Tâm tĩnh lặng - con đường giải thoát

05 Tháng Mười Hai 201515:09(Xem: 6238)

TÂM TĨNH LẶNG
Con Đường Giải Thoát

 

Cuộc sống, tự do và sự theo đuổi niềm hạnh phúc. Chúng ta sống cuộc đời để theo đuổi hạnh phúc “ngoài kia” như thể nó là một mặt hàng. Chúng ta đã trở thành nô lệ cho chính những ham muốn và khao khát của mình. Hạnh phúc không phải là điều gì có thể theo đuổi, hay mua bán như một thứ đồ rẻ tiền. Đây là ảo ảnh vật chất, sự tưởng tượng, vở diễn không hồi kết của hình tướng.

Suy nghĩ chỉ tạo ra nhiều suy nghĩ và câu hỏi hơn. Chúng ta tìm hiểu về những thế lực sâu thẳm mà đã tạo ra thế giới này, nhưng chúng ta nhận thức bản chất này như ở bên ngoài chúng ta. không như một thực thể sống động, thuộc về bản chất của chúng ta...


 

TỈNH THỨC
Từ cuộc sống mà chúng ta đang sống.


Chúng ta không thể tách ra khỏi sự sống, ý thức của sự sống, ý thức sự chuyển hoá của mình với đời sống. Đây là điều rất quan trọng cho một loài hữu thể như chúng ta. Chúng ta là một phần không thể tách rời của thế giới. 

Nhưng hiện nay, chúng ta sống trong một thế giới bên bờ vực thẳm, cuộc chiến của ngày mai không còn ai là kẻ chiến thắng. Tất cả đều là nạn nhân của sự hận thù, lòng tham lam và ích kỷ.

Chúng ta cứ mãi trông chờ một ai đó sẽ thay đổi được thế giới nhưng chẳng bao giờ chúng ta suy nghĩ cần phải thay đổi chính mình.

Hãy thôi trông chờ sự thay đổi bên ngoài, mà hãy biến mình thành sự thay đổi như bạn đã từng mong muốn bằng cách mà các Đấng Giác Ngộ đã làm. Hãy đi vào bên trong. Đó là thức tỉnh. Chúng ta không thể làm việc này bằng cách ngồi trên đống của cải và các phương tiện vật chất khác.

Hãy suy nghĩ thật kỹ và hành động.

Ngày nay chúng ta có quá nhiều cơ hội mà lịch sử nhân loại chưa từng có như trước đây. Vâng, internet là một phương tiện cho chúng ta sức mạnh kết nối hàng triệu người trên thế giới để cùng nhau thức tỉnh, để tạo nên một thế giới mới, một hế giới không còn sống trong ảo tưởng và mê mờ của lý trí vì bản ngã cố hữu của con người.

Chúng ta phải nhận thức được rằng nhân loại càng văn minh, chúng ta càng thoái hoá, nhất về đời sống tâm linh.

Nhưng giờ đây, chúng ta là những tác giả để viết nên câu chuyện về đời sống của chính chúng ta và về tương lai của hành tinh này...





Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 3767)
Đại Đức Thích Phước Tiến - Lòng Chung Thủy (2010) Đại đức Thích Phước Tiến thuyết giảng tại chùa Ấn quang vào ngày 27-6-2010. Bài thuyết pháp của thầy Thích Phước Tiến thuộc chuyên đề Gia Đình.
28 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 4213)
Thuyết Pháp Thích Phước Tiến - Làm Lại Cuộc Đời Bài chia sẻ Đại Đức Thích Phước Tiến tại trường cai nghiện Bình Đức. Mặc dù cách xa về khoảng cách địa lí, nhưng các học viên trong trại cai nghiện vẫn được cả xã hội quan tâm để góp phần làm tiêu tan những suy nghĩ tiêu cực của chính họ. Nói cách khác họ là nạn nhân của sự tha hóa xã hội. Qua bài thuyết pháp, Thầy Thích Phước Tiến mong muốn chia sẻ kinh nghiệm và cách để vượt qua khó khăn để trở lại xã hội.
27 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6668)
Chương trình được Công ty Truyền thông Phật giáo Mani và nhà hàng chay Mandala tổ chức tại Tòa soạn báo Giác Ngộ trong khuôn khổ chương trình "Chất Lượng Cuộc Sống" . Được biết, ĐĐ.Thích Minh Niệm là tác giả cuốn sách “Hiểu về trái tim”.
23 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5834)
Bài pháp thoại do Đại Đức giảng sư Thích Phước Tiến thuyết giảng tại Chùa Thiên Hòa (Đức Quốc) ngày 10/10/2015.
16 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7681)
Bệnh Ung Thư Và Thái Độ Người Phật Tử. Thuyết Pháp Thầy Thích Phước Tiến -
13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7214)
Những điều không nên tin, Lợi ích của cầu nguyện, Người Chết Hưởng Gì Từ Sự Cúng Kiến
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5912)
Giá trị đích thực của cuộc đời - Thuyết pháp Thích Phước Tiến. Tổng hợp đầy đủ các bài pháp thoại Đại Đức Thích Phước Tiến thuyết pháp.
05 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6113)
Đố Vui Phật Pháp - Trí Quang, Kha Ly, Phi Long, Ngọc Bảo Anh
05 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 3767)
04 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12336)
“Đức Phật lịch sử” là khái niệm chỉ đức Phật Thích Ca, một con người thật, từ các việc tu tập thật đã biến thân phàm của mình trở thành bậc tuệ giác đầu tiên trong lịch sử tư tưởng của nhân loại ở tuổi 35 và qua đời ở tuổi 80. Đức Phật lịch sử cũng giống như bao nhiêu con người bình thường khác, cũng từng sai lầm trong quá trình học đạo, suýt chết vì sáu năm tu khổ hạnh, cho tới khi phát hiện ra con đường trung đạo là bát chính đạo, trở thành bậc giác ngộ đầu tiên trong lịch sử nhân loại.