● Được Rước Về Bên Phạm Thiên - Brought Into Heaven

24 Tháng Giêng 201400:00(Xem: 2788)

TUYỂN TẬP TRUYỆN RẤT NGẮN
Tác giả: Thích Nhật Từ
Dịch giả: Nguyên Giác
A Collection of Very Short Stories
By Thích Nhat Tu
Translated into English by Tam Dieu and Nguyen Giac
tuyen_tap_truyen_rat_ngan_bia_250

AUTHOR:
Thượng Tọa Tiến Sĩ Thích Nhật Tử
Phó viện trưởng, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM
Tổng biên tập Tạp Chí Đạo Phật Ngày Nay
TRANSLATORS:
Cư sĩ Tâm Diệu
Chủ biên trang mạng Phật giáo
Thư Viện Hoa Sen - http://thuvienhoasen.org/
Cư sĩ Nguyên Giác
Nhà thơ, người viết truyện ngắn
Ven. Dr. Thich Nhat Tu
Deputy Rector of the Vietnam Buddhist University, HCMC Campus
Editor-in-Chief of Buddhism Today Magazine
Layperson Tam Dieu
Editor-in-Chief of the Buddhist website:
Thư Viện Hoa Sen - http://thuvienhoasen.org/
Layperson Nguyen Giac
A poet and short story teller

Brought into Heaven Được Rước về bên Phạm Thiên

An aging Buddhist sadly visited many temples, and asked the monks why so many bad things happened to her, who has done a lot of good things for society. For mostly every charitable trip she took, an accident or a bad event would happen to her. 

“Dear Master!” She respectfully said to a high monk. “Why does my life have so many bad things, especially while I was joining a charitable trip. For a small thing I helped people, a small accident happened to me; for a large scale one, a bigger accident happened. Seemingly, the law of cause and effect, and the law of right and wrong did not exist. Why did the Buddha and the bodhisattvas not help the philanthropists?”

Her tears fell over her wrinkled face where she still had some blood-stained scratches from a car accident in one of her largest charitable trips last month.

“Dear old lady. Calm your mind, please.” The high monk said. “We are monks, who are considered as field of merits in the three realms. Many of us entered the temples as a child, studied the scriptures, meditated daily, did so many good things for society, and still got illness and bad incidents.” 

“Dear old lady!” The high monk continued. “The karma or the cause-and-effect process is not the fruits of this one lifetime. It is a chain of interacting events in many lifetimes – in the past, the present and the future.”

The high monk explained, “The bad incidents we have in this lifetime are the bitter fruits from the bad seeds and bad trees we planted in past lives. The charitable things you do today are the good seeds sown in the land where many bad trees and fruits from past lives are growing; while the good seeds are still immature, the bad seeds from past lives now turn into bitter fruits... Believe me. You surely will have good merits, either in this lifetime or later.”

The old lady folded her hands, bowed to the high monk, and went home, with unresting thoughts clinging in her mind. The aging Buddhist still eagerly worked for charity events, despite that that accident dislocated her nose and one of her arms, and scarred her slim cheeks. The monks in any temple she came to ask all gave her the same answers -- with some different details or different words.

One day, upon taking advice from friends she came to ask a young scholar monk who had just completed post-graduate study in the land of Buddha with the same question.

“Dear Master, my life is so unlucky. Please look at scars and pus on my face; they were from a car accident last month when I joined a charitable trip,” she asked for an explanation from the scholar monk.

“Dear old lady, what happened to the people in the same vehicle with you?” The young scholar monk asked her with a compassionate voice.

“Dear Master, some people still have to stay in the hospital, some become paralytic, and some are gone. It’s very sad. I was the oldest person in that vehicle, and the least injured person,” she said.

“That is your precious merit, which has come from your lifelong charitable work,” the monk said.

She raised eyebrows, then said, “Is that so?”

“Let me tell you a story from India.” The monk said unhurriedly. “Just like every year, during the months of June and July 1999, hundreds of vehicles transported Hinduism believers to their holy sites to pray and worship. So many sad incidents happened in these holy trips: Three cars were hit by a big lorry truck, and all occupants in those three cars died without a body intact; Two cars plunged into the Ganges River, and all occupants died. After that incident, many relatives of the victims quit their belief, thinking that the gods and heavenly beings of Hinduism had no power at all; however, many others showed their happiness that their relatives had been received by the Creator God or Lord Brahma into Heaven, where they would sit in the same table with angels to help the worldly people and they in turn should be worshipped by us.”

The young monk told his conclusion to the old lady: “Dear old lady, now you see that it is very important to see things as they are, and to draw a point of view, especially when we want to step on the virtuous path of Buddhism.”

The old lady felt moving, and her tears fell happily on her scarred bony cheeks. Then she smiled beemingly and said, “That means that Buddha and bodhisattvas don’t want to receive me now. The Holy Beings want me to do more charitable deeds.”

The young monk put his palms together in front of his chest and bowed to the old lady. She bowed back to him and went home with joyful mind and deep belief in causality.

Một vị phật tử lớn tuổi buồn bả tìm đến nhiều chùa để hỏi vì sao bà làm nhiều việc từ thiện xã hội mà vẫn bị nhiều tai ương, nạn ách. Hầu như mỗi chuyến từ thiện đều đem lại cho bà một sự cố, một tai nạn.

"Kính bạch thầy!" Bà cung kính thưa với một vị thượng tọa, "Sao đời con luôn gặp nạn, nhất là trong khi làm từ thiện. Làm từ thiện nhỏ thì con gặp tai nạn nhỏ. Làm từ thiện lớn thì con gặp tai nạn lớn." Bà hạ giọng đặt câu hỏi, "Thế không có nhân quả thiện ác sao? Hay Phật và Bồ-tát không phò hộ người làm lành?"

Bà ngẹn ngào rơi nước mắt, trên đôi má gầy gò còn rớm máu mủ do tai nạn bị lật xe trong một chuyến từ thiện lớn nhất trong đời bà, tháng vừa rồi.

"Cụ hãy bình tâm!" Vị thượng tọa an ủi, "Chúng tôi là tu sĩ, những người được xem là ruộng phước của đời, tu hành từ nhỏ đến lớn, làm biết bao việc lành lợi ích cho nhân quần xã hội, mà vẫn bị gặp tai ương và bệnh tật."

"Cụ à!" Vị thượng tọa dạy tiếp, "Nghiệp báo hay nhân quả đạo đức không chỉ là hoa trái của một đời người. Nó là một chuổi tương quan vô cùng phức tạp của nhiều đời, bao gồm quá khứ, hiện tại và tương lai."

Vị thượng tọa giải thích, "Tai ương của chúng ta ở đời này là những trái đắng mà chúng ta đã gieo hạt và trồng cây xấu ác ở nhiều đời trước. Việc làm từ thiện hôm nay chỉ là những hạt giống ngọt mới gieo trong mảnh đất có nhiều cây trái xấu ở đời trước, nên chúng chưa kịp trổ quả phước thì cây ác trong quá khứ đã cho trái đắng rồi... Cụ hãy tin tôi, rồi đây không sớm thì muộn, trong tương lai của kiếp này hay kiếp sau, cụ sẽ hưởng quả phúc!" Vị thượng tọa khẳng định.

Bà kính cẩn chấp tay chào vị thượng tọa ra về, nhưng lòng vẫn không thấy thỏa mãn về câu trả lời. Cái tai nạn trật tay, lệch mũi và thẹo đầy trên đôi má gầy gò ... không làm cho người phật tử lớn tuổi này nản lòng làm việc thiện. Nhưng hầu như khi đi đến chùa nào, đến vị thượng tọa nào để hỏi thăm, bà cũng chỉ nghe được câu trả lời tương tự, với vài chi tiết và cách diễn tả hay minh họa khác nhau, cái cách trả lời này không làm dịu được nỗi bâng khuâng và thắc mắc của bà.

Hôm nọ, nghe bạn bè phật tử nói nhiều về một đại đức trẻ tuổi vừa tu học bên xứ Phật trở về, bà đã đến thăm vị ấy và cũng đặt một câu hỏi tương tự:

"Thưa thầy, sao đời tôi gặp nhiều bất hạnh quá. Thầy hãy xem, gương mặt đầy thẹo và chưa lành mủ này là do tai nạn bị lật xe trong một chuyến làm từ thiện xã hội tháng trước đấy!" Bà phân bua và yêu cầu vị đại đức trẻ giải thích.

"Còn những người làm từ thiện cùng đi chung một chuyến xe bị lật đó thế nào?" Vị tu sĩ trẻ hỏi bà với một giọng từ ái.

"Thưa thầy, vài người vẫn còn nằm viện, vài người bại liệt, và vài người chết!" Bà vừa kể vừa khóc, "Tội cho họ quá!!!" Bà không quên nêu chi tiết, "Tôi là người già nhất trên xe và cũng là người bị thương nhẹ nhất."

"Đó là phước báu của cụ đấy, cái phước báu do suốt đời làm từ thiện không mệt mỏi!" Vị tu sĩ nhắn mạnh.

Bà nhướng mắt tỏ vẻ ngạc nhiên, rồi nói, “Vậy sao!”

"Tôi kể cho cụ nghe chuyện làm phước ở Ấn Độ." Vị tu sĩ từ tốn nói. "Cũng như mọi năm, vào tháng 6 và tháng 7 năm 1999, hàng trăm xe chở tín đồ Ấn giáo trở về thánh địa của họ để chiêm bái và câu nguyện. Báo chí ghi lại nhiều chuyện thương tâm. Ba chiếc xe trong số đó bị xe hàng đụng, chết không còn một người toàn thây. Hai xe bị rơi xuống sông Hằng không tìm được xác v.v… Trước sự cố đó, nhiều thân nhân của những người bị chết buồn bã từ bỏ đạo vì nghĩ rằng thần và trời của Ấn giáo không linh, nhưng nhiều người khác đã biểu tỏ niềm hạnh phúc như, "Người thân của tôi đã được Phạm Thiên, đấng sáng thế, rước về cõi trên rồi. Rồi đây, người thân của tôi sẽ ngồi chung bàn với các vị thần linh khác để phò hộ nhân sanh và để chúng ta tôn thờ!"

Kể xong, vị tu sĩ trẻ không quên kết luận cho bà cụ: "Cụ thấy đấy, cách thức nhận định và đánh giá vấn đề trở nên vô cùng quan trọng đến thế, nhất là đối với con đường vun bồi đời sống đạo đức!"

Bà cụ bùi ngùi xúc động rồi lại rơi những giọt thánh thoát trên gò má còm xương và đầy thẹo. Rồi, miệng bà nở một nụ cười thật tươi, thật duyên dáng và nói: “Nghĩa là Phật và Bô-tát chưa muốn rước tôi! Các ngài muốn nhắn nhủ tôi hãy tiếp tục làm việc thiện!”

Vị tu sĩ trẻ chấp tay, gật đầu chào bà cụ. Bà cụ vui vẻ chào thầy rồi ra về với một tấm lòng thanh thản và tin sâu nhân quả.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn