Huyền - Thực

09 Tháng Năm 201608:08(Xem: 5385)
HUYỀN THỰC
Thiên Hạnh (*)
 
Ta còn rồi dấu huyệt mộng di lưu
rơi trầm tích bọt bèo qua di thể
bóng tro bay tàn đêm mùa đá cuội
còn tìm nhau luân ảo vọng hồi đầu
thế gian dặt dìu mưa trải giọt thương đau
phau trắng nẻo về cát khô vòm cốt trắng
thây ngả nghiêng phơi bóng ma trơi ngày hội
thoắt vọng thời tiết lạnh nảy xanh mầm.

Ngày bình sinh rần chuyển lực châu thân
tay cầm thiết đao ngời xa xanh ánh thép
khắc kỳ ngộ chợt sum la sáng đẹp
khua tàn đêm phủ vô thỉ quan hà
tâm thức hừng hóa chuyển rộng bao la
nguồn sóng tận ngàn xưa óng ánh
quá giang lướt trùng ba sóng sánh
bộc lưu này giả biệt hướng chân quang

Ai ngày về bạch vũ bước vân du
mùa hóa độ đã xanh cành trổ lá
Đức Thiện Thệ trời vô ngôn hiển hiện
sắc không rồi tan tác cõi mộng hư!
04.5.2016, trước thềm mùa Phật Đản PL.2560.

(*) Giáo viên Khóa Cao Cấp Giảng Sư, TP. HCM)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Giêng 2017(Xem: 4801)
16 Tháng Tám 2016(Xem: 6057)
10 Tháng Sáu 2016(Xem: 4948)
09 Tháng Năm 2016(Xem: 4853)
21 Tháng Tư 2016(Xem: 5706)
Từ thuở nọ, thi sỹ Giác Tâm mới vừa mở mắt chào đời đã nằm võng đong đưa giữa trùng điệp phù vân lãng đãng, ngút ngàn sương khói chung quanh, được hun đúc, tiếp cận với hồn thiêng sông núi uy linh, hùng vĩ nên tâm hồn thi sỹ tự nhiên hàm dưỡng trong bầu khí chất rất mực thuần khiết, nguyên sơ.
11 Tháng Ba 2016(Xem: 4769)
Thơ của Lữ Quỳnh… những trang thơ Lữ Quỳnh. Điềm đạm, dịu dàng, trong vắt, ẩn mật… Thêm nữa, hình như đọng lại trong các dòng thơ anh là một nỗi buồn. Mỗi khi đọc thơ anh, dù một hay vài bài, tôi vẫn tự hỏi, phải chăng đó là những nỗi buồn lặng lẽ, rất mực lặng lẽ, được chép lại trên giấy thật vội để không kịp trở thành những niềm vui… Vậy đó, từ sâu thẳm của một thâm cảm về cõi hư huyễn này, thơ Lữ Quỳnh đã hiển lộ như một hướng vọng về Tịnh Độ, một cõi ẩn mật trong vắt hiện ra giữa các dòng chữ của anh.
11 Tháng Ba 2016(Xem: 5388)
Minh Đức Triều Tâm Ảnh là bút hiệu của Tỳ kheo Giới Đức, một trong những hàng cao tăng của Phật giáo Nguyên Thủy ở Huế. Ông cũng là người khai lập Huyền Không Sơn Thượng trên hòn Vượn ở phía Tây thành phố Huế. Ngoài tu học và giảng Phật pháp, ông còn viết văn, làm thơ và viết thư pháp, tạo vườn cảnh phong thủy hữu tình... Năm 2011 ông âm thầm chia tay với thi ca bằng tuyển tập bốn cuốn thơ với tựa đề “Bụi, Trăng và Lửa” do nhà xuất bản Văn học ấn hành.