Giới thiệu tác phẩm PHẬT GIÁO VÀ XÃ HỘI

13 Tháng Chín 201910:23(Xem: 4274)


70258830_711421489329856_4722685793175339008_o

69758080_711421542663184_393800539143405568_oxin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả tác phẩm,

📚PHẬT GIÁO VÀ XÃ HỘI - Tác Giả HT Thích Viên Lý
.....Thước đo giá trị của một xã hội không phải lớn hay nhỏ, dài hay ngắn mà chính là những truyền thống đặc hữu có khả năng nâng cao khả tính dân chủ của mọi người dân và, thước đo giá trị đó đã được thể hiện sinh động trong giáo pháp vi diệu của Đức Phật. Với quá trình lịch sử hơn 2600 năm hoằng hoá, nó chứng tỏ được sức sống kỳ diệu và xác định rõ quyền bình đẳng của mọi tầng lớp trong các sinh hoạt Phật sự.
Đức Phật dạy: “Sau khi Như Lai nhập diệt, các con hãy lấy giáo pháp và giới luật làm thầy”. Bức Thông điệp lớn nhưng ngắn gọn và vô cùng giá trị này cho thấy, trong Phật Giáo không có bất cứ ai có thẩm quyền quyết định một cách độc đoán và, đó chính là giá trị truyền thống bất biến của Phật Giáo cần được bảo lưu và phát huy đúng mức.
Một cách tổng quan, toàn bộ giáo lý Phật Giáo là một mô hình dân chủ tuyệt hảo khi mọi người con Phật tinh tấn tu tập trong tinh thần Lục Hoà để tự giải thoát mình ra khỏi vô minh khổ đau nhưng đồng lúc cũng hết lòng giúp đỡ mọi người thành tựu những gì mà bản thân mình mơ ước được thành tựu.
Tác phẩm Phật Giáo và Xã Hội này chỉ phản ánh một phần nhỏ những giá trị lớn về sự liên quan mật thiết giữa Phật Giáo và xã hội nhất là những giải pháp thù ứng mà Đức Phật đã khai thị nhằm giúp cho xã hội thái bình, muôn sinh an lạc. Với tinh thần cầu thị, rất mong sự góp ý của những bậc thiện hữu tri thức xa gần.
"Trích lời nói đầu của HT Thích Viên Lý" - sách Phật Giáo Và Xã Hội
Quý độc giả có nhu cầu xin vui lòng liên lạc:
Chùa Điều Ngự 14472 Chestnut St., Westminster, CA 92683 (714) 890-9513.
Chùa Diệu Pháp - 311 E. Mission Rd., San Gabriel, CA 91776 - (626) 614-0566.

XIN CLICK VÀO LINK BÊN DƯỚI ĐỂ XEM TOÀN BỘ NỘI DUNG

PHẬT GIÁO VÀ XÃ HỘI

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Ba 2016(Xem: 7022)
Trong những năm gần đây, khái niệm tâm linh được định hình và đi vào đời sống hiện thực. Vậy tâm linh là gì, sao không dùng một từ quen thuộc hơn là linh hồn, mà các từ tương đương ở tiếng Anh hay tiếng Pháp là Soul hay Âme?
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 11353)
Để giúp độc giả, tôi sẽ trình bày một bản tổng hợp giáo lý của các thuyết phục chính yếu về tôn giáo và triết học của ngài Long Thọ .Điểm xuất phát tốt nhất cho bản giải thích học thuyết là lý thuyết về nhị đế (satyadvaya): một chân lý quy ước thế tục (samvrtisatya) phục vụ như một phương pháp hữu hiệu để đạt đến chân lý tối hậu (paramarthasatya).
31 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6587)
Sự thực lịch sử dứt khoát, trong Veda không có dấu vết của ý tưởng nghiệp và luân hồi như phổ thông được hiểu ngày nay cả trong Ấn giáo. Ý nghĩa nghiệp và luân hồi, giải thoát, là trọng điểm giáo nghĩa của Phật.
17 Tháng Tám 2015(Xem: 7299)
Tư tưởng mộng mơ thời cổ đại Ấn Độ, họ chưa giải thích được những biểu hiện thiên nhiên và hoàn cảnh quanh mình. Khái niệm thần khải là điều không thể tránh từ cổ chí kim. Có xã hội không mỹ thuật không triết học, nhưng xã hội nào mà không có tôn giáo, không có một hệ thống tín ngưỡng riêng.
10 Tháng Năm 2015(Xem: 12047)
Nhị đế là tục đế và chân đế, còn gọi là chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối hay chân lý thế gian và chân lý xuất thế gian.
28 Tháng Tư 2015(Xem: 12187)
Tờ Thời Luận San Francisco (San Francisco Chronicle) một nhật báo lớn của Mỹ, ngày 17 tháng 9 năm 2008 có đăng một bài mang tựa: "Đạo Ki-tô đang phát triển nhanh chóng ở Mông Cổ, các nhà truyền giáo đã cải đạo cho hàng nghìn người trong khi những người Phật Giáo đang nơm nớp lo sợ là truyền thống văn hóa của mình sẽ bị mất đi"
15 Tháng Ba 2015(Xem: 7201)
Trong những năm gần đây, khái niệm tâm linh được định hình và đi vào đời sống hiện thực. Vậy tâm linh là gì, sao không dùng một từ quen thuộc hơn là linh hồn, mà các từ tương đương ở tiếng Anh hay tiếng Pháp là Soul hay Âme?
28 Tháng Hai 2015(Xem: 13125)
Nhị Nguyên là Pháp rất sâu xa và tế nhị đối với những người tu học, vì nhận được ra nó thật là quá khó rồi thì nói gì siêu việt nó. Mà không vượt lên khỏi Nhị Nguyên thì muôn kiếp vẫn loanh quanh trong Tam giới không làm sao bước ra được