Chùa Xưa

28 Tháng Mười Hai 201300:00(Xem: 7355)

Chùa xưa, chốn cũ, lời thầy không phai..
Pháp Lạc

"Dù mình có đi xa đến phương trời miên viễn nào nhưng trong lòng mình vẫn nhớ, vẫn thương về mái chùa xưa. Nơi ấy mình có biết bao kỷ niệm với thầy và các huynh đệ thân thương". Đó là lời từ trái tim tôi thầm thì trong lúc này.

 

Tự hứa với lòng là một ngày nào đó tôi sẽ trở về mái chùa xưa. Ngày trở về cũng là lúc tôi có thể phụng hiến những gì mà mình gặt hái được trên bước đường tu-học phương xa. Dù nhỏ bé nhưng đó là chí nguyện, là ước mơ và cũng là động lực để giúp tôi bước đi và đứng vững giữa gió mưa đời.

Thật vậy, sau những ngày dài chạy đua và mỏi mệt với sự hối hả tại đất Sài thành thì hình ảnh mái chùa tranh trên ngọn đồi trà lại hiện về trong tâm trí tôi. Nơi mái chùa thân thương ấy có bóng dáng thầy, có tiếng cười nói của các huynh đệ đồng tu. Và có cả những lời thân thương của thầy truyền trao cho tôi.

Lúc mới lên chùa, sau giờ tụng kinh tối, thầy thường dạy tôi những nguyên tắc cần thiết để sau này có thể sống xứng đáng là một người con Phật. Thầy nhắc nhở tôi: "Con phải sống trọn vẹn với 24 điều oai nghi, vì đây và điểm khởi đầu của sự tĩnh tâm. Nếu bên ngoài chưa tịnh được thì làm sao có thể tịnh hóa được bên trong. Nếu từng giây từng phút con chân thật thực hành được điều này thì sau này mới có thể đóng góp chút ít xây dựng ngôi nhà Phật pháp". Lời thầy như vẫn còn vang bên tai tôi!

blank

Góc chùa xưa trên núi, nơi kỷ niệm một thời hành điệu bên thầy... - Ảnh: Pháp Lạc

Những huynh đệ trong chùa đều cùng độ tuổi với tôi nên chúng tôi có thể hiểu và chia sẻ với nhau khi gặp khó khăn. Vì mới xa gia đình nên có vài huynh đệ nhớ nhà. Biết được khó khăn ấy nên thầy đã gọi chúng tôi ngồi lại bên thầy và thầy đã chia sẻ những kinh nghiệm từ chính cuộc đời mình khi mới xuất gia. Sự chia sẻ chân tình và những lời khuyên nhủ ấm áp ấy đã giúp chúng tôi có thêm nghị lực hơn trên con đường mà mình đã chọn.
 
Riêng mình, những lời dạy chân thật, mộc mạc của thầy đã làm tôi cảm động và thêm kính trọng thầy hơn. Thầy không chỉ dạy trên lý thuyết mà cuộc đời hành Đạo của thầy còn là một bài học sống động và hấp dẫn đối với tôi. Từng cử chỉ, hành động của thầy là một bài pháp. Và thầy cũng chính là người cha thân thương, người đã sanh ra tôi lần thứ hai. Có những lúc ở chùa tôi làm sai một việc gì thì thầy không bao giờ la rầy mà chỉ nhắc nhở tôi với giọng điệu nhẹ nhàng, đầy tình thương như của cha dành cho con.

Giờ đây, khi một mình nơi đất khách, tôi nhớ lắm những lúc cùng huynh đệ làm việc với nhau. Chính công việc ở chùa đã gắn kết chúng tôi lại và cũng nhờ những giây phút gần nhau mà chúng tôi có thể chia sẻ những điều tâm đắc trong thời gian tu học cũng như những khó khăn trên đường tu. Chúng tôi đã hứa với nhau sẽ cố gắng vượt thắng những phiền não của chính mình để đồng hành trên đường Đạo thênh thang.

Tuy giờ đây tôi phải tạm xa chùa cũ nhưng hình ảnh thầy và huynh đệ nơi mái tranh nghèo này sẽ không bao giờ phai nhạt trong tim tôi. Những kỷ niệm đẹp đó sẽ giúp tôi thêm tự tin trên bước đường học Đạo để mong thấu triệt lý chân thật của vũ trụ.

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở - Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. Giờ là lúc tôi hiểu sâu sắc hơn bao giờ hết lời thơ của Chế Lan Viên. “Quê hương mỗi người chỉ một” và mái chùa cũng chỉ có một mà thôi. Khi hướng về nơi ấy tôi thấy bình yên và tâm hồn như trẻ lại, khao khát sống hơn!

Tự hứa với lòng là một ngày nào đó tôi sẽ trở về mái chùa xưa. Ngày trở về cũng là lúc tôi có thể phụng hiến những gì mà mình gặt hái được trên bước đường tu-học phương xa. Dù nhỏ bé nhưng đó là chí nguyện, là ước mơ và cũng là động lực để giúp tôi bước đi và đứng vững giữa gió mưa cuộc đời.

Ngày mai - xin cho tôi được hẹn một lời, chùa xưa, núi cũ ơi!

Pháp Lạc

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12464)
“Đức Phật lịch sử” là khái niệm chỉ đức Phật Thích Ca, một con người thật, từ các việc tu tập thật đã biến thân phàm của mình trở thành bậc tuệ giác đầu tiên trong lịch sử tư tưởng của nhân loại ở tuổi 35 và qua đời ở tuổi 80. Đức Phật lịch sử cũng giống như bao nhiêu con người bình thường khác, cũng từng sai lầm trong quá trình học đạo, suýt chết vì sáu năm tu khổ hạnh, cho tới khi phát hiện ra con đường trung đạo là bát chính đạo, trở thành bậc giác ngộ đầu tiên trong lịch sử nhân loại.
04 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5690)
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 4592)
Thông Điệp Quan Trọng Kinh A Di Đà - Thuyết pháp Thích Phước Tiến. Tổng hợp các bài thuyết pháp Đại Đức Thích Phước Tiến.
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5323)
Thuyết pháp Thích Phước Tiến mới nhất - Nhìn bằng chánh kiến. Tổng hợp các bài thuyết pháp mới nhất Đại Đức Thích Phước Tiến 2015.
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6663)
Album nhạc Phật giáo: Tỉnh Thức Tiếng hát: Vân Khánh, Thùy Trang, Quý Luân, Nguyễn Đức
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 8084)
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6987)
Trong bản kinh này Đức Phật chỉ nói bốn câu về “thấy, nghe, thọ tưởng, thức tri” nhưng là thông cho cả sáu căn, vì trong “thọ tưởng” bao gồm cả ngửi, nếm và xúc chạm. Khi thuyết bài pháp này, Đức Phật còn bảo đảm với ngài Bahiya rằng hễ ai mà để tâm được như thế thì sẽ xa lìa đau khổ, đạt được giải thoát.
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8387)
Ăn chay trước kia thường được dùng ám chỉ cho các nhà sư Phật Giáo. Tuy nhiên, ngày nay khoa học đã chứng minh, ăn chay có nhiều ích lợi cho sức khỏe. Biên tập viên Thanh Thủy VTV2 phỏng vấn nữ tài tử Hollywood Maggie Q tại sao chị từ bỏ ăn mặn lại ăn chay.
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11107)
Vấn đáp: Danh xưng trong Phật Giáo Việt Nam. Các cấp giới phẩm, Long cung và ngài Long Thọ, niềm tin trong đạo Phật, lạm dụng danh xưng hóa thân (Pháp Vương), niệm Phật vãng sanh, niệm Phật một cách cực đoan, Phật hóa gia đình