Hãy Nhìn Lại

09 Tháng Năm 201608:04(Xem: 4868)

HÃY NHÌN LẠI
Thích Viên Thành

ca-chet-hang-loatKhắp thế giới môi trường đang ô nhiễm
Riêng Việt Nam cá cứ chết dài dài
Hết Đồng Nai (Vedan) nay Vũng Áng đại tai (Formosa)
Cá không chết chắc Người phải trả giá?

Lo mưu sinh không kể gì nhân quả
Lợi riêng mình hại chúng chẳng quan tâm
Vì “tự tư tự lợi” mãi sai lầm
Phá hết rừng nay nhiễm ô biển cả!

Trong lòng đất tài nguyên nhiều khôn tả
Đã cạn dần khai thác chẳng nương tay
Sống hôm nay nhưng cái chết từng ngày
Đang đến với những người đầy tham vọng

Do con người đang giết dần sự sống
Hãy ngừng tay đừng phá hoại môi trường
Sống “ít muốn” chia sẻ lắm tình thương
Luôn “biết đủ” đang chan hòa hạnh phúc

Nước Bhutan mọi người đang thán phục
Sạch môi sinh giữ xanh mãi rừng già
Dân hạnh phúc đó mục đích quốc gia
Ít ô nhiễm nghỉ ngơi trời trong sạch

Nước Việt Nam oai hùng đầy kiêu hảnh
Bốn ngàn năm văn hiến sử vang danh
Ai cũng mong đất nước mãi trưởng thành
Nhưng hạnh phúc phải là điều nghĩ lại!

Theo vật chất hay tâm linh cần phải?
Sống hài hòa thân thiện với thiên nhiên
Tuy bất khuất nhưng tâm tánh thiện hiền
Nhờ Phật Giáo cho dân tu thập thiện

Lòng từ bi trí tuệ luôn phát triển
Dân tộc ta chí nguyện rất kiên cường
Trần Nhân Tông giúp đất nước an khương
Tống Nguyên Mông ba lần đều chiến thắng

Giáo lý Phật dạy con người ngay thẳng
Dựa vào dân vũ trụ sống hòa cùng
Đơn giản thôi phụng sự cho của chung
“Hãy nhìn lại” để sống cho xứng đáng!

 

Những ngày tịnh dưỡng, nhưng không khỏi chạnh lòng, khi nghe quê hương, môi trường đang bị ô nhiễm. Cá hôm nay chết là một sự cảnh báo cho mọi kế hoạch phát triển công nghiệp, nếu không để ý đến bảo vệ môi trường, tất cả đều phải trả giá rất đắt, có thể bằng cái chết của đồng bào và sự hủy hoại môi sinh trên bình diện quốc tế. Tội lỗi nầy rất lớn, quả phải trả cũng rất ư là tồi tệ và khốc liệt. Rất mong những người có lương tri và trách nhiệm với dân tộc cũng như nhân loại “HÃY NHÌN LẠI”, “bảo vệ thiên nhiên” để cứu sống được muôn loài, trong hiện tại và tương lai.

An Lạc thất , ngày 5/5/2016                                                  
Thích Viên Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 9131)
Thơ là phải chảy theo dòng sông sự sống / Thấy thực rong bèo / Lá rác cuộn về Đông / Lại có con trăng lặng lẽ chiếu trên dòng / Và thấy cả trăm bờ nhân sinh xao xác mộng /
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7244)
Cõi thơ Mặc Phương Tử cũng như cõi thơ Phạm Thiên Thư hay cõi thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh, từ bao giờ đến bây giờ vẫn trên thể điệu phiêu nhiên, vừa trữ tình chơn chất bình dị, vừa sâu sắc lặng trầm
14 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9509)
Người ta hay nói về thơ thiền, bàn về thơ thiền; họ đã lý giải rất hay về cái đẹp, về thiên nhiên, về con người, về không thời gian thiền – nhưng “thiền” nằm ở chỗ nào thì thường thiếu sự dẫn chứng cho cụ thể dựa theo câu chữ của văn bản.
29 Tháng Mười 2014(Xem: 7070)
Đi thôi em, / Giọt sương mai / Ánh dương ló rạng, hình hài sương tan / Đi thôi, / Gió núi mây ngàn, Tụ duyên, mây sẽ ngập tràn mưa sa / Đi thôi, / Vạt nắng hiên nhà / Hong chưa khô áo lụa đà, đêm sang
10 Tháng Mười 2014(Xem: 9422)
Minh Đức Triều Tâm Ảnh sinh năm 1944 tại Hương Thủy, Thừa Thiên Huế là một bậc tài hoa đủ điệu : Làm thơ, viết văn, viết biên khảo, viết thư pháp, nghệ nhân tạo vườn cảnh, đồng thời là một nhà sư theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy Nam tông với pháp hiệu Giới Đức. Xuất gia năm 1973 ở Vũng Tàu rồi làm du tăng khất sĩ qua nhiều xứ miền Sài Gòn, Đà Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng… Cuối năm 1974 dừng gót lữ phong trần dưới chân đèo Hải Vân
10 Tháng Mười 2014(Xem: 7293)
Đường lên đó vẳng lời chim lảnh lót / Dọc ven sông hoa nắng trổ mây lồng / Dòng Hương khuất sau cánh rừng cây lá / Qua dốc đồi thoáng hiện bóng Huyền Không /
30 Tháng Chín 2014(Xem: 7293)
(Réo gọi, tha thiết) / Ôi! Anh em ơi! / Hãy hát cho nhau nghe / Hãy hát cho yêu thương / Mời biển đông sóng vỗ / Hãy hát cho xanh xao / Gọi nhức đau mầm lá / Hãy hát cho hoang vu / Những cuộc tình hóa gió
23 Tháng Chín 2014(Xem: 11518)
Mỗi lần ôm bát đi trì bình khất thực tôi lại tưởng nhớ đến tôn giả Mahā Kassapa (Đại Ca Diếp) và tôn giả Subhūti (Tu-bồ-đề). Vị tôn giả “đệ nhất đầu-đà” Đại Ca Diếp chỉ đi bát ở nơi xóm nhà nghèo nàn để độ cho những người cùng cực đói khổ nhất. Vị tôn giả “đệ nhất chư thiên ái kính” Tu-bồ-đề thì chỉ đi bát nơi những gia đình trung lưu hoặc giàu có. Cả hai trường hợp có vẻ “không bình đẳng” này hẵng là phải có nhân duyên chứ?