Vấn Đề Dinh Dưỡng Đối Với Các Nhà Sư Thái Lan Và Việt Nam Tâm Linh

06 Tháng Giêng 201300:00(Xem: 6730)

VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG 
ĐỐI VỚI CÁC NHÀ SƯ THÁI LAN và VIỆT NAM
Tâm Linh

hanhhuong-laos-213medTheo kết quả một cuộc khảo cứu về sức khỏe mới đây của các nhà khoa học Thái cho biết có đến 45% tu sĩ Phật Giáo ở Thái Lan bị béo phì (obese), 40% bị bệnh tiểu đường và cao áp xuất máu. Khảo sát cho thấy phần lớn sư Thái Lan rất ít vận động ngoài việc ngồi thiền, đọc kinh, quét dọn và đi khất thực. Nhóm nghiên cứu đã lấy số liệu y tế của 246 nhà sư tại các ngôi chùa ở 11 tỉnh thành ở Thái Lan. [1]

Kết quả cho thấy một bức tranh ảm đạm về tình trạng sức khỏe đáng báo động của các nhà sư Thái. Theo các nhà khoa học, sở dĩ bệnh béo phì và cao áp xuất máu đang “chiếu cố” các nhà sư vì họ có một chế độ ăn uống không lành mạnh với các thực phẩm giầu chất béo, chất đường và ít luyện tập thể dục hàng ngày. Các nhà sư thường nhận thức ăn khi đi khất thực vào buổi sáng và chỉ dùng một bữa trong ngày trước 12 giờ trưa. Buổi chiều tối theo giới luật, họ không ăn nhưng lại thường uống nước ngọt (sweet soft drinks) – một thói quen không tốt cho sức khỏe.

Sau cuộc khảo cứu của Tiến sĩ Pinij Larpthananon và Giáo sư Tiến sĩ Jongjit Angkatavanich của trường đại học Bangkok’s Chulalongkorn University, và Tiến sĩ Phramaha Suthit Aphakaro, Giám đốc Viện Nghiên Cứu Phật Giáo tại viện đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya University; các viên chức y tế cấp cao Thái Lan đang lên kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục dinh dưỡng cho giới tăng sĩ, những người mỗi sáng đi khất thực, đồng thời hướng dẫn cư sĩ Phật tử nên cúng dường những thức ăn lành mạnh (thực phẩm được nấu bằng rau, đậu, củ, qủa, với ít dầu và ít đường).

Tưởng cũng nên biết, Thái Lan là một quốc gia theo Phật Giáo Nguyên Thủy hay còn gọi là Phật Giáo Nam Tông, Tăng đoàn vẫn giữ truyền thống khất thực như Tăng đoàn thời Đức Phật. Phật tử cúng dường thứ gì thì nhận thứ nấy, không phân biệt món ngon món dở, món chay hay món mặn hoặc phân biệt người cúng dường giầu hay nghèo, quý sư phải luôn giữ tâm bình đẳng. Cho nên sự việc tăng đoàn thọ nhận vật thực cúng dường, dù cho có cả thịt cá, hay món ăn giầu chất béo, chất đường hoàn toàn là do cư sĩ Phật tử tự nguyện cúng dường. Chư Tăng, theo đúng lời Phật dạy, không được quan tâm đến món ăn, chỉ cốt có thực phẩm để nuôi dưỡng cơ thể, hầu có đủ sức khoẻ tu hành hoàn thành đạo quả.

Ngày nay đã đổi khác, đời sống toàn thế giới đã tương đối sung túc hơn thời xưa. Các vùng sa mạc nay cũng có thể trồng được hoa mầu. Lương thực không còn thiếu thốn nữa. Thái Lan hay Việt Nam, dù nghèo, mọi người muốn cúng dường chư Tăng đều có thể thực hiện được dễ dàng vì thực phẩm rau đậu, củ quả đâu đâu cũng có, vừa tinh khiết lại nhiều chất bổ dưỡng. Điều quan trọng là người cư sĩ Phật tử cần có sự hiểu biết về một chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mà các nhà khoa học ngày nay đã thừa nhận là một chế độ dinh dưỡng không có thịt, bơ và sữa, nhiều chất xơ, không cholesterol, ít chất béo, chất đường và chất muối. 

Sở dĩ 45% chư Tăng Thái Lan, và cũng có thể chư Tăng ở Việt Nam bị béo phì, tiểu đường, và áp xuất máu cao là do áp dụng một chế độ ăn uống không lành mạnh như kết qủa cuộc khảo cứu cho biết. Vì thế người Phật tử tại gia có thể giữ một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của chư Tăng bằng cách chỉ cúng dường thức ăn chay cho các vị Sư khất thực và thiết đãi cúng dường trai tăng tại gia hay tại chùa bằng thực phẩm chay. Đáp lại, quý Sư dạy dỗ Phật tử nên huân tập tâm từ bi, không nên sát sanh súc vật hoặc trực tiếp hay gián tiếp và do đó không nên cúng dường các Sư thịt hay cá (chính quý Sư nói như vậy với cư sĩ Phật tử).

Với các quốc gia theo truyền thống Phật Giáo Bắc Tông (hay còn gọi là Phật Giáo Đại Thừa) như Trung Hoa và Việt Nam, chư Tăng ni ăn chay trường. Tuy vậy, mặc dù là ăn chay, nhưng cũng có thể có vấn đề mập phì, tiểu đường và tim mạch xảy ra, vì theo quan sát của người biên tập, phần đông các bà, các cô Phật Tử làm công quả, nấu ăn trong chùa đều muốn nấu ăn thật ngon, mà muốn thức ăn ngon phải hội đủ bốn yếu tố là nhiều dầu, đường, muối và bột ngọt (mì chính). Ngoài ra, nhiều Phật tử đem thực phẩm đến cúng dường chư Tăng ni đều là thứ ngon nhất. Trong khi đó, chư Tăng ni lại ít tập thể dục, chỉ ngồi thiền hay tụng kinh mà lại dùng các món ngon nhiều bổ dưỡng, nhiều calories, thế là dễ bị một trong các chứng bệnh của quý sư Thái Lan đã nói ở trên.

Nói tóm lại, chứng béo phì, tiểu đường và áp xuất máu cao [2] đã và đang xảy ra trong cộng đồng Phật Giáo. Dù ở Thái Lan, Việt Nam hay Hoa Kỳ, dù là Nam Tông hay Bắc Tông Phật Giáo đều có thể chế ngự được nếu cả hai giới xuất gia và tại gia được hướng dẫn đầy đủ và thực hành đúng cách về dinh dưỡng như chính phủ Thái Lan đang lên kế hoạch giáo dục song hành. Điều thiết yếu là Tăng đoàn Phật giáo nên chủ đạo vấn đề này và các cư sĩ Phật tử sẽ theo gương các ngài.

 

Tâm Linh

 

Chú Thích:

[1] Theo báo Independent Anh Quốc

[2] Ăn chay để ngăn ngừa bệnh tim và tiểu đường, theo các nhà khoa học Hoa Kỳ cho biết là phải thật ít chất béo, nhiều chất xơ, không cholesterol và nhiều carbo phức hợp (unrefined complex carbohydrate) . Theo bác sĩ Monroe Rosenthal, M.D., Giám đốc Y Khoa chương trình Pritikin Program ở Santa Monica bang California Hoa Kỳ cho biết: "chất béo là nguyên nhân chánh của bệnh tiểu đường, càng nhiều chất béo trong chế độ dinh dưỡng càng làm khó khăn cho insulin đưa đường vào trong tế bào. Insulin hoạt động dễ dàng trong điều kiện ít chất béo." Quý bà khi nấu ăn thường dùng quá nhiều bột ngọt, đường, muối, thực phẩm chay biến chế và các thực phẩm tinh lọc, nhất là dùng quá nhiều dầu để chiên xào. Mặc dầu dầu thảo mộc không có chất cholesterol nhưng có lượng cao chất béo không bão hoà và khi chiên nhiều lần, có độ nóng lâu, dầu không bão hòa sẽ trở thành loại dầu có đặc tính giống như bão hòa mà người ta gọi là trans-fatty acids. Chất béo bão hòa (saturated fat) và trans-fatty acids là những chất béo không tốt, làm gia tăng chất cholesterol xấu LDL và đồng thời làm giảm cholesterol tốt HDL trong máu, do đó gia tăng mức nguy hiểm về bệnh tim mạch và đồng thời cũng làm cho chất insulin giảm hiệu năng hộ tống chất đường vào trong các tế bào.

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 10046)
Nói tới bí ngô, nhiều người cho rằng đây là một loại thực phẩm chứa nhiều đường tinh bột và nên tránh đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Nhưng đây chỉ là lời “phỏng đoán” mơ hồ và thiếu kiến thức về loại thực phẩm này.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 11959)
Lấy hai trái đậu bắp, cắt bỏ một tí đầu và đuôi, sau đó, cắt đôi theo chiều dọc rồi cho vào ngâm trong ly nước nguội, đậy lại qua đêm. Sáng hôm sau, trước khi ăn sáng, vớt bỏ hai trái đậu bắp ra rồi uống hết ly nước ngâm đó. Uống mỗi ngày, sau hai tuần sẽ thấy đường trong máu xuống một cách không ngờ.
05 Tháng Sáu 2014(Xem: 6393)
Hôm ghé lại nhà em mừng sinh nhật / Ngày đìu hiu lòng phố cũng đìu hiu / Ngỡ ngàng sao giữa bóng sắc muôn chiều / Câu chào đón như lời ca thánh thót
28 Tháng Tư 2014(Xem: 15128)
01 Tháng Tư 2014(Xem: 8040)
03 Tháng Ba 2014(Xem: 9384)