Chương 11. Niết Bàn.

10 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 8428)
doithoai-thaythonglac

CHƯƠNG XI

NIẾT BÀN

I. TRÍCH DẪN

Sách Đường Về Xứ Phật, tập 3, TTL viết:Bởi vậy Niết Bàn là một chân lý có thật, vì thế trong Tứ Thánh Đế, Diệt Đế là Niết Bàn. Niết Bàn là một trạng thái tâm diệt dục, chứ không có cõi giới Niết Bàn nhý các nhà Đại Thừa týởng, vẽ ra và dựng lên nhiều cõi nhý: Nhị chủng Niết Bàn, Tứ Chủng Niết Bàn, Ngũ chủng Niết Bàn, v.v...

Nhị Chủng Niết Bàn gồm có:
1. Hữu dý niết bàn
2. Vô dý niết bàn

Tứ Chủng Niết Bàn gồm có:
1. Bản lai tự tính thanh tịnh niết bàn
2. Hữu dý y niết bàn
3. Vô dý y niết bàn
4. Vô trụ xứ niết bàn

Ngũ Chủng Niết Bàn gồm có:
1. Cõi dục giới là nõi chứng quả mà mến mộ là niết bàn phàm phu thứ nhất.
2. Mến mộ tính vô ái của Sõ Thiền là niết bàn phàm phu thứ hai.
3. Mến mộ tâm vô khổ Nhị Thiền là niết bàn phàm phu thứ ba.
4. Mến mộ sự cực duyệt của Tam Thiền là niết bàn phàm phu thứ tý. 
5. Mến mộ sự khổ lạc ðều quên của Tứ Thiền là niết bàn phàm phu thứ nãm.

Bởi mùi vị giải thoát chỉ có một, chứ không hai, nó cũng giống nhý nýớc biển chỉ duy nhất có một vị mặn mà thôi nhýng các Tổ sau này bày vẽ và chia chẻ niết bàn ra nhiều loại ðể lừa ðảo mọi ngýời rằng mình cũng chứng trong những niết bàn.
Làm sao bốn trạng thái của Bốn Thiền là bốn niết bàn ðýợc, trong khi kinh sách Phật ðã xác ðịnh rõ ràng: Bốn trạng thái Tứ Thánh Định là bốn trạng thái cõi Trời nhý:
1. Sõ Thiền Thiên
2. Nhị Thiền Thiên
3. Tam Thiền Thiên
4. Tứ Thiền Thiên
Thật sự các nhà học giả Đại Thừa có nhiều ý thâm ðộc ác ðể ðánh lừa Phật tử bằng nhiều cảnh giới niết bàn ðể biến dần trạng thái niết bàn thành cõi giới siêu hình niết bàn”.

II. NHẬN XÉT:

A. Nhị Chủng Niết Bàn:

TTL sai lầm khi viết rằng Niết Bàn chỉ có một. Trong Tạng Kinh Nikāya có viết hai loại Niết Bàn hay Nhị Chủng Niết Bàn:

Hữu Dư Y Niết Bàn còn gọi là Niết Bàn giới có dư y.

Vô Dư Y Niết Bàn còn gọi là Niết Bàn giới không dư y.

1. Hữu Dư Y Niết Bàn gọi tắt là Hữu Dư Niết Bàn: Niết Bàn còn chỗ nương tựa, tức là các bậc Thánh A La Hán khi còn sống, phiền não chướng tuy đã diệt, nhưng thân ngũ uẩn trong cõi Dục vẫn còn làm chỗ nương tựa.

2. Vô Dư Y Niết Bàn gọi tắt là Vô Dư Niết Bàn: Niết Bàn dành cho các bậc Thánh A La Hán sau khi nhập Niết Bàn. Tức là phiền não đã đoạn trừ hết, thân ngũ uẩn của các bậc A La Hán còn lại cũng diệt, loại bỏ chỗ nương tựa của các pháp hữu vi, của sự sự vật trong thế giới hiện tượng, các khổ vắng lặng, trở về với diệt tận, giải thoát khỏi sinh tử luân hồi trong ba cõi, sáu đường.

B. Tứ Chủng Niết Bàn:

 Đại Thừa hay Phật Thừa có 4 loại Niết Bàn hay Tứ Chủng Niết Bàn:

1. Hữu Dư Y Niết Bàn.

2. Vô Dư Y Niết Bàn.

3. Vô Trụ Xứ Niết Bàn là Niết Bàn không trụ trong sinh tử, cũng không trụ nơi Niết Bàn. Bồ Tát vì lòng Đại Từ Đại Bi thương xót chúng sinh nên không trụ nơi Niết Bàn lại dùng Bát Nhã cứu độ chúng sinh nên không trụ trong sinh tử, tức chỉ cho Niết Bàn của các bậc Bồ Tát. Tuy ứng dụng mà thường tịch lặng, cho nên gọi là Niết Bàn. Đó là Vô Trụ Xứ Niết Bàn.

4. Bản Lai Tự Tánh Thanh Tịnh Niết Bàn: Cũng gọi là Bản Lai Thanh Tịnh Niết Bàn, Tính tịnh Niết Bàn: Thực tính của các pháp là lý Chân Như. Tất cả các pháp tuy bị khách trần phiền não ngăn che, nhưng tự tính xưa nay vốn thanh tịnh, có đầy đủ công đức vi diệu không thể nghĩ bàn, không sinh, không diệt, suy nghĩ đều dứt bặt, chúng sinh và các bậc Thánh đều có, nhưng chỉ có các bậc Thánh mới chứng được. Vì tánh vốn tịnh lặng cho nên gọi là Niết Bàn.

C. Ngũ Chủng Niết Bàn:

NH chưa tìm thấy Kinh Đại Thừa nào viết rằng từ cõi Dục đến Tứ Thiền là Ngũ Chủng Niết Bàn. Từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền đều là Thiền Định của phàm phu. Phàm phu đắc từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền có sự an lạc hạnh phúc của Sơ Thiền đến Tứ Thiền.

Tạng Kinh Nikāya có viết Ngũ Chủng Niết Bàn tức là 5 loại Niết Bàn. (Vui lòng xem phần tham khảo Tạng Kinh Nikāya trong chương này, Kinh Cứu Cánh. Kinh “Cứu Cánh” viết rất vắn tắt, không dễ hiểu cho những người ít nghiên cứu giáo lý Phật Giáo).

Ngũ Chủng Niết Bàn chỉ dành riêng cho các bậc đắc Thánh Quả A Na Hàm (S, P: Anāgāmi-phala) hay Bất Hoàn Quả, tức là quả thứ ba trong Tứ Quả của các bậc Thánh Thanh Văn. Tứ quả theo tuần tự là : Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, Na Na Hàm, A La Hán.

Quả A Na Hàm để chỉ cho các bậc đã dứt Tu Hoặc hay Tư Hoặc của Dục Giới và không còn trở lại cõi Dục nữa. Ba cõi là Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới, tức là cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô Sắc. Các bậc ở giai vị A Na Hàm Quả không còn tái sinh trong cõi Dục nên gọi là Bất Hoàn. Quả Bất Hoàn được chia làm 5 loại, gọi là Ngũ Chủng Bất Hoàn, Ngũ Bất Hoàn Quả, Ngũ Chủng A Na Hàm, Ngũ Chủng Ban, Ngũ Chủng Niết Bàn.

1. Trung gian Niết Bàn hay Trung Ban: Chỉ cho các bậc đắc Thánh Quả A Na Hàm, khi qua đời ở cõi Dục, sinh lên cõi Sắc, rồi từ cõi Sắc mà vào Niết Bàn.

2. Tổn hại Niết Bàn hay Sinh Ban: Chỉ cho các bậc đắc Thánh Quả A Na Hàm đã sinh ở cõi Sắc, không bao lâu có năng lực khởi lên Thánh Đạo để đoạn trừ Hoặc[1] của cõi Vô Sắc mà vào Niết Bàn.

3. Vô Hành Niết Bàn hay Vô Hành Ban: Các bậc đắc Thánh Quả A Na Hàm sinh ở cõi Sắc, nhưng không siêng tu gia hạnh mà cứ tự nhiên qua thời gian dài mới đoạn trừ Hoặc của cõi Vô Sắc mà vào Niết Bàn.

4. Hữu Hành Niết Bàn hay Hữu Hành Ban: Các bậc đắc Thánh Quả A Na Hàm sinh ở cõi Sắc, siêng tu gia hạnh qua thời gian dài mà vào Niết Bàn.

5. Thượng Lưu Niết Bàn hay Thượng Lưu Ban: Các bậc đắc Thánh Quả A Na Hàm sinh trong Sơ Thiền của cõi Sắc, dần dần sinh trong các tầng Trời khác ở cõi Sắc, cuối cùng sinh lên cõi Trời Sắc Cứu Cánh mà vào Niết Bàn.

III. ĐỊNH NGHĨA NIẾT BÀN:

Niết Bàn (S: Nirvāṇa, P: Nibbāna, H: 涅 槃): Cũng gọi là Nê hoàn, Niết Bàn Na, Nê Viết, Niết Lệ Bàn Na, Nê Phạ Nam, Nặc Phạ Nam. Hán dịch là: Tịch, Tịch diệt, Diệt, Diệt độ, Vô Sinh. Đồng nghĩa với Li Hệ, Tịnh Diệt, Giải Thoát.

Còn gọi là Bát Niết Bàn, Đại Bát Niết Bàn. Chữ “Bát” dịch âm của tiếng Sanskrit: Pari, nghĩa là hoàn toàn, dịch ý là Viên Tịch. Đại là to lớn, thù thắng. Đại Bát Niết Bàn cũng gọi là Đại Viên Tịch.

Niết Bàn nguyên nghĩa chỉ cho sự thổi tắt, hay biểu thị trạng thái thổi tắt, chỉ cho lửa phiền não đã bị thổi tắt. Đây là cảnh giới hoàn toàn giác ngộ. Cảnh giới này vượt ngoài sinh tử, vượt ngoài ba cõi (Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới) sáu đường (Trời, người, A Tu La, Bàng Sinh, Quỷ đói, Địa Ngục), hay còn gọi là vượt ra ngoài mê giới. Niết Bàn là vượt ra ngoài sinh tử. Chữ nghĩa của thế gian không thể diễn tả đầy đủ về Niết Bàn. Niết Bàn là mục đích cuối cùng của Phật Giáo, còn gọi là Niết Bàn tịch tĩnh.

Về Niết Bàn, Nguyên Thủy (Tiểu Thừa) và Phật Thừa (Đại Thừa) giải thích:

1. Theo Nguyên Thủy:

Niết Bàn là trạng thái diệt hết phiền não. Trong đó chia ra Hữu Dư Y Niết Bàn và Vô Dư Y Niết Bàn. Hữu Dư Y Niết Bàn nghĩa là phiền não tuy đã bị diệt hết, nhưng nhục thể (tức là y thân) tàn dư còn lại, tức là để chỉ cho các bậc Thánh A La Hán còn sống. Vô Dư Y Niết Bàn nghĩa là phiền não đã hết mà y thân cũng không còn, tức là để chỉ cho các bậc Thánh A La Hán đã nhập Niết Bàn.

2. Theo Phật Thừa (Đại Thừa):

- Kinh Niết Bàn, quyển 3, (Bản Nam) cho rằng Niết Bàn có 8 vị: Thường, hằng, an, thanh tịnh, bất lão, bất tử, vô cấu và an lạc hạnh phúc. Nếu đem 8 vị này phối hợp với 4 đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh của Niết Bàn thì thường và hằng là Thường, an và an lạc hạnh phúc là Lạc, bất lão và bất tử là Ngã, thanh tịnh và vô cấu là Tịnh.

- Luận Đại Trí Độ quyển 20 (Đại 25, 206 thượng) viết: “Ba mươi bảy phẩm trợ đạo là con đường dẫn tới Niết Bàn; đi hết con đường ấy là đến được thành Niết Bàn”. Theo ý nghĩa của đoạn văn này thì thành Niết Bàn là cảnh giới sau khi đã chứng ngộ.

- Tông Tịnh Độ gọi thế giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà là thành Niết Bàn, cũng gọi là Vô Vi Niết Bàn giới.

- Duy Thức Tông chia Niết Bàn làm 4 loại: Hữu Dư Y Niết Bàn, Vô Dư Y Niết Bàn, Vô Trụ Xứ Niết Bàn và Bản Lai Tự Tánh Thanh Tịnh Niết Bàn. (Vui lòng xem thêm tiết mục: Tứ Chủng Niết Bàn, trong chương này).

IV. THAM KHẢO TẠNG KINH NIKĀYA:

1. Kinh Tiểu Bộ, Kinh Phật Thuyết Như Vậy, Phẩm Hai Pháp, viết[2]

“(XLIV) (Duk. III, 7) (It. 38)

Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:

Này các Tỷ-kheo, có hai Niết-bàn giới này. Thế nào là hai? Niết bàn giới có dư y và Niết-bàn giới không có dư y.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là Niết-bàn giới có dư y? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã diệt, đã giải thoát nhờ chánh trí. Trong vị ấy, năm căn còn tồn tại, ngang qua các căn ấy, vị ấy hưởng thọ khả ý, không khả ý vì rằng tự ngã không có thương hại cảm giác lạc khổ. Với vị ấy, tham diệt, sân diệt, si diệt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Niết-bàn có dư y.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là Niết-bàn giới không có dư y? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã diệt, đã giải thoát nhờ chánh trí. Ở đây, đối vị ấy, mọi cảm thọ đều không có hoan hỷ ưa thích, sẽ được lắng dịu. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Niết-bàn không có dư y. Này các Tỷ-kheo có hai Niết-bàn giới này.

Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này, ở đây điều này được nói đến.

Hai Niết-bàn giới này,
Được vị có pháp nhãn,
Trình bày và thuyết giảng,
Không y tựa như vậy,
Một loại Niết-bàn giới,
Ở đây, thuộc hiện tại
Còn có các dư y,
Nuôi dưỡng hữu bị diệt.
Không dư y Niết bàn,
Lại thuộc về tương lai,
Với vị đạt giới này,
Mọi hữu diệt hoàn toàn.
Những ai với chánh trí,
Biết con đường vô vi,
Tâm tư được giải thoát,
Nuôi dưỡng hữu bị diệt,
Những ai chứng đạt được
Gốc lõi của các pháp,
Hoan hỷ trong diệt tận,
Những vị ấy như vậy,
Đã từ bỏ hoàn toàn,
Tất cả mọi sanh hữu
.

Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.”

2. Kinh Tăng Chi Bộ, tập 4, Phẩm Song Đôi, Kinh Cứu Cánh, viết[3]:

(III) (63) Cứu Cánh

1. - Này các Tỷ-kheo, những ai đặt sự cứu cánh ở nơi Ta tất cả những ấy đầy đủ chánh kiến. Với những người đầy đủ chánh kiến ấy, năm hạng người đạt được cứu cánh ngay ở nơi đây. Năm hạng người, sau khi từ bỏ đời này đạt được cứu cánh. Và năm hạng người nào, đạt được cứu cánh ngay ở nơi đây?

2. Hạng trở lui nhiều nhất là bảy lần, hạng Gia gia, hạng Nhứt chủng, hạng Nhất lai, và vị nào là vị A-la-hán ngay trong hiện tại. Năm hạng người này đạt được cứu cánh ngay ở nơi đây. Và năm hạng người khác nào, sau khi từ bỏ đời này, đạt được cứu cánh?

3. Hạng Trung gian Niết-bàn, hạng Tổn hại Niết-bàn, hạng Vô hành Niết-bàn, hạng Hữu hành Niết-bàn, hạng Thượng lưu đạt được sắc cứu cánh. Với năm hạng người này, sau khi từ bỏ đời này, đạt được cứu cánh.

Này các Tỷ-kheo, những ai đạt sự cứu cánh ở nơi ta, tất cả những người ấy đầy đủ chánh kiến. Trong những người đầy đủ chánh kiến, năm hạng người này đạt được cứu cánh ngay ở nơi đây. Năm hạng người này, sau khi từ bỏ đời này, đạt được cứu cánh”.



[1] Hoặc: Mê lầm không hiểu. Hoặc chỉ cho trạng thái tâm não loạn. Hoặc chỉ chung cho tất cả phiền não làm chướng ngại tâm giác ngộ. Thành Duy Thức Luận, quyển 8 (Đại 31, 43 Trung), viết: “Sinh tử nối nhau do hoặc, nghiệp và khổ. Phiền não phát nghiệp, nhuận sinh gọi là Hoặc”. Chúng sinh mê lầm sự, lý, phát khởi nghiệp hữu lậu, tăng trưởng sức mạnh cho “Hữu” (Hữu trong 12 nhân duyên) ở tương lai, làm nhân cho sự sinh tử tiếp nối nên gọi là Hoặc. “Hoặc” gần giống nghĩa với “Vô Minh”. Do phiền não kết hợp với Nghiệp làm nhân chung cho quả báo luân hồi trong ba cõi, sáu đường, nên Hoặc và Nghiệp thường đi đôi với nhau. Có hai loại Kiến Hoặc và Tu Hoặc. Nếu mê lầm không hiểu lý Tứ Diệu Đế thì gọi là Kiến Hoặc, cũng gọi là Mê Lý Hoặc. Nếu mê lầm tất cả sự lý thì gọi là Tu Hoặc, cũng gọi là Mê Sự Hoặc. Trong 10 tuỳ miên thì 5 loại: Tham, sân, si, mạn, nghi là Tu Hoặc; còn 5 loại: Thân kỉến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến thuộc về Kiến Hoặc.

[2] Kinh Tiểu Bộ, Kinh Phật Thuyết Như Vậy, Phẩm Hai Pháp, Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản tại Việt Nam, Phật Lịch 2543 – 1999, trang 344~346.

[3] Kinh Tăng Chi Bộ, tập 4, Phẩm Song Đôi, Kinh Cứu Cánh, Đại Tạng Kinh Việt Nam xuất bản tại Việt Nam, Phật Lịch 2540 -1996, trang 398~399.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Ba 2015(Xem: 6496)
Tôi rất tiếc được biết đến Ngài Thích Thông Lạc hơn hai năm sau khi Ngài tịch diệt ... Vì khi nghe lại những bài giãng của Ngài thì có sanh ra vô vàn câu hỏi !!! Xin cám ơn quý vị đã cho nêu lên vài câu hỏi ở đây.