Đức Phật Lịch Sử Và Đức Phật Tôn Giáo

04 Tháng Mười Hai 201515:22(Xem: 12333)
ĐỨC PHẬT LỊCH SỬ VÀ ĐỨC PHẬT TÔN GIÁO
Thích Nhật Từ

Duc Phat

Đức Phật lịch sử” là khái niệm chỉ đức Phật Thích Ca, một con người thật, từ các việc tu tập thật đã biến thân phàm của mình trở thành bậc tuệ giác đầu tiên trong lịch sử tư tưởng của nhân loại ở tuổi 35 và qua đời ở tuổi 80. Đức Phật lịch sử cũng giống như bao nhiêu con người bình thường khác, cũng từng sai lầm trong quá trình học đạo, suýt chết vì sáu năm tu khổ hạnh, cho tới khi phát hiện ra con đường trung đạo là bát chính đạo, trở thành bậc giác ngộ đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Lấy hành tinh mà chúng ta đang sống làm hệ quy chiếu, chỉ có một đức Phật lịch sử duy nhất là đức Phật Thích Ca. Không có đức Phật thứ hai.

Khái niệm “Đức Phật tôn giáo” phát triển trong giai đoạn Phật giáo Đại thừa phát triển, sớm nhất là thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch, đỉnh cao nhất của nó là thế kỷ thứ nhất Tây lịch. Đại thừa có hai trường phái: Đại thừa Ấn Độ gồm có tông Du Già truyền bá về Duy thức học và tông Trung quán, truyền bá về trí tuệ phá chấp. Và trường phái Đại thừa Trung Quốc lập ra mười tông phái Phật giáo Trung Quốc, mà hiện nay ngự trị và ảnh hưởng các nước theo Đại thừa.

Đại thừa Trung Quốc không phải là Đại thừa gốc của Ấn Độ, vì Đại thừa Trung Quốc đề cao “Đức Phật tôn giáo”. Ngay cả đức Phật Thích Ca lịch sử họ cũng tô vẽ lên một hình ảnh đức Phật tôn giáo đang đóng kịch (thị hiện). Phật giáo Trung Quốc đặt ra khái niệm “thị hiện”, theo đó đức Phật đóng kịch với vai của vị thánh đã giác ngộ, xuống trời Đâu Suất làm Bồ-tát Hộ Minh, sau đó nhập thai vào thánh mẫu Maya, mấy tuổi đã biết ngồi thiền, 19 tuổi giả vờ làm đám cưới với công chúa Da-du-đà-la, sau đó đi tu, năm năm tìm đạo sai, sáu năm tu tập khổ hạnh sai, rồi giác ngộ ở tuổi 30. Theo thuyết này, toàn bộ giai đoạn từ mới sinh ra cho đến tuổi 30 của đức Phật là đóng kịch, là giả vờ. Đó là quan niệm về đức Phật tôn giáo, hoàn toàn là một sản phẩm ý thức của Đại thừa Trung Quốc, không có trong đạo Phật Đại thừa tại Ấn Độ.

Từ đức Phật tôn giáo đó Trung Quốc mở rộng thêm số lượng các đức Phật như Tam Thiên Phật, Vạn Phật... Đây là điều do Phật giáo Trung Quốc đặt ra, không có trong Phật giáo Đại thừa ở Ấn Độ. Đức Phật A-di-đà là một trong các đức Phật tôn giáo, xuất phát từ Ấn Độ và được Trung Quốc đề cao. Kinh A-di-đà có gốc rễ từ tiếng Sanskrit tại Ấn Độ, điều đó không ai phủ định. Hình ảnh đức Phật A-di-đà trong kinh A-di-đà là một biểu tượng sâu sắc.

Tây phương Tịnh độ và đức Phật A-di-đà có thật hay không cũng không quan trọng. Quan trọng là chúng ta phải hội tụ được:

1) Căn lành lớn (tức thoát khỏi tham, sân, si),
2) Có công đức lớn (tức là nhập thế và làm các việc công đức),
3) Tạo nhân duyên tốt lớn (là mở đạo tràng cho mọi người cùng tu),
4) Quán pháp âm lớn (là lấy dữ liệu Ta-bà xây dựng Tịnh độ hiện tiền) và
5) Nhất tâm bất loạn, tức cốt lõi của chính niệm và chính định trong bát chính đạo.

Nghĩa đen của chữ A-di-đà trong ngôn ngữ Sanskrit là trí tuệ không giới hạn (Vô lượng quang). Trung Quốc đặt thêm hai nội dung mới là Vô lượng công đức và Vô lượng thọ, tức là tuổi thọ không giới hạn, trái với quy luật sinh, già, bệnh, chết mà đức Phật đã công bố. Đồng thời, cũng trái với quy luật tự nhiên. Vô lượng thọ là điều không có thật. Phật giáo Trung Quốc thêm thắt thứ nầy thứ nọ để dẫn dụ quần chúng đi theo các tông phái Phật giáo của họ.

Trên thực tế, “bốn mươi tám lời nguyện” trong Tịnh độ tông của Trung Quốc không phải của đức Phật A-di-đà như đã bị ngộ nhận và truyền bá trong nhiều thế kỷ qua. Bốn tám lời nguyện thực chất là của thầy tỳ-kheo Pháp Tạng, khi còn là một phàm tăng, giống bao nhiêu các tu sĩ phàm khác. Khi còn là một người phàm, chúng ta được quyền phát nguyện.

Phát nguyện là một ứng dụng nhỏ của lòng từ bi. Phát nguyện là thể hiện sự quan tâm của chúng ta với chúng sinh khổ đau và với cuộc đời bất hạnh. Hồi hướng công đức cũng là một ứng dụng nhỏ của lòng từ bi, có nghĩa là “ngoái nhìn về, quan tâm về, quan hoài đến” nỗi khổ niềm đau của tha nhân. Phát nguyện dẫn đến hồi hướng công đức. Hồi hướng công đức dẫn đến phát nguyện. Phát nguyện và hồi hướng là cặp bài trùng, hỗ trợ lẫn nhau.

Ứng dụng của lòng từ bi theo đức Phật là tạo ra các hành động phụng sự cụ thể, như đức Phật đã yêu cầu sáu mươi vị A-la-hán đầu tiên: “Này các tỳ kheo, mỗi người nên đi một đường, hai người không nên đi trùng hướng nhau để mang lại hạnh phúc, an lạc cho số đông, cho chư thiên và loài người.” Đức Phật xác định tông chỉ của Ngài là phụng sự nhân sinh.

Do vì ngộ nhận bốn mươi tám lời nguyện là của đức Phật A-di-đà nên rất nhiều Phật tử, ngay cả các pháp sư Tịnh độ tông của Trung Quốc đã mê tín khi cho rằng chỉ cần niệm mười niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà là được vãng sinh Tây phương Cực lạc. Điều này là không thể được, vì phi nhân quả. Nếu chỉ niệm Phật mười niệm mà sinh Tây phương Cực lạc được thì Đức Phật đã chẳng phải nhọc công 45 năm thuyết pháp với gần ba chục ngàn bài kinh để giúp con người thoát khỏi vô minh và khích lệ sự thực tập giới-định-tuệ để nâng cao đời sống tinh thần.

Phương tiện có khi là con dao hai lưỡi, mặt tích cực cũng nó mà tác dụng phụ cũng nó. Khi tu Tịnh độ tông, hành giả không nên dựa vào bốn mươi tám lời nguyện của thầy Pháp Tạng. Có lẽ dựa vào đây mà Trung Quốc đặt ra pháp tu gồm ba yếu tố: tín, hạnh và nguyện, vốn rất xa lạ với tông chỉ vãng sinh Cực lạc trong kinh A-di-đà.

Chúng tôi kính đề nghị ai tu theo Tịnh độ tông thì nên dựa vào hai bài kinh căn bản: Thứ nhất là kinh A-di-đà, chú trọng năm tiêu chí vãng sinh Tây phương, như đã nêu trên, và thứ hai là Kinh niệm Phật Ba la mật. Vì trong kinh này, ngoài chương nói về thần chú vốn được biên tập về sau, thì nội dung còn lại chứa đựng các triết học của đạo Phật Đại thừa. Không có triết học Đại thừa nào mà không có Kinh niệm Phật Ba la mật. Tu theo hai bài kinh này, hành giả Tịnh độ trở thành những người phát triển trí tuệ, năng động, nhập thế để xây dựng Tịnh độ trong từng ngôi nhà và ở nơi làm việc. Đó một Tịnh độ nhân gian, khác với Tịnh độ Tây phương được Tịnh độ tông của Trung Quốc chủ xướng.

 

Xem thêm bài thuyết giảng của Thượng tọa Thích Bửu Chánh với chủ đề "Đức Phật lịch sử và Đức Phật tôn giáo" trong khóa huấn luyện Hoằng pháp cho hơn 2,500 hoằng pháp viên từ 34 tỉnh thành phía Nam :


Bài đọc thêm:
Đức Phật Lịch Sử (Nguyên Tâm Trần Phương Lan)
Đức Phật Và Phật Pháp (Narada Maha Thera)


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 3766)
Đại Đức Thích Phước Tiến - Lòng Chung Thủy (2010) Đại đức Thích Phước Tiến thuyết giảng tại chùa Ấn quang vào ngày 27-6-2010. Bài thuyết pháp của thầy Thích Phước Tiến thuộc chuyên đề Gia Đình.
28 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 4212)
Thuyết Pháp Thích Phước Tiến - Làm Lại Cuộc Đời Bài chia sẻ Đại Đức Thích Phước Tiến tại trường cai nghiện Bình Đức. Mặc dù cách xa về khoảng cách địa lí, nhưng các học viên trong trại cai nghiện vẫn được cả xã hội quan tâm để góp phần làm tiêu tan những suy nghĩ tiêu cực của chính họ. Nói cách khác họ là nạn nhân của sự tha hóa xã hội. Qua bài thuyết pháp, Thầy Thích Phước Tiến mong muốn chia sẻ kinh nghiệm và cách để vượt qua khó khăn để trở lại xã hội.
27 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6667)
Chương trình được Công ty Truyền thông Phật giáo Mani và nhà hàng chay Mandala tổ chức tại Tòa soạn báo Giác Ngộ trong khuôn khổ chương trình "Chất Lượng Cuộc Sống" . Được biết, ĐĐ.Thích Minh Niệm là tác giả cuốn sách “Hiểu về trái tim”.
23 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5834)
Bài pháp thoại do Đại Đức giảng sư Thích Phước Tiến thuyết giảng tại Chùa Thiên Hòa (Đức Quốc) ngày 10/10/2015.
16 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7681)
Bệnh Ung Thư Và Thái Độ Người Phật Tử. Thuyết Pháp Thầy Thích Phước Tiến -
13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7213)
Những điều không nên tin, Lợi ích của cầu nguyện, Người Chết Hưởng Gì Từ Sự Cúng Kiến
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5911)
Giá trị đích thực của cuộc đời - Thuyết pháp Thích Phước Tiến. Tổng hợp đầy đủ các bài pháp thoại Đại Đức Thích Phước Tiến thuyết pháp.
05 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6113)
Đố Vui Phật Pháp - Trí Quang, Kha Ly, Phi Long, Ngọc Bảo Anh
05 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 3766)
05 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6237)
Cuộc sống, tự do và sự theo đuổi niềm hạnh phúc. Chúng ta sống cuộc đời để theo đuổi hạnh phúc “ngoài kia” như thể nó là một mặt hàng. Chúng ta đã trở thành nô lệ cho chính những ham muốn và khao khát của mình. Hạnh phúc không phải là điều gì có thể theo đuổi, hay mua bán như một thứ đồ rẻ tiền.