Đạo Sikh: Vài Nét Về Giáo Lý Và Đặc Điểm Tín Đồ Đạo Sikh

08 Tháng Tám 201200:00(Xem: 12605)

VÀI NÉT VỀ GIÁO LÝ
VÀ ĐẶC ĐIỂM TÍN ĐỒ ĐẠO SIKH

Sau sự từ chối cương quyết của bà Sonia Gandhi, chức Thủ tướng Ấn Độ đã được chuyển cho ông Manmohan Singh. Ông là người theo đạo Sikh đầu tiên trong lịch sử Ấn Độ được giữ trọng trách này. Vậy đạo Sikh là một tôn giáo như thế nào?

Giáo lý cơ bản của đạo Sikh.

Trong số các tôn giáo lớn trên thế giới, Đạo Sikh thuộc vào hàng sinh sau đẻ muộn nhất. Đạo này do Khai tổ Guru Nanak sáng lập vào thế kỷ 15 tại bang Punjab. Có người nhầm đạo Sikh với đạo Hindu. Quan điểm cho rằng đạo Sikh là một nhánh của đạo Hindu là sai lầm, thậm chí đó còn là một điều xúc phạm đến những tín đồ đạo Sikh.

Trong tiếng puljab, "Sikh" có nghĩa là "học trò", hoặc "môn đệ", còn những người Sikh là "học trò của các Guru". Đạo Sikh không có các giáo chức, nhưng trong các gurdwaras (đền thờ của đạo Sikh) thường có những người có khả năng đọc được Sách kinh, gọi là Granthi, đứng ra trông coi việc đạo. Tuy nhiên, họ không phải là chức sắc tôn giáo.

Sánh kinh cơ bản của đạo Sikh là Adi Granth, thường được gọi là Guru Granth Sahib.

Giáo lý của đạo Sikh dựa trên những tín điều mà Guru Khải tổ Nanak và 9 vị Guru Thế tổ khác truyền lại. Nội dung chủ yếu gồm: Đạo Sikh là một đơn thần giáo, nghĩa là chỉ thờ duy nhất một vị thần, đó là Chúa Trời. Chúa Trời tạo ra vũ trụ, sự tồn tại của vũ trụ phụ thuộc vào ý chí của Chúa Trời. Chúa Trời đã, đang và sẽ tồn tại mãi. Chúa Trời không có hình thù, không có giới tinh, chưa bao giờ và sẽ không bao giờ mang hình dáng con người trên Trái đất. Cốt lõi cuả Chúa Trời là sự thật, Chúa Trời không hận thù, không sợ hãi, Chúa Trời đến với nhân loại trên toàn thế gian thông qua lời nói được phát ra bởi các Guru - người Thày cả, được thể hiện dưới hình thức các shabads. Đạo Sikh nhấn mạnh sự bình đẳng về xã hội và giới tính, nhấn mạnh tới việc làm điều thiện hơn là thực hành các nghi lễ. Các tín đồ đạo Sikh tin rằng, muốn đạt tới cuộc sống tốt đẹp thì cần phải luôn luôn giữ đức tin trong trái tim, khối óc, phải làm việc chăm chỉ và trung thực, phải đối xử bình đẳng với tất cả mọi người, phải có lòng hảo tâm trước những người kém may mắn hơn và phải phục vụ mọi người.

Điều cốt lõi nhất của đạo Sikh là trạng thái tôn giáo tại tâm của các cá nhân. Tín đồ đạo Sikh tránh các hành vi mê tín, không hành hương, không thờ tượng, ít xây các điện thờ và thực hành các nghi lễ "mù quáng". Họ cho rằng, cần tu thân ngay trong cuộc sống hiện tại và vượt lên những vất vả khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Họ không chấp nhận phương thức sống thụ động, thoát tục, trở thành tu sĩ hoặc chọn lối sống ẩn dật để trốn tránh cuộc sống thực tại.

Hiện đạo Sikh có khoảng 20 triệu tín đồ, đa số sống ở bang Punjab, Ấn Độ. Tại Anh quốc có khoảng nửa triệu tín đồ đạo Sikh. Tại Canada có 225.000 tín đồ và tại Mỹ có 100.000 tín đồ. Đạo Sikh không chú trọng đến việc tiếp nhận thêm tín đồ, nhưng nếu ai muốn cải đạo Sikh cũng sẽ được hoan nghênh.

Một số điểm đặc trưng của tín đồ đạo Sikh

blank
Đền Vàng - khu vực thiêng liêng của người theo đao Sikh

Phần lớn giáo tục của đạo Sikh đều liên quan đến Khalsa. Khalsa chỉ là một nhóm thiểu số trong các tín đồ đạo Sikh, nhưng quan điểm và những dấu hiệu của họ có tầm ảnh hưởng quyết định tới toàn bộ cộng đồng. Những Khalsa luôn chứng tỏ sự trung thành với giáo lý của Đạo Sikh bằng việc mang trên mình 5 dấu hiệu tôn giáo đặc trưng nhất. Các dấu hiệu đó đều bắt đầu bằng chữ cái K nên được gọi là Ngũ K, gồm Kesh (không cắt tóc), Kara (vòng kim loại), Kanga (lược gỗ), Kaccha (đồ lót bằng bông) và Kirpan (kiếm). Chiếc khăn trùm đầu không phải là một trong Ngũ K, nhưng các nam tín đồ đạo Sikh thường đội để che bộ tóc không bao giờ cắt của họ. Chính vì thế, những người đàn ông theo đạo Sikh thường rất dễ nhận ra trong đám đông bởi chiếc khăn trùm đầu và bộ râu quai nón ấn tượng của họ. Nhưng không phải ai đội khăn trùm đầu và để râu quai nón cũng đều là Khalsa. Các Khalsa phải tuân theo giới luật riêng, trong đó có những điều cấm kỵ như hút thuốc, ăn thịt các con vật được đem hiến tế, ngoại tình. Họ phải đọc kinh và cầu nguyện vào buổi sáng và buổi tối.

Họ tên của các nam tín đồ đạo Sikh bao giờ cũng có thành tố Singh (có nghĩa là Sư tử) đứng ở cuối. Thành tố đó đối với nữ giới là Kaur (Công chúa). Vì thế khi xưng hô với một người theo đạo Sikh thì phải dùng họ hoặc chức danh của người đó chứ không thể gọi trống không là ông Singh.

Nơi thờ tự của đạo Sikh gọi là Gurdwara, theo tiếng punjab có nghĩa là "cổng vào guru". Đạo Sikh sử dụng lịch riêng gọi là Lịch Nanakshahi, dựa trên Dương lịch. Năm sinh của guru Khai tổ Nanakh (1469) được lấy làm mốc năm 1 của Lịch này.

Một số hình ảnh về đạo Sikh

  • Lại Vĩnh Mùi (tổng hợp)

Source: http://vietbao.vn/The-gioi/Vai-net-ve-giao-ly-va-dac-diem-tin-do-Dao-Sikh/20136260/162/

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Năm 2016(Xem: 7767)
Hiện nay, vấn đề tín ngưỡng trở thành một trong những nhu cầu không thể thiếu trong bất cứ quốc gia nào; cho dù một quốc gia duy vật khắc khe, việc tín ngưỡng không được bộc lộ công khai, nhưng một cá nhân đối diện trước những khổ đau, vấn nạn bức bách, họ sẽ hướng về đâu để hy vọng thoát những khổ đau, tai ương hay mong cầu một lý tưởng nào đó sẽ trở thành hiện thực khi mà xã hội và luật pháp không giúp họ toại nguyện?
25 Tháng Ba 2016(Xem: 7020)
Trong những năm gần đây, khái niệm tâm linh được định hình và đi vào đời sống hiện thực. Vậy tâm linh là gì, sao không dùng một từ quen thuộc hơn là linh hồn, mà các từ tương đương ở tiếng Anh hay tiếng Pháp là Soul hay Âme?
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 11353)
Để giúp độc giả, tôi sẽ trình bày một bản tổng hợp giáo lý của các thuyết phục chính yếu về tôn giáo và triết học của ngài Long Thọ .Điểm xuất phát tốt nhất cho bản giải thích học thuyết là lý thuyết về nhị đế (satyadvaya): một chân lý quy ước thế tục (samvrtisatya) phục vụ như một phương pháp hữu hiệu để đạt đến chân lý tối hậu (paramarthasatya).
31 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6587)
Sự thực lịch sử dứt khoát, trong Veda không có dấu vết của ý tưởng nghiệp và luân hồi như phổ thông được hiểu ngày nay cả trong Ấn giáo. Ý nghĩa nghiệp và luân hồi, giải thoát, là trọng điểm giáo nghĩa của Phật.
17 Tháng Tám 2015(Xem: 7299)
Tư tưởng mộng mơ thời cổ đại Ấn Độ, họ chưa giải thích được những biểu hiện thiên nhiên và hoàn cảnh quanh mình. Khái niệm thần khải là điều không thể tránh từ cổ chí kim. Có xã hội không mỹ thuật không triết học, nhưng xã hội nào mà không có tôn giáo, không có một hệ thống tín ngưỡng riêng.
10 Tháng Năm 2015(Xem: 12042)
Nhị đế là tục đế và chân đế, còn gọi là chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối hay chân lý thế gian và chân lý xuất thế gian.
28 Tháng Tư 2015(Xem: 12183)
Tờ Thời Luận San Francisco (San Francisco Chronicle) một nhật báo lớn của Mỹ, ngày 17 tháng 9 năm 2008 có đăng một bài mang tựa: "Đạo Ki-tô đang phát triển nhanh chóng ở Mông Cổ, các nhà truyền giáo đã cải đạo cho hàng nghìn người trong khi những người Phật Giáo đang nơm nớp lo sợ là truyền thống văn hóa của mình sẽ bị mất đi"
15 Tháng Ba 2015(Xem: 7201)
Trong những năm gần đây, khái niệm tâm linh được định hình và đi vào đời sống hiện thực. Vậy tâm linh là gì, sao không dùng một từ quen thuộc hơn là linh hồn, mà các từ tương đương ở tiếng Anh hay tiếng Pháp là Soul hay Âme?