi tưởng, cõi không có thật”.
  1. Sách Đường Về Xứ Phật, tập 2, TTL viết[53]: Chư Thiên cũng chẳng có, cõi siêu hình cũng không có.”
  1. Sách Đường Về Xứ Phật, tập 2, TTL viết[54]: “Đức Phật đã dạy: “Thế giới siêu hình chỉ là một thế giới của tưởng tri, chứ không phải liễu tri.”
  1. Sách Thọ Tam Quy Ngũ Giới, TTL viết[55]: Nói có cõi Trời, cõi Cực Lạc là nói dối, vì đâu có cõi Trời, cõi Cực Lạc.”
  1. Sách Đường Về Xứ Phật, tập 3, TTL viết:Cách đây 2545 năm (dl.2001), có một người Ấn Độ tên là Sĩ Đạt Ta (Đức Phật) bảo rằng thế giới siêu hình không có, nó chỉ là một thế giới tưởng mà thôi. Vậy mà cho đến ngày nay người ta cũng vẫn không tin lời nói này.”
  1. Ngược lại, trang 261, cũng sách Đường Về Xứ Phật, tập 2, TTL viết[56]: Chúng ta nhớ lại khi mẹ Đức Phật sanh ra Ngài chỉ trong vòng bảy ngày mẹ Ngài chết; lúc bấy giờ Đức Phật được người dì nuôi nấng cho đến trưởng thành đi tu và chứng đạo. Sau khi chứng đạo Ngài quan sát thấy nghiệp lực của mẹ sanh lên cõi Trời và mùa hạ năm đó Đức Phật đến cõi Trời để dạy mẹ tu hành; còn vua cha, Đức Phật cũng hướng dẫn cha mình tu tập và sau khi chết được sanh lên cõi Trời. Như vậy, mẹ của Đức Phật chết gần bốn chục năm, Ngài tìm được không mấy khó khăn và độ mẹ mình tu hành, trong kinh sách còn ghi lại rõ ràng.”
  1. Và sách Đường Về Xứ Phật, tập 2, trang 39, TTL viết[57]: Bởi, giáo pháp của Đức Phật là một giáo pháp hoàn chỉnh cho Trời, Người tu hành, cho nên kẻ nào dám thay đổi hoặc thêm bớt, đó là kẻ loạn tưởng điên khùng, muốn làm hơn Đức Phật, để rồi trở thành Ma vương, Ác quỷ, v.v…”

II. NHẬN XÉT:

 Khi nói về cõi Trời, quý vị có công nhận TTL viết sáu đoạn trước mâu thuẫn với hai đoạn sau không?

  1. B.  NGƯỜI:
  1. I. TRÍCH DẪN:
  1. Bài giảng Giáo án tu tập cho người cư sĩ vì chánh pháp, tập 1, TTL giảng[58]: “Chuyện cha con ông Bàng Long Uẩn chỉ là một câu chuyện huyền thoại”.
  1. 2. Ngược lại, sách Đường Về Xứ Phật, tập 1, TTL viết[59]: “Ta phải xả bỏ hết của cải như ông Bàng Long Uẩn đem tài sản của cải châu báu đổ xuống sông mà không tiếc rẻ chút nào cả”.
  1. sách Đường Về Xứ Phật, tập 1, TTL viết tiếp[60]: Giai đoạn chuyển tiếp từ chiếc áo người cư sĩ đến chiếc áo của người tu sĩ, quý vị phải xả bỏ hết tài sản của cải như ông Bàng Long Uẩn, đem của cải, tài sản, vàng bạc, châu báu đổ hết xuống sông. Khi xả bỏ được của cải, vàng bạc châu báu ta mới giải quyết tình cảm như thế nào để không còn bị trói buộc thương nhớ, khi sống độc cư một mình”.
  1. II. NHẬN XÉT:

Khi đề cập đến cha con ông Bàng Long Uẩn, bài giảng Giáo án tu tập cho người cư sĩ vì chánh pháp, TTL giảng: “chuyện cha con ông Bàng Long Uẩn chỉ là một câu chuyện huyền thoại”.  Chuyện huyền thoại là chuyện giả tưởng, chuyện không thật.

Ngược lại, sách Đường Về Xứ Phật, tập 1, TTL cho mọi người biết cha con ông Bàng Long Uẩn đem tài sản của cải châu báu đổ xuống sông, là chuyện có thật. Như vậy, đoạn 1 mâu thuẫn với các đoạn 2 và 3.

  1. C.  GIỚI BỔN:
  1. I. TRÍCH DẪN:
  1. Sách Đường Về Xứ Phật, tập 1, TTL viết[61]: Ngay từ khi Đức Phật còn tại thế, chúng Tỳ Kheo còn có nhiều người sống không đúng Phạm hạnh, không ly dục ly ác pháp, nên Đức Phật buộc lòng phải chế giới bổn Patimokha để ngăn cấm”.
  1. Ngược lại, cũng sách Đường Về Xứ Phật, tập 1, TTL viết[62]: “Giới bổn Ba La Mộc Xoa Đề là giới luật của các Tổ biên soạn viết ra”.

 II. NHẬN XÉT:

Hai câu trên trong cùng một quyển sách Đường Về Xứ Phật, tập 1, chữ Patimokha Ba La Mộc Xoa Đề đều cùng một nghĩa, nhưng câu trước thì TTL viết do Đức Phật chế, câu sau thì viết do các Tổ biên soạn. Tuy nhiên, nếu TTL cho rằng giới bổn Pātimokkha là do các bậc Tổ Sư biên soạn, không phải do Đức Thế Tôn chế, tức là TTL hiểu biết sai lầm, TTL tà kiến. Đức Thế Tôn dạy hai Tạng Kinh và Luật, các bậc Tổ Sư viết ra thuộc về Tạng Luận, Tam Tạng Kinh Điển là Kinh Luật Luận. TTL hiểu biết những lời Đức Thế Tôn dạy tới đâu vui lòng cố gắng tu hành theo được chừng nào tốt chừng đó, cái gì phù hợp với TTL thì TTL theo đó mà tu, TTL vui lòng đừng bao giờ gạt bỏ giới bổn của Tạng Luật và những lời dạy của Đức Thế Tôn trong Tạng Kinh Nikāya rồi nói đó là do các bậc Tổ Sư thêm vào, cần phải gạt bỏ.

Ngoài ra, TTL viết là: “Patimokha” và “Ba La Mộc Xoa Đề”, đều sai lỗi chính tả.

Giới bổn, Trung Hoa phiên âm là Ba La Đề Mộc Xoa, tiếng Pāli là Pātimokkha, tiếng Sanscrit là Pratimoksha. Chữ Pātimokkha hay Pratimoksha hay Ba La Đề Mộc Xoa Trung hoa dịch là Biệt Giải Thoát. Vì sao gọi là Biệt Giải Thoát? Vì ai thọ giới nào thì có sự giải thoát của giới đó, có sự lợi ích của việc thọ giới đó. Ví dụ, cư sĩ tại gia thọ năm giới thì sẽ đem lại lợi ích năm giới do mình thọ. Sa Di thọ mười giới, có sự lợi ích của mười giới. Tỷ Kheo thọ giới, có sự lợi ích của Tỷ kheo. Tỷ Kheo Ni thọ giới, có sự lợi ích của Tỷ Kheo Ni. Nên gọi là biệt giải thoát. Người tu sĩ, cư sĩ Phật Giáo nhờ Thiền Quán và giữ giới trong sạch mà được giải thoát. Cũng có nghĩa là Tùy thuận giải thoát tức là giới bổn hay giới hạnh. Khi Đức Thế Tôn còn tại thế, Ngài dạy các Tỳ Kheo họp chung mỗi tháng hai lần để tụng giới bổn Pātimokkha. Cho đến bây giờ các chùa Nam Tông và Bắc Tông đều thực hành, chỉ có TTL bác bỏ và nói là không phải do Đức Thế Tôn dạy.

  1. III. THAM KHẢO TẠNG KINH NIKĀYA:
  1. a. Kinh Tăng Chi Bộ, tập 4, Phẩm Upali và Giới Bổn, viết[63]:

 “Bấy giờ Tôn Giả Upāli đi đến Thế Tôn, sau khi đi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên,

 Tôn Giả Upāli bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, do duyên bao nhiêu mục đích, các học pháp thiết lập cho các đệ tử Như Lai và giới bổn Pātimokkha[64] được tuyên đọc?

- Này Upāli, do duyên mười mục đích, các học pháp được thiết lập cho các đệ tử Như Lai và giới bổn Patīmokkha được tuyên đọc. Thế nào là mười?

 Để Tăng chúng được cực thiện, để Tăng chúng được an ổn, để chận đứng các người cứng đầu, để cải thiện Tỷ kheo được sống an ổn, để chế ngự các lậu hoặc ngay trong hiện tại, để chận đứng các lậu hoặc trong tương lai, để đem lại tịnh tín cho những người không tin, để làm tịnh tín tăng trưởng cho những người có lòng tin, để diệu pháp được tồn tại, để luật được chấp nhận.

 Do duyên mười mục đích này, này Upāli, các học pháp được thiết lập cho các đệ tử Như Lai, và giới bổn Pātimokkha được tuyên đọc”.

  1. b. Kinh Tăng Chi Bộ, tập 4, Kinh Subhūti, viết[65]:

 “Thế Tôn nói như sau:

- Ở đây, này Subhūti, Tỷ kheo có giới, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pātimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và tu học trong các học pháp…Này Subhūti, vị Tỷ-kheo nào có giới, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pātimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và tu học trong các học pháp. Này Subhūti, đây là tiêu chuẩn về lòng tin của một người có lòng tin…”. 

XII. THẦY THÔNG LẠC SAI LẦM VỀ GIỚI LUẬT CỦA ĐỨC THẾ TÔN DẠY.

  1. 1. TRÍCH DẪN:

 Sách Đường Về Xứ Phật, tập 2, trong phần niệm Giới, TTL viết[66]: Các nhà Đại Thừa dạy niệm Giới bằng cách mỗi nửa tháng một kỳ, ngày 14 hoặc ngày 30, họ tập trung nhau lại tụng Giới, đó là cách thức của họ niệm Giới. Niệm Giới như vậy dù một triệu kiếp tu hành Giới luật cũng không nghiêm trì thanh tịnh được. Họ đâu biết rằng Giới luật là hành động sống đạo đức của một vị Thánh Tăng, Thánh Ni, nếu họ tụng Giới luật suông như vậy thì không có ý nghĩa và lợi ích gì cả, đó chỉ là hình thức che đậy sự phá giới của họ. Cho nên hầu hết các Thầy Đại Thừa niệm Giới như vậy đều sống phá giới, phạm giới, bẻ vụn giới”. Trang 84, trong phần niệm Giới, TTL viết tiếp: Các Tổ đã dạy sai pháp của Đức Phật, mà đôi khi các Tổ còn bịa đặt ra những pháp khác rồi gán cho là Đức Phật thuyết. Bởi vậy, từ 25 thế kỷ nay người ta cứ tưởng là tu theo Đạo Phật, chứ kỳ thật là người ta tu theo Đạo của các Tổ”.

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 1, TTL viết[67]: Giới đức, Giới hạnh, Giới hành tức là Phạm hạnh, hay gọi là Sa Môn hạnh hoặc gọi là Sa Môn Quả. Đó là, những Giới luật của Phật Giáo chứ không phải giới bổn Ba La Mộc Xoa Đề. Giới bổn Ba La Mộc Xoa Đề là giới luật của các Tổ biên soạn viết ra dựa vào kinh giới rút ra một số lập thành giới cấm”. Trang 219 TTL viết tiếp: Còn giới luật đúng của Đạo Phật là giới đức, giới hạnh, giới hành”. Cùng sách trên, ở trang 42, TTL viết: Niệm Giới, là sống đúng Phạm hạnh, không hề vi phạm giới luật, và không phạm một lỗi nhỏ nhặt nào, chứ không phải hằng tháng vào ngày 30 và ngày rằm cùng nhau tụng giới. Ở trang 269 và 270 TTL cũng lặp lại câu này.

  1. 2. NHẬN XÉT:

Đức Thế Tôn dạy về Luật: “Cần phải đọc nửa tháng một lần”,được tụng đọc bằng lời, được quán sát với ý, được khéo thể nhập với chánh kiến.”

Ngay cả Luật Đức Thế Tôn chế, có viết trong Tạng Kinh Nikāya, TTL cũng chưa tin, hoặc là TTL chưa đọc, chưa hiểu và viết sai lầm.

  1. 3. THAM KHẢO TẠNG KINH NIKĀYA:
  1. a. Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, Bản Tụng đọc, viết[68]

“Này các Tỷ kheo, bản tụng đọc này, gồm hơn 150 học giới cần phải đọc nửa tháng một lần. Ở đây, các thiện nam tử muốn được lợi ích, học tập bản tụng ấy. Này các Tỷ kheo, tất cả được thâu nhiếp thành ba học giới này. Thế nào là ba? Tăng thượng giới học, tăng thượng tâm học, tăng thượng tuệ học. Chính ba học pháp này, này các Tỷ kheo, thâu nhiếp tất cả…”.

  1. b. Kinh Tăng Chi Bộ, tập 4, Phẩm Đáng Đảnh Lễ, viết[69]:

 “Thành tựu mười pháp, này các Tỷ kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được đảnh lễ, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời. Thế nào là mười?

 Ở đây, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo có giới, sống chế ngự với giới bổn Pātimokkha, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp.

 Là vị nghe nhiều, thọ trì điều đã nghe, cất chứa điều đã nghe. Các pháp nào sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, tán thán đời sống Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh, các pháp như vậy nghe nhiều, được thọ trì, được tụng đọc bằng lời, được quán sát với ý, được khéo thể nhập với chánh kiến.

 Là người bạn với thiện, là thân hữu với thiện, thân thiết với thiện.

 Có chánh kiến, thành tựu chánh tri kiến…”.

XIII. THẦY THÔNG LẠC KHÔNG TIN DI CHÚC CỦA ĐỨC THẾ TÔN

  1. 1. TRÍCH DẪN:

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 3, TTL viết: Giới luật của Phật khiến cho hàng bạch y (cư sĩ) quá kính trọng, vì thế, các giáo sĩ Bà La Môn ganh tỵ, muốn diệt giới luật của Phật, nên khi Đức Phật tịch thì họ lồng thêm vào những lời di chúc của Đức Phật bằng câu kinh rất phi lý: Này Ananda từ nay trở đi cho phép các Tỳ kheo tùy nghi bỏ các giới nhỏ nhặt. Lời dạy này thật là phi lý, giới luật của Phật là những hành động đạo đức giải thoát cho mình cho người, thì có giới luật nhỏ nhặt nào phải bỏ.”

  1. 2. NHẬN XÉT:

TTL không tin Tạng Kinh Nikāya, hoặc là đọc Kinh không kỹ, rồi TTL viết rằng lời di chúc của Đức Thế Tôn rất phi lý, và gán ghép đó là lời nói của các giáo sĩ Bà La Môn. Tại sao trong sách TTL viết[70]:Còn bảo sách này dạy không đúng lời của Phật, thì quý vị hãy lấy tạng kinh Nikaya ra so sánh.”?  

  1. 3. THAM KHẢO TẠNG KINH NIKĀYA:

Kinh Đại Bát Niết Bàn, viết[71]: “Này Ānanda, nếu chúng Tăng muốn, sau khi Ta diệt độ có thể hủy bỏ những học giới nhỏ nhặt chi tiết.”


XIV. THẦY THÔNG LẠC KHÔNG TIN CÂU: “THIÊN THƯỢNG THIÊN HẠ DUY NGÃ ĐỘC TÔN”.

  1. 1. TRÍCH DẪN:

 Sách Đường Về Xứ Phật, tập 2, TTL viết[72]: Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn. Làm gì một đứa bé mới sinh ra đi được, nói được, điều này không bao giờ có. Phải không thưa các bậc tôn túc?”

 Sách Thọ Tam Quy Ngũ Giới, TTL viết[73]: “Nói rằng: Thiên Thượng Thiên Hạ, Duy Ngã Độc Tôn”. Có nghĩa là “Trên Trời dưới Trời, ta là người duy nhất”. Như vậy rõ ràng Ngài là người đã chứng đạo, chứ không phải Ngài là một con người phàm phu giống như chúng ta. Cho nên, Ngài là người đã tu chứng đạo và đến đây để độ chúng ta, thì chắc chắn chúng ta không thể tu tập làm chủ được như Ngài. Bởi vì Ngài là những bậc Thánh Thần. Sự thật không phải vậy. Kinh sách Đại Thừa thường huyền thoại qua câu chuyện Thần Thánh hoá Đức Phật”.

  1. NHẬN XÉT:

 TTL không xem kỹ Tạng Kinh Nikāya, nhưng TTL cho đó là Kinh Đại Thừa. TTL nghĩ thế nào khi viết rằng: Còn bảo sách này dạy không đúng lời của Phật, thì quý vị hãy lấy tạng kinh Nikaya ra so sánh[74]?.

  1. 3. THAM KHẢO TẠNG KINH NIKĀYA:

Kinh Trung Bộ, tập 3, Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp (P: Acchariayabbhutadhammasuttam), viết[75]:

 “Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Bồ Tát khi sanh ra, này Ānanda, Ngài đứng vững thăng bằng trên hai chân, mặt hướng phía Bắc, bước đi bảy bước, một lọng trắng được che lên. Ngài nhìn khắp cả mọi phương lên tiếng như con ngưu vương, thốt ra lời như sau: “Ta là bậc tối thượng ở trên đời! Ta là bậc tối tôn ở trên đời! Ta là bậc cao nhất ở trên đời! Nay là đời sống cuối cùng, không còn phải tái sanh ở đời này nữa!”. Vì rằng bạch Thế Tôn…con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

 Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế tôn: “Khi Bồ Tát từ bụng mẹ sanh ra, này Ānanda, khi ấy một hào quang vô lượng thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên, hiện ra cùng khắp thế giới, gồm có các thế giới trên chư Thiên, thế giới của các Ma vương và Phạm Thiên, và thế giới ở dưới gồm các Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Cho đến các cảnh giới giữa các thế giới, tối tăm, u ám, không có nền tảng, những cảnh giới mà mặt trăng mặt trời với đại thần lực, đại oai lực như vậy cũng không thể chiếu thấu, trong những cảnh giới ấy một hào quang vô lượng, thắng xa oai lực chư Thiên hiện ra. Và chúng sanh sống tại các chỗ ấy, nhờ hào quang ấy mới thấy nhau mà nói: “Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây”. Và mười ngàn thế giới này chuyển động, rung động, chuyển động mạnh. Và hào quang vô lượng thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra ở thế giới”. Vì rằng, bạch Thế Tôn là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn”.

XV. THẦY THÔNG LẠC SAI LẦM KHI CHO RẰNG ĐỨC THẾ TÔN KHÔNG PHẢI TỪ CÕI TRỜI ĐÂU XUẤT ĐẾN.

  1. 1. TRÍCH DẪN:

 Sách Thọ Tam Quy Ngũ Giới, TTL viết[76]: Cho nên PHẬT BẢO là một con người thật, con người như chúng ta, chứ không phải là con người ở cõi Trời Đâu Xuất đến đây”.

  1. 2. NHẬN XÉT:

TTL không tin Tạng Kinh Nikāya, hoặc là đọc Tạng Kinh Nikāya không kỹ, hoặc là không biết chữ Tusita nghĩa là cõi Trời Đâu Xuất.

  1. 3. THAM KHẢO TẠNG KINH NIKĀYA:

Kinh Trung Bộ, tập 3, Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp (P: Acchariayabbhutadhammasuttam), viết[77]:

 “Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Chánh niệm tỉnh giác này Ānanda, Bồ Tát an trú tại Thiên chúng Tusita cho đến trọn thọ mạng.” Vì rằng, bạch Thế Tôn, chánh niệm tỉnh giác, Bồ Tát an trú tại Thiên chúng Tusita cho đến trọn thọ mạng, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: “Chánh niệm tỉnh giác này Ananda, Bồ Tát sau khi từ Thiên chúng Tusita mạng chung, nhập vào mẫu thai”. Vì rằng, bạch Thế Tôn, chánh niệm tỉnh giác, Bồ Tát sau khi từ Thiên chúng Tusita mạng chung, nhập vào mẫu thai, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn là một sự hy hữu, một vị tằng hữu của Thế tôn”.



[1] Thích Thông Lạc, Đường Về Xứ Phật, tập 1, Tu Viện Chơn Như xuất bản Phật Lịch 2549 – 2005, trang 10.

[2] Thích Thông Lạc, Đường Về Xứ Phật, tập 2, Tu Viện Chơn Như xuất bản, Phật Lịch 2549 – 2005, trang 27~28.

[3] Kim Cang Thừa là Mật Tông Tây Tạng.

[4] Kinh Tương Ưng Bộ, tập 3, Phẩm Thuyết Pháp, Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản tại Việt Nam, Phật Lịch 2544 – 2000, trang 298~300.

[5] Kinh Tiểu Bộ, tập 1, Kinh Phật Tự Thuyết, Phẩm Pātaligāmiya, Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản tại Việt Nam, Phật Lịch 2543 – 1999, trang 265~267.

[6] Kinh Tiểu Bộ, tập 1, Kinh Phật Tự Thuyết, Phẩm Pātaligāmiya, Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản tại Việt Nam, Phật Lịch 2543 – 1999, trang 267.

[7] Kinh Tiểu Bộ, tập 1, Kinh Phật Thuyết Như Vậy, Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản tại Việt Nam, Phật Lịch 2543 – 1999, trang 333~334..

[8] Kinh Phúng Tụng, Kinh Trường Bộ, tập 2, Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản tại Việt Nam, Phật Lịch 2535 – 1991, trang 644.

[9] Kinh Tự Hoan Hỷ, Kinh Trường Bộ, tập 2, Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản tại Việt Nam, Phật Lịch 2535 – 1991, trang 432~433.

[10] Thích Thông Lạc, Đường Về Xứ Phật, tập 2, Tu Viện Chơn Như xuất bản Phật Lịch 2549 – 2005, trang 266 và 267.

[11] Chư Thiên là các vị Tiên ở các cõi Trời.

[12] Kinh Pháp Môn Căn Bản (P: Mulapariyayasutta), Kinh Trung Bộ, tập 1, Đại Tạng kinh Việt Nam xuất bản Phật Lịch 2536 – 1992, từ trang 9 trở đi.

[13] Thích Thông Lạc, Đường Về Xứ Phật, tập 2, Tu Viện Chơn Như xuất bản Phật Lịch 2549 – 2005, trang 269.

[14] Kinh Pháp Môn Căn Bản (P: Mulapariyayasutta), kinh Trung Bộ tập 1, Đại Tạng kinh Việt Nam xuất bản Phật Lịch 2536 – 1992, từ trang 9 trở đi.

[15] Chư Thiên là các vị Tiên ở các cõi Trời.

[16] Thích Thông Lạc, Thọ Tam Quy Ngũ Giới, Tu Viện Chơn Như xuất bản Phật Lịch 2549 – 2005, trang 66.

[17] Thích Thông Lạc, Đường Về Xứ Phật, tập 1, Tu Viện Chơn Như xuất bản Phật Lịch 2549 – 2005, trang 10.

[18] Thích Thông Lạc, Đường Về Xứ Phật, tập 2, Tu Viện Chơn Như xuất bản Phật Lịch 2549 – 2005, trang 268.

[19] Thích Thông Lạc, Đường Về Xứ Phật, tập 1, Tu Viện Chơn Như xuất bản tại Việt Nam, Phật Lịch 2549 – 2005, trang 10.

[20] Kinh Đại Hội (P: Maha-Samaya-Suttanta), Kinh Trường Bộ, tập 2, Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản Phật Lịch 2535 – 1991, từ trang 131.

[21] Kinh Đế Thích sở vấn (P: Sakka-Panha-Suttanta), Kinh Trường Bộ, tập 2, từ trang 147.

[22] Kinh Vị Thiên Nhân, Kinh Tăng Chi Bộ, tập 3, Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản Phật Lịch 2540 – 1996, từ trang 230 trở đi.

[23] Đạo Sư là Đức Thế Tôn.

[24] Pháp là những lời dạy của Đức Thế Tôn.

[25] Kinh Jānussoni, Kinh Tăng Chi Bộ, tập 4, Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản Phật Lịch 2540 – 1996, từ trang 595.

[26] Ngạ quỷ là quỷ đói.

[27] KinhTương Ưng Bộ, tập 2, Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản Phật lịch 2544 – 2000, trang 451.

[28] Vui lòng xem thêm Kinh Tương Ưng Bộ, tập 2, trang 446, Hiền giả là Tôn giả Lakkhama, tôi tức là Tôn Giả Mahā Mogghallāna – Tôn giả Đại Mục Kiền Liên với thần thông đệ nhất, có thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, thấy được các loài quỷ đói đang đi xung quanh.

[29] Kinh Tiểu Bộ, tập 2, Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản tại Việt Nam, Phật Lịch 2543 – 1999, trang 591~594.

[30] Kinh Trung Bộ, tập 3, Kinh Thiên Sứ (P: Devadutasuttam), Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản Phật Lịch 2536 – 1992, trang 433.

[31] Bồ Tát Long Thọ, Luận Đại Trí Độ, tập 1, Hòa Thượng Thích Trung Quán dịch, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản tại Hoa Kỳ, Phật Lịch 2534 – 1990, trang 205.

[32] Ngữ Lục Thiền Sư Hư Vân, Tỳ kheo Thích Hằng Đạt dịch, Tịnh xá Phật Đảnh ấn tống tại Hoa kỳ năm 2001, trang 362.

[33] Hoà Thượng Thích Tịnh Từ , Linh Ứng Quán Thế Âm, quyển 2, Tu viện Kim Sơn xuất bản tại Hoa Kỳ, từ trang 17.

[34] Kinh Tăng Chi Bộ, tập 4, Kinh Jānussoni, Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản Phật Lịch 2540 – 1996, trang 595~602.

[35] Kinh Tiểu Bộ, tập 1, Kinh Ngoài Bức Tường (P: Tirokudda Sutta), Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản tại Việt Nam, Phật Lịch 2543 – 1999, trang 21~24.

[36] Kinh Tiểu Bộ, tập 2, Chuyện Ngạ Quỷ Ngoại Bức Tường (P: Tirokuddapeta), Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản tại Việt Nam, Phật Lịch 2543 – 1999, trang 408~418.

[37] Thích Thông Lạc, Đường Về Xứ Phật, tập 1, Tu Viện Chơn Như xuất bản Phật Lịch 2549 – 2005, trang 168.

[38] Như trên, trang 168~169.

[39] Như trên, trang 171.

[40] Như trên, trang 169. 

[41] Như trên, các trang 168, 169, 170 và 171. TTL lặp lại sáu lần câu trên ở bốn trang này.

[42] Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, Phẩm Một Pháp, Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản tại Việt Nam, Phật Lịch 2540 – 1996, trang 64 và 65. 

[43] Kinh Dasama Gia Chủ, Kinh Tăng Chi Bộ, tập 4, Đại Tạng kinh Việt Nam xuất bản Phật Lịch 2540 – 1996, từ trang 685 trở đi. Kinh trên cũng được viết tương tự ở Kinh Trung Bộ, tập 2, Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản tại Việt Nam, Phật Lịch 2536 – 1992, từ trang 29 trở đi, với đề tựa là Kinh Bát Thành (P: Atthakanagarasuttam).

 

[44] Kinh Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hống, Kinh Trường Bộ, tập 2, Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản tại Việt Nam, Phật Lịch 2535 – 1991, trang 381 – 382.

[45] Kinh Trung Bộ, tập 2, Kinh Ví Dụ Con Chim Cáy, Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản tại Việt Nam, Phật lịch 2536 – 1992, trang 249.

[46] Thiền Thứ Nhất là Sơ Thiền.

[47] Đại Kinh Phương Quảng (P: Mahavedallasuttam), Kinh Trung Bộ, tập 1, Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản tại Việt Nam, Phật Lịch 2536 – 1992, trang 649~654.

[48] Kinh Tiểu Bộ, tập 1, Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản tại Việt Nam, Phật Lịch 2543 – 1999, trang 157~163.

[49] Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, Phẩm Bánh Xe, Kinh Nhiếp Pháp, Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản tại Việt Nam, Phật Lịch 2540 – 1996, trang 610~611.

[50] Kinh Tăng Chi Bộ, tập 2, Phẩm Thắng Trí, Kinh Nhiếp Pháp, Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản tại Việt Nam, Phật Lịch 2540 – 1996, trang 289.

[51] Thích Thông Lạc, Đường Về Xứ Phật, tập 1, Tu Viện Chơn Như xuất bản Phật Lịch 2549 – 2005, trang 10.

[52] Thích Thông Lạc, Đường Về Xứ Phật, tập 2, Tu Viện Chơn Như xuất bản Phật Lịch 2549 – 2005, trang 266 và 267.

[53] Như trên, trang 268.

[54] Như trên, trang 269.

[55] Thích Thông Lạc, Thọ Tam Quy Ngũ Giới, Tu Viện Chơn Như xuất bản Phật Lịch 2549 – 2005, trang 66.

[56] Thích Thông Lạc, Đường Về Xứ Phật, tập 2, Tu Viện Chơn Như xuất bản Phật Lịch 2549 – 2005, trang 261.

[57] Như trên, trang 39.

[58] Thích Thông Lạc, Giáo án tu tập cho người cư sĩ vì chánh pháp, tập 1, Sự tu tập của Đạo Phật hiện giờ, Bác sĩ Trí ghi chép băng giảng, phần 3. Nguồn: http://www. nguyenthuychonnhu.net

[59] Thích Thông Lạc, Đường Về Xứ Phật, tập 1, Tu Viện Chơn Như xuất bản Phật Lịch 2549 – 2005, trang 91.

[60] Như trên, trang 95.

[61] Như trên, trang 13.

[62] Như trên, trang 218.

[63] Kinh Tăng Chi Bộ, tập 4, Phẩm Upali và Giới Bổn, Đại Tạng kinh Việt Nam xuất bản tại Việt Nam, từ trang 333.

[64] Pātimokkha dịch âm là Ba La Đề Mộc Xoa.

[65] Kinh Tăng Chi Bộ, tập 4, Kinh Subhūti, Đại Tạng Kinh Việt Nam, xuất bản tại Việt Nam, trang 677 trở đi.

[66] Thích Thông Lạc, Đường Về Xứ Phật, tập 2, Tu Viện Chơn Như xuất bản Phật Lịch 2549 – 2005, trang 82.

[67] Thích Thông Lạc, Đường Về Xứ Phật, tập 1, Tu Viện Chơn Như xuất bản Phật Lịch 2549 -2005, trang 218.

[68] Bản Tụng đọc, Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, Đại Tạng kinh Việt Nam xuất bản tại Việt Nam, Phật Lịch 2540 – 1996, trang 422 trở đi.

[69] Kinh Tăng Chi Bộ, tập 4, Đại Tạng Kinh Việt Nam, xuất bản tại Việt Nam, Phẩm Đáng Đảnh Lễ, trang 510 trở đi.

[70] Thích Thông Lạc, Đường Về Xứ Phật, tập 1, Tu Viện Chơn Như xuất bản Phật Lịch 2549 – 2005, trang 10.

[71] Kinh Đại Bát Niết Bàn, Kinh Trường Bộ, tập 1, Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản tại Việt Nam, Phật Lịch 2535 – 1991, trang 663.

[72] Thích Thông Lạc, Đường Về Xứ Phật, tập 2, Tu Viện Chơn Như xuất bản Phật Lịch 2549 – 2005, trang 16.

[73] Thích Thông Lạc, Thọ Tam Quy Ngũ Giới, Tu Viện Chơn Như xuất bản Phật Lịch 2549 – 2005, trang 19.

[74] Thích Thông Lạc, Đường Về Xứ Phật, tập 1, Tu Viện Chơn Như xuất bản Phật Lịch 2549 – 2005, trang 10.

[75] Kinh Trung Bộ, tập 3, Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp, Đại Tạng kinh Việt Nam xuất bản, Phật Lịch 2536 – 1992, trang 326 và 327

[76] Thích Thông Lạc, Thọ Tam Quy Ngũ Giới, Tu Viện Chơn Như xuất bản Phật Lịch 2549 – 2005, trang 20.

[77] Kinh Trung Bộ, tập 3, Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp (P: Acchariayabbhutadhammasuttam, Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản Phật Lịch 2536 – 1992, trang 319~320

Ý kiến bạn đọc
15 Tháng Mười Một 202100:32
Khách
Viết nhiều quá, đọc mà mệt mỏi. Nói tóm lại thế giới của ngài mà toàn đi tranh luận đúng sai, mình cũng hơi nghi ngờ về quá trình tu tập của tác giả Nguyên Hải, toàn hý luận thì tu tới đâu đây?!. Mình cũng đã đi xem lại kinh Pháp Môn Căn Bản (HT Minh Châu dịch) thì thấy trích dẫn của Nguyên Hải hoàn toàn sai ý kinh. Theo mình hiểu ý trong kinh nói bậc A-La-Hán thì không còn nghĩ đến Đại-Thuỷ-... Chư Thiên ...-Niết Bàn nữa (ý nói tâm đã bất động không còn phóng dật nữa). Chứ không phải một cặp đối nghĩa Tưởng tri vs Liễu tri đâu. Úi chà, khổ quá, con người thật nguy hiểm!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn