Có Phải Con Người Được Tạo Ra Để Ăn Thịt - Tâm Diệu

02 Tháng Ba 201200:00(Xem: 33586)
MỤC LỤC
TẠP CHÍ ĐẠO PHẬT NGÀY NAY SỐ 14
THÁNG 02 NĂM 2012

Có phải con người được tạo ra để ăn thịt 
Dr. D.P. Atukorale
Tâm Diệu chuyển ngữ

blank(*) Dr. D.P. Atukorale, M.D. M.R.C.P. là bác sĩ chuyên khoa về tim mạch, hiện là Giáo Sư Viện Đại Học Colombo Tích Lan và là Cố Vấn Trưởng Khoa Tim Mạch Viện Tim Mạch Quốc Gia, Colombo, Sri Lanka. Bài này và các bài nghiên cứu khác về y khoa và dinh dưỡng của ông được đăng tải trên Tập San Y Khoa Hiệp Hội Y Khoa Tích Lan và các báo Online edition of Daily News và Sunday Observer ở Colombo.

Một số người có nhận thức sai lầm rằng:

(a) Con người được tạo ra để ăn thịt, và

(b) Việc ăn thịt là điều cần thiết giúp cho con người được khỏe mạnh.

Hiện nay có hàng triệu người ăn chay trên thế giới sống lâu và khỏe mạnh hơn những người không ăn chay. Riêng tại Hoa Kỳ, thống kê cho biết có 9 triệu người ăn chay trong năm 1989 theo hội North American Vegetarian Society (Christian Science Monitor, 18-04-1990). Con số người ăn chay nhiều nhất trên thế giới là Ấn Độ. 

Theo quan điểm của khoa cơ thể học và sinh lý học thì cấu trúc của con người không phải để ăn thịt động vật theo các lý do sau đây:

(1) Răng hàm con người giống như loài động vật ăn rau cỏ, thuộc loại bằng, dùng để nhai nghiền thức ăn, không giống như loại động vật ăn thịt có răng nhọn và bén dùng để cắt xẻ thịt. Có một số người cho rằng sự tồn tại của răng nanh chứng tỏ rằng chúng ta thích hợp với việc ăn thịt. Những con khỉ đột và giống khỉ đầu chó là loài động vật không ăn thịt, răng nanh của chúng được dùng như khí giới để tự vệ, không phải để ăn thịt.

(2) Bàn tay của con người khác với bàn tay (chân) của loài động vật ăn thịt có những móng nhọn vuốt, sắc bén (dùng để chụp mồi bắt thịt).

(3) Dung dịch acid trong dạ dày con người và loài động vật ăn rau cỏ có nồng độ thấp, thích ứng với việc tiêu hóa các thức ăn rau quả; không giống như loài động vật ăn thịt có nồng độ acid rất cao (độ pH thấp) thích ứng cho sự tiêu hóa nhanh chất thịt.

(4) Hệ thống ruột của con người và loài động vật ăn rau quả rất dài nhằm thích hợp với sự tiêu hóa hoàn toàn loại thực phẩm rau đậu. Trái lại, loài động vật ăn thịt như cọp và sư tử có đường ruột rất ngắn cho phép bài tiết nhanh chóng những chất thải ra ngoài trong tiến trình chuyển hóa thực phẩm. Nếu như con người ăn thịt, những chất thải sẽ không được bài tiết ra ngoài nhanh chóng do đường ruột rất dài, vì thế sẽ gây nên nhiều chứng bệnh liên quan đến bộ phận tiêu hóa như ung thư biểu bì, ung thư ruột, thường thấy rất phổ thông trong số những người không ăn chay.

(5) Những người ăn chay và loài động vật ăn rau quả ra mồ hôi làm mát cơ thể, không giống như loài động vật ăn thịt phải thở mạnh (thở hỗn hển) để làm mát cơ thể.

(6) Loài người uống từng hớp nước, không giống như loài thú ăn thịt liếm nước bằng lưỡi.

(7) Những người ăn chay và loài động vật ăn rau quả đáp ứng được nhu cầu Vitamin C từ nguồn dinh dưỡng chay. Tất cả loài động vật ăn thịt tự tạo ra Vitamin C cho chúng.

(8) Con người giống như loài động vật ăn rau quả có bàn tay nắm lại được và sử dụng khéo léo không giống loài ăn thịt, không có bàn tay khéo léo.

(9) Loài động vật ăn thịt thường bài tiết ra ngoài các chất thải rất hôi thối, so với loài động vật ăn rau quả, các chất thải ít thối hơn.

(10) Những người ăn chay và loài động vật ăn rau cỏ không nuốt chửng thức ăn, khác với loài ăn thịt nuốt gọn thực phẩm.

(11) Phần lớn những người ăn chay thích ngọt, không giống như loài động vật ăn thịt ưa thích ăn thực phẩm chất béo.

(12) Loài người có bộ óc lớn hơn, có khả năng hành động một cách hợp lý, trong khi đó loài động vật ăn thịt tỏ ra ít khả năng cư xử thích ứng.

(13) Những người ăn chay thường ít bị ung thư đường ruột, buồng trứng và tinh hoàn so sánh với người ăn thịt. Họ cũng ít bị các chứng bệnh kinh niên khác như cao áp huyết, tiểu đường, sạn mật, mập phì và các chứng bệnh tâm thần như nghiện rượu...

(14) Bệnh tim mạch là chứng bệnh gây chết người nhiều nhất tại Tích Lan và các quốc gia đã và đang phát triển, không mấy phổ thông trong số những người ăn chay, vì thực phẩm chay không có chất cholesterol, trái với thịt có nhiều cholesterol. Chế độ dinh dưỡng chay thường có loại chất béo không bão hòa giúp hạ lượng cholesterol, trái với chất béo bão hòa chứa trong thịt thường làm gia tăng lượng cholesterol trong máu. Theo sự hiểu biết thông thường thì lượng cholesterol cao gây nguy hiểm đến chứng bệnh tim mạch.

(15) Tiêu thụ thực phẩm rau, quả, ngũ cốc và hạt đậu chứa đầy đủ chất đạm, chất béo, chất khoáng, chất carbohydrates, fibre và vitamins cần thiết, là điều ưu tiên của chúng ta nhằm bảo vệ lâu dài sức khỏe và sống đời an vui cùng là ngăn ngừa các căn bệnh kinh niên như bệnh tim, cao áp huyết, đột quỵ, tiểu đường và ung thư, thường hay xảy ra nơi những người ăn thịt.

Vì thế con người được tạo ra là để trở thành người ăn các loại thực phẩm có nguồn từ thực vật.¡

Nguyên tác bằng Anh ngữ: Is man created to eat meat? by Dr. D.P. Atukorale, MD

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Chín 2015(Xem: 5871)
Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng những người làm việc nhiều giờ có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ (tai biến mạch máu não) và nhồi máu cơ tim.[1] Trong một thế giới diễn ra nhanh chóng và đầy cạnh tranh, chúng ta nên nhớ là chúng ta đấu tranh để mưu tìm một sự cân bằng trong công việc và cuộc sống.
25 Tháng Tám 2015(Xem: 11330)
Con đã phát nguyện ăn chay trường được hơn 5 năm và ngày ngày đều cố gắng tu hành, niệm Phật, nguyện vãng sanh. Tuy nhiên, vì sống chung với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái mà gia đình của con những người còn lại chỉ ăn chay được một tháng hai bữa và con lại là người nấu ăn chính trong gia đình. Con xin hỏi:
09 Tháng Tám 2015(Xem: 5494)
Nóng, nóng, thức ăn nóng là trọng tâm của nghiên cứu mới công bố tuần này cho thấy rằng ăn các thành phần bốc lửa như ớt có thể làm nhiều điều tốt hơn là đốt cháy lưỡi của bạn. Những thực phẩm này có thể giúp bạn sống lâu hơn.
01 Tháng Tám 2015(Xem: 8367)
Sau nhiều năm nói với mọi người hóa trị liệu là cách duy nhất để điều trị và loại bỏ ung thư, Bệnh viện Johns Hopkins đã bắt đầu nói với mọi người rằng có những lựa chọn thay thế khác với hóa trị liệu: một cách hiệu quả để chống lại ung thư là không nuôi các tế bào ung thư với các chất dinh dưỡng cần thiết cho nó để nó không phát triển được.
25 Tháng Bảy 2015(Xem: 5713)
Theo các chuyên gia dinh dưỡng và nhà khoa học Việt Nam, Mỹ, Nhật Bản tham gia hội thảo quốc tế "Dinh dưỡng đậu nành và sức khỏe nam giới" vừa được tổ chức tại TP HCM, hiện nay vẫn còn những quan niệm sai lầm về giá trị của đậu nành đối với nam giới và những quan niệm này vẫn tiếp tục được nhiều người đồn thổi một cách thiếu kiểm chứng khoa học.
16 Tháng Năm 2015(Xem: 8827)
Bạn muốn cắt bỏ cà phê mỗi buổi sáng? Một ly nước nóng với nước cốt chanh tươi là một sự thay thế lý tưởng mà nhiều chuyên gia dinh dưỡng uống mỗi ngày - và nó không chỉ vì hương thơm của chanh! Dưới đây là bốn lý do đáng thuyết phục:
22 Tháng Tư 2015(Xem: 11718)
Bản tin cho những người ăn chay: Cuối năm 2014, người dân tỉnh Long An xôn xao bàn tán về việc nông dân rủ nhau trồng nấm bằng bông gòn phế thải thay cho trồng nấm bằng rơm để tăng thu nhập gia đình. “Thấy nhiều hộ dân nhập bông gòn phế thải về làm nấm, những ngày đầu, bà con chung xóm sợ mất vệ sinh.
14 Tháng Hai 2015(Xem: 4971)
Nằm trong ngõ 76, phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội, quán cơm chay Phước Hậu thu hút nhiều thực khách bởi sự đặc biệt “cơm chay tự chọn, trả tiền tùy tâm”. Chủ quán cơm này là anh Dương Khánh Đạt (sinh năm 1987, quê ở Phú Bình, Thái Nguyên).
23 Tháng Giêng 2015(Xem: 8748)
Nghệ là một gia vị khá phổ biến với nhiều công dụng trị bệnh quan trọng. Nghệ được dùng để làm dịu chứng ợ nóng hoặc các bất ổn của dạ dày, giúp giảm nguy cơ đau tim, làm chậm sự phát triển của tiểu đường, có tác dụng chống ung thư, giúp bảo vệ não và giảm đau khớp.