● Các Cách Sử Dụng Chiếc Bè - Several Ways To Use a Raft

24 Tháng Giêng 201400:00(Xem: 3812)

TUYỂN TẬP TRUYỆN RẤT NGẮN
Tác giả: Thích Nhật Từ
Dịch giả: Nguyên Giác
A Collection of Very Short Stories
By Thích Nhat Tu
Translated into English by Tam Dieu and Nguyen Giac
tuyen_tap_truyen_rat_ngan_bia_250

AUTHOR:
Thượng Tọa Tiến Sĩ Thích Nhật Tử
Phó viện trưởng, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM
Tổng biên tập Tạp Chí Đạo Phật Ngày Nay
TRANSLATORS:
Cư sĩ Tâm Diệu
Chủ biên trang mạng Phật giáo
Thư Viện Hoa Sen - http://thuvienhoasen.org/
Cư sĩ Nguyên Giác
Nhà thơ, người viết truyện ngắn
Ven. Dr. Thich Nhat Tu
Deputy Rector of the Vietnam Buddhist University, HCMC Campus
Editor-in-Chief of Buddhism Today Magazine
Layperson Tam Dieu
Editor-in-Chief of the Buddhist website:
Thư Viện Hoa Sen - http://thuvienhoasen.org/
Layperson Nguyen Giac
A poet and short story teller

Several Ways to Use a Raft Các Cách Sử Dụng Chiếc Bè

Before reaching the other river bank, the noble spiritual master struggled to overcome the hardship: it was hard to move around with the rising flood tides, and thus it seemed impossible to cross the river.

After six years of practicing with all methods, including ascetic way, the master finally got enlightened, completed his spiritual quest and crossed all the rugged waterfalls of this side.

Feeling compassion for people living with no clear future at the other shore, the master worked hard to make hundreds of rafts with different shapes and colors to offer help for them.

Those who came from other shore to receive the rafts included many poets, artists, tourists, interior decorators, salespersons and monks.

Many people, however, did not want to have a ratf to cross the river; they felt happy with the flooding river and dared not to dream further their current conditions.

“Thank you Master for your compassion,” a tourist said while gazing at a raft. “This raft is so beautiful.” He gave praises, put his luggage onto the raft, traveled here and there on the rivers till death, and never thought of crossing to the other shore.

“The river stretching to the blue sky – so much beautiful,” a poet said while he stepped onto the raft, paddled around years and months and tirelessly enjoyed the cool breeze and blue moon. Traveling on the raft among the scenic view, he and his colleagues made hundreds of loving and soulful poems.

“This good raft will be more beautiful if I decorate if,” an interior designer thought, then he spent several days to buy materials to make the raft look like a marvelous castle floating on the river. He and his wife and children were very happy to live in the raft that was decorated by his artful hands. He and his family did not paddle far, just stayed around this shore.

“Thank the master for your generosity,” a salesperson thought. “I will become rich with this good raft, when I take the tourist to travel around,” he dreamed. Then he made a lot of money with his job as a tour guide on the vast and beautiful river.

“The scenic view is so much beautiful. I have to make a painting,” an artist, while ignoring the raft, sat on the river bank and sketched on paper a raft traveling on vast river. His painting was so wonderful that it was auctioned off with very high price.

“I have to reach the other shore and await for other people to cross the river,” a monk said, stepped onto the raft, invited many people to follow him and paddled hard. After reaching other shore, the monk gazed the helpful raft, pushed it back to other shore and silently wished, “Wishing you could take many more people to this peaceful shore.” Then he continued onwards.”

Some travelers who had been on the same raft with the monk said, “We have to keep this raft for souvernir collection. Why do we have to discard it? I helped us a lot.”

“Why do we have to keep it as souvenir? We should carry it home and worship it,” a person said.

“A very sound suggestion,” the crowd clamored and praised. “You said correctly.”

While they lifted the raft onto their shoulders, the monk already left out of sight. The crowd quietly watched each other, then looked at the other shore where the poets, artists, salespersons and interior designers on their rafts were struggling with the strong winds and high tides, whìle others without rafts were swept away in the flood waters.

Trước khi sang được bờ bên kia sông, vị đạo sư cao thượng đã từng bị con sông làm cho khổ lụy: nào là nước lụt của sông dâng lên quá cao không thể vận chuyển đây đó dễ dàng và nhất là không thể vượt sang bờ kia sông được.

Sau sáu năm công phu tu tập, bằng mọi phương pháp, kể cả phương pháp khổ hạnh ép xác, cuối cùng vị đạo sư đã giác ngộ, thành tựu đạo quả, vượt qua khỏi thác lũ của sông bên này.

Vì thương tưởng đến những người còn lại ở bên kia sông sống trong tình trạng không biết đến ngày mai, đã không quản gian khó làm hàng trăm chiếc bè với kích cỡ hình thù và màu sắc khác nhau, gởi tặng cho những người còn bên kia sông.

Trong số những người bên kia sông đến nhận các chiếc bè, có các nhà thi sĩ, nhà họa sĩ, nhà du lịch đó đây, nhà trang trí nội thất, nhà thương buôn và các tu sĩ nữa.

Nhưng có nhiều người không thèm nhận bè để sang sông vì họ cảm thấy hài lòng với tình trạng lũ lụt của sông mà không chút bận tâm mơ tưởng gì cao xa hơn tình trạng sống hiện nay của họ.

"Cảm ơn vị đạo sư đã có lòng thương tưởng," nhà du lịch trầm trồ nhìn chiếc bè rồi nói. "Chiếc bè đẹp thật." Ông khen nức nở, rồi chất hành lý lên bè, đi du lịch đó đây trên vùng sông nước cho đến cuối đời mà không bận lòng chèo sang bờ bên sông.

"Cảnh trí sông nước giáp trời xanh thật là tuyệt!" nhà thơ tức cảnh sanh tình, lên thuyền cùng bạn bè thưởng ngoạn gió mát trăng thanh trên sóng nước cả năm này sang tháng nọ, mà không chán. Nhờ chiếc bè và cảnh trí đẹp, ông và bạn bè đồng thuyền với ông đã sáng tác hàng trăm bài thơ tình tứ có hồn và sâu sắc.

"Chiếc bè tốt này sẽ tuyệt đẹp nếu ta trang trí thêm cho nó!" nhà trang trí nội thất thầm nghĩ rồi bỏ ra nhiều ngày mua thêm nhiều vật liệu trang hoàng cho chiếc bè giống như một tòa lâu đài lộng lẫy di động trên sông nước. Ông và vợ con vô cùng hạnh phúc trên chiếc bè đã được bàn tay khéo léo của ông chăm sóc. Ông và gia đình không chèo thuyền đi xa mà chỉ ở quanh quẩn bên bờ này.

"Cám ơn vị đạo sư tốt bụng!" nhà thương buôn thầm nghĩ rồi mơ tưởng, "ta sẽ làm giàu bằng chiếc bè tốt này, đưa người du lịch đó đây và đưa người sang sông!" Rồi ông sống và làm giàu bằng cái nghề chở người đi đó đây để thưởng ngoạn cảnh sông nước bao la dưới trời trong xanh tuyệt đẹp.

"Cảnh trí thật là tuyệt vời! Ta phải vẻ cảnh nên thơ này!" nhà họa sĩ, không thèm nhận chiếc bè, thong thả ngồi xuống trên bờ sông, lấy giấy và bút ra vẽ cảnh chiếc bè ngao du trên sóng nước bao la. Tranh của anh tuyệt vời đến độ người ta đã bán đấu giá rất cao.

"Ta phải sang sông, để còn chờ người khác sang sông nữa," vị tu sĩ vội vã lên trên chiếc bè và mời nhiều người cùng lên, nhanh tay chèo sang sông. Sau khi sang sông, ngắm nhìn chiếc bè đã giúp mình thoát lũ, ông thả chiếc bè trở lại bên kia bờ, rồi không quên thầm nguyện: "mong sao mi chở thêm nhiều người sang sông nữa nhé!" Nói xong, ông tiếp tục lên đường.

Một số hành khách đi cùng bè với ông tỏ vẻ bất mãn, nói: "Chúng ta phải giữ chiếc bè này làm kỷ niệm. Tại sao chúng ta lại bỏ nó? Nó giúp chúng ta nhiều lắm!"

"Tại sao chỉ giữ để làm kỷ niệm, chúng ta hãy cùng nhau vác về nhà mà thờ chứ," một người khác bất đồng và lên tiếng đề nghị.

"Có lý lắm!" cả đám đông họa theo rồi khen, "anh nói đúng!"

Trong khi họ cùng nâng chiếc bè lên vai, vị tu sĩ đã đi mất dạng. Đám đông lặng lẽ nhìn nhau, rồi nhìn về bờ kia sông thấy cảnh các nhà thi sĩ, nhà họa sĩ, nhà thương buôn, nhà trang trí nội thất đang chòng chềnh trên mặt nước phong ba trước cơn gió dữ, và rồi nhìn thấy cảnh những người không có bè đang lặn hụp và bị sóng nước cuốn trôi!

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Sáu 2015(Xem: 6996)
Dòng đời xuôi ngược ngược xuôi, vô vàn các mối tương tác đan xen, thoạt nhìn tưởng như bình lặng nhưng sự thực, chúng đang dệt nên bầu không khí sinh hoạt của xã hội: sôi động, muôn hình nghìn tía lại cũng gai góc hiểm lụy. Hình ảnh chợ đời_cách nói của nhân gian_ sao đắc ý đến vậy!
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 9008)
Sinh ra lớn lên tại khu ghetto nghèo đầy tội phạm thường thấy tại các thành phố lớn, John không có cha, mẹ nghiện ngập suốt ngày. Bao nhiêu tiền chính phủ trợ cấp hàng tháng cho gia đình nghèo, mẹ anh dùng mua rượu, thuốc.
04 Tháng Năm 2015(Xem: 7064)
Tuấn quen Davis hơn 20 năm trước tại Trường Đại học Oregon, Hoa Kỳ khi theo học ngành lập trình điện toán. Cũng giống như bao người Việt qua đây trong thời gian đầu, ngày ấy Tuấn rất khổ sở với các môn đòi hỏi phải đọc và viết nhiều tiếng Anh. Những môn Toán Lý Hóa, Lập trình, Logic thì Tuấn học rất khá. Trong một lần vào phòng lab, thấy Davis bực bội giải không ra bài lập trình, Tuấn đến giúp và quen anh từ dạo ấy.
27 Tháng Ba 2015(Xem: 8958)
Mùa an cư của giáo đoàn Siddhatta bình lặng giữa mùa sala hé nụ. Đoàn khất sĩ ngày thêm đông. Rừng sala như một lễ hội bắt đầu… Mùa kiết hạ sắp tới. Đức Phật rất lấy làm mãn nguyện với khu rừng ngập tràn hoa sala vốn của thái tử Jeta này.
30 Tháng Bảy 2014(Xem: 8527)
Suy cho cùng, kiếp người hay cuộc tu chỉ là những lần ghé lại đâu đó. Nói ở nghĩa nào thì người ta không ai có thể chung thân với một thứ gì miên viễn. Mình không bỏ nó thì nó cũng xa mình. Ta có thể mất nó, vì nhàm chán hay không còn cơ hội nắm níu. Và cái mà ta yêu nhất cũng có nhiều kiểu bỏ ta ở lại mà đi. Hồi xưa bắt chước theo kinh mà nói thì cái gì cũng là bè cỏ qua sông...
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 9053)
...một niềm thương cảm dịu dàng, sâu lắng gợn lên, chị thấy mình đang đầy đủ và hạnh phúc với những gì đang có trong tay, chị thấy mình may mắn hơn rất nhiều người. Cuộc đời sẽ bình yên biết bao nếu ta có cái nhìn thấu đáo với mọi sự chung quanh, hãy bằng lòng với những duyên khởi và duyên tan, có đến tất có đi, có vui ắt phải có buồn,… trần gian vốn dĩ như thế mà, sao ta cứ mong cầu mọi sự như ý ta mãi mãi…
06 Tháng Sáu 2014(Xem: 8481)
Cuối tháng giêng, trời lạnh sắt se. Nước rỉ ra từ những lùm cây rậm, khe đá hở, rồi theo những đường rãnh, róc rách đổ xuống suối, sườn núi, triền non, mù sương bãng lãng; chỗ đậm như khói, chỗ nhạt như lụa; vật vờ, chao động, nhẹ thênh thênh, huyền ảo như cổ tích, chập chờn như mộng mị.