Ý thức mới trong văn nghệ và triết học

01 Tháng Bảy 201316:27(Xem: 6918)
Ý THÚC MỚI TRONG VĂN NGHỆ VÀ TRIẾT HỌC 
Phạm Công Thiện
(Luận về ý thức mới sau mười năm lang bạt)
Tặng Phạm Trung Cang, Phạm Thế Hùng, Phạm Hoàng Dũng, Phạm Quốc Khanh,
Phạm Ngọc Hoa, Phạm Ngọc Thanh, Phạm Ngọc Bích

blankGỬI MỘT NGƯỜI ĐỌC KHÔNG QUEN
CÙNG CHÁY MỘT THỨ LỬA THIÊNG NHƯ TÔI
CÙNG ĐƯỢC NUÔI BẰNG MỘT THỨ NƯỚC ĐIÊN NÀO ĐÓ CHẢY TRÔI NHƯ TÔI
CÙNG SỐNG NHƯ TÔI ĐANG SỐNG
CHÁY
VÀ CHẢY
CHÁY VÀ CHẢY KHÔNG NGỪNG…

Sài Gòn ngày 25 tháng 4 năm 1970

Bức thư này được viết ra để đóng lại mười năm và mở ra mười năm khác. Nhân dịp quyển Ý thức mới trong văn nghệ và triết học được tái bản lần thứ tư; ông Thanh Tuệ, giám đốc nhà xuất bản An Tiêm có ý muốn tôi viết đôi lời gọi là “sau mười năm lang bạt nhìn lại ý thức mới…”

Tôi thực sự bắt đầu viết quyển Ý thức mới trong văn nghệ và triết học vào năm 1960 (thực sự khởi từ năm 1959), nghĩa là lúc tôi được mười tám và mười chín tuổi. Bây giờ tôi gần 30 tuổi. Bao nhiêu nước chảy trôi phăng qua cầu trong mười năm trời. Bây giờ nhìn lại chặng đường xưa, tôi không ngờ lúc 18 – 19 tuổi tôi lại thông minh dễ thương như vậy, rồi nhớ lại lúc 13-14 tuổi cho đến lúc 16 tuổi, tôi đã xuất bản một quyển, sách về ngôn ngữ học và đã viết trên 20 quyển sách về văn học quốc tế và ngôn ngữ học (trong đó có một quyển mà Nguyễn Hiến Lê đề tựa giới thiệu và ngạc nhiên không ngờ tôi mới 16 tuổi), sau này khi tôi được 18 tuổi thì tôi đốt sạch hết tất 20 quyển ấy!
pdf_download_2
XEM NỘI DUNG:
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Năm 2016(Xem: 7770)
Hiện nay, vấn đề tín ngưỡng trở thành một trong những nhu cầu không thể thiếu trong bất cứ quốc gia nào; cho dù một quốc gia duy vật khắc khe, việc tín ngưỡng không được bộc lộ công khai, nhưng một cá nhân đối diện trước những khổ đau, vấn nạn bức bách, họ sẽ hướng về đâu để hy vọng thoát những khổ đau, tai ương hay mong cầu một lý tưởng nào đó sẽ trở thành hiện thực khi mà xã hội và luật pháp không giúp họ toại nguyện?
25 Tháng Ba 2016(Xem: 7028)
Trong những năm gần đây, khái niệm tâm linh được định hình và đi vào đời sống hiện thực. Vậy tâm linh là gì, sao không dùng một từ quen thuộc hơn là linh hồn, mà các từ tương đương ở tiếng Anh hay tiếng Pháp là Soul hay Âme?
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 11356)
Để giúp độc giả, tôi sẽ trình bày một bản tổng hợp giáo lý của các thuyết phục chính yếu về tôn giáo và triết học của ngài Long Thọ .Điểm xuất phát tốt nhất cho bản giải thích học thuyết là lý thuyết về nhị đế (satyadvaya): một chân lý quy ước thế tục (samvrtisatya) phục vụ như một phương pháp hữu hiệu để đạt đến chân lý tối hậu (paramarthasatya).
31 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6588)
Sự thực lịch sử dứt khoát, trong Veda không có dấu vết của ý tưởng nghiệp và luân hồi như phổ thông được hiểu ngày nay cả trong Ấn giáo. Ý nghĩa nghiệp và luân hồi, giải thoát, là trọng điểm giáo nghĩa của Phật.
17 Tháng Tám 2015(Xem: 7300)
Tư tưởng mộng mơ thời cổ đại Ấn Độ, họ chưa giải thích được những biểu hiện thiên nhiên và hoàn cảnh quanh mình. Khái niệm thần khải là điều không thể tránh từ cổ chí kim. Có xã hội không mỹ thuật không triết học, nhưng xã hội nào mà không có tôn giáo, không có một hệ thống tín ngưỡng riêng.
10 Tháng Năm 2015(Xem: 12049)
Nhị đế là tục đế và chân đế, còn gọi là chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối hay chân lý thế gian và chân lý xuất thế gian.
28 Tháng Tư 2015(Xem: 12193)
Tờ Thời Luận San Francisco (San Francisco Chronicle) một nhật báo lớn của Mỹ, ngày 17 tháng 9 năm 2008 có đăng một bài mang tựa: "Đạo Ki-tô đang phát triển nhanh chóng ở Mông Cổ, các nhà truyền giáo đã cải đạo cho hàng nghìn người trong khi những người Phật Giáo đang nơm nớp lo sợ là truyền thống văn hóa của mình sẽ bị mất đi"
15 Tháng Ba 2015(Xem: 7202)
Trong những năm gần đây, khái niệm tâm linh được định hình và đi vào đời sống hiện thực. Vậy tâm linh là gì, sao không dùng một từ quen thuộc hơn là linh hồn, mà các từ tương đương ở tiếng Anh hay tiếng Pháp là Soul hay Âme?