Sữa Yến Mạch Oat Milk Giảm Cholesterol Xấu

25 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 7030)

DÙNG SỮA YẾN MẠCH (OAT MILK) 
TRONG NĂM TUẦN LÀM GIẢM LƯỢNG MỠ 
VÀ CHOLESTEROL XẤU TRONG MÁU
Tâm Diệu biên soạn

Tổng số cholesterol và loại cholesterol xấu LDL cao trong máu (hypercholesterolemic) được coi là yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim mạch. Yến mạch β -glucan, một chất xơ hòa tan được tìm thấy trong các tế bào nội nhũ của yến mạch, đã tạo ra lợi ích đáng kể do tính chất làm giảm cholesterol của mình . Vào năm 1997 cơ quan Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã công nhận chất xơ hòa tan β -glucan từ yến mạch có khả năng giảm mức cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bệnh tim. Tương tự như vậy, vào năm 2004 tổ chức Joint Health Claims Initiative ở Anh Quốc (JHCI) cũng công nhận yến mạch β -glucan có tác dụng giảm cholesterol. Các kết quả của các phân tích cho biết những nghiên cứu trong suốt 13 năm qua rằng mỗi ngày dùng ít nhất 3 gam yến mạch β -glucan có thể làm giảm tổng số cholesterol 5% và giảm cholesterol xấu LDL 7%. Dữ liệu này phù hợp với kết luận ban đầu được thực hiện bởi FDA và JHCI. [01]

oats_waterMột nghiên cứu vào năm 1999 được thực hiện bởi các nhà Y sinh Dinh dưỡng học (Biomedical Nutrition) thuộc trường đại học University of Lund, Sweden thực hiện, cho biết sữa yến mạch có khả năng làm giảm lượng cholesterol trong máu, đặc biệt giảm loại cholesterol xấu LDL. Trong thử nghiệm này, sáu mươi sáu người đàn ông được tuyển chọn từ một chương trình kiểm tra sức khỏe với tình trạng moderate hypercholesterolemia, được phân ra làm hai nhóm một cách ngẫu nhiên Một nhóm uống sữa yến mạch và nhóm kia uống sữa gạo trong 5 tuần với dung lượng ¾ lít một ngày. Sữa yến mạch có chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là β-glucan (0,5 g/100 g) so với sữa gạo (< 0.02 g/100 g). Sau giai đoạn thử nghiệm, so sánh với nhóm uống sữa gạo, kết quả cho biết tổng lượng mỡ (cholesterol) và loại mỡ xấu LDL trong máu của nhóm uống sữa yến mạch giảm 6%. Triglycerides trong máu của nhóm uống sữa yến mạch không thay đổi, trong khi đó có sự gia tăng đáng kể đối với nhóm uống sữa gạo. Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng sữa yến mạch có chứa chất xơ không hoà tan (insoluble fiber) và chất β-Glucan (beta-glucan) đã làm giảm cholesterol xấu trong máu. [02]

Tưởng cũng nên biết β-glucan là một hỗn hợp sinh học polysaccharide được tìm thấy trong nhiều nguồn thực phẩm tự nhiên như yến mạch, đại mạch, rong biển, nấm.. có khả năng tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, tức phòng trống nhiễm trùng, chống lại bất cứ yếu tố ngoại lai nào xâm nhập cơ thể, kể cả các tế bào ung thư . Ngooài ra nó còn tăng cường sức khỏe hô hấp và kích thích tăng tiết nhiều cytokines nhằm tiêu diệt các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài, giúp giảm hệ số chuyển đổi thức ăn, kích thích tiêu hóa, phòng các bệnh đường ruột, nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút [03].

Một nghiên cứu khác của trường đại học The University of Zulia, Maracaibo, Venezuela cho biết chất β-glucan chiết xuất từ yến mạch (oat) có khả năng gia tăng cholesterol tốt HDL và làm giảm cholesterol xấu HDL. [04]

 

CÁCH LÀM SỮA YẾN MẠCH
(Tâm Linh)

oatmilk_filterSo với sữa đậu nành, làm sữa yến mạch dễ hơn vì không cần đun nấu, và một điều quan trọng chúng không bị biến đổi gene và enzyms do không qua việc sử lý bằng nhiệt. Giá thành rẻ hơn sữa đậu nành và sữa hạnh nhân (almond milk).

Nguyên Liệu:
1 cup steel-cut oats or old-fashioned or rolled oats
4 cups filtered water
¼ tsp sea salt (optional)
2 Tbsp pure maple syrup or honey (optional)
Thực Hành:
● Ngâm yến mạch trong nước khoảng 8 giờ hay qua đêm.
● Sáng dậy bỏ nước cũ, xả vài lần với nước ấm cho sạch và sau cùng đổ 4 cups nước ấm (dưới 100 độ C)
● Xay tất cả trong máy xay sinh tố, có thể thêm 1 cup nữa nếu muốn cho lỏng thêm.
● Lọc lấy phần nước với 1 cái khăn vải xô.
● Nếu thích ngọt thì cho chút đường hay chút mật ong hoặc một chút muối
● Cất giữ trong tủ lạnh để dùng trong một vài ngày.
● Phần còn lại có thể dùng làm bánh hay nấu cháo yến mạch.
● Cho được từ 5 đến 6 cups sữa.


CHÚ THÍCH:

[01] Nutr Rev. 2011 Jun;69(6):299-309. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21631511 Cholesterol-lowering effects of oat β-glucan.

[02] Ann Nutr Metab. 1999;43(5):301-9. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10749030 Consumption of oat milk for 5 weeks lowers serum cholesterol and LDL cholesterol in free-living men with moderate hypercholesterolemia.

[03] Vaclav Vetvicka, Tiến sĩ Phó Giáo sư tại Khoa Bệnh học, Phòng thí nghiệm và khoa miễn dịch học của Trường Y, Đại học Louisville, Hoa kỳ (Louisville, KY 40202, United States) Đăng trên tạp chí ung thư lâm sàng thế giới ngày 10/02/2011; 2(2); 115-119 (World J Clin Oncol 2011 February 10; 2(2): 115-119) [xem bản pdf: http://www.glucan.us/Glucan%20immunostimulant.pdf 

[04] Am J Ther. 2007 Mar-Apr;14(2):203-12. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17414591 Oat-derived beta-glucan significantly improves HDLC and diminishes LDLC and non-HDL cholesterol in overweight individuals with mild hypercholesterolemia.

Total Cholesterol Level (mg/dL)
< 200 Desirable
200–239 Borderline high
240 and above High
LDL Cholesterol Level (mg/dL)
Less than 100 Optimal
100–129 Near optimal/above optimal
130–159 Borderline high
160–189 High
190 and above Very high

Source: The National Cholesterol Education Program (NCEP).


 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5461)
Trong việc đánh thức và cảnh báo về sự suy thoái môi trường và sự hủy diệt một số lượng lớn những loài động vật, vấn đề trở nên cấp thiết đối với loài người là đánh giá lại thái độ của mình đối với môi trường và động vật. Một nền văn minh mà ở đó chúng ta giết hại và bóc lột những dạng đời sống khác để sống thì không phải là một nền văn minh của những con người có tâm thức khỏe mạnh.
05 Tháng Năm 2016(Xem: 5747)
Thành phần: 200 g đậu nành (NÊN MUA ĐẬU NÀNH PHƯƠNG LÂM HẠT VÀNG ĐẬM, HẠT KHÔNG TRÒN VO NHƯ ĐẬU NGOẠI- ĐẬU PHƯƠNG LÂM CHO SỮA VÀ ĐẬU HŨ BÉO) ¾ chén dấm + 1/3 hay ½ muỗng muối: cả 2 khuấy đều (Nếu là 1kg thì nhân lên)
05 Tháng Tư 2016(Xem: 5429)
Những người xuất thân từ những gia đình có truyền thống ăn chay lâu dài qua nhiều thế hệ có thể bị nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư lớn hơn nếu như họ từ bỏ truyền thống ăn chay của dòng tộc, nghiên cứu mới cảnh báo như vậy.
01 Tháng Tư 2016(Xem: 5486)
Mục đích của bài viết này là để trình bày với các bác sỹ một bản cập nhật (thông tin mới nhất) về các chế độ ăn uống dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Những mối quan tâm về việc gia tăng chi phí chăm sóc sức khỏe được nói đến trên toàn quốc, thậm chí là những lối sống không lành mạnh đang góp phần vào việc lan rộng bệnh béo phì, bệnh đái tháo đường và bệnh tim mạch.
21 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11858)
là tăng sĩ theo Phật giáo đại thừa mà vẫn chưa ăn chay được là một thiếu sót về văn hóa ẩm thực, cần phải nỗ lực khắc phục để vượt qua. Vì thế, không thể nói rằng, đức Phật không cấm ăn mặn trong Phật giáo nguyên thủy nên tăng sĩ theo đại thừa được quyền ăn mặn
07 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7646)
Trước tình hình thay đổi khí hậu của Trái đất cũng như tình trạng thực phẩm tại Việt nam đang bị nhiễm hóa chất nặng nề thì ăn chay là giải pháp hữu hiệu góp phần to lớn bảo vệ thế giới và sức khỏe loài người. Với tâm nguyện đó mà chương trình Ngày An lạc kỳ 5 tại Chùa Pháp Vân đã được diễn ra vô cùng thành công với chủ đề Ươm mầm yêu thương...
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5466)
Một trong những vấn đề lớn của nhân loại hiện nay là sự hâm nóng toàn cầu đang diễn ra. Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 7 (MDG 7) đề cập đến “Đảm bảo bền vững về môi trường”. Nhưng kể từ đầu thế kỷ 20, không khí và nhiệt độ mặt biển toàn cầu đã tăng khoảng 0,8°C (1,4°F), với khoảng hai phần ba sự gia tăng xảy ra từ năm 1980. Mỗi thập kỷ trong ba 2. thập kỷ qua, nhiệt độ liên tục nóng lên ở bề mặt trái đất hơn bất kỳ thập kỷ trước kể từ năm 1850.3
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7528)
Jean Sabastien Dufresne bắt đầu chuyển dần từ ăn mặn sang ăn chay cách đây chừng hơn 10 năm. Ý thức được thức ăn nuôi gia súc quá lớn thừa nuôi toàn dân trên trái đất này nên anh muốn phát tâm ăn chay. Biết rằng chất thải do các con vật gây ra quá lớn ảnh hưởng đến môi sinh, làm tăng sự nóng lên của trái đất, anh muốn ăn chay. Anh muốn ăn chay ngày đầu tiên là bởi muốn tốt lên cho trái đất.
28 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6884)
Ngày 26/10/2015, Trung tâm nghiên cứu vè ung thư (CIRC), một cơ quan của Tổ chức Y tế Thế giới (OMS), công bố trên tạp chí y y khoa The Lancet Oncology « tiêu thụ thịt đỏ ‘rất có thể’ gây ung thư cho con người ». Thông báo đưa ra đã gây những phản ứng trái chiều nhau trên thế giới, nhất là tại những quốc gia sản xuất và tiêu thụ các loại thịt.