Thủy: Chung

29 Tháng Sáu 201403:40(Xem: 6570)

THỦY: CHUNG

Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm

LTS: Ngày xưa Hán Cao Hoàng bên Tầu vì nước Hung Nô nhiều lần làm khổ biên cương, không tìm được một phương sách hiệu quả nào mới lấy con gái nhà dân làm công chúa gả cho vua Hung Nô. Người con gái đó là Chiêu Quân. Chiêu Quân xuất hiện như một sứ giả của hoà bình, nàng được miêu tả như một người phụ nữ thông minh tuyệt đỉnh, sắc đẹp tuyệt vời luôn hết lòng vì hòa bình và sự bảo tồn giang sơn nhà Hán. Sự quên mình của nàng đã góp phần mang lại hòa bình trong 60 năm giữa nhà Hán và Hung Nô.
Cách đó khoảng hai ngàn năm ở phương Nam, vua nước Đại Việt là đức vua Trần Nhân Tông gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân vua Chiêm Thành. Công chúa Huyền Trân, vị công chúa nước Nam tài sắc vẹn toàn, đã thay mặt triều đình nhà Trần, thực hiện sứ mệnh ngoại giao, tạo hoà bình giữa hai nước, đã thường xuyên tranh chấp lâu đời với nhau. Cuộc hôn nhân không những mang lại hòa bình cho hai nước Việt – Chiêm mà còn mang lại cho nước Việt hai châu Ô và Lý, Lý tức ba tỉnh Thừa Thiên, Quảng Trị và Quảng Bình ngày nay.
Bài Thủy: Chung, của tác giả Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm lần đầu tiên đưa ra sự đồng điệu giữa hai nàng công chúa trong hai thời điểm khác nhau hơn ngàn năm. Cả hai nàng đều vì quên mình mà làm viên gạch xây nền móng hoà bình cho đất nước và cho chúng sinh an lạc. Tuy nhiên, điểm quan trọng ở đây là sự đồng điệu giữa 2 nguồn tư tưởng vĩ đại của 2 vị bồ tát là Nam Nhạc Tuệ Tư và Đức Huỳnh Phú Sổ về chữ Tánh nằm ngay trong thân ngũ uẩn này. Bài thơ này chỉ là giới thiệu với độc giả, nếu độc giả chú tâm thì đã có sẵn các bản dịch để nghiên cứu sự đồng điệu này.

Lấm tấm sao thưa treo đỉnh tuyết
Lá xanh rừng mấy dịp trút vàng khe
Mảnh pháp bào kiếp kiếp nắng mưa che
Muôn cõi cảnh hiện kinh quyền thần hóa.

Tóc Chiêu Quân bay một chiều nắng hạ
Lược Huyền Trân chưa chải hết sầu đông
Đường ai đi, biết không chỗ tận cùng
Lòng người đá cũng chẳng hề an nghỉ.

Thân phiêu bạc mang nặng nguồn đạo vị
Vóc hao gầy chẳng đổi gánh tình thâm
Chúng sinh ôi, bước bước có vô cùng
Nhất tâm nguyện theo với đời vĩnh kiếp.

Chùa cong mái xanh hai hàng bách diệp
Núi xây vòng, trống điểm xé màn đêm
Trên sư tử vàng, dưới biển rộng mông mênh
Tâm dâu bể, thân trải lòng dâu bể.

Từng cánh trắng hoa rơi vào nhân thế
Đất vàng hoa, chia nửa mảnh tình chung
Nửa ruộng vàng, nửa non bạc, cũng không
Chiều gió lộng đỉnh Thiên Thai gác kiếm.

Ngọn bút thần chấm điểm son đốn, tiệm
Phật là tâm, tâm Phật, thủy tức chung
Lối đi vòng, quanh quẩn giữa giả, không
Trang giấy ố, rã rời tay chép lại.

Một gạch nối, uống trọn ngàn đại hải
Màu thời gian đậm nhạt đã bao mùa
Nối đuốc tàn, đậm nét mực phân bua
Dòng kinh cũ dửng dưng bên tâm loạn.

Trang kinh cuộn giấu thầm tâm kiêu mạn
Mõ chuông khua dấy động cõi tịch hư
Chia đôi bờ bỉ thử gắng công dư
Khắc đạo lý lên màu tâm hồng, tía.

Câu huyền ca* ẩn tàng kinh huyền nghĩa**
Huyền lại huyền, biết mấy kẻ tri âm
Thấy kệ kinh chẳng thấy tánh* tức tâm
Dùng thế trí vẽ vời lời chư Phật.

_____________________________

* Thấy đạo lý chớ nào thấy Tánh còn ẩn trong tim óc xác phàm. Giác Mê Tâm Kệ, Đức Huỳnh Phú Sổ (1920-1947)

** Phụ mẫu sở sinh thanh tịnh thường nhãn, Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa, Nam Nhạc Tuệ Tư Đại Thiền Sư (515-577)


Bài đọc thêm:

Am Mây Ngủ - Truyện Ngoại Sử Của Nhất Hạnh



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Ba 2015(Xem: 6741)
Thanh Lương là bút hiệu của Thích Thiện Sáng, một hành giả Thiền tông. Thế danh Trương Thượng Trí, sinh năm 1956, lớn lên bên dòng sông Cửu Long giữa trời thơ đất mộng An Giang.
04 Tháng Ba 2015(Xem: 6004)
Tôi nhận được ca khúc “Tử Sinh Là Cửa Ngõ Ra Vào” từ mấy tuần nay. Bạn trẻ Nguyễn Đình Hiếu đã phổ nhạc bài thơ “Không Đến Không Đi” của Thầy Thích Nhất Hạnh. Đây là một bài thơ hay. Nhìn cho đúng, tôi nghĩ rằng Thầy Nhất Hạnh là nhà sư Việt Nam viết văn, làm thơ hay nhất hiện nay.
20 Tháng Hai 2015(Xem: 12729)
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308,) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông có vai trò lãnh đạo quan trọng trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2 và lần 3.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 9198)
Cảm ơn / Xin cảm ơn / Trời đất bốn mùa thay nhau chuyển đổi / Xuân sinh, hạ trưởng / Thu liễm, đông tàn / Hiện tượng thiên nhiên / Cũng là chuyện trần gian / Mai thịnh, mốt suy / Nọ hưng, kia phế / Rồi thân người / Sinh già bệnh chết / Huyền nhiệm xiết bao /
16 Tháng Hai 2015(Xem: 9646)
CUNG kính mời nhau một tách trà / CHÚC mừng Xuân mới, tiễn năm qua / TÂN niên hạnh phúc và như nguyện / XUÂN đến bình an khắp mọi nhà./ VẠN nỗi ưu phiền buông xả hết / SỰ đời trăm mối được hanh thông / NHƯ Lai, Đạo Pháp đồng quy hướng / Ý nguyện vẹn toàn đẹp ước mong.
04 Tháng Hai 2015(Xem: 9273)
Ngày mai sư xuống núi / Áo mỏng sờn đôi vai / Chuỗi hạt mòn năm tháng / Hương trầm lỡ cuộc say
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 9591)
Rừng thiền diện mục thị thường thôi! / Đông khứ, xuân lai, vận tự hồi! / Hang đá, đùn len làn khói núi / Triền non, vun thả đám mây trời / Nắng mưa biến đổi theo mùa tiết / Vui khổ vần xoay đúng nghiệp thời