Giác Mê Phú, Bài văn khuyến tu đơn giản

26 Tháng Mười Một 201718:34(Xem: 4495)
 
GIÁC MÊ PHÚ, BÀI VĂN KHUYẾN TU ĐƠN GIẢN
Nguyễn Văn Sâm

 

Lời vào đầu: Cũng như hầu hết những bài văn Nôm do chúng tôi phiên âm và giới thiệu, bài nầy gồm 2 phần: 1.Giới thiệu và 2. Văn bản, sẽ được ra mắt thành hai kỳ.

Trong một tập sách Nôm mỏng sưu tầm được ở Miền Tây mà chúng tôi cho là được viết vào những năm cuối của thế kỷ 19 có bài văn tựa đề là Giác Mê Phú.  Bài văn có tư tưởng Phật giáo hiểu theo cách của người bình dân, nhấn mạnh trên sự tu tâm để thành chánh quả và ăn ngay ở thẳng theo giáo lý của đạo Nho.  Sự phối hợp nầy tạo nên những ngành nhỏ của Phật giáo địa phương như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa ban đầuPhật Giáo Hòa Hảo sau nầy như ta đã biết. Xin được giới thiệu bài văn chưa bao giờ được nhắc đến trong sách vỡ quốc ngữ từ trước đến giờ.

Dĩ nhiên như hầu hết các bài văn Nôm khác, tên tác giả không có.

Tác giả nói là mình viết  bài phú nhưng thiệt ra chỉ là một phóng bút tạp văn vần xen lẫn nhiều thể do nhu cầu của vần điệu, loại thơ bình dân thường thấy ở Miền đồng bằng Cửu Long cuối thế kỷ 19 đầu 20. Người viết chắc chắn không phải là người hiển đạt  hay có nhiều năm trường ốc dùi mài, mà chỉ là người có tâm đạo với một số kiến thức thông thường về Nho, Thích.

Tưởng cũng nên nói thêm là tác giả dùng những điển tích của người tu hành xưa bên Tàu, trong số đó có những nhân vật của Truyện Hứa Sửchúng tôi đã phiên âm giới thiệu dưới cái tên Tỉnh Mê Một Cõi, điều nầy chứng tỏ rằng truyện thơ nầy đã ảnh hưởng sâu đậm trong lòng người mộ đạo ngay từ thế kỷ thứ 19 là một truyện mà ngày nay chúng ta cũng nên đọc lại và suy ngẫm…

Nguyễn Văn Sâm  (Alexandria, LA, Nov. 21, 2017)

  

GIÁC MÊ PHÚ  (bản văn)
Nguyễn  Văn  Sâm  phiên âm

Nay ta đã nương thuyền[1] Bát Nhã,
[ Vậy] phải tua noi dấu Bồ Đề.
Nước Ma Ha rửa sạch tánh mê,
Cậy tích trượng phá tan thói tục
Muốn nên Phật kíp toan tác phước,
Quyết vượt trần phải gắng cầu duyên.
Quan Đổng Vân tướng trấn đương quyền.
Còn nạp chức tầm thầy Mật Hạnh.
Vua Vũ Đế trị vì chấp chánh,
Cũng hết lòng làm tháp chí công.
Chẳng qua là sự ở thiên công.
(t8) Bị Hầu Cảnh phá tan  xã tắc.
Đào lang thiệt rất bền gan sắt,
Vợ cùng chồng ai chẳng kém ai,
Tu hành gắn vó[2] hôm mai,
Lặn lội tìm thầy non núi,
Nhà khiếm khuyết bữa dưa bữa muối.
Phận cơ hàn khi cháo khi rau,
Vợ cùng chồng khuyên bảo với nhau.
Phải nhịn miệng cùng thầy lấy thảo.
Như lòng dầu bạc đạo,
Thời chớ khá dung thân,
Phải nhớ câu xã phú cầu bần.
Đừng quên chữ từ thân cát ái,
Kể thuở Luân vương nhẫn lại[3].
Cũng nhiều người sửa dại làm ngay.
Cho đến đời hiện tại nhẫn nay,
Cũng hiếm người theo lành mà bỏ dữ.
Kỳ hữu tăng hành ác sự[4],
Tảo tu hồi hướng thiện tâm[5],
Khả tích thửa thốn âm,
Chớ màng chi xích bích[6].
Trong tam giáo đạo cùng Nho Thích,
Cũng nhiều người cải lí chánh tà.
(t9) Nhưng rứa mà ta giữ lòng ta,
Nương giáo pháp nhờ trong tam bảo.
Tuy là ba đạo,
Vốn có năm hằng.
Hữu nhân tầm tuấn lĩnh nhi cao đăng.
Hữu nhân tại thị thành nhi thủ giới.
Hữu tại gia nhi thụ phái.
Hữu xuất gia dĩ đoạn trần.
Tại lòng người giải đãi, chuyên cần,
Nào có nhẽ rằng con rằng vợ.
Ngươi Thể Đạt cưới ròng ba vợ,
Cũng làm nên tam giới bổn sư.
Vua Kiều Thi sanh đặng bốn con,
Cũng chứng đặng thập phương tôn giáo.
Có câu nhơn dưỡng vật,
Lại có chữ vật dưỡng nhơn,
Nhị đế xưa phế tử lập nhơn,
Do thiên sử ai mà muốn đặng,
Việc tu hành nói thẳng,
Đừng nói chuyện vọng cầu,
Lời nói phải ngọn đầu,
Mựa để sau lỡ bước.
Ai cho mà phước,
(t10) Mới khỏi nẻo luân hồi,
Gắng công phu sớm tối trau dồi,
Giữ qui luật hôm mai chúc tụng,
Trước nhờ của thập phương tín cúng,
Sau nhờ ơn tam bửu hộ trì,
Quyết nương bửu cái về Tây,
Ngõ Đặng ra vào nơi khoái lạc,
Nguyện chẳng xuống âm ty làm quỷ,
Mới tua lánh khỏi cuộc trầm luân,
Cảnh dương trần xem thấy cho dần
Đặng nguyện tới chốn thanh nhàn cực lạc.
Trương Thiện thiệt là người đại ác.
Trót một đời chẳng đặng chút nhơn.
Sau đến chừng hồi hướng thiện duơn,
Nửa khắc đặng về Tây vực,
Huệ Mầu thiệt tướng chi chức,
Phụng sắc sau truy tróc Đệ Tam,
Tới Bổ Đà khuynh lễ sơn nham.
Phật phong sắc tôn thiên chi vị.
Long Giả nọ thiệt người cư sĩ,
Gắng công phu được cái tràng phan[7].
(t11) Phó Kỳ xưa thiệt kẻ trần gian,
Chí tâm niệm khỏi cơn uổng tử.
Kể từ đời quá khứ, đến hiện tại đương thời,
Cũng có kẻ sát sanh, lại có người ái vật.
Tâm chánh thời là Phật,
Tâm tà vốn thiệt ma.
Thảy cả ở lòng ta,
Họa phước vô nhân triệu.

(Tác giả bản Nôm: vô danh, giới thiệu bản Việt Ngữ: Nguyễn Văn Sâm)
 
[1] Người  Nam xưa phát âm chữ thiền thành thuyền từ đó đưa đến ý niệm con thuyền đưa đến bến bờ giải thoát của kinh Bát Nhã Ba La Mật
[2] Gắn vó: Nay nói gắn bó. Phiên âm theo thời đại bản văn xuất hiện. y
[3] Kể từ thuở luân Vương đến nay.
[4] Đời nay ít kẻ làm lành, mà thườn gcó những người làm ác.
[5] Nhữn người đó nên hướng về cái tâm thiện.
[6] Nên tiếc cái thời gian của cuộc sống, đừng lãng phí mà lo chuyên nhà rộng vách cao. Phù phiếm thôi!
[7] Người Nam xưa đọc chữ nầy là phan, nên cho vần với chhữ phiên câu dưới.   Âm chuẩn là phan
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 9123)
Thơ là phải chảy theo dòng sông sự sống / Thấy thực rong bèo / Lá rác cuộn về Đông / Lại có con trăng lặng lẽ chiếu trên dòng / Và thấy cả trăm bờ nhân sinh xao xác mộng /
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7233)
Cõi thơ Mặc Phương Tử cũng như cõi thơ Phạm Thiên Thư hay cõi thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh, từ bao giờ đến bây giờ vẫn trên thể điệu phiêu nhiên, vừa trữ tình chơn chất bình dị, vừa sâu sắc lặng trầm
14 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9503)
Người ta hay nói về thơ thiền, bàn về thơ thiền; họ đã lý giải rất hay về cái đẹp, về thiên nhiên, về con người, về không thời gian thiền – nhưng “thiền” nằm ở chỗ nào thì thường thiếu sự dẫn chứng cho cụ thể dựa theo câu chữ của văn bản.
29 Tháng Mười 2014(Xem: 7062)
Đi thôi em, / Giọt sương mai / Ánh dương ló rạng, hình hài sương tan / Đi thôi, / Gió núi mây ngàn, Tụ duyên, mây sẽ ngập tràn mưa sa / Đi thôi, / Vạt nắng hiên nhà / Hong chưa khô áo lụa đà, đêm sang
10 Tháng Mười 2014(Xem: 9416)
Minh Đức Triều Tâm Ảnh sinh năm 1944 tại Hương Thủy, Thừa Thiên Huế là một bậc tài hoa đủ điệu : Làm thơ, viết văn, viết biên khảo, viết thư pháp, nghệ nhân tạo vườn cảnh, đồng thời là một nhà sư theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy Nam tông với pháp hiệu Giới Đức. Xuất gia năm 1973 ở Vũng Tàu rồi làm du tăng khất sĩ qua nhiều xứ miền Sài Gòn, Đà Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng… Cuối năm 1974 dừng gót lữ phong trần dưới chân đèo Hải Vân
10 Tháng Mười 2014(Xem: 7282)
Đường lên đó vẳng lời chim lảnh lót / Dọc ven sông hoa nắng trổ mây lồng / Dòng Hương khuất sau cánh rừng cây lá / Qua dốc đồi thoáng hiện bóng Huyền Không /
30 Tháng Chín 2014(Xem: 7286)
(Réo gọi, tha thiết) / Ôi! Anh em ơi! / Hãy hát cho nhau nghe / Hãy hát cho yêu thương / Mời biển đông sóng vỗ / Hãy hát cho xanh xao / Gọi nhức đau mầm lá / Hãy hát cho hoang vu / Những cuộc tình hóa gió
23 Tháng Chín 2014(Xem: 11504)
Mỗi lần ôm bát đi trì bình khất thực tôi lại tưởng nhớ đến tôn giả Mahā Kassapa (Đại Ca Diếp) và tôn giả Subhūti (Tu-bồ-đề). Vị tôn giả “đệ nhất đầu-đà” Đại Ca Diếp chỉ đi bát ở nơi xóm nhà nghèo nàn để độ cho những người cùng cực đói khổ nhất. Vị tôn giả “đệ nhất chư thiên ái kính” Tu-bồ-đề thì chỉ đi bát nơi những gia đình trung lưu hoặc giàu có. Cả hai trường hợp có vẻ “không bình đẳng” này hẵng là phải có nhân duyên chứ?