Tâm Hiện Đại - Quán Như Phạm Văn Minh

03 Tháng Ba 201100:00(Xem: 15367)


TÂM HIỆN ĐẠI

Quán Như Phạm Văn Minh


Từ thần thoại đến triết lý

Muốn hiểu văn hóa ‘Tây phương’ không thể nào không tìm hiểu lịch sử triết lý sinh động của Âu châu, từ thời cổ điển qua minh triết Hy Lạp, thần học Ky Tô, Thiên Chúa, Tin Lành cho đến các triết gia thời hiện đại và hậu hiện đại. Những từ ngữ như Tây phương hay Hiện đại có nội dung quá phổ quát nhưng không có cách nào khác hơn là tạm dùng các từ ngữ này trong tinh thần ‘danh khả danh’ , cho đến khi những nét chính của triết lý ‘Tây phương’ dần dần hiện rõ.

Triết lý chỉ là một phần sinh hoạt trí thức nhỏ nhưng chủ yếu trong mạng lưới văn hóa trùng trùng, cái này có là cái kia có, như thuyết duyên khởi của nhà Phật. Những sinh hoạt khác gồm ý thức tôn giáo, đạo đức, chính trị, tâm lý, khoa học. Sinh hoạt này ‘duyên’ sinh hoạt khác và đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của sinh hoạt khác, như trong xâu chuổi trong ‘lưới Đế Châu’ (Indra), hạt chuổi này phản chiếu hạt chuổi kia.

Muốn hiểu sự thành hình của thế giới Tây phương hiện nay và tại sao Tâm Hiện Đại (Modern Mind) đã ảnh hưởng và chi phối và ảnh hưởng từng sinh hoạt ở Tây phương và nhiều khi còn được xem là mô thức ‘lý tưởng’ cho cả thế giới, chúng ta phải đi ngược lại lịch sử tư tưởng từ giai đoạn cổ điển đến giai đoạn tư tưởng Hy Lạp (Hellenic era), qua thời Trung cổ dưới sự thống trị của thần học Ky Tô, thời Phục Hưng, Cải Cách của Tin Lành, thời kỳ khai sáng (Enlightenment) thường gọi chung là thời hiện đại và cuối cùng là các trào lưu phản ứng lại sự ‘độc tài’ của tinh thần duy lý (Rationalism) và duy nghiệm (Empiricism), thường gộp chung là khuynh hướng Hậu Hiện Đại (Post-Modernism).

Để hiểu ‘người xưa’ sống và nghĩ thế nào, người quan sát lịch sử vừa phải giữ thái độ quan sát ‘bàng quan’, không dùng ‘cặp kính mầu’ để phán đoán, nhưng đồng thời phải có phán đoán trung thực vai trò của từng trào lưu tư tưởng trong dòng tiến hóa liên tục trong lịch sử. Thái độ tìm hiểu lịch sử tư tưởng mà Tarnas gọi là ‘on their own terms’, đứng trong tâm cảnh của người xưa để hiểu tại sao họ suy nghĩ và hành động như thế.

Việc phân chia thời đại tư tưởng cũng tương đối vì trong một thời đại nào đó, một trào lưu tư tưởng nổi bật, bên cạnh giòng chảy chính luôn luôn có giòng chảy tư tưởng dị biệt hay chống đối như những đợt sóng ngầm. Càng đàn áp thì càng có nhiều sóng ngầm và nói đúng ra tại vì có đàn áp nên có phản kháng. Đó là quy luật biện chứng của lịch sử, văn hóa hay tư tưởng. Hy vọng rằng lịch sử chấm dứt với một giòng chảy nào đó là một hy vọng tuyệt vọng.

Lịch sử tư tưởng không chấm dứt với biện chứng Hegel như triết gia này cao ngạo tuyên bố, không chấm dứt với chế độ đại đồng như Marx tiên đoán, hay với chủ nghĩa suy nghĩ tự do (liberalism) trong chế độ tư bản khi chiến tranh lạnh chấm dứt như Francis Fukuyama tuyên bố chắc nịch trong The End of History and the Last Man. Sau tác phẩm này Fukuyama phải vội vã viết thêm Our Posthuman Future khi kỹ thuật tạo sinh vô tính làm rúng động các đạo đức.

Độc giả vui lòng để ý đến từ ngữ Post-Human. Khi nhóm Neocons (Tân bảo thủ) làm mưa làm gió từ thời Reagan-Thatcher và kéo dài qua tới triều đại Bush cha và Bush con, Fukuyama lại viết After the Neocons (After thì cũng như Post như một nhân vật trong kiếm hiệp của Kim Dung Viên cũng là Không mà Không cũng là Không!). Sau cuộc khủng hoảng tài chánh thế giới hiện nay, cái gì sẽ xảy ra và dòng chảy tư tưởng nào sẽ trở thành dòng chính? Có lẽ Fukuyama lại viết thêm Post-After cái gì đó! Que sera sera! Thệ giả như tư phù bất xả trú dạ!

Lịch sử tư tưởng Tây phương thường được chia là 3 giai đoạn: thời kỳ Cổ điển, Trung cổ và Hiện đại. Tuy nhiên trong vòng 25 thế kỷ qua, có một giòng chảy ảnh hưởng mạnh mẽ và liên tục trong tâm thức Tây phương là tư tưởng Hy Lạp. Tư tưởng Hy lạp đã đem đến kỳ hoa dị thảo và tiếp tục là nguồn minh triết gây cảm hứng cho các nhà tư tưởng Tây phương. Ngay cả trào lưu hậu hiện đại cũng dựa trên tri thức luận Hy lạp để khai mở ra một viễn tượng mới. Không có tư tưởng Hy Lạp đã không có các nhà ‘cách mạng’ khoa học như Copernicus và Kepler. Tarnas nhận xét là hiện nay người Tây phương vẫn còn suy nghĩ như ‘người Hy lạp’.

Nhóm Hy Lạp nói ngôn ngữ Indo-European đến ‘thực dân’ vùng Điạ Trung Hải khoảng năm 750 trước Tây Lịch. Cũng như các dân tộc khác trong thời rạng đông của lịch sử, triết học Hy Lạp phần lớn biểu hiện qua hình thức thần thoại. Những thần linh Hy Lạp đến nay vẫn thường được nhắc trong văn chương, triết lý và kỹ thuật Tây Phương như Eros (Sinh lực đàn ông- sinh dục), Gaia (đất mẹ- xuất hiện lại trong phong trào môi sinh), Zeus (Nguyên lý sinh sản), Venus (thần Vệ Nữ), Aprodite (thần hứng tình!), Appolo ( tình cờ, không đoán trước được-hỏa tiển) Promethus (ăn cắp lửa trời-khuynh hướng nhân bản) Dionysus (Say sưa, kích thích).

Đó là thời kỳ triết học ‘bất thành văn’ và phương tiện diễn đạt phần lớn là thi ca. Thi sĩ Hesiode và nhất là Homer, tác giả thiên hùng ca Illiad và Odyssey, tương truyền được sáng tác vào khoảng thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 5 trước Tây Lịch, vẫn còn mê hoặc nhiều người kể cả nhà thơ Đức Holderlin và các văn nghệ sĩ Tây phương về sau. Trong thời khai nguyên này người ta biết có 7 nhà hiền triết thành Miletus, qua những văn bản rời rạc và những câu trích dẫn nhiều khi không ăn nhập gì nhau, có nhiều khi tương phản (1) Thế nhưng qua tư tưởng của 7 nhà minh triết này, tất cả vấn để muôn đời của triết lý (perennial philosophy) được đề cập và thảo luận.

Ví dụ như các nhà ‘vũ trụ luận’ bàn về thành tố nguyên chất của vũ trụ. Theo Thales là nước, Empedocles chủ trương 4 thành tố đất, nước, lửa và gió, như quan niệm ngũ hành của Khổng giáo hay Tứ đại của Phật Giáo và ‘tinh thần’ của thế giới phi vật chất (Mind-Nous). Có triết gia theo chủ trương ‘khoa học’ và ‘duy vật’ chủ trương thành tố căn bản là ‘nguyên tử’. Theo Anxagoras và Democritus, các nguyên tử này di chuyển một cách máy móc, không do một thiết kế ‘thông minh’ nào gây ra mà chỉ vì những nguyên nhân tình cờ.

Leucippus và Democritrus là những nhà ‘khoa học tự nhiên’, chủ trương thái độ ‘nghi ngờ duy lý’. Dù sống trong thời đại tràn ngập thần thoại, Democritus cho rằng lòng tin vào các thần linh của con người ‘không có gì khác hơn là nổ lực giải thích các hiện tượng tự nhiên bằng phương tiện siêu nhiên tưởng tượng’. Protagoras còn thẳng thừng hơn khi nhắc đến thần linh: “Tôi không có phương tiện nào để biết thần linh có hay không và nếu hiện hữu, thì biểu hiện qua hình thái nào. Có quá nhiều trở ngại khiến tôi không đạt đến kiến thức này, như sự ‘mù mờ’ của đối tượng và đời sống ngắn ngủi của con người’(2) Protagoras sống khoảng 490-421 trước Tây lịch!

Điều thích thú là sự hiện diện của phái biện thuyết (Sophists). Họ là những thầy giáo và luật sư lưu động, dùng miệng lưỡi để mưu sinh. Đây là trường phái ‘duy lý’ trong thời rạng đông của lịch sử. Phái biện thuyết đưa cao vai trò của con người, chủ trương một thuyết nhân bản đối nghịch với không khí duy thần. ‘Con người là thước đo của vạn vật’, không lệ thuộc vào một ‘định mệnh’ siêu việt hay thần linh nào, cuộc đời do chính mình quyết định. Quan niệm này rất gần với thuyết nghiệp báo của nhà Phật.

Phái duy lý trong thế kỷ ánh sáng cũng không nói gì hơn nếu không muốn nói là còn ít ‘duy lý’ hơn, vì Descartes và Kant có phải nhường bước cho God, cho rằng lòng tin và triết lý- khoa học thuộc hai lĩnh vực khác nhau! Với tài quỷ biện phái này đã tuyên giảng lý thuyết duy lý, thuyết khoa học tự nhiên và nhất là gieo rắc tinh thần hoài nghi triệt để, tôi nghi ngờ cả sự nghi ngờ cuả tôi, của Descartes sau này.

Protagoras có nói một câu giống y với lời giảng của Đức Phật trong kinh Kilama: Không mù quáng tin theo truyền thống, tôn giáo hay huyền đàm viễn vông, chỉ tin vào sự phán xét của chính mình. Nhóm này cũng rao giảng chủ thuyết tương đối thế tục: chân lý tương đối, chân lý bên này núi Pyrénée khác chân lý phía bên kia, khác nhau từ văn hóa này sang văn hoá khác, từ cá nhân này sang cá nhân khác và nếu tự xem là chân lý, phải chấp nhận và đứng vững trước tinh thần phê phán. Mỗi người chỉ có thể biết những khả thể của chân lý, không ai nắm được chân lý tuyệt đối. Các nhà biện thuyết đề nghị dùng phương pháp phê phán áp dụng không những vào lĩnh vực thế giới vật chất bên ngoài mà còn áp dụng vào lĩnh vực sinh hoạt xã hội, đạo đức và cả về chánh trị.

Trong thời đại khai nguyên này có hai dòng chảy tư tưởng chính phản ảnh cho tư tưởng triết lý muôn đời là chủ trương của Parmenides, tương đương với thuyết hữu thể, và của Heraclite, thuyết biến dịch. Parmenides cho rằng thiên nhiên có hành chất (nguyên tố) nội tại và không có gì ‘từ không trở thành có’ và ‘cái có không thể giản lược vào cái không’. Heraclitus cho rằng tất cả đều biến dịch ‘không ai tắm hai lần trong cùng một dòng sông’.

Đây là những vấn đề chi phối tư tưởng nhân loại từ Tây sang Đông, từ hữu thể bất dịch qua hiện tượng biến dịch, từ hữu thể đến hiện sinh, từ thế giới hiện tượng ta bà biến dịch đối nghịch với thế giới thường hằng. Các triết gia tha hồ chọn phe, tha hồ biện luận cho ‘hữu thể và thời gian (Heidegger), ‘hữu thể và hư vô’ (Sartre). Heraclitus chỉ nói khơi khơi, chưa khai triển thành một triết lý hẳn hoi trong khi Long Thọ viết cả tác phẩm Trung Quán Luận và Không là một đề tài quan trọng trong đạo Phật. Quán Tự Tại Bồ Tát tuyên bố một câu xanh dờn ‘Sắc tức thị không, không tức thị sắc’, ‘ta bà’ đối nghịch, mà cũng là ‘tịnh độ.

Đây là những nhà tư tưởng Khổng Lồ của nhân loại vào các thế kỷ thứ 5 và thứ 6 trước tây lịch. Karl Jasper trong quyển Triết Học Nhập Môn, gọi đây là thời Trục (Axial Period), thời mà các nhà triết lý ‘khổng lồ’ Đông Tây cùng xuất hiện. (Zororoaster-c 603-553) Đức Phật Thích Ca (C563-) Khổng Tử (c 551-479), Mạnh Tử (c372-289) và Lão Tử (Xuân Thu Chiến Quốc c 403-221), Trang Tử (c 369-286); Socrates (c469-399), Plato (c427-347), Aristotle (c384-322), Epicurus (c341-270)

Sinh hoạt trí thức của tư tưởng Hy lạp phát triển cao nhất khoảng vào thế kỷ thứ 5 trước tây lịch. Thành phố Athens trở thành trung tâm văn hóa và từ nếp suy nghĩ dựa trên thần thoại qua suy nghĩ khái niệm và tinh thần phê phán, phản tỉnh và biện chứng. Từ thần thoại cán cân đã dần dần nghiêng về phía duy lý thế tục (secular rationalism), nhân bản và khoa học. Đó là thời kỳ mà Nietzsche gọi là hoàng hôn của những thần linh .

Triết lý, nhất là siêu hình học, dùng khái niệm và ngôn ngữ để diễn đạt thực tại, hữu thể đồng nhất do đó phải chấp nhận lập trường của Parmenides. Nếu thực tại biến dịch vô thường như chủ trương của Heraclitus hay nhà Phật, không thể dùng ý niệm mà phải dùng trực giác hay cảm thọ để bắt gặp thực tại từng sát na (trực chỉ nhân tâm). Phái duy niệm (từ ngữ Lê Tôn Nghiêm dùng chỉ Idealism) trở nên dòng chảy chính của triết lý Tây Phương mà đỉnh cao là thuyết ý tưởng hay mô thức của Plato.

Ý niệm đưa đến thế giới nhị nguyên và thúc đẩy tinh thần duy lý và khoa học, trong khi trực giác và cảm thọ thường đưa tới thái độ huyền nhiệm trong triết lý, nghệ thuật hay thi ca. Ba cây đại thụ, Socrates, Platon và Aristotle là ba nhà tư tưởng khổng lồ của Hy Lạp, và Tây Phương. Nhiều người cho rằng triết lý Tây phương chỉ cần phần chia hai thời kỳ, tiền Socrates và hậu Socrates là đủ.

Socrates không viết gì cả, giống như Khổng Tử than thở ‘Dư dục vô ngôn’ (Ta đâu có muốn nói gì đâu) hay Đức Phật bỡn với môn đệ ‘bốn mươi lăm năm nay ta có nói gì đâu!’. Những gì gán cho tư tưởng Socrates là do môn đệ Plato, ghi chép lại trong phần ‘Dialogues’, và dĩ nhiên không ai có thể biết chắc là phần nào của thầy và phần nào của trò! Dựa trên tương truyên về đời sống và Dialogues, người ta biết rằng ông là một trong phái biện thuyết, dù không dạy lấy tiền như các nhà biện thuyết khác, chủ trương nghi ngờ (skeptism) và đặt con người vào vị trí xứng đáng đối đầu với thần linh.

Socrates đã ảnh hưởng tinh thần duy lý của Tây phương bằng cách áp dụng phương pháp đi tìm sư thật. Sự thật không quan trọng bằng quá trình đi tìm sự thật. Với phương pháp vấn đáp thường được gọi là Socratic dialogue. Socrates khuyến khích môn đệ ‘nghi ngờ’ truyền thống, giá trị quy ước, lòng tin, cổ động lề lối suy tư, tự kiểm điểm, phê bình để cuối cùng giúp tâm thức con người giải phóng khỏi những ý tưởng sai lầm. Thái độ bất khả tri và nghi ngờ thúc đẩy lý trí tiếp tục phân tích và phê phán những câu trả lời có sẵn, dù từ bất cứ đâu, cho đến khi nào những câu trả lời này hiện rõ sai lầm, bất nhất, thiếu liên tục cho đến khi người đối thoại chịu nhận là sai lầm.

Đây là hành trình tri thức dựa vào phương pháp duy lý để tìm câu trả lời. Tri thức, sự thật không phải chỉ là những gì do người khác nói, nhất là từ những thông tin gián tiếp hạng nhì hay hạng ba, ngay cả từ ‘túi khôn’ truyền thống, ‘ông bà mình nói vậy’ hay từ số đông (nếu sai thì 99.99% cũng sai!). Trí thức chỉ có thể có được sau những cuộc tranh đấu gay go, qua nhiều giai đoạn thử thách của ‘búa rìu’ của tinh thần phê phán. Nhờ tinh thần phê phán liên tục này mà Tây phương có thể khám phá kỹ thuật để hoàn thành cuộc cách mạnh khoa học vào thế kỷ 16, 17 và 18. Quý phật tử có cảm thấy có sự gần gũi nào giữa hai người khổng lồ cổ đại, Socrates và Siddharta?

Người khổng lồ thứ hai trong lịch sử triết học Tây Phương là Plato. Plato phân biệt thế giới ý tưởng (ideas) và thế giới giác quan. Ý tưởng ở đây phải được hiểu như là những khuôn mẫu ‘tuyệt đối’ làm thước đo cho thế giới giác quan (senses). Ví như khi nói một bông hoa đẹp, phải có ý tưởng ĐẸP trong đầu để dựa vào đó để so sánh. Cũng thế khi nói đạo đức phải có ý tưởng THIỆN trong đầu làm quy chiếu. Cũng thế chân lý chỉ có nghĩa khi đem so sánh với CHÂN LÝ tuyệt đối. Ẩn dụ được nhắc nhiều là chuyện một nhóm tù nhân bị xiềng chân trong một hang tối, không được phép quay đầu lại để nhìn phía ngoài hang đá.

Một đống lửa được đốt trên cao ngoài cửa hang. Những đối tượng bên ngoài hang đá qua lại trước hang sẽ được chiếu rọi vào vách đá và các tù nhân tưởng đó là thực tại. Cho đến khi nào được giải phóng và rời hang các người này mới thấy được thực tại. Muốn thấy được thực tại, cần phải có trí thông minh của ‘linh hồn’ (tôi tạm dùng từ ngữ này) để thoát khỏi ảo giác của thế giới vật lý và giác quan để nhìn thấy được thế giới ‘ý tưởng’. Thế giới Platonic này đã bỏ qua thế giới giác quan biến dịch vô thường, chấp nhận thế giới phổ quát và đồng nhất của Parmenides.

Tư tưởng của Plato đã trở thành khuôn vàng thước ngọc cho tư tưởng Tây phương trong hơn 2 ngàn năm. Nhà triết học Whitehead xem toàn bộ lịch sử triết lý Tây Phương chỉ là những chú thích của Plato. Sau này Nietzsche khám phá Thần học Ky Tô chỉ là hình thức ‘bình dân hóa’ tư tưởng Plato thành những huyền thoại tôn giáo sơ khai để quyến rũ tín đồ: “Ky tô là chủ thuyết Plato cho người bình dân”. Các nhà thần học đã dựa vào ý tưởng CHÂN-THIỆN-MỸ, TOÀN TRÍ-TOÀN NĂNG để nặn ra một THƯỢNG ĐẾ theo tiêu chuẩn tuyệt đối này. Khi tuyên bố Thượng đế đã chết, Nietzsche cũng muốn nói theo nghĩa này.

Người học trò truyền thừa thứ hai của Socrates là Aristotle. Không như Plato bàn chuyện siêu hình viễn vông, Aristotle đem triết học từ trên trời (thế giới ý tưởng) xuống trần gian. Aristotle viết về nhiều đề tài thực tiễn như luận lý, tâm lý, sinh học, triết lý khoa học, đạo đức và cả chánh trị, nhưng lại được nhắc nhiều trong ‘lý thuyết’ về vũ trụ mà sau này thần học Ky tô đã dựa vào đó để đưa nhiều nhà khoa học ra xử tại toà án dị giáo.

Mặc dù đã có nhiều nhà minh triết như Pythagoras đề nghị giả thuyết là trái đất chuyển động chung quanh một trục, Heraclides chủ trương thiên hà chuyển động và trái đất tự quay quanh trục của nó, như mô thức của Ptolemy cho rằng trái đất là trung tâm và các thiên hà quay quanh trái đất theo quỹ đạo hình tròn (lúc đó các nhà ‘vũ trụ học’ chưa biết quỹ đạo bầu dục). Các nhà ‘vũ trụ học’ Hy Lạp lúc đó chọn mô thức trái đất là trung tâm vũ trụ của Aristotle và Ptolemy (thế kỷ thứ 2 sau Tây lịch) làm mô thức chính cho ít nhất đến thời Phục hưng.

Thần học Ky tô dù xem minh triết Hy Lạp, với nếp suy nghĩ duy lý và tự do, là mối đe dọa chính cho ‘lòng tin’ của tín đồ, nhưng đã dùng ít nhất 2 ý niệm của minh triết Hy Lạp làm nền tảng thần học: ý niệm mẫu toàn trí toàn năng để ‘tạo dựng’ một Thượng Đế bằng xương bằng thịt và vũ trụ luận của Aristotle-Ptolemy, để đặt trái đất vào một vai trò thiêng liêng hơn chỉ là ‘tảng đá thứ ba’ của thái dương hệ. Thượng đế không tạo dựng con người và vũ trụ, mà Thượng Đế đã được tạo dựng bởi những nhà thần học Ky Tô và nói như Nietzsche, đã lừa gạt những người không chịu sử dụng tinh thần phê phán trong 2 ngàn năm.

Từ bóng tối đến ánh sáng

Sau khi Constantine cải đạo vào năm 312 và dời đô về Constantinople, từ nhóm thiểu số bị đàn áp, giáo triều Ky Tô hợp nhất giáo quyền và thế quyền và trở thành lực lượng đàn áp tư tưởng lẫn chánh trị ít nhất là 15 thế kỷ.

Đây là cuộc tranh đấu giữa hai bên, một bên là thần học, dựa trên ‘lòng tin’ tuyệt đối vào một đấng cứu rỗi, một bên là các triết gia, những người suy nghĩ ‘tự do’, trân quý ‘lý trí’ như một ngọn hải đăng để tìm hiểu con người và thế giới bên ngoài. Sau khi Pascal qua đời, người ta tìm được được một chúc thư dấu trong gấu áo. Chúc thư giản dị nói lên mong ước của ‘cây sậy biết suy nghĩ’: Pascal mong muốn chữ ‘triết gia’ sẽ thay thế chữ thần linh. Câu chuyện này dù có thực hay không, cũng chỉ nhằm nói lên khát vọng của các nhà tư tưởng Tây phương: giải thoát con người khỏi sự nô lệ tư tưởng của một thứ thần học giáo điều, mà triết gia ví von là ‘tâm thức sơ khai, mê tín, trẻ con’. Đây là cuộc tranh đấu dai dẵng giữa bóng tối vô minh và ánh sáng giác ngộ. Như trong một câu thơ của Trụ Vũ: Đâu phải là sự tình cờ mà bóng tối lên làm vua, đốt Phật phá chùa.

Thần học giáo điều độc thiện không chấp nhận cái chuyện chân lý ‘bên này núi Pyréneé’ mà chỉ chấp nhận có CHÂN LÝ muôn đời muôn kiếp, vượt không gian thời gian, siêu việt, không chấp nhận những người suy nghĩ khác mình và nếu cần thì dùng bất cứ giải pháp dù là bạo động đi nữa, để đối phó. Đó là thời Dark Ages trong lịch sử tư tưởng Tây phương.

Những người cần đối phó và trừng trị đầu tiên là triết gia và các nhà khoa học. Không giống như ‘người bán than’ có lòng tin vững chắc vì ‘không biết mà tin’, thượng đế của các triết gia là thông minh, lý trí, diễn dịch và lý luận. Kể từ năm 380, khi Theodosius tuyên bố Ky Tô là quốc giáo, các ngoại đạo theo Paganism, dân Do Thái, và cả những kẻ thù ‘tưởng tượng’ như phù thủy (witches) đã những nạn nhân oan khiên của lịch sử truyền bá Ky Tô.

Các tác phẩm best seller Harry Potter có lẽ là dịp để các ‘phù thủy’ rửa hận đã bị giáo hội Ky Tô đàn áp một cách vô cớ! Nhưng đối tượng chính của thần học ky tô vẫn là triết gia. Tần Thủy Hoàng không phải là người duy nhất đốt sách chôn học trò. Năm 435 dưới vương triều Theodosus II, tất cả sách vỡ của một triết gia Tân Plato, Porphyry bị đốt mặc dù ông đã mất trước đó 30 năm. Một người theo trường phái Tân Plato khác, nhà nữ toán học đầu tiên trong lịch sử nhân loại, bà Hypatia, bị một đám Ky Tô cuồng tín kéo bà từ cổ xe ngựa, lột quần áo và rễu bà trên các đường phố, cắt nát thân thể bà với các vỏ sò và gạch vụn.

Sau khi đã bị lăng trì, đám đông thiêu đốt thân thể bà trên ngọn lửa hồng. Việc đốt sách ‘ngoại giáo’ vẫn tiếp tục. Năm 370 công dân thành phố Antioch lo sợ là sách vỡ của họ sẽ bị các nhóm Ky Tô cuồng tín đốt, họ tự động đốt sách vỡ ngày tại công trường chính của thành phố. Năm 562 một đám đông Ky Tô cuồng tín, tại công trường Kenogion, đã ném sách vỡ và hình tượng của ngoại giáo và một đống lửa vĩ đại. Năm 529 hoàng đế Justinian ra lệnh các người ngoại giáo phải học giáo lý và rữa tội (3)

Để hạ uy tín cho các minh triết Hy Lạp có chủ trương đi ngược với thần học Ky Tô, chiến dịch bôi nhọ (character assassination). Chiến thuật ad hominem, mạt sát thay vì tranh luận, vẫn còn được dùng cho đến ngày nay. Vào thế kỷ thứ 4, triết gia Epicurus, người chủ trương thuyết vật chất, bị kết án là có cuộc sống vô luân vì chủ trương thuyết khoái lạc. Sống hưởng thụ cũng bị mạt sát, mà các triết gia khắc kỷ (Stoicism) cũng không được tha. Tư tưởng của người không lồ của triết lý Hy Lạp, Socrates, cũng không lọt sổ, nói chi là Protagoras, người dám chủ trương ‘bất khả tri’ (agnoticism) không tin các chuyện hoang đường.

Đao phủ văn hóa của thần học Ky Tô, linh mục Francois Garasse, một linh mục dòng Tên, năm 1623 đã ra một bản án dày hàng ngàn trang, dùng những lời lẽ hạ tiện để mạt sát những triết gia độc lập: vô luân, sa đọa, thành phần cặn bã của xã hội, đồng tính luyến ái, ấu dâm và dĩ nhiên là đại diện cho Satan. Nhưng càng đàn áp thì càng có nhiều tư tưởng xuất hiện. Cuối cùng Giáo hội phải lập một sổ đen Index of Forbidden Books. Các triết gia cận đại và hiện đai nào có tên trong sổ đen này? Câu trả lời rất ngắn gọn; hầu như không thiếu một ai! (4) Gần đây nhất là từ điển Larousse mà những học sinh thường gối đầu giường khi học tiếng Pháp cũng bị lọt vào sổ đen.

Nietzsche là người được vinh dự cuối cùng chấm dứt hoàng hôn của những thần tượng. Trong tác phẩm Gay Science, Nietzsche tuyên bố God is Dead. Thực ra Nietzsche không quan tâm đến việc Thượng đế hiện diện hay không hiện diện theo ý nghĩ của hữu thể học, bởi hàng năm quần chúng cũng như trí thức Tây phương bị lừa phỉnh: Thượng đế chỉ là ý niệm mô phỏng từ triết lý Plato. Một bóng ma tưởng tượng không thể nào ‘chết’. Làm sao giết được người trong mộng? (Phạm Duy). Điều Nietzsche lo là khi tỉnh mộng lấy gì để đối phó với hư vô?

Giáo hội Ky tô đối xử với những người rối đạo còn tàn nhẫn hơn là ngoại đạo: Vào ngày 19 tháng 2 năm 1619, một linh mục làm rối đạo Giulio Ceasar Vanini bị cắt lưỡi, treo cổ và sau đó thiêu trong ngọn lửa hồng. Triết gia gốc Do Thái, Spinoza, vào năm 1656 bị hội đồng giáo sĩ Do Thái lên án là lạc đạo, có ý tưởng nguy hiểm và hành vi ma quỷ. Tên Spinoza bị vĩnh viễn xóa tên khỏi mặt đất. Không ai được tiếp xúc với triết gia này, không được đứng gần hơn 2 thước, không được ở chung một mái nhà. Lúc đó Spinoza mới có 23 tuổi và chưa xuất bản gì cả. Tác phẩm Ethics của ông chỉ được xuất bản vào năm 1677.

Một linh mục Bồ Đào Nha ‘rối đạo’ khác là Christovão Ferreira, dòng Tên, bị chính quyền Nhật tra tấn. Không biết ông Linh Mục này có bị Nhật tẩy não hay không, ông ta viết một quyền sách The Deception Revealed (Lường gạt bị lột trần) để phản bác tất cả các tín điều của Ky Tô, từ ý niệm thiên đàng- địa ngục, những đứa trẻ chết lúc sơ sinh (Still born) không phải mang tội tổ tông gì cả và tội tổ tông chỉ là trò bịa đặt. Giáo hoàng vô luân và nguy hiểm, Đức mẹ Mary vô nhiễm chỉ là trò hề, phục sinh là một câu chuyện hoàn toàn đi ngược lại lý trí, phán quyết cuối cùng chỉ là ảo tượng. Vị Linh Mục này có nổi điên vì bị chính quyền Nhật tra tấn hay không? Một linh mục khác, Jean Meslier còn đi xa hơn một bước nữa: tôn giáo (ám chỉ độc thần giáo) được sáng chế vì quyền lợi phe đảng. Vị Linh Mục này nói thẳng thừng: chỉ có lý trí là khí giới để chống những rác rến trong thần học Ky tô! Vị linh mục này cuối cùng cải đạo thành một thiền sư Nhật.

Các nhà khoa học thì lẳng lặng làm việc, đưa ra những giả thuyết và tìm cách chứng minh giả thuyết của mình. Lucretius và Democritus trình bày lại thuyết vật lý của Epirure, không khác gì thuyết nguyên tử hiện đại dù các khoa học gia này không có dụng cụ đo đạc nào khác hơn là trực giác bén nhạy và lý trí phê phán. Nguyên tử được mô tả chi tiết từ hình dáng, cấu trúc đến trọng lượng, phản ứng trong chân không. Các thuyết ‘duy vật’ này ám chỉ rằng ‘thần linh’, ‘linh hồn’ cũng chỉ cấu thành từ vật chất, từ tứ đại, ngũ uẩn. Năm 1340 Nicholas d’Autrecourt đề nghị một giả thuyết về ánh sáng thật hiện đại: ánh sáng kết hợp bằng những nguyên tử có thể nhận diện được (corpuscular). Giáo hội cũng phản ứng tương tự: đốt, đốt, đốt.

Toà án dị giáo là một vết nhơ không xóa rữa được trong lịch sử truyền thừa Ky Tô. Gọi là toà án nhưng không có gì dính líu tới ‘công lý’. Dòng Dominic thứ hai (Dominican Order) thường được gọi la dòng Ăn Mày, chấp nhận chuyện tra tấn để nạn nhân nhận tội, thường người tra tấn là các linh mục, không cần bằng chứng với những ‘lòng tin’ kỳ quái như dân Do Thái uống máu trẻ con và chỉ cần một người hô hoán tố cáo một người khác là phù thuỷ, đám đông đốt đuốc truy tầm, treo cổ hay đốt nạn nhân. Tây phương có từ ngữ là ‘Witch Hunt’ ám chỉ nhưng vụ kết án không cần bằng chứng. Có bao nhiêu nạn nhân của toà án dị giáo này?

Bruno vốn là một linh mục dòng Dominican, không phủ nhận sự hiện hữu của Chúa, nhưng xác nhận Chúa và thế giới vật chất cùng hiện hữu. ‘Tinh thần’ ‘linh hồn’ phải thể hiện qua thế giới vật chất. Giáo hội Ky Tô chỉ chấp nhận Thượng Đế và con của Thượng Đế thuộc về một thế giới siêu việt. Không thể có một lý thuyết nào khác!

Trường hợp Galileo cho thấy giáo hội Ky Tô thù ghét khoa học đến mức nào. Galileo xuất bản A Dialogue Concerning the Two Chief World Systems năm 1632. ‘Tội’ của ông bảo vệ lý thuyết thiên văn của Copernicus, cho rằng trái đất không phải là trung tâm vũ trụ, mà chỉ là một ‘cục đá thứ ba’ quay chung quanh mặt trời. Nếu thế còn gì là thiêng liêng còn gì là siêu việt! Cả nền tảng của thần học bỗng chốc đều sụp đổ! Trong một vỡ kịch, Bretch cho Galileo lẩm bẩm khi rời toà án: “Nhưng mà trái đất quay’.

Toà án dị giáo Spanish Inquisition không ngừng ‘xử’ các nạn nhân đến mãi tận năm 1834 và phiên xử auto dafé cuối cùng ở Mexico vào 1850 (Pháp thực dân Pháp bắn tiếng súng đầu tiên vào năm 1848), cũng là thời gian Charles Darwin thám hiểm trên con tàu the Beagle và tìm ra những missing links của thuyết Tiến Hoá và lúc mà nhà Vật Lý Faraday tìm ra sự liên hệ giữa điện và từ trường (5)

Không dễ gì bịt miệng các nhà khoa học. Họ vẫn lẳng lặng nghiên cứu, vẫn tiếp tục công bố những khám phá mới. Vũ trụ học của Copernicus là một cuộc cách mạng trong khoa học, với 2 tác phẫm, Commentaries (1512) và Celestial Orbits (1543) làm đảo lộn vũ trụ học của Aristotle và thần học Ky Tô. Galileo sáng chế ra viễn vọng kính (1610) thiên văn học của Kepler nối tiếp Copernicus với Cosmos Mysteries (1596). Thuyết trọng lực của Newton giải thích nhiễu loạn của quỹ đạo của các hành tinh Mathematical Principles of the Philosophy of Nature (1687) Lamarck với Philosophie Zoologique (1809).

Về sinh học Darwin với thuyết tiến hoá Origin of Species (1859) và Descent of Man (1871), Einstein với thuyết tương đối (1905) Heisenberg với Vật Lý Lượng Tử bất định (1927). Về tâm lý phân tâm học của Freud, Jung phân tích tường tận ‘linh hồn’. Watson và Crick khám phá DNA trong di truyền học. Thuyết Big Bang vật lý vũ trụ của Stephen Hawkings đã hạ màn huyền thoại vĩnh viễn sáng thế ký của Ky Tô. Onfray kết luận: “Thần học Ky Tô đã cản đường tiến bộ của văn minh Tây phương và đã gây ra những thiệt hại lớn lao không thể nào lường được: (6)

Tôn giáo nào cũng có huyền thoại, ngụ ngôn nhưng không thể xem huyền thoại là thực tế và nhất là thực tế không bao giờ thay đổi. Tại sao những tín lý như tội tổ tông, phục sinh, đức mẹ vô nhiễm, thiên đàng hỏa ngục…là những huyền thoại tôn giáo để hướng dẫn tín đồ sống theo giá trị đạo đức nào đó, mà lại được xem như những sự thật khách quan khoa học? Ngay từ Công đồng Vatican thứ nhất (1869-70) giáo hội khẳng quyết là Chúa cũng như những người thay mặt Chúa không thể nào sai lầm (infallibility) và Giáo hội không chấp nhận một thách đố nào của con chiên hay giáo sĩ, Giáo hội chỉ chấp nhận sự tuân phục. Thái độ độc tôn độc thiện không được giữ nguyên như từ thời Ky Tô là quốc giáo.

Tin tưởng tuyệt đối vào sáng thế ký trong thánh kinh, Giáo hội cấm đoán những nghiên cứu nào dám tra vấn hay đi ngược lại với tín lý này. Đó là lý do hơn 1,500 năm Giáo hội đã khổ công cấm đoán và bôi nhọ những triết gia chủ trương thuyết nguyên tử và vật chất vì các chủ thuyết này khiến thần học sáng thế ký không có chỗ đứng. Trong khoa học Giáo hội đi từ sai lầm này đến sai lầm khác, từ vũ trụ luận đến khoa di truyền. Nhờ các triết gia nổi loạn và khoa học gia quyết tâm tôn trọng lý trí hơn là lòng tin, những tiến bộ khoa học mới thực hiện được.

Đối với các nhà thần học, Chúa bắt đầu từ hư vô, tạo dựng con người và vũ trụ trong vòng một tuần. Tất cả những gì trái ngược với thuyết sáng thế ký, Vatican đâu có tha thứ. Có thể nào có ‘sáng thế ký’ nào khác hơn là thuyết tạo dựng? Hoàn toàn không. Chấm hết. Chúa tạo vũ trự từ hư không. Trước hư không là hư không. Có một vũ trụ song song hay nhiều vũ trụ khác, như tam thiên đại thiên trong đạo Phật? Hoàn toàn không! Có thể nào mặt trời là trung tâm của vũ trụ, ít nhất là trung tâm thái dương hệ? Vô lý! Chỉ có Thượng đế toàn năng ở trung tâm tạo dựng vũ trụ. Hơn nữa ý niệm này gần gũi với tôn giáo của ngoại đạo pagan mà Ky tô đã khổ công đàn áp từ thế kỷ thứ 4.

Khi Lamarck và Darwin khám phá các chủng loại tồn tại qua một quá trình chọn lựa tự nhiên, giáo hội lắc đầu nguầy ngậy nói rằng không có gì là tự nhiên, kể cả con chó sói trong rừng đến con chuột thành phố đều do Chúa nặn ra. Ý niệm đức Giáo hoàng là hậu duệ của tề thiên quá hỗn láo và quá vô lý. Có thể nào có nhiều chủng tộc sinh sống cùng một thời kỳ ở nhiều miền địa lý khác nhau (Polygenesis), Giáo hội khẳng quyết: Adam là người đàn ông đầu tiên và Eve là người đàn bà đầu tiên. Con người trước Adam? Phi lý quá. Dùng carbon dating để định tuổi các vỏ sò trên núi các địa tầng và hầu như không có gì trùng hợp với năm tháng do Thánh kinh cung cấp.

Thế giới này không chỉ mới 4 ngàn năm trong khi ngày tháng do carbon dating xác định cả ngàn triệu năm. Khoa học sai và khoa địa chất không đáng tin cậy. Như câu chuyện trường thiên, chẳng biết khi nào chấm dứt. Hiện nay Giáo hội còn chăm chút những vấn đề tuởng như là ‘cá nhân’ nhưng thật ra ảnh hưởng rất nhiều đến đạo đức và phát triển kinh tế. Con chiên vẫn còn được khuyến khích giữ…trinh tiết đến khi chính thức lập gia đình, không được ngừa thai, phá thai dù trong bất cứ trường hợp nào. Chuyện ‘sinh năm đẻ bảy’ ở các nước theo Hồi giáo và Ky tô, thường ở các nước nghèo như Phi Luật Tân và Nam Mỹ là một đại nạn và là một trong những lý do chính giữ các nước này trong tình trạng đói nghèo mãi.

Các nước giàu và dân trí cao như Ý, Pháp và Tây Ban Nha, ba trưởng nữ của Ky Tô giáo thì phớt lờ những lới khuyên tình dục của Giáo hội, nên mức độ sinh sản quân bình chỉ có một hay một rưỡi và bão hòa với mức tử vong. Cứ so sánh hai mô thức phát triển giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Trung Quốc bị kết án là ‘vi phạm nhân quyền’ vì chánh sách ‘một con’ vì nhiều khi nhà nước Trung Quốc dùng những hình thức trừng phạt nặng tay. Đáng lẽ nhân loại phải cám ơn Trung Quốc, vì nếu nhịp độ sinh sản không được kiểm soát, với 1 tỷ 2 dân số như hiện nay, chuyện gì sẽ xảy ra trong vòng một phần tư thế kỷ tới? Hiện nay cứ trong 5 người có một là ngưòi Trung Quốc.

Nếu không có chánh sánh một con chỉ cần nửa thế kỷ nữa, cứ 3 người thì có 1 người Trung Quốc?! Nói như Trần Tế Xương ‘bồng bế nhau lên chúng ở non’. Giáo hội Ky tô vẫn xem thế giới vẫn còn ngừng ở thời kỳ Dark Ages, chống nghiên cứu ‘tế bào mầm’ để chữa bệnh, vì sợ các nhà khoa học cướp quyền ‘tạo hóa’. Tạo hóa? Giáo hội Ky Tô vẫn chưa từ bỏ sáng thế ký mặc dù thuyết tiến hóa trở thành dòng chảy chính trong khoa học và được giảng dạy ngay trong các trường Trung học. Lâu lâu lại nghe giáo hội nhắc tới những từ ngữ mới lạ như Intelligent Design. Sáng thế ký được chưng diện y phục thời trang mới.

Từ Phục Hưng đến cách mạng khoa học

Thời kỳ có tên là Phục Hưng kéo dài từ nửa thế kỷ 15 đến thế kỷ 17, một thời kỳ có nhiều biến cố tôn giáo, chính trị, quân sự và sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, nhất là sự xuất hiện của nhà vật lý vũ trụ Copernicus. Những nhân tài trong lỉnh vực nghệ thuật như Leonardo, Michelangelo, Raphael; việc Columbus khám phá ra thế giới ‘mới’, việc nổi loạn của Luther chống giáo quyền độc tôn của Ky Tô La Mã và bắt đầu giai đoạn cải cách tôn giáo và Copernicus chấm dứt quan niệm vũ trụ của Aristotle, có nghĩa là chấm dứt quan niệm thần học nền tảng của sáng thế ký. Con người được nâng cao lên địa vị xứng đáng của mình và bắt đầu cảm thấy có khả năng tìm hiểu bí mật của thiên nhiên mà không cần nhờ đến thần thánh, sáng tạo cá nhân trong nghệ thuật, dùng khả năng toán học để giải quyết những nghi vấn khoa học và dám thách đố truyền thống.

Con người bắt đầu thấy được ý nghĩa hiện sinh thay vì chỉ là ‘cái quay búng sẵn trên trời’ trong định mệnh buồn thảm: sinh ra đã mắc tội tổ tông chỉ chờ ngày cứu chuộc. Nhiều thiên tài cá nhân tiếp tục xuất hiện trên bình diện tôn giáo, chính trị, triết lý và khoa học như Erasmus, Luther, Machiavelli, Montaign, Shakespeare, Cervantes, Bacon và Galileo. Nói một cách khác ‘con người’ đã hồi phục được thể giá của mình.

Con người như con phượng hoàng vươn lên từ đống tro than, từ bệnh dịch đen giữa thế kỷ 14, quét gọn một phần ba dân chúng lục địa Ấu Châu, cuộc chiến kéo dài gần 100 năm giữa Anh va Pháp, khủng hoảng kinh tế nhiều thập niên, toà án dị giáo, đoàn quân hồi giáo Thổ đe dọa toàn bộ Âu châu, dâm loạn trong cung đình Vatican. Nhưng sáng chế về kỹ thuật là cốt lõi của thời phục hưng: địa bàn dùng từ trường khiến các tàu thủy không sợ lạc nên Tây phương đua nhau thám hiểm tìm thuộc địa, việc chế tạo thuốc súng góp phần làm sụp đổ các lãnh chúa phong kiến và hình thành tinh thần ‘quốc gia’, đồng hồ dây thiều, và máy in Gutenberg tăng mức phát tán ý tưởng một cách nhanh chóng.

Constantinople thất thủ dưới vó ngực của quân Thổ làm quyền hành của Giáo Hoàng thêm yếu kém, mở cửa cho việc nổi loạn của Luther và Calvin chống giáo quyền La Mã. Các triết gia nhân bản dưới sự nâng đỡ của giai cấp giàu có mới ở các thành phố ở Ý, phổ biến ý tưởng hưởng thụ các thú vui trần gian thay vì sống khắc khổ theo thần học Ky Tô. Tích tụ tài sản cá nhân không còn một điều trái luân lý mà còn là một ân sủng trực tiếp của Chúa như theo giáo lý Thệ Phản. Vì thế con người chăm chú hơn về đời này thay vì chỉ chú ý đến thế giới bên kia sau khi chết.

Văn hóa sinh động của thời phục hưng Ý đã tạo ra một nhân cách mới cho Tây phương: cá nhân chủ nghĩa, thế tục (secularity) thay vì tập thể tôn giáo, ý chí cá nhân, sáng tạo, tự tin vào chính mình, nghi ngờ, phê phán và quan trọng nhất là sẵn sàng thách đố truyền thống. Tinh thần này lan tràn khắp lục địa tạo thành cá tính hiện đại của con người Âu Châu. Giáo hội Ky Tô khuyến khích các nhà thần học tìm cách hiện đại hóa ‘mở cửa’ thâu nhập các tư tưởng của ngoại giáo và nghịch lý thay, các nhà thần học càng ngày càng chấp nhận khuynh hướng thế tục hóa. Những nhân vật nổi bật nhất và có ảnh hưởng lớn về mặt khoa học (Copernicus) về tôn giáo (Luther) Michelangelo (nghệ thuật) và Machiavelli (lý thuyết chính trị) đã là những nhân tố chính đưa đến cải cách tôn giáo và cách mạng khoa học.

Người lãnh đạo chống giáo quyền Ky tô La Mã là một linh mục dòng Augustine, Martin Luther, thường được gọi là Cải cách Tin Lành. Có hai lý do đưa đến sự nổi loạn là một, sự sa đọa của giáo quyền Vatican và hai, Vatican muốn ‘hiện đại hóa’ thần học bằng cách tiếp thu tư tưởng minh triết Hy Lạp-Ý kể cả tư tưởng ngoại đạo Pagan. Nghịch lý thay Luther dựa vào Cựu Ước chỉ trích Vatican đã ‘xao lãng’ lòng tin Ky Tô nguyên thủy ‘mặc khải’ trong Thánh Kinh.

Nguyên nhân gần của cuộc nổi loạn là Giáo hội muốn quyên tiền để xây dựng các công trình kiến trúc vĩ đại của giáo hội như Saint Peter Balistica. Trên lý thuyết thì không có gì sai trái, nhưng để lôi cuốn tín đồ, Giáo hội đề nghị hễ tín đồ nào cúng tiền sẽ được cứu chuộc không những tội lỗi gây ra ở kiếp này mà con được cứu chuộc tội lỗi đời sau, kể cả việc được ân xá khỏi lò luyện ngục. Vào năm 1517 Luther đưa ra 95 lời hỏi tội giáo quyền. Luther chống đối tư tưởng Hy Lạp lẫn lộn trong giáo lý và tìm cách thanh lọc để trở về với nền tảng trong sáng ‘thuần khiết’ của thánh kinh.

Nhưng động lực chính của cuộc nổi loạn là..tinh thần nổi loạn và tự quyết cá nhân, độc lập về trí thức và tâm linh đâm chồi nẩy lộc trong thời Phục Hưng. Lúc đầu Giáo hoàng Leo X xem sự nổi loạn của Luther chỉ là cuộc tranh chấp giáo lý giữa các giáo sĩ. Khi Luther ban hành bản hài tội 95 điều, chừng đó Giáo hoàng mới công khai đốt bản hài tội này và kết án Luther là người lạc đạo. Tuy nhiên lúc bây giờ thần học của Luther đã lan rộng khắp nơi như cơn cháy rừng. Sự độc quyền của Giáo hội Ky tô ở Âu Châu hơn 1000 năm đã không còn vãn hồi được nữa.

Tội lỗi của con người, theo Luther, chỉ có Chúa mới có thể cứu chuộc được, không ai có thể bỏ tiền để chuộc tội được. Phải có lòng tin tuyệt đối nơi Chúa mới có thể đạt được sự cứu rỗi và Chúa là người duy nhất ban phát rộng rãi sự cứu rỗi này. Giáo hội Thiên Chúa đã sa đọa khi đem cứu rỗi như một món hàng mua bán trên thị trường, chỉ vì muốn có tiền để dùng vào các mục tiêu phi- tôn giáo. Lời tuyên bố Giáo hoàng không bao giờ sai làm chỉ là món hàng giả hiệu. Giáo hội đã mất tất cả sự kính trọng của phương tiện thiêng liêng truyèn bá chân lý Ky Tô.

Qua thánh kinh, chứ không phải giáo hội, con người mới hy vọng trực tiếp kiến với Chúa và chỉ có Thánh Kinh mới có quyền năng quyết định tín lý của thần học Ky Tô. Viễn kiến tôn giáo của Tin Lành mới là viễn kiến đích thực của Ky Tô. Châm ngôn của Tin Lành là ‘chỉ có lòng tin’, ‘chỉ có ân sủng của Chúa’. Giáo hội Ky Tô La Mã bị kết tội là tham nhũng và tín lý Ky tô đã biến thái xa rời mặc khải nguyên thủy. Sau nhiều thế kỷ hưởng độc quyền tôn giáo, bỗng nhiên một sớm một chiều, giáo hội Ky Tô La Mã mất tất cả quyền lực thiêng liêng và sau này thế tục. Lý thuyết thệ phản của Luther và Calvin đã lan tràn một nửa Châu Âu, Nam Thiên Chúa, Bắc Tin Lành!

Mặc dù Tin Lành là một phong trào cực kỳ bảo thủ về mặt tôn giáo (đặt lòng tin tuyệt đối vào Chuá, Thánh Kinh, chỉ có Chúa mới có quyền năng ban bố cứu rỗi…) nhưng đó là một cuộc cách mạnh về phương diện xã hội, chính trị chống lại Giáo hoàng và triều thần La Mã. Tin Lành đã làm hứng khởi quyền lực thế tục ở Đức và quan trọng nhất là xác nhận lương tâm cá nhân trong việc thiết lập khung tín ngưỡng, nghi lễ và tổ chức giáo hội.

Calvin phủ nhận uy quyền tôn giáo của giáo hội và tuyên bố ‘Quyền giáo sĩ cho tất cả mọi tín đồ’. Mỗi cá nhân đọc và giải thích Thánh kinh tuỳ theo lương tâm của họ trong mối liên hệ trực tiếp giữa họ và Chúa. Đây là lời tuyên bố của Luther:

Cho đến khi tôi được thuyết phục bởi Thánh Kinh và lý trí thông thường, tôi không chấp nhận uy quyền của Giáo Hoàng và hội đồng giám mục, bởi vì họ nói những điều mâu thuẫn với nhau. Lương tâm của tôi chỉ chấp nhận Lời Chúa. Tôi không thể và tôi sẽ không bao giờ rút lại bản kết án (Giáo Hội) của tôi, bởi vì đi ngược lại với lương tâm là một điều không đúng và không an toàn. Xin Chúa giúp cho tôi. Amen (7)

Phong trào cải cách xác nhận sự nổi loạn cá nhân- lương tâm cá nhân và tự do của người Ky Tô với phán đoán riêng tư chống lại một giáo hội độc quyền độc thiện. Nhấn mạnh đến vai trò của cá nhân, phòng trào cải cách đã giúp thế tục hóa giáo hội, giúp tách giáo quyền ra khỏi chính quyền, nhà nước và tôn giáo tách biệt và quyền lực thế tục chuyển từ giáo hội sang nhà nước, và quyền tôn giáo từ linh mục sang tín đồ. Các mục sư tin lành mặc trang phục như các tín đồ và sống một cuộc đời bình thường như tín đồ: lập gia đình, sinh con, làm việc. Biến cố này tương đương với Tân Phật giáo Nhật (Shin Buddhism), tông Tịnh Độ chúng tôi sẽ đề cập trong các phần sau.

Sự nổi loạn của Tin Lành đã liện hệ đến sự phát triển của phong trào chính trị tự do (political liberalism) và quyền tự do cá nhân. Phong trào thệ phản cũng cổ động cho phong trào trí thức suy nghĩ tự do (Liberalism). Theo Calvin công việc cấp thiết của tín đồ để làm tròn nhiệm vụ mà Chúa giao phó bằng cách tra vấn và tìm cách thay đổi các định chế xã hội và văn hóa một cách liên tục. Ít nhất đây là cái nhìn trên bình diện lịch sử. Nhưng khi Tin Lành trở thành tôn giáo định chế tổ chức, các tín đồ Tin Lành trở nên cực đoan với các giáo phái khác như treo cổ những tín đồ Quaker ‘lạc đạo!

Phong trào thệ phản còn gây ra biến đổi tâm cảnh của tín đồ. Vì cứu rỗi do cá nhân ‘hội thông’ trực tiếp với Chúa, tín đồ Tin Lành thường chú trọng đến đời sống ngay tại đời này thay vì chỉ lo lắng cho đời sau. Vì chỉ có cách hội thông trực tiếp với Chúa, các tín đồ Tin Lành lập ra ‘đạo đức làm việc’ (Work Ethics). Ngay cả làm việc nhà, nuôi dưỡng con cái, công việc tầm thường cũng là cơ hội cho tín đồ nuôi dưỡng lòng tin tôn giáo. Làm giàu và tích tụ tài sản không còn là một tội lỗi như trong giáo lý của giáo hội Ky Tô La Mã mà là một ân sủng có thể thấy được của Chúa ban cho những người có lòng tin tuyệt đối vào Chúa.

Ân sủng này là một kích thích tố trong việc phát triển kinh tế mà Weber đã nhận ra. Đạo đức Tin Lành đã làm nền kinh tế tư bản phát triển trong khi tín lý Ky Tô La Mã (Thiên Chúa) đã ngăn trở phát triển kinh tế và nếp suy nghĩ tự do (Liberalism). Cứ so sánh giữa các nước theo Tin Lành (Anh, Mỹ, Đức) là những nước tư bản phát triển nhất trong khi các trưởng tử Thiên Chuá (Y, Bồ Đào Nha) là những nước có kinh tế trì trệ.

Nói chi là các nước theo Thiên Chúa vì bị thực dân (Nam Mỹ, Phi Luật Tân) cải đạo tập thể, nạn nghèo khó kéo dài từ đời này sang đời khác. Dĩ nhiên nạn nghèo khó do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có bao nhiêu phần trăm gây ra do thần học giáo điều cực đoan? Pháp dù là trưởng nữ của Thiên Chúa, nhưng là trưởng nữ ‘cách mạng’ đã mở đầu của phong trào khai sáng, hiện chỉ là một nước theo Thiên Chúa trên danh nghĩa (nominal) mà thôi. Các trí thức Pháp đã dẫn đầu các trào lưu tư tưởng chống thần học Ky Tô và gần đây Giáo hoàng phải kêu gọi tín đồ đi lễ nhà thờ ngày Chủ nhật.

Hành động nổi loạn cuối cùng của Luther là bãi bỏ sự phân biệt giữa linh mục và con chiên là, ông đã lập gia đình với một bà sơ và sinh con đẻ cái như một người bình thường. Thần quyền đã chuyển từ giáo sĩ sang tín đồ, thêm một dấu hiệu thế tục hóa tôn giáo và xã hội. Thay vì sau khi chết mới lên được lên thiên đàng, những người theo Tin Lành tin rằng mình có thể về nước chúa ngay bây giờ, trên cõi đời này.

Cách mạng khoa học

Copernicus sống vào lúc thời Phục Hưng đến mức tột đỉnh đã là một dấu mốc đoạn tuyệt với vũ trụ thời Trung cổ và khởi đầu nhãn quan cho một vũ trụ hiện đại. Copernicus đi tìm một câu giải đáp cho quỹ đạo của các hành tinh bằng một công thức toán học đơn giản, để thay thế những lời giải thích của Ptolemy-Aristotle. Copernicus khám phá ra là từ thời Pythagoras và Plato đã có giả thuyết là trái đất di chuyển. Copernicus đưa ra một giả định là Mặt Trời là trung tâm vũ trụ, dùng một công thức toán học đơn giản để giải thích quỹ đạo của các thiên hà quay chung quanh mặt trời.

Trái đất tự quay chung quanh trục của mình và vận chuyển chung quanh mặt trời hàng năm. Ông đề nghị giả thuyết này trong Commentaries ‘lưu chuyển nội bộ’ trong số bạn bè và có lần được thuyết trình trước giáo hoàng về giả thuyết này. Một đồ đệ, cũng là một người bạn, Rheticus, đem bản thảo De Revolutionibus từ Ba Lan qua Đức ấn hành. Năm 1543 một ấn bản được chuyển về cho ông. Nhưng hơn một nửa thế kỷ sau khi Bruno lên dàn hỏa và khi Galileo rút lại lý thuyết, Giáo hội Ky Tô La Mã mới nhận thấy hậu quả tai hại tiềm ẩn về mặt tôn giáo của lý thuyết Copernicus và cuộc phản công của các nhà thần học Ky Tô bắt đầu.

Phản ứng mạnh mẽ đầu tiên không phải từ giáo hội Ky Tô La Mã mà là từ Tin Lành. Copernicus là một ‘cố vấn’ được kính trọng của Vatican và là bạn của nhiều giám mục Thiên Chúa. Hơn nữa lịch Gregorian dựa trên những tính toán của hệ thống Copernicus. Tin Lành kết tội thần học Ky Tô đã bị ‘ô nhiễm’ tư tưởng Hy lạp và hệ thống Copernicus đã có nhiều đọan tương phản với Thánh Kinh mà Tin Lành xem như có quyền năng tuyệt đối. Luther và sau đó các nhà cải cách thần học khác như Calvin, dựa trên một đoạn trích trong Psalms ‘thế giới được tạo dựng và không thể bị di chuyển’ Calvin hài tội: “ Ai là người dám đặt thẩm quyền của Copernicus trên thẩm quyền của Thánh Kinh?” Để chứng tỏ mức chính thống đối với Tin Lành, Giáo hội Ky Tô La Mã bắt buộc phải xác định ‘lập trường’.

Khi Giordano Bruno bị thiêu trên dàn hỏa không phải vì đồng ý với thuyết vũ trụ của Copernicus mà là vì chủ trương thần học lạc đạo, nhưng Bruno là cũng là người cổ động cho lý thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ. Lý thuyết của Copernicus không những là mối đe dọa cho vũ trụ quan Ky Tô mà còn đe dọa nền tảng của chính thần học và đạo đức. Những ý niệm căn bản như nhân giới và thế giới siêu nhiên (nước Chúa), thiên đàng, hỏa ngục, lò luyện tội, thiên thần… bị đặt dấu hỏi và hiện nguyên hình sản phẩm tưởng tượng.

Nếu trái đất di chuyển, trung tâm cố định nơi Chúa tạo dựng con người và vũ trụ, cũng như chương trình cứu rỗi của Chúa không còn nơi hiện hữu. Ý niệm cứu chuộc cũng trở nên vô nghĩa và con người không còn đóng vai trò trung tâm của vũ trụ được nữa. Nói vắn tắt, chấp nhận lý thuyết của Copernicus chẳng khác nào chấp nhận lý thuyết vô thần. Ảnh hưởng nguy hại của vũ trụ quan Galileo và Copernicus lên đầu óc của tín đồ còn trầm trọng hơn ảnh hưởng nguy hại của Luther va Calvin cộng lại! Giáo hội dùng sức mạnh còn rơi rớt lại để thi hành biện pháp đàn áp cuối cùng. Tác phẩm De Revolutionibus của Copernicus và Dialogue của Galileo bị cho vào sổ đen Index. Galileo bị Toà Án Dị Giáo thẩm vấn, bị buột phải rút lời và bị quản thúc tại gia suốt đời. Những người theo chủ trương của Copernicus bị bãi nhiệm và lưu đày.

Tuy nhiên ảnh hưởng của Copernicus càng ngày càng lan rộng và quyền lực của giáo hội cũng đã giảm dần. Kepler quan sát thấy là mỗi hành tinh di chuyển với một tốc độ khác nhau tỷ lệ với khoảng cách từ mặt trời, Tốc độ cáng nhanh khi càng gần mặt trời, chậm nhất khi cách xa mặt trời nhất. Quỹ đạo bầu dục của các hành tinh liên hệ với nhau theo công thức toán học và do đó chứng minh được giả thuyết của Copernicus. Dữ kiện thực nghiệm và lý luận trừu tượng ăn khớp với nhau một cách hoàn hảo.

Năm 1609 (9 năm sau ngày Bruno lên dàn hỏa) Kepler xuất bản ở Prague luật về sự di chuyển của các hành tinh. Galileo chế tạo ra một viễn vọng kính và quan sát thiên hà và khám phá thêm nhiều bằng chứng hỗ trợ cho lý thuyết của Copermicus. Galileo xuất bản The Messemger of The Stars, công bố những quan sát của ông và tác phẩm đã tác động tích cực trên cộng đồng trí thức ở Âu Châu. Lý thuyết của Copernicus không những là hợp lý mà còn giải phóng các nhà khoa học khỏi gánh nặng thần học. Vũ trụ quan thần học trung cổ cuối cùng đã sụp đổ. Sự xung đột giữa Galileo và giáo hội được xem là cuộc xung đột giữa tôn giáo và khoa học.

Người đóng đinh cuối cùng cho lý thuyết vũ trụ của Thần học là Newton. Nhớ chuyện trái táo của Newton? Cũng giống như chuyện thiền sư nghe tiếng sỏi chạm vào thanh tre mà ngộ đạo. Đó là quý trình suy nghiệm lâu dài, không phải tự nhiên mà giác ngộ. Nói theo thuật ngữ Thiền, ‘Đốn ngộ’ là kết quả của một công trình ‘tiệm tu’ lâu dài. Kepler giả thiết là lực di chuyển chính là vì mặt trời và trái đất là một nam châm khổng lồ. Tại sao quỹ đạo hình bầu dục thay vì hình tròn như trong vũ trụ của Aristotle? Issac Newton hoàn tất cuộc cách mạng của thuyết vũ trụ của Copernicus với khám phá về trọng lực, như là một lực di chuyển phổ quát, lực đã làm trái táo rơi xuống đất.

Hành tinh càng gần mặt trời hay trái đất thì càng di chuyển với một tốc độ nhanh. Tổng hợp các giả thuyết lý thuyết tinh hà di chuyển một cách máy móc không chủ đích, giả thuyết của Kepler về sự di chuyển các hành tinh và giả thuyết di chuyển của trái đất của Galileo, thành một lý thuyết có thể hiểu và chấp nhận được. Trái đất cũng như các hành tinh của mặt trời bị một lực cuốn hút về phía mặt trời và lực này giảm xuống khi hành tinh càng xa mặt trời. Những nghi vấn trong giả thuyết của Copernicus cuối cùng được giải quyết: cái gì làm các tinh hà di chuyển, làm thế nào các tinh hà này giữ được quỹ đạo, tại sao những vật nặng lại rơi trở về mặt đất, cơ cấu căn bản của vũ trụ, vấn đề trái đất và thiên hà.

Newton cung cấp một lý thuyết hoàn chỉnh và nhất quán về vũ trụ. Voltaire ca ngợi Newton là một người vĩ đại nhất đã sống trên địa cầu! Địa cầu chỉ là một trong cách tình hà trong vũ trụ, mặt trời cũng như trái đất không là ‘trung tâm’ của cái gì cả. Sự di chuyển của tinh hà tuân theo những định luật máy móc tự nhiên. Không ai tạo dựng vũ trụ và không ai can thiệp vào vận hành vũ trụ. Thiên hà ngôn tai, tứ thời hành yên, bách vật sinh yên. Trời có nói gì đâu, bốn mùa chuyển, trăm vật nẩy sinh. Điều mà người thường như chúng ta gọi là luật tư nhiên. Tự nhiên nhi nhiên. Trời không có nói gì đâu vì không có cái gọi là ‘tạo hóa’. ‘Cái quay búng sẵn trên trời’ chỉ là tâm cảnh của những người bệnh tâm thần mà Freud gọị là psychosis.

Tâm Hiện Đại

Trong các sinh hoạt văn hóa triết lý liên hệ mật thiết nhất với tư tưởng và đời sống dù nhiều người vẫn nghĩ triết gia là những người chân đi không chấm đất. Những người khổng lồ của triết lý Đông Tây đều xem tư tưởng là lực chủ đạo đời sống. Đạo Khổng xem tu thân cũng ngang với tề gia, trị quốc. Giáo hoàng John Paul II trong ‘Bước qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng’ gán cho Đạo Phật nhãn hiệu ‘tiêu cực’, nhưng ngay từ bài thuyết pháp đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như, những lời dạy Đức Phật là những nguyên tắc đạo đức áp dụng trong đời sống.

Đạo Phật dạy chúng ta sống là một hành trình tu tập, giáo lý là để hành trì, không phải để bàn luận nhảm nhí cho thỏa mãn khuynh hướng ‘nói láo mà chơi’. Cả Đức Phật và Đức Thánh Khổng đều tránh xa huyền đàm về ‘hình nhi thượng’, ‘yên sự sinh, năng sự tử’ (chưa phục vụ được đời sống, lo chi đến chuyện sau khi chết). Thái độ của Đức Phật là ‘yên lặng’ khi được hỏi tới câu ‘Như Lai về đâu sau khi chết’. Nhưng đó là chuyện của những chương sau.

Trong thời Trung Cổ, triết lý chỉ còn là công cụ phục vụ thần học. Aquinas, Augustine, Eramus đều tìm cách biện chính hay bảo vệ giáo lý. Triết lý bấy giờ cúi đầu phục vụ niềm tin. Cách mạng khoa học từ thế kỷ 15 đến 17 ở Tây phương đã làm nẩy sinh nhận thức học mới. Francis Bacon (1561-1626) chỉ trích triết lý cổ điển đã quá chú trọng đến lý trí diễn dịch và nhiều khi chỉ là tưởng tượng, không có nền tảng trong thiên nhiên. Bacon cho kiến thức tương đương với quyền lực và sự hữu ích thực dụng là thước đo giá trị của chính triết lý. Triết gia đích thực không phải là người cố gắng ‘thu nhỏ thế giới bên ngoài cho vừa với nhãn quan của mình, nhưng làm tăng hiểu biết cho vừa với thế giới khách quan’.

Bacon khẳng quyết những kiến thức vô bổ thiếu nền tảng thực nghiệm cần phải vứt bỏ. Bacon đề nghị một điều quan trọng, đó là cần phải phân biệt giữa Thần học với khoa học, giữa lý trí và niềm tin. Việc cổ động xem thực nghiệm là nguồn gốc hợp lý của kiến thức đã hướng các nhà trí thức Âu Châu về một thế giới thực nghiệm, từ bỏ những giả định không nền tảng. Triết gia thứ hai là Réné Descartes (1596-1650), người đã tuyên bố một câu bất hủ Cogito Ergo Sum (tôi suy tư vậy tôi hiện hữu). Descartes định nghĩa cái ‘ngã’ hiện đại và thuyết nhận thức tương đối: chủ nghĩa nghi ngờ và căn bản toán học giúp ông làm một cuộc cách mạng triết lý.

Ông nghi ngờ cả cái nghi ngờ nhưng có một điều mà không ai nghi ngờ được là cái chủ thể nghi ngờ. Cogito là nguyên tắc đầu tiên của mô thức nhận thức của Descates. Descartes đã bắt đầu quan niệm nhị nguyên về nhận thức và cho lý trí lên ngôi, có quyền tối cao trong những vấn đề liên hệ đến tri thức, có khả năng phân biệt một sự thật siêu hình và hiểu biết khoa học về thế giới vật chất. Trước đây tính không thể nào sai lầm được gán cho Chúa hoặc người đại diện Chúa (Giáo hoàng), quyền đó đã được chuyển qua cho lý trí con người. Lý trí con người có quyền phán xét cuối cùng! Khi tuyên bố nguyên tắc nhị nguyên, Descartes muốn tách rời vũ trụ vật chất khỏi những lòng tin tôn giáo và các giáo điều thần học.

Nguyên tắc thực nghiệm của Bacon và duy lý của Descartes đã trở thành tính chủ yếu của thời khai sáng và tư tưởng Âu Châu hiện đại, hay như tiêu đề của chương này, Tâm Hiện Đại (the Modern Mind). Bacon và Descartes là những nhà tiên tri của nến văn minh khoa học, nổi loạn đối với quá khứ mê muội. Kết quả của thuyết nhị nguyên giữa chủ thể thuần lý và thiên nhiên vật chất là Khoa học. Con người, chứ không phải đáng tạo hóa, làm chủ thiên nhiên và làm chủ vận mệnh của mình. Nếu có trời thì cũng có ta. Tri thiên mệnh không có nghĩa là (ngu muội) đứng dưới một bức tuờng sắp đổ như Khổng Tử nói.

Từ giữa thế kỷ 15 đến thế kỷ 17 Tây phương chứng kiến của ý thức tự lập mới, tò mò về thế giới chung quanh, tự tin trong phán đoán của mình, nghi ngờ những cái gì tự xưng là chính thống, nổi loạn chống giáo quyền cũng như thế quyền. Họ nhận lãnh trách nhiệm cho hành động (không đổ lỗi cho định mệnh), phủ nhận thời đen tối quá khứ và hướng về tương lai sáng lạn hơn. Họ kiêu hãnh về tính nhân loại, tự ý thức phân biệt với thiên nhiên, ý thức được khả năng sáng tạo, tự tín với khả năng trí thức, tìm hiểu và kiểm soát thế giới bên ngoài và không còn tùy thuộc vào một đấng toàn năng nào khác. Khoa học trở thành hy vọng giải phóng con người. Đó là con người duy lý, dựa trên những suy nghĩ thông thường và thực tế có thể tiếp xúc và đo lường được. Tri thức luận mới khiến Tâm Hiện Đại tự lập và trưởng thành, bỏ lại tâm thức sơ khai, phản khoa học, mê tín và áp bức thời Trung Cổ.

Kết quả của dòng chảy thế tục hóa trên bình diện chính trị là vào năm 1789, một số linh mục bị đưa lên máy chém, nhà thờ được trưng dụng làm bệnh viện và trường học, cờ tam sắc treo thay thế vào các dấu thánh giá. Châm ngôn không còn là thiên đàng nước Chúa mà là tự do, bình đẵng và huynh đệ. Con người được nâng lên địa vị xứng đáng, phục hồi đầy đủ ‘nhân quyền, nhân phẩm’.

Thuyết tiến hoá của Darwin cho nguồn gốc các chủng loại và con người là kết quả của chọn lựa tự nhiên. Thiên nhiên và con người không phải do thiết kế nào của ‘tạo hóa’ nhưng là chọn lựa tình cờ và phi-đạo đức trong cuộc tranh đấu để sống còn. Thuyết tạo dựng cho rằng vũ trụ được tạo dựng theo một mục tiêu và được giám sát bởi một đấng tối cao siêu nhiên đã trở nên lạc lõng, càng ngày càng ít được chấp nhận, ngay trong hàng ngũ tín đồ trung kiên. Thuyết tiến hóa đã trở thành một dòng chảy chính được giới khoa học chấp nhận và được dạy trong các trường trung học. Giáo hoàng có khả năng là bà con xa gần của loài khỉ linh trưởng hơn là do bàn tay siêu nhiên nào đó nặn ra. Con người nắm tương lai mình trong bàn tay, hay nói như một thiền sư Tây Tạng, Liberation is in your Hand. Giải phóng trong lòng bàn tay của mình.

Vào giữa thế kỷ 17 tư tưởng Descartes trở thành ngọn hải đăng của triết lý và khoa học. Theo D’ Alembert, thế kỷ thứ 18 được xem như là thời kỳ tinh hoa của triết lý (Philosophy per excellence). D’ Alembert so sánh triết lý với con sông vỡ bờ. đem phù sa tưới đẫm các vùng đất mầu mỡ và nuôi dưỡng những đồng bằng tri thức. Nguyên tắc duy lý, duy nghiệm và thế tục được dùng phân tích mọi lỉnh vực kể cả tôn giáo. Con người khao khát những kiến thức mới và càng tò mò vế thế giới bên ngoài, cũng như bên trong. Khoa tâm lý đang trong giai đoạn chuẩn bị trưởng thành, trước khi những nhà tâm lý khổng lồ của thế giới bên trong xuất hiện: Freud, Jung, Adler… D’Alembert kết luận: “Có lẽ không có thời kỳ nào thâm nhiễm ý niệm tiến bộ trí thức như thời kỳ khai sáng” (8). Nếu diễn tả tính chất của thời kỳ khai sáng có thể tóm gọn tại trong một chữ ‘Lý trí’. Hay có thể gọi thế 18 là thế kỷ ánh sáng, của lý trí và của triết lý.

Lý trí và lòng tin

Nhiều người vẫn cho rằng ‘lòng tin’ là một yếu tố thiết yếu trong đời sống ‘tâm linh’ và không phải là đối tượng phê phán của lý trí. Ngay cả Kant cũng tránh dùng lý trí phân tích niềm tin. Onfray chế nhạo quan điểm này của Kant đã phản lại triết lý Kant (anti-Kantian). Descartes nghi ngờ cả cái nghi ngờ của chính ông nhưng vẫn còn tin Thượng Đế như một bảo chứng cho sự tin cậy của nhận thức con người.

Những triết gia khác của thời khai sáng như Voltaire thận trọng tuyên bố là ông chỉ chống đối mê tín chớ không phải với lòng tin. Tác giả bộ bách khoa Encyclopedie, Diderot ngược lại tuyên chiến với ‘chân lý’ mà tôn giáo xem là có giá trị tuyệt đối. Diderot kết án tôn giáo (theo nghĩa tôn giáo độc thần) làm cản trở tiến bộ tri thứckhông có khả năng để thiết lập một nền đạo đức đích thực cũng như không có khả năng thành lập một trật tự công chính về xã hội và chính trị. Diderot cảnh cáo là tôn giáo giống như con chằng tinh, chặt đầu này nó sẽ mọc ra đầu khác!

Triết gia duy nghiệm Hume cho rằng những cái gọi là ‘siêu nhiên’ như mặc khải, hội thông và cứu rỗi chỉ là ảo tượng. Triết gia duy vật Holbach tố cáo tôn giáo giáo dục con người sợ hãi một tên độc tài vô hình, làm nô lệ con người, khiến con người hèn nhát không dám đối đầu với những tên độc tài trên mặt đất, làm tê liệt những sáng kiến độc lập hướng dẫn số mệnh của con người (9) Hầu hết các triết gia và khoa học hiện đại như H.G. Wells, A. Einstein, C. Jung, Max Planck, Stephen Jay Gould đã tuyên chiến giữa lý trí và lòng tin. Chúng ta không cần ‘lòng tin’ vào thần thoại ‘rác rến’ (nguyên văn: scrap heap) truyền bá trong thiên niên kỷ để có được cái nhìn nhất quán về vũ trụ. Những triết gia này khuyến cáo là cần hoàn thiện hiểu biết về tôn giáo hiện diện từ hàng ngàn năm trước thay vì chỉ ôm chặt lấy giáo điều. Những quan niệm ‘chính thống’ về tôn giáo đã đóng mọi cánh cửa hiểu biết về tâm linh và đạo đức vì đã không chấp nhận bất cứ một phê phán nào. (10)

Thái độ tìm hiểu tôn giáo theo ‘tâm hiện đại’ nên là thái độ tìm hiểu và phê phán liên tục, như Socrate và Đức Phật đề nghị là hành trình đi tìm sự thật quan trọng hơn là chính sự thật. Không phải mỗi lần thấy ai phê phán đi ra ngoài những hiểu biết được truyền dạy và chấp nhận, thì dùng thánh kinh (trong trường hợp Phật giáo, kinh điển) ra làm mộc để bảo vệ giáo điều, thái độ mà Cha Nguyễn Ngọc Lan gọi là thái độ ‘đường hay pháo đài’.

Những thành phần cực đoan trong tôn giáo (fundamentalist) thường dùng tôn giáo như một pháo đài, sống chết bảo vệ ‘lòng tin’, dùng mọi phản ứng dù tàn độc đến đâu để bảo vệ giáo điều, thường là mê tín, thiếu bằng cớ tối thiểu có thể chấp nhận được. Những điều mà tín đồ (của bất cứ tôn giáo nào) cho là ‘thiêng liêng’ ‘tâm linh’ thực ra chỉ vì người xưa cho đó là thiêng liêng và nếu dùng tiêu chuẩn trong ‘tâm hiện đại’ để xem xét và phê phán, các em học sinh tiểu học cũng không chấp nhận được. Phước lành cho những ai không thấy mà tin (John 20:29) Lòng tin mà Kierkeguard gọi là ‘leap of faith’ viện lẽ đó là ân sủng cá nhân, không ai có thể minh chứng được.

Nội dung của lòng tin rất mơ hồ, ai muốn định nghĩa hay hiểu sao cũng được. Lòng tin ‘hứa hẹn’ những gì mà con người mong muốn, quyết tâm đạt được những gì chưa thấy và có lẽ chẳng bao giờ thấy. Dĩ nhiên không ai bảo đảm được gì cả, nhưng giống như một châm ngôn thị trường ‘mua bây giờ, trả tiền sau’. Giáo điều hứa hẹn ‘tin bây giờ, kiếp sau …sẽ thấy linh nghiệm’ Tại sao một tên khủng bố sẵn sàng đánh bom làm tử vong những người mà anh ta chưa bao giờ thấy mặt?. Giản dị là vì anh được hứa hẹn làm kẻ tử đạo và kiếp sau được lên thiên đàng! Kinh Koran đã nói như thế! Ai có thể đoan chắc rằng những gì nói trong kinh Koran là lời của chính Thượng đế? Không ai có thể đoan chắc gì cả. Thế tại sao tin? Nếu dùng lối đối thoại kiểu Socratic, đến một lúc câu trả lời sẽ là: “Tin thì tin, không tin thì thôi” Nếu nhẹ nhàng hơn họ sẽ nói: “ Khi nào được chúa gọi” Đó là cuộc đối thoại giữa những người điếc!

Những ai xem xét hay phê phán ‘lòng tin’ nhanh chóng bị kết tội là ‘vô cảm’ trước những vấn đề ‘nhạy cảm tâm linh’ và bị xem như là thành phần quá khích về tôn giáo. Nói như thế thì tất cả các triết gia thời khai sáng đều là những người quá khích. Nhưng ai mới thật sự là người quá khích?

Trong lịch sử nhân loại giáo điều là nguồn phát khởi bạo động chính. Sau thế chiến thứ Hai, nhân loại tưởng như bước vào một thời kỳ hoà bình kéo dài. Nhân loại thất vọng vì tôn giáo đã là nguyên nhân gây chiến tranh cục bộ gây tổn thất hàng triệu nhân mạng và mỉa mai thay, phần lớn những người chết cùng thờ chung tổ phụ Abraham! Chỉ xin kể ra một vài cuộc chiến tiêu biểu: Palestine (Do Thái- Hồi giáo), the Balkans (Chính Thống-Serbs vs Catholics-Croatians, Muslims-Albanians), Northern Ireland (Tin lành vs Thiên Chúa), Kashmir (Hồi- Ấn giáo), Sudan, Nigeria, Ethopia- and Eritrea (Hồi- Thiên Chúa), Sri Lanka (Phật-Sihalese vs Thiên chúa-Tamils), Đông Timor (Hồi- Tin Lành), Nga- Chechens (Hồi-Chánh Thống). Những người tử đạo của mọi bên đều được hứa hẹn là sẽ được lên thiên đàng sau khi chết. Đối với một người suy nghĩ bình thường, đó là những lời hứa hão bởi không ai biết là các người tử đạo có lên thiên đàng hay không. Có bao nhiêu thanh niên đã không sống quá tuổi thanh xuân của đời này để đổi lấy thiên đàng mờ mịt ở đời sau?

Những niềm tin nho nhỏ tưởng là vô hại nhưng là động cơ gây ra những bạo động khủng khiếp. Năm 2002 cuộc thi hoa hậu Miss World ở Nigeria gây ra cuộc bạo động làm thiệt mạng hơn 200 người. Mohamed không cho phép phụ nữ ăn mặc hở hang. Làm như thể nhà tiên tri của đạo Hồi cả ngày lẫn đêm đi làm công an thời trang, đi kiểm soát và trừng phạt phụ nữ mặc Bikini! Có 14 phụ nữ bị hoả thiêu trong đám cháy trong cuộc hành hương hàng năm tại Mecca. Lý do? Nhân viên cứu hỏa và cứu thương bị ngăn chặn không cho vào làm nhiệm vụ vì các phụ nữ này không mang khăn che tóc và mặt. Chỗ nào trong kinh Koran đề cập đến chuyện ăn mặc của phụ nữ? Gần nhất, một người cha gốc hồi sống ở Mỹ đã dùng xe cán đứa con gái vì cô đã bị ‘Mỹ hoá’ trong cách sống. Một người cha khác ở Jordan đâm con vì con đã chữa hoang! Chuyện bảo vệ ‘danh dự’ gia đình xảy ra ở Hồi và Ấn Độ thường xuyên như cơm bữa.

Nhiều giáo phái Tin Lành từ chối việc truyền máu và tất cả những phương tiện Y Khoa hiện đại cho dù bệnh nhân đang trong cơn thập tử nhất sinh. Những lòng tin nhỏ ‘vô hại’ khác như cấm ngừa thai, chống kế hoạch hóa gia đình nhưng ảnh hưởng vô cùng không nhỏ một chút nào trong việc phát triển xã hội và kinh tế. Khi tôi đang viết đến đây thì đọc tin biết một dược sĩ ở Úc từ chối không bán condom cho công chúng. Một dược sĩ Úc, không phải là người bình dân ít học gì đâu! Một số nước Phi Châu đang có bệnh Aids lan tràn Chúa cũng không cho tín đồ dùng condom! Chánh phủ Bush trước đây đã không chịu viện trợ cho các nuớc nghèo nào áp dụng kế hoạch hoá gia đình và không chịu tài trợ các chương trình nghiên cứu tế bào mầm trong chương trình therapeuthic cloning.

Giáo sư Blackburn gốc Úc bị chánh phủ Bush sa thải vì dám chất vấn sự thiên vị của chánh phủ trong việc tài trợ nghiên cứu tế bào mầm, đã đoạt giải Nobel về Y Khoa năm 2009. Một số các bác sĩ liên hệ đến việc phá thai đã bị các nhóm pro-life ám sát. Đến nay Giáo hội vẫn chống trợ tử, giúp những người chịu đau đớn cùng cực trong những cơn bệnh không còn cứu chữa được. Năm ngoái tôi đọc tin một Bác sĩ bị ung thư đến thời kỳ cuối đã qua Thụy Sĩ để ông thuốc trợ tử vì chỉ nơi này bệnh nhân mới có thể làm chuyện đó hợp pháp. Và người phối ngẫu? Bà bị kêu án một năm tù vì đã giúp chồng chết một cách đầy phẩm giá. Nhờ dư luận lên tiếng binh vực trợ tử nên toà chỉ kêu án treo. Vì sao? Vì con người là một phần máu thịt thiêng liêng của Chúa! Hiện trong nhiều quốc gia vẫn còn xem tự tử là bất hợp pháp. May là chưa thấy ai bị đưa những xác chết ra toà. Ai bảo niềm tin thiêng liêng có tính cách cá nhân và vô hại?

Những người tự nhận ‘ôn hoà’ về tôn giáo đã ít nhất ngăn cản đối thoại có ý nghĩa giữa lý trí và lòng tin và đã gián tiếp chịu trách nhiệm cho những xung đột chính trị và bạo động đang xảy ra. Chủ trương không được phán xét lòng tin qua ánh sáng của lý trí, của văn hóa thế tục và khoa học là phủ nhận những tiến bộ của văn minh nhân loại từ thời phục hưng đến nay. Để tiến đến một nền đạo đức phổ quát vượt qua văn hóa và chủng tộc, chúng ta cần một cuộc đối thoại với tinh thần cởi mở và ý hướng hợp tác để điều chỉnh những niềm tin trái ngược với khám phá khoa học cho đến đầu thiên niên kỷ. Tại Tây phương phần lớn các triết gia đã công khai phủ nhận những giáo điều Thánh Kinh là ‘chân lý tuyệt đối’.

Đã đến lúc phải đối thoại bằng những ngôn từ giản dị về sự phi lý trong hầu hết các niềm tin tôn giáo. (11) Trong số các nhà lãnh đạo Phật giáo, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã công khai tuyên bố là nếu khoa học tìm ra những gì tương phản với lòng tin, ông sẵn sàng xem xét và điều chỉnh nếu cần. Khi được nhà báo Jean Claude Carrière hỏi: ‘Ngài có thể là Đức Đạt Lai Lạt Ma cuối cùng không?”. Câu trả lời ngắn gọn và cương quyết: “Có thể lắm”. Đó là thái độ cởi mở can đảm của một Giáo chủ-Quân Vương như Ngài, phù hợp với tinh thần khiêm tốn của giới khoa học: bất cứ một chân lý nào khám phá ngày hôm nay, đều có thể bị những khám phá mới ngày hôm sau chứng minh là sai lầm hay ít nhất bị vượt qua. Thiếu thái độ khiêm tốn đó, khoa học không thể nào tiến bộ được.

Ai mê tín hơn ai?

Auguste Comte chia sự tiến bộ của tư tưởng nhân loại ra làm 3 thời kỳ: ma thuật-thần thoại, siêu hình-tôn giáo và khoa học. Sự phân chia này chỉ có tánh cách hướng dẫn bởi vì trên thực tế tư tưởng tập thể quốc gia hay cá nhân lẫn lộn nếp suy nghĩ này với nếp suy nghĩ khác. Một khoa học gia khi làm việc ở phòng thí nghiệm hành xử như một khoa học gia: đòi hỏi phải có bằng chứng xác thực trước khi, những phương pháp khoa học và công bố kết quả một cách thận trọng. Ngoài đời ông có thể không muốn động tới những vấn đề liên hệ đến ‘niềm tin’ và có thể xử sự như một người bán than!

Lấy nước Mỹ làm thí dụ. Trong hai thế kỷ qua những nhà tư tưởng tự do Mỹ (Liberalism) tiếp tục phong trào khai sáng và tạo những giá trị cấp tiến về chính trị, kinh tế và xã hội. Có nhiều chuyển động tiến bộ không những về mặt tôn giáo, kinh tế và xã hội. Các đại học Mỹ vẫn đứng hàng Top Ten và các trường đại học Harvard, Yale, Princeton, Stanford là nơi sinh viên, kể cả sinh viên Mỹ, mơ ước được vào học và dĩ nhiên là mẫu mực mong ước của nhiều quốc gia khác. Những yếu tố này cho thấy đáng lẽ trình độ dân trí Mỹ rất cao. Nhưng ngay cả mặt trăng cũng có phần đen tối của nó. Theo cuộc thăm dò của Bộ Giáo Dục Mỹ có 44 triệu dân Mỹ không thể đọc và viết cao hơn trình độc lớp 4. Có chừng 11% dân Mỹ không bao giờ đọc báo hàng ngày (12). Về mặt tôn giáo?

Theo thống kê Gallup do Sam Harris trích dẫn, vào cuối thế kỷ 20, có 35% dân chúng Mỹ tin những gì viết trong Thánh kinh chính là lời của Chúa và do đó không thể sai lầm. Có 48% dân Mỹ tin Thánh Kinh là những gì hứng khởi từ Chúa, mặc dù có nhiều đoạn cần hiểu theo nghĩa bóng. Chỉ có 17% nghi ngờ sự hiện diện của Thiên Chúa bằng xương bằng thịt! Thú vị nhất là 46% dân Mỹ tin nguyên văn của thánh kinh về thuyết tạo dựng (13). Có nghĩa là 120 triệu dân Mỹ tuyệt đối tin vào thánh Kinh, một tác phẩm đầu đuôi bất nhất về hình thức cũng như nội dung là từ một đáng toàn trí và toàn năng ’hứng khởi’.

Vòng đai Thánh Kinh (the Bible Belt) ở Mỹ này trong nhiều năm qua đã bỏ phiếu cho những thành phần cực hữu trong đảng Cộng Hòa và việc đắc cử của một ‘sinh viên Yale hạng C’ như Bush con là một thí dụ điển hình. Sam Harris còn nói thêm là các tín đồ Ấn Giáo, Hồi Giáo và Do Thái Giáo đã ‘say’ vì những huyền thoại. Phật giáo không bị nhắc tới! Đây không phải là lần đầu tiên tôi thấy Phật Giáo ‘lọt sổ’. Hai tác giả khác, Onfray (Pháp) và Tom Frame (Úc) cũng để Phật giáo ra ngoài sổ ‘đoạn trường’. Các nhà nghiên cứu Phật Giáo này dựa trên kinh điển, phần lớn kinh hệ Pali. Trên thực tế, lớp vỏ hành nào thuộc về các ‘niềm tin’ trong đạo Phật cần phải vứt bỏ?

Dựa trên các tài liệu thống kê từ các năm 1991 tại Úc cho tới nay, Frame nhận thấy dân Úc càng ngày càng có khuynh hướng từ bỏ niềm tin. Trong mục thăm dò thống kê về ‘tôn giáo’, chánh phủ cho phép dân chúng trả lời hay không tùy ý. Những ô ‘không tôn giáo’ gồm cả những người vô thần (Atheist), Agnostic (Bất khả tri- không biết), những người tin các thuyết nhân bản thế tục (Humanist) hay Duy Lý (Rationalist). Năm 1991 có 12.9% người điền chữ X vào ô ‘No Religion’. Năm 1996 có 16.6% nghĩa là số người vô tôn giáo tăng lên 772,000 trong vòng 5 năm.

Theo Frame số người tuyên bố ‘không tôn giáo’ là những người có học thức cao, giàu có và thường là chuyên gia. Vào năm 2006 con số tuyên bố ‘không tôn giáo’ ở Úc lên tới tỷ lệ 18.7% (tăng lên 27.5% kể từ năm 2001). Số người từ chối trả lời câu hỏi này tăng từ 27.5% kể từ năm 2000. Tổng cộng những người ‘không tôn giáo’ và những người từ chối trả lời là 5,92 triệu, nghĩa là chùng một phần tư (25%) (14) Frame là một mục sư lãnh đạo của Anh Giáo (Church of England), một giáo phái ‘cấp tiến’ hơn giáo hội Ky Tô và Tin Lành khác.

Pamela Bone trong tác phẩm ‘Không tôn giáo khiến bạn có nhiều tự do’, Cô thấy rằng tỷ lệ người ‘vô tôn giáo’ ở Ậu Châu thường cao hơn Úc và các nước Tây phương khác. Điều này cũng có gì lạ nếu độc giả theo dõi phần đầu của bài này, các triết gia Âu Châu trong phong trào khai sáng đã khai tử Chúa từ lâu. Có 70% dân chúng Thụy Điển là những người đã từ bỏ lòng tin, 48% dân Pháp là những người không tôn giáo, Vive la Revolution! Tỷ lệ dân Úc theo Bone là 25%. Ngoan đạo nhất là dân Tây Ban Nha (15%) và Ái Nhĩ Lan (4%).

Có lẽ vì quá ngoan đạo nên cuộc chiến tranh Bắc Ái Nhĩ Lan giữa Thiên Chúa và Tin Lành kéo dài gần như vô tận! Có lẽ cũng như tinh thần khiêm tốn trong khoa học, các người ‘không tôn giáo’ gồm cả những người tin vào các triết lý nhân bản và duy lý là một bộ phận rất gần với thái độ ‘quỷ thần kính nhi viễn chi’ của Khổng Tử và thái độ im lặng của Đức Phật đối với các câu hỏi siêu hình của đệ tử; thái độ mà người Tây phương là agnostic: I DON’T KNOW. Theo Bone những người giữ thái độ bất khả tri tránh được hai cực đoan mà mình không biết: tin mù quáng vào những giáo điều phi lý và bàn luận đến một thế giới mù mịt mà mình không biết.

Hiện nay Phật giáo Tây Tạng không còn xem vấn đề ‘đầu thai’ của các Đức Đạt Lai Lạt Ma là quan trọng nữa. Thay vào đó họ đào tạo nhiều vị tăng tài thông thạo ngoại ngữ (nhất là Anh ngữ) và chú tâm dạy cho người Tây Phương cách hành trì như Thiền Quán. Phật giáo Việt Nam trong nước cũng như hải ngoại có học được một bài học nào từ Phật giáo Tây Tạng không? Cuốn Đường Xưa Mây Trắng của Nhất Hạnh lược bỏ hầu hết các huyền thoại về cuộc đời Đức Phật. Các nhà nghiên cứu Phật học Tây Phương thường giữ thái độ này và đề nghị một loại Phật giáo không có lòng tin (hiểu là mê tín) như Stephen Batchelor, mà tôi sẽ đề cập trong chương sau.

(1) Lê Tôn Nghiêm. Lịch sử Triết học Tây Phương. Đại Nam Taiwan, Reprint 1971, tr 10.
(2) Tarnas, Richard. The Passion of the Western Mind. Pimlico, London, 1996, tr 28
(3) Onfray, Michel. The Atheist Manifesto. Melbourne University Press, 2007, tr 151.
(4) Từ Montaigne (Essais) đến Sartre, cây sậy biết suy nghĩ Pascal, Descartes (Discours de la Method, Meditation) Kant (Critique of Pure Reason) , Malebranche, Spinoza, Locke (Essay on Human Understanding), Flaubert (Madame Bovary) Voltaire (Lettres Philosophiques), Diderot (Encyclopedie) Hume, Berkeley, Rousseau (Du Social Contract), Paine (The Rights of Man) Bergson, Darwin (On theOrigin of Species). Harris, Sam. The End of Faith. Religion, Terror and the Future of Reason.
The Free Press, UK, 2004, tr 105.
(5) Harris, sđd, tr 86
(6) Onfray, sđd, tr 82
(7) Trích lại từ Tarnas, sđd, tr 239
(8) Cassirer, Ernst. The Pholosophy of the Enlightenment. Princeton University Press, 1979, tr 5
(9) Carrister, sđd, tr 134
(10) Harris, sđd tr 21)
(11) Morris, sđd, tr48-49
(12) Moore, Michael. Stupid White Men, Penguin Book, Australia, tr 86.
(13) Harris, sđd, tr 17
(14) Frame, Tom. Losing My Religion. Unbelief in Australia. University of New Wales Press, NSW, 2009, tr 93-94

10-22-2009 11:12:24

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Hai 2022(Xem: 5346)
24 Tháng Ba 2020(Xem: 2891)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA HT THÍCH VIÊN LÝ
13 Tháng Chín 2019(Xem: 4207)
.....Thước đo giá trị của một xã hội không phải lớn hay nhỏ, dài hay ngắn mà chính là những truyền thống đặc hữu có khả năng nâng cao khả tính dân chủ của mọi người dân và, thước đo giá trị đó đã được thể hiện sinh động trong giáo pháp vi diệu của Đức Phật. Với quá trình lịch sử hơn 2600 năm hoằng hoá, nó chứng tỏ được sức sống kỳ diệu và xác định rõ quyền bình đẳng của mọi tầng lớp trong các sinh hoạt Phật sự.
29 Tháng Bảy 2016(Xem: 7181)
Hầu hết chúng ta đang đi tìm gì? Mỗi người trong chúng ta muốn được gì? Nhất là giữa thời thế tao loạn này, mọi người đều muốn tìm một thứ an bình nào đó, một thứ hạnh phúc nào đó, nơi trú ẩn nào đó, vì thế chúng ta cần phải tìm cho ra chúng ta muốn tìm kiếm gì trên cuộc đời này, điều ấy dĩ nhiên là vô cùng quan trọng, phải thế không? Chúng ta cần phải biết đang đi tìm cái gì, chúng ta đang cố gắng khám phá ra điều gì.
16 Tháng Bảy 2016(Xem: 6661)
Hiện tại, chúng ta đang ở thế kỷ hai mươi mốt, và dĩ nhiên sự phát triển về vật chất đã lên đến một mức độ rất cao, rất tân tiến. Nhân loại vẫn còn một số đông thật sự quan tâm đến tín ngưỡng tôn giáo. Có những thảm họa đáng tiếc đã xảy ra, như là chủ nghĩa khủng bố và những điều tương tự, nhưng đây rõ ràng là vì người ta thiếu một tầm nhìn xa.