Lời Tựa

02 Tháng Hai 201200:00(Xem: 3009)

J. KRISHNAMURTI
LỬA TRONG CÁI TRÍ
Đối thoại cùng J. Krishnamurti
FIRE IN THE MIND
Dialogues with J. Krishnamurti
Pupul Jayakar
Lời dịch: Ông Không – Tháng 2-2012 –

Lời tựa

 

T

ìm hiểu bằng sự ngờ vực, thâm nhập một cách nghi ngờ là sự tiến hành tinh thần thực sự. Đây là tôn giáo thực sự.

 Madras, ngày 14 tháng 1 năm 1981

 

Tuyển tập về những đối thoại của J. Krishnamurti là sự tôn kính của tôi đối với một người cách mạng tôn giáo sâu thẳm, khẳng định một lời giảng của từ bi và tự do.

 Krishnamurti – bạn bè của anh gọi là Krishnaji – đã phủ nhận tất cả uy quyền. Anh tìm kiếm một nhận biết tổng thể thiêng liêng và một tự do của cái trí khỏi những phản hồi thuộc phản ứng. Anh coi tất cả những niềm tin và những lý tưởng như những ảo tưởng khập khễnh mà biến dạng sự liên hệ của con người cùng thiên nhiên và con người, và tạo ra những xung đột tại mọi mức độ của sống.

 Sự tiếp cận đến sự khám phá sự thật của Krishnaji có liên quan đến ngày hôm nay cũng như trong hàng thế kỷ sắp tới.

*

 

Tháng 10 năm 1947, hai tháng sau Độc lập, từ Ojai, California, Krishnaji quay lại Ấn độ, sau khi vắng mặt trên chín năm. Một Ấn độ mong chờ anh. Sự chia cắt đã để lại một dấu vết của những thảm sát và hận thù làm tổn thương tinh thần quốc gia.

 Krishnaji đang ở tại Bombay và, không giống như những viếng thăm Ấn độ trước kia, anh sẵn sàng nói chuyện vào những buổi sáng và những buổi chiều. Những người tìm kiếm đến ngồi quanh anh và hỏi han anh về những vấn đề mà họ cảm thấy quan trọng đối với một hiểu rõ về những sống riêng của họ và đối với sự thức dậy mới mẻ của quốc gia. Hầu hết những người đó đều là những người trẻ tuổi – những người đấu tranh cho tự do đã mất hết ảo tưởng trong kết quả của tự do, bị hoang mang và tuyệt vọng bởi những tham vọng, thèm khát quyền hành, nịnh bợ và những diễn thuyết giả tạo đã phơi bày ngay sau Độc lập. Nhiều con người sáng tạo đến gặp anh: những thi sĩ, những họa sĩ, những thầy tu và những khất sĩ – háo hức thâm nhập, tha thiết bàn luận về sự thật và sự sáng tạo. Cũng có những người chất nặng đau khổ tìm đến vị thánh nhân để nhận được sự chữa trị.

 Sự hiện diện uy nghi của Krishnaji cùng những huyền thoại và những thần thoại vây quanh sống niên thiếu của anh tạo ra một ảnh hưởng mạnh mẽ vào nhiều người trong chúng tôi, cả người trẻ lẫn người già. Bằng sự đơn giản lạ thường và phủ nhận tất cả thứ bậc, Krishnaji nói chuyện hiệp thông cùng chúng tôi. Anh đưa chúng tôi vào cánh đồng nhận biết của những quan tâm của anh, khiến cho chúng tôi có thể đặt ra những nghi vấn và bộc lộ những đau khổ, những sợ hãi và những hy vọng của chúng tôi.

 Nhờ vào suốt những tháng này ở Bombay mà đối thoại nảy sinh như một phương cách của thâm nhập vào ý thức. Nó là một tiếp cận mà sẽ trở thành tâm điểm cho lời giảng của Krishnaji.

 Có một truyền thống cổ xưa của sự giảng thuyết ở Ấn độ mà nhấn mạnh vào đối thoại và nghi ngờ như mấu chốt dẫn đến sự khám phá sự thật. Nhưng Krishnaji phủ nhận thứ bậc vốn có sẵn trong một đối thoại giữa đạo sư và môn đồ. Không có những ràng buộc. Không đạo sư, không quyển sách, không truyền thống nào có thể trao tặng những đáp án cho những nghi vấn của sống, cũng không giải thoát cái trí con người khỏi ngục tù. Người tìm kiếm, người nghi vấn, người đau khổ phải đảm nhận sự trách nhiệm tổng thể.

 Thoạt đầu chúng tôi, những người lắng nghe cảm thấy khó khăn vô vàn khi theo sát điều gì nằm sau những từ ngữ của anh. Chỉ một ít người nhận ra rằng có một bên trong mà có thể được khám phá hay thâm nhập. Bằng sự kiên nhẫn vô hạn, Krishnaji nhấn mạnh lặp đi lặp lại về sự cần thiết phải khiến cho cái trí chậm lại, ngập ngừng, thăm dò, chất vấn không kiêng dè, nhìn ngắm sự suy nghĩ mà không nhận xét, và nhận biết sự suy nghĩ như ‘cái gì là’.

 Chúng tôi đã được nuôi dưỡng bởi một truyền thống giáo dục mà đã nhấn mạnh vào sự lý luận và sự nhận biết về phía bên ngoài như sự kiện thực sự và chúng tôi đã thấy cái trí tôn giáo được đặt nền tảng trên niềm tin và trung thành. Thoạt đầu chúng tôi phát giác rằng không thể lắng nghe và nhận biết cái gì sâu thẳm trong chúng tôi. Tuy nhiên, có một khao khát để tìm kiếm cái đó mà giấu giếm ngay tại gốc rễ của cái trí con người.

 Do một thúc đẩy tự nguyện phía bên trong, một hình dạng đang định hình. Krishanaji ngồi cùng chúng tôi trong một vòng tròn, bằng một mãnh liệt vô cùng đang lắng nghe những nghi vấn được đưa ra bởi những người tham gia. Không bao giờ có một đáp án tức khắc, anh ngừng lại, đưa ra một nghi vấn phản lại, quẳng lại nghi vấn đó cho người hỏi. Anh thấy rằng trong tình huống này anh có thể hiệp thông thăm thẳm cùng những cái trí của những người bạn của anh, cuốn hút những cái trí lại gần và hiểu rõ bản chất của những chướng ngại mà chúng gặp phải trong khi nhận biết sự suy nghĩ mà không biến dạng. Anh hiểu rõ khi nào những nghi vấn được đưa ra từ sự nhận biết hiệp thông hay, khi nào trong sự tiến hành của đang lắng nghe một nghi vấn-phản lại được sinh ra từ ký ức đang định hình như sự suy nghĩ trong bộ não, lúc đó ý thức bị tách rời, lúc đó không có đang lắng nghe thăm thẳm.

 Điều cốt lõi là phải lắng nghe Krishnaji bằng mãnh liệt, phải lắng nghe một cách phê bình, thậm chí phải thách thức anh. Bởi vì chỉ khi bị thách thức thì những đáp lại của Krishnaji mới cuốn hút những thấu triệt vô hạn. Và tuy nhiên nếu những cái trí của chúng tôi không hiểu rõ, bằng thanh thản, bằng chiếu cố khoan dung, không nỗ lực, Krishnaji sẽ nói: ‘Chúng ta hãy bắt đầu lại. Đó là kiên nhẫn. Kiên nhẫn đó không có thời gian. Không kiên nhẫn có thời gian.’

 Sự tiếp cận của Krishnaji hoàn toàn mới mẻ, đang đòi hỏi từ chúng tôi năng lượng để lắng nghe, để nhận biết, để chất vấn và được chất vấn. Cũng vậy, đối với Krishnamurti nó là một thách thức. Có thể rằng những thấu triệt mới mẻ đang nảy ra khi anh thâm nhập. Anh nhiệt tình thức dậy trong chúng tôi một thông minh mà đã không rõ ràng và vững vàng, mà không bị quy định bởi những từ ngữ. Chính là một cái trí như thế nên chúng tôi mới có thể cùng anh thực hiện chuyến hành trình vào những chiều sâu của ý thức. ‘Trong ngay động thái của đang lắng nghe không nỗ lực, những điều lạ thường xảy ra, ánh sáng xuyên thủng sự tối tăm.’

 Nhận biết sự hoang mang và không khả năng để lắng nghe của chúng tôi, anh hỏi, ‘Hiểu rõ về chính mình là gì?’ Làm thế nào bạn biết về chính bạn? Liệu nó ở trong đang quan sát một suy nghĩ đang nảy ra? Chúng ta miễn cưỡng buông bỏ suy nghĩ đầu tiên và thế là có một xung đột? Hay hiểu rõ về chính mình là dập tắt suy nghĩ đầu tiên và nhận biết suy nghĩ thứ hai và kế tiếp suy nghĩ thứ ba, kế tiếp buông bỏ suy nghĩ thứ ba và theo sát suy nghĩ thứ tư, đến độ có một tỉnh táo và một nhận biết liên tục về chuyển động của sự suy nghĩ và một năng lượng hiện diện được sinh ra từ sự chú ý?

 Rủi thay, hầu như không có bất kỳ ghi lại nào của những đối thoại đầu tiên ngoại trừ vài ghi chú được giữ gìn bởi vài người chúng tôi mà đã tập hợp quanh anh.

 Suốt những năm 1950 – thật ra, hàng năm – Krishnaji đi đến Ấn độ và phương Tây. Vào đầu những năm 1960, anh quay lại từ phương Tây đang sôi sục trong thế giới công nghệ và khoa học và năng lượng bừng bừng đang được giải phóng mà chắc chắn sẽ thay đổi ý thức của con người và sinh ra những áp lực bùng nổ vào nhân loại. Bằng mắt của sự tiên tri, anh nhìn sang những thế kỷ sắp tới và nhận biết tốc độ chóng mặt của sự thay đổi sẽ xảy ra cùng sự mở khóa những bí mật của thiên nhiên và sự sinh sản những kỹ năng mà có thể thao túng và cấu trúc điều gì được khám phá. Anh có những hàm ý của một tìm kiếm tập thể cho sự thông minh nhân tạo mà sẽ khiến cho những kỹ năng nào đó của con người trở thành vô dụng.

 Những đối thoại đã gánh vác một chất lượng và trọng trách mới mẻ; một tinh tế của thâm nhập đang thay đổi những tiến hành nhận biết. Mỗi tế bào trong bộ não của Krishnaji dường như thức dậy. Nhận biết được mọi chuyển động, mọi âm thanh, ở bên ngoài và bên trong, tại sâu thẳm anh đang thâm nhập vào bản chất của cái trí khoa học và cái trí tôn giáo – hai cái trí duy nhất có thể còn sống sót trong nhiều thế kỷ sắp tới.

 ‘Cái gì đó mới mẻ đang xảy ra, mà chúng ta không nhận biết được,’ anh nói. ‘Chúng ta không nhận biết được ý nghĩa, dòng chảy, chất lượng năng động của sự thay đổi đó. Không có thời gian.’

 

Cái trí khoa học cùng sự lý luận của nó, sự chính xác của nó, sự tìm hiểu của nó, nghiên cứu tỉ mỉ thế giới bên ngoài của thiên nhiên, nhưng điều này không dẫn đến một hiểu rõ bên trong về những sự vật; nhưng một hiểu rõ bên trong sáng tạo một hiểu rõ bên ngoài. Chúng ta là kết quả của những ảnh hưởng bên ngoài. Cái trí khoa học chính xác và rõ ràng trong sự nghiên cứu của nó. Nó không là cái trí từ bi, bởi vì nó đã không hiểu rõ về chính nó.

 

 Bombay, ngày 8 tháng 3 năm 1961

 

Cái trí tôn giáo có thể suy nghĩ chính xác, không dựa vào những tích cực hay những tiêu cực; thế là, cái trí đó có thể chứa đựng cái trí khoa học trong nó. Nhưng cái trí khoa học không thể chứa đựng cái trí tôn giáo bởi vì nó được đặt nền tảng trên thời gian, hiểu biết; nó bị bám rễ trong thành công và thành tựu. Cái trí tôn giáo là cái trí cách mạng thực sự. Nó không là một phản ứng đến điều gì đã là. Cái trí tôn giáo là cái trí duy nhất mà có thể đáp lại một cách tổng thể đến sự thách thức hiện tại và đến tất cả những thách thức, tại mọi thời gian.

 Bombay, ngày 1 tháng 3 năm 1961

Có sự đam mê và một khẩn thiết trong những đối thoại của anh. Anh đòi hỏi một đột biến trong bộ não của con người để cho sự tự động và những vật dụng công nghệ không thể đảm trách vai trò vô nhân đạo của ông chủ. Muốn có điều này, sự thâm nhập vào cái bên trong không thể bị bỏ quên nữa. Tuy nhiên nó vẫn chưa được thăm dò bởi cái trí khoa học. Sự thông minh mà con người bị thiếu sót là rằng, cái trí là gốc rễ của cái máy tạo tác-vấn đề này. Chính là trong cánh đồng của sự nhận biết, có sẵn sự tự do cuối cùng của nhân loại.

 ‘Điều gì được cần đến,’ Krishnaji nói, ‘là một cái trí vận hành một cách tổng thể. Trong khi cái trí khoa học bị kỷ luật, cái trí tôn giáo bùng nổ mà không có kỷ luật. Hiểu rõ về chính mình là cốt lõi bởi vì chỉ một cái trí trong hiểu rõ về chính mình mới triệt tiêu, cho phép cái trí mới mẻ hiện diện.’

 ‘Sự đột biến của cái trí con người không ở trong cái bên ngoài nhưng trong những chiều sâu của ý thức,’ trong những ngõ ngách và hóc hẽm tối tăm đó của bộ não nơi cái nguyên thủy, cái cổ xưa, và cái bị kềm chế đang nằm ngủ im lìm. Cùng mãnh liệt vô cùng, anh hỏi: ‘Liệu người ta có thể sống bằng hai mắt và hai tai mà chứa đựng tổng thể của quá khứ, sự đột biến; đó là cách mạng.’

Krishnaji đang thâm nhập cái trí riêng của anh, đang dò dẫm sâu hơn và sâu hơn vào ý thức, đang thám hiểm sự tối tăm và cái không biết được. ‘Tôi thấy,’ anh nói, ‘đang thâm nhập vào chính tôi hàm ý cùng chuyển động như đang thám hiểm không gian – khi năng lượng thâm nhập, nó tập hợp động lượng.’

Trong một đối thoại khác, đang thâm nhập sâu thêm, anh nói, ‘Khi bộ não hoàn toàn chú ý, đang lắng nghe điều gì đang được nói – một trạng thái của hiện tại đang sống – và một cách tự phát đang tự thâm nhập, lúc đó sự chú ý có chất lượng của lửa bừng bừng.’ Sự mãnh liệt của đang lắng nghe và sự thâm nhập tự phát cắt đứt mấu chốt hóc búa. Sự nhận biết không còn trôi chảy trong một dòng chảy ngang. ‘Ý thức như chuyển động của thời gian và đo lường không còn hiện diện.’ Toàn bộ não vận hành.

Ở phương Tây, anh đang thực hiện những đối thoại cùng những người vật lý, những người sinh học hóa học, những kỹ sư về gien và những người đang thiết kế những máy tính và đang sáng chế sự thông minh nhân tạo. Cùng lúc anh đang thâm nhập vào những nghi vấn của thời gian và sự tiếp cận khoa học đến bộ não và ý thức.

Khi quay lại Ấn độ, anh tiếp tục những thâm nhập của anh. Một loạt những đối thoại được tổ chức về ‘sự thông minh, máy tính, và cái trí máy móc’. Cùng sự chú ý tương tự dùng để thám hiểm cái trí Ấn độ cổ xưa, Krishnaji thâm nhập vào đối thoại về những truyền thống tôn giáo đang sống sót của Phật giáo và Vedanta. Anh dò dẫm để thâm nhập một tinh thần tôn giáo mà từ rất lâu rồi đã phục vụ cho sự ấp ủ một nghi vấn của sự thật. Chất vấn và được chất vấn, những thách thức mới mẻ nảy ra và lan rộng những kích thước của sự thâm nhập.

*

 

Những đối thoại bao phủ một đại dương mênh mông về những quan tâm của con người qua nhiều năm tháng. Những cái trí trong sáng kết thân những cái trí cố chấp già nua. Krishnaji đang sử dụng cái trí để xuyên thấu cái trí. Chúng tôi là những chứng cớ đối với sự lan rộng của cái vô giới hạn và ảnh hưởng của nó vào cái trí có giới hạn.

 Cùng những người bạn thâm niên, cùng những thầy tu Phật giáo và cùng những người khoa học, Krishnaji đang thâm nhập thăm thẳm vào bản chất của thời gian và chính đối thoại. Có những khoảnh khắc khi những đối thoại dường như chạm ngay những giới hạn của sự suy nghĩ và ý thức. Có một kết thúc của thời gian và sự suy nghĩ – một trạng thái nơi người trải nghiệm, người nghi vấn, không tồn tại. Một ý thức thăm thẳm của sự thiêng liêng tỏa ra và thẩm thấu cái trí, đang trao tặng một kích thước hoàn toàn mới mẻ đối với toàn lãnh vực của sự thâm nhập tôn giáo.

 Năm 1985, Krishnaji viếng thăm Ấn độ lần cuối cùng. Anh bị ung thư tuyến tụy tạng trầm trọng, nhưng, bất kể sự yếu ớt của cơ thể, anh tiếp tục thực hiện những đối thoại. Bàn luận cuối cùng được thực hiện tại Vasanta Vihar, Madras, vào ngày 28 tháng 12 năm 1985, một tháng rưỡi trước khi anh qua đời tại Ojai, California. Trong đối thoại anh bàn luận về bản chất của thời gian và anh đưa ra một nghi vấn: ‘Liệu có một thời gian của không-chuyển động? Liệu có một hoạt động không thời gian mà vô hạn và không thể đo lường? Chúng ta đang sử dụng những từ ngữ để đo lường cái không thể đo lường và những từ ngữ của chúng ta đã trở thành thời gian. Những từ ngữ đã trở thành thời gian và với những từ ngữ này chúng ta đang đo lường một trạng thái không thể đo lường được và cái không thể đo lường được không thuộc thời gian.’ Anh rời Ấn độ mười ngày sau, cùng nghi vấn không đáp án này nhưng sống mãi trong ý thức của chúng tôi.

 

*

 

Ngày nay, một vài năm sau, một số trong những cái trí tinh tế nhất trong khoa học, những người di truyền học và những người hóa sinh học đã giành được giải Nobel Prize như Gerald Edelman (Bright Air, Brilliant Fire) và Francis Crick (The Astonishing Hypothesis), đã xuất bản những quyển sách tìm hiểu cả sự thông minh lẫn ý thức. Điều này có thể được, bởi vì hiện nay lần đầu tiên những dụng cụ và những công nghệ dùng thăm dò vào bộ não và sự vận hành của nó đã sẵn sàng để sử dụng.

 Hiện nay, những người khoa học đã bắt đầu tìm hiểu nghiêm túc những nghi vấn như: Ý thức là gì? Làm thế nào chúng ta tìm ra? Làm thế nào cái trí nảy sinh từ bộ não? Liệu chúng ta có thể sáng chế một vật mà không những có sự thông minh nhưng còn cả có ý thức? Để thực hiện điều này, vài người khoa học có hiểu biết về những chức năng của bộ não đang chế tạo ‘những vật có mục đích’ cùng sự thông minh và ý thức. Những tạp chí khoa học đang được xuất bản về những hóa chất nào đó mà có thể xóa sạch ký ức của tất cả những trải nghiệm phiền muộn, mà không gây ảnh hưởng ký ức còn lại.

 Khả năng để thao túng cái trí – lập trình nó và thay đổi bản chất của ý thức, để cho cái trí không còn quyền hành và sáng tạo của nó – lúc này có thể thực hiện được. Điều này đe dọa chính sự tồn tại của bản chất phong phú và sâu sắc của ý thức con người. Nó có thể khiến cho sự sinh sản cái trí từ bi trở thành một việc không thể được. Khi chúng ta quan sát điều này, những đối thoại của Krishnamurti và sự thâm nhập của anh vào cái trí và ý thức trở thành rất liên quan. Bởi vì chúng lật tung bản chất của cái bên trong qua sự hiểu rõ về chính mình và thế là sáng tạo một cách mạng trong đang vận hành của cái trí.

 

*

Lửa trong cái trí được phân chia thành hai phần. Phần đầu tiên gồm có 15 đối thoại giữa J. Krishnamurti và tôi. Trong một số những đối thoại này, một vài người lắng nghe thỉnh thoảng tham gia, nhưng sự chen vào của họ không gây nhiễu dòng chảy của sự thâm nhập.

 Phần hai gồm 5 đối thoại giữa J. Krishnamurti và một nhóm bạn bè mà đã thực hiện những đối thoại cùng anh qua nhiều năm tháng. Nó phơi bày bản chất của sự chú ý của Krishnamurti mà khiến cho anh có thể được chất vấn và chất vấn nhiều cái trí bị quy định khác nhau, nhưng sự thâm nhập vẫn không mất đi uy quyền và phương hướng của nó.

 Tôi rất biết ơn Krishnamurti Foundation India vì đã cho tôi cơ hội để chọn lọc vào quyển sách những đối thoại của Krishnamurti này. Cũng cả sự biết ơn sâu thẳm của tôi gửi đến Asit và Clea Chandmal, mà từ họ tôi học hành về sự tăng trưởng bùng nổ trong những công nghệ khoa học liên quan đến bộ não, cái trí và ý thức. Tôi cũng biết ơn Dr Geetha Varadan về sự chăm sóc và quan tâm đến công việc biên tập những đối thoại này. Tôi cũng muốn bày tỏ sự biết ơn đến Shri K. Krishnamurthy của Krishnamurti Foundation India vì đã sắp xếp những đối thoại được xuất bản trong quyển sách này. Và cũng biết ơn cả cháu gái yêu quý của tôi, Maya Herzberger, cho khả năng phê bình khi cháu đọc ‘Lời tựa’ của tôi và đưa ra những gợi ý rất giá trị.

 Krishnamurti Foundation muốn cảm ơn Mrs Mitter Bedi về sự cho phép rộng lượng của bà để sử dụng bức ảnh của Krishnamurti được chụp bởi Mr Mitter Bedi quá cố trên hình bìa của quyển sách.

 

*

Có một sự thật mà bất thình lình ập vào cái trí, thay đổi cái trí, bạn không phải làm một việc gì cả. Nó vận hành, nó làm việc, nó có một hành động của riêng nó, nhưng cái trí phải cảm thấy nó, phải biết nó và không phỏng đoán, không có mọi loại ý tưởng về nó. Một cái trí đang tìm kiếm nó sẽ không bao giờ tìm được nó, nhưng không nghi ngờ gì cả, có trạng thái đó. Trong đang nói điều này tôi không đang phỏng đoán, tôi cũng không đang nói nó như một trải nghiệm của ngày hôm qua. Nó là như thế. Có trạng thái đó. Và nếu bạn có trạng thái đó, bạn sẽ tìm được mọi thứ có thể được, bởi vì nó là sự sáng tạo, nó là tình yêu, nó là từ bi.

 

 Bombay, ngày 23 tháng 12 năm 1956
 
Bombay 
Pupul Jayakar
Ngày 5 tháng 1 năm 1995
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn