Thay Lời Kết

29 Tháng Năm 201815:08(Xem: 2313)

Thích Trung Hữu
CHÚ TIỂU
Tập Truyện Ngắn 

Nhà Xuất Bản Phương Đông

  

THAY LỜI KẾT

ĐỌC "LÃO RĂNG VÀNG"
NGHĨ VỀ NGƯỜI XUẤT GIA HÔM NAY


Tôi có đọc một số truyện ngắn của tác giả Hữu Huệ[1] được đăng trên báo Giác Ngộ,vô cùng yêu thích những câu chuyện đạo vừa vui tươi (như truyện cười vậy, đọc không thể không cười), gợi nhiều kỷ niệm tuổi thơ ở chùa, nhưng cũng đầy xúc cảm về tình thầy trò, huynh đệ. Tôi thấy nền văn học Phật giáo mình ít có mảng đề tài viết về lứa tuổi thanh thiếu niên, cũng như những vấn đề của họ. Có muốn giải trí một chút cũng đành phải đọc "ké" truyện thiếu nhi ngoài đời mà thôi, như những truyện của Nguyễn Nhật Ánh chẳng hạn. Chính vì thế mà mỗi khi tới kỳ ra báo là tôi lại hy vọng có đăng truyện của Hữu Huệ để đọc. Cho dù những truyện ấy có không hay đi nữa thì ít nhất cũng có liên quan tới mình, phải không? Và vừa rồi tôi cũng có đọc truyện Lão răng vàng của Hữu Huệ. Vấn đềtác giả đặt ra trong câu chuyện ấy thật là "táo bạo", nhưng cũng khiến tôi suy tư nhiều vấn đề Phật giáo nói chung và đời sống của Tăng Ni chúng ta nói riêng.

Quả thật đúng như Hữu Huệ đã nói, trong Đạo ta có nhiều cái tốt, nhưng lại thiếu bộ môn "Giáo dục công dân". Khi học Sơ cấp Phật học, tôi được học môn Phật học đức dục do Hòa thượng Minh Thành soạn và dạy, có thể được coi như môn Giáo dục công dân của nhà chùa. Hòa thượng là một trong những vị cao tăng của Phật giáo Việt Nam hiện đại, tôi nghĩ rằng Ngài soạn bộ ấy ra chắc cũng do Ngài thấy rằng cần phải bổ sung thêm "kiến thức sống" cho hàng tu sĩ, nhất là những Tăng Ni sinh trẻ mà trong Kinh Luật Luận không đề cập đến; nhưng ngay cả cuốn Phật học đức dục ấy cũng không hề đề cập gì đến vấn đề giới tính, tâm sinh lý tuổi dậy thì.

Tại sao tôi phải quan tâm đến vấn đề này? Có hai lý do. Một là như tác giả Hữu Huệ đã viết, có kiến thức về bản thân mình ở từng giai đoạn sống thì sự ứng xử, giải quyết, thậm chí là đối phó sẽ hiệu quả hơn. Ví dụ trước một vấn đề khó khăn nào đó, người Thầy có thể khuyên giải rằng "con đừng lo, chẳng qua là lứa tuổi nó phải vậy thôi, qua giai đoạn đó rồi con sẽ có cách nhìn khác" thì sẽ giúp ích được rất nhiều cho đệ tử của mình. Những chuyện nhỏ như thế mà ta không có sự hướng dẫn kịp thời thì có khi dẫn tới hậu quả thật khôn lường.

Vấn đề mà Hữu Huệ đặt ra cũng đã làm bừng nở những vấn đề mà tôi suy tư từ trước. Đó là điểm khác biệt giữa người tu so với người thế gian là gì? Bên cạnh sự ổn định tương đối về đời sống vật chất (tứ sự), tôi cho rằng người tu cần có một sự chứng đạt nào đó trong đời sống tâm linh và thứ hai là ý thức được vị trí vai trò của mình trong xã hội.

Nếu như các nhà giáo dục học ngày nay đánh giá rằng cách đào tạo học sinh, sinh viên ngày nay chỉ có kiến thức mà không có đạo đức nên con người mau làm giàu nhưng tệ nạn cũng theo đó mà gia tăng, thì ở trong Đạo của ta cao hơn một bậc, có đạo đức nhưng chưa đạt tới mức tâm linh, mà nguyên nhân cũng là vì chú trọng đến kiến thức quá nhiều. Cái lợi thế của việc học Phật pháp so với học ngoài đời là ở chỗ kiến thức Phật pháp cũng chính là kiến thức về đạo đức. Học cũng chính là tu, giáo lý Phật không ngoài việc dạy người ta cách đoạn trừ phiền não, cho nên trong quá trình nghiên cứu, người học dù muốn dù không thì cũng đã tiếp cận được hương vị giải thoát rồi. Tuy nhiên để cho hương vị đó thấm vào máu thịt của chúng ta, trở thành chất liệu sống thì đòi hỏi một sự vận dụng đúng cách và khéo léo kết hợp với quá trình rèn luyện. Như vậy cho đến khi nào hưởng được pháp hỷ thực hay thiền duyệt thực thì chúng ta mới thấy mình ở trong Đạo mà không uổng phí, vì chúng ta hưởng được thứ hạnh phúc mà người chạy theo dục lạc thế gian không bao giờ kinh nghiệm được. Và cũng chỉ khi nào ta nếm được mùi vị ấy rồi thì chúng ta mới không bị niềm vui của thế gian lôi kéo, như đã được đề cập trong nhiều kinh điển Phật giáo.

Tôi cũng nghĩ rằng học chính là tu. Ngoài ra còn nhiều học giả khác cũng nói như vậy, ví dụ như quan niệm "Tri hành hợp nhất" của Dương Vương Minh. Mà muốn có một đời sống tâm linh căn bản như vậy cũng không thể dựa vào vài thời Di Đà hay Mông Sơn mỗi ngày là đủ… Suy cho cùng thì sự chứng đạt tâm linh cũng là một trong những bổn phận tự giác - giác tha của người tu, vì nếu chúng ta không tự làm cho mình được an lạc, hạnh phúc thì còn nói giúp ai được nữa chứ?



[1] Một bút danh khác của Trung Hữu (T.G).

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Bảy 2015(Xem: 4151)
Chàng họa sĩ giang hồ trở lại ngôi biệt thự ấy vào đầu mùa xuân. Ngôi biệt thự nằm trên một khu đất hình vuông, diện tích áng chừng hai mẫu Tây, bốn mặt tường dựng đứng cách biệt với thế giới bên ngoài. Chàng còn nhớ rõ như in, mặt tiền ngôi biệt thự ngăn bởi một con đường tráng nhựa rộng rãi, là bãi biển với hàng dừa xanh tắp
03 Tháng Sáu 2015(Xem: 6996)
Dòng đời xuôi ngược ngược xuôi, vô vàn các mối tương tác đan xen, thoạt nhìn tưởng như bình lặng nhưng sự thực, chúng đang dệt nên bầu không khí sinh hoạt của xã hội: sôi động, muôn hình nghìn tía lại cũng gai góc hiểm lụy. Hình ảnh chợ đời_cách nói của nhân gian_ sao đắc ý đến vậy!
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 9008)
Sinh ra lớn lên tại khu ghetto nghèo đầy tội phạm thường thấy tại các thành phố lớn, John không có cha, mẹ nghiện ngập suốt ngày. Bao nhiêu tiền chính phủ trợ cấp hàng tháng cho gia đình nghèo, mẹ anh dùng mua rượu, thuốc.
28 Tháng Năm 2015(Xem: 3540)
Năm học lớp sáu, lần đầu tiên tôi được đến chùa. Chiếc xích-lô bỏ mẹ con tôi phía trước con đường nhỏ, nhìn vào bên trong thấy sâu hun hút. Đi bộ một quãng, bước qua cổng tam quan đồ sộ là chiếc sân rộng với nhiều gốc cây cổ thụ. Sân vắng người.
26 Tháng Năm 2015(Xem: 3879)
Sáng nay, thức dậy lúc sao mai chếch xế nóc nhà, ông giáo già lụi cụi nấu nước sôi, chế trà rồi độc ẩm, thưởng trà cùng với sương sớm. Ông ngồi xếp bằng thế hoa sen, thẳng lưng, bưng chung trà cả hai tay, xoay xoay rồi nhắp từng ngụm nhỏ. Chậm rãi, cẩn trọng... ông uống trà, đồng thời, ông uống luôn cái vị, cái khí, cái không gian thanh bình, tĩnh lặng của miền quê cố đô yên ả...
23 Tháng Năm 2015(Xem: 3492)
Khách là một đại hán vạm vỡ, vận chiếc trường bào màu xám tro, nước da đen sạm; ngựa là một loại thiên lý câu sắc hung sẫm, bờm cao, bụng thon, lưng dài. Cả hai hình như đã vượt qua hằng ngàn dặm đường nên khi đến địa phận Trấn ma lâm, vó gõ trên mặt dốc sỏi không còn ngon trớn nữa mà chậm dần, chậm lại dần..
19 Tháng Năm 2015(Xem: 5075)
Câu chuyện được kể lại từ thời Phật giáo Thiền tông hưng thịnh, tức là thời đại Kiếm Thương (Kamukara), trong khoảng thế kỷ XII và XIII ở Nhật Bản. Khi Ô-chu từ giã tông phái Nhật Liên của Nhật Liên thượng nhân (Nichiren Shonin), thì mái tóc đã điểm hoa râm, chàng quay lưng ngọn núi Phú Sĩ bạc đầu, xuyên qua mấy rừng hoa anh đào để đi vào miền xuôi.
05 Tháng Năm 2015(Xem: 4505)
Họ là đôi bạn thân kể từ thời còn học ở đại học Sorbonne, sau đó, cùng chọn chuyên ngành khảo cổ học. Jabindu, người Népal; Robinson, người Mỹ. Thời trẻ, cả hai đều say mê công việc khô khan và vất vả của mình. Dấu chân của đôi bạn đã dẵm khắp những di tích lịch sử ở hai bờ sông Nile, sông Hằng, Trung Á, Con-đường-tơ-lụa và cả Nam Mỹ...
05 Tháng Năm 2015(Xem: 3188)