Omega-3 Thật Sự Có Lợi Cho Tim Mạch?

08 Tháng Bảy 201416:15(Xem: 10355)
OMEGA-3 THẬT SỰ CÓ LỢI CHO TIM MẠCH?
Trần Trọng Hiếu dịch

blankMột nghiên cứu mới đây đưa ra kết luận rằng thực phẩm bổ sung axit béo omega-3 không có tác dụng giảm nguy cơ đối với các bệnh tim mạch.

Omega-3, một loại axit béo có trong dầu cá và trong một số loại thực phẩm chức năng được nhiều nghiên cứu cho là có khả năng bảo vệ hệ tim mạch.


Nghiên cứu ban đầu được thực hiện để tìm hiểu hiệu quả của thực phẩm bổ sung omega-3 và một số vitamin lên sức khỏe thị lực. Khoảng 4.200 người trong độ tuổi 50-85 bị các vấn đề về thoái hóa điểm vàng. Một số người tham gia được chọn ngẫu nhiên để cho dùng omega-3 bổ sung hoặc các vitamin như lutein và zeaxanthin, còn số còn lại thì chỉ cho dùng placebo - loại chất vô hại được dùng như là thuốc để làm yên lòng người bệnh hoặc để phục vụ cho nghiên cứu.

Sau 5 năm nghiên cứu, có khoảng 450 người mắc các vấn đề về tim mạch (đau tim và đột quỵ). Các nhà nghiên cứu không tìm thấy lợi ích nào mang lại cho những người có dùng omega-3 bổ sung và các vitamin có lợi cho mắt. Những người này cũng có khả năng bị các vấn đề về tim mạch trong suốt thời gian nghiên cứu. Kết quả này được đăng trên Tạp chí JAMA Internal Medicine vào trung tuần tháng 3 qua.

Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu không nhất quán. Một vài nghiên cứu kết luận những người thường xuyên ăn cá sẽ có ít nguy cơ mắc bệnh tim, trong khi các nghiên cứu lâm sàng lại không tìm thấy mối liên hệ có lợi nào giữa việc hấp thụ omega-3 và nguy cơ mắc bệnh tim.

Thế nhưng theo các nghiên cứu thị trường, trong năm 2011 omega-3 bổ sung được bán với doanh thu 25 tỷ đô la và thị trường này được dự báo là tăng trưởng 15% mỗi năm. Theo TS. Evangelos Rizos, Đại học Y Ioannina (Hy Lạp) thì các thực phẩm bổ sung omega-3 này được sử dụng ngày càng nhiều nhằm ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim mạch, có khi là theo toa của bác sĩ, có khi là không cần kê toa.

Ông còn nói thêm, nhiều nghiên cứu khác cũng không đưa ra bằng chứng xác đáng để có thể kết luận về lợi ích của omega-3 bổ sung và bác sĩ nên cho bệnh nhân biết về tính không chắc chắn trong kết quả điều trị khi bệnh nhân dùng các omega-3 bổ sung.

Nghiên cứu này chỉ thực hiện đối với omega-3 từ các nguồn thực phẩm bổ sung, không phải từ cá. Axit béo omega-3 có thể làm giảm triglycerids, một loại axit béo có trong máu. TS.Rizos khẳng định, các thực phẩm bổ sung nên chỉ định một cách có xem xét đối với các bệnh nhân có mức triglycerids cực cao, nhưng số này chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp. Tương tự, FDA (Hoa Kỳ) cũng đồng ý rằng chỉ bổ sung omega-3 cho những người có mức glycerids cực cao.

Và nghiên cứu này cũng kết luận rằng các chất chống oxy hóa như lutein và zeaxanthin có trong rau cải có lá màu xanh không có tác dụng đối với các nguy cơ tim mạch dù các nghiên cứu trước đây đã từng cho rằng các vitamin này có vai trò làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Trần Trọng Hiếu
(Theo The Live Science) Giác Ngộ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8388)
Ăn chay trước kia thường được dùng ám chỉ cho các nhà sư Phật Giáo. Tuy nhiên, ngày nay khoa học đã chứng minh, ăn chay có nhiều ích lợi cho sức khỏe. Biên tập viên Thanh Thủy VTV2 phỏng vấn nữ tài tử Hollywood Maggie Q tại sao chị từ bỏ ăn mặn lại ăn chay.
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5286)
Chúng ta hãy đi gặp ông Jaap Korteweg. Ông là người đồ tể đặc biệt: một người đồ tể không muốn cắt cổ làm thịt súc vật, vì ông là một người bán thịt-chay. Các quầy hàng trong tiệm của ông chứa đầy các sản phẩm không-có-thịt, tuy nhiên, các sản phẩm nầy có mùi vị giống-như-thịt, và trông giống-như-thịt, cho nên làm chúng ta cảm thấy các sản phẩm nầy giống-như-thịt.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9559)
Kính bạch Sư, con có một câu hỏi kính Sư chia sẻ cho con được biết. Con là phật tử mới bước vào đạo, con cũng có giác ngộ được chút đỉnh. Con đi chùa, con ăn chay trường mà về nhà con còn phải đi chợ mua và làm đồ ăn thịt cá cho chồng và con của con ăn. Con phải làm tất cả từ khâu mua bán, chế biến… vậy Sư cho con hỏi con tu thì liệu có được kết quả gì không?
27 Tháng Mười 2015(Xem: 5266)
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết hôm thứ hai rằng ăn thịt chế biến như xúc xích và các loại thịt ham (một loại thịt giăm bông kiểu Tây) gây ung thư, trong khi thịt đỏ chưa qua chế biến cũng có thể gây bệnh ung thư. Từ nay, Bộ nghiên cứu ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp thịt chế biến như là nguyên nhân "gây ung thư cho con người", dựa trên bằng chứng từ hàng trăm công trình nghiên cứu, và liên kết nó đặc biệt với ung thư đại tràng, hoặc trực tràng (phần ruột già).
27 Tháng Mười 2015(Xem: 10684)
Gia đình tôi ăn chay trường, vừa rồi tôi có tìm hiểu vài cuốn sách dạy nấu chay nhưng lại thấy một số các món chay có thành phần là trứng gà. Theo mẹ tôi thì ăn chay là không được ăn trứng. Vậy tại sao trong sách dạy nấu chay lại nói như vậy? Tôi có biết một số món chay trong Thực phổ của Làng Mai cũng dùng trứng.
15 Tháng Mười 2015(Xem: 9670)
15 Tháng Mười 2015(Xem: 12227)
Nhật báo Figaro ngày 14 tháng 10, 2015 có một bài báo tố cáo một lò sát sinh tại một quận lỵ ở Pháp vi phạm các quy tắc y tế về việc giết mổ súc vật. Độc giả có thể xem hình ảnh vô cùng hung bạo và độc ác của lò sát sinh này trên YouTube. Đối với những người Phật giáo thì sau khi xem cũng nên liên tưởng đến những miếng ăn ngon của mình.
15 Tháng Mười 2015(Xem: 8419)
do đài truyền hình VTV Cab 10 thực hiện
01 Tháng Mười 2015(Xem: 5593)
Kim A. Williams, MD, bác sĩ tim mạch, khoa trưởng khoa tim mạch bệnh viện Rush University Medical Center in Chicago, chủ tịch của tổ chức chuyên ngành Trường Môn Tim Mạch Hoa Kỳ (American College of Cardiology), giải thích lý do tại sao ông ăn chay thuần từ năm 2003 và bây giờ ông đề nghị các bệnh nhân của ông nên làm như ông.
22 Tháng Chín 2015(Xem: 7552)
Tôi gặp bà lần đầu tiên trong một phiên họp thường niên lãnh đạo Hiệp hội Xuất bản ASEAN diễn ra tại thủ đô Jakarta, Indonesia. Ấn tượng của tôi về lãnh đạo cao cấp này của Hội sách lớn nhất thế giới được tổ chức thường niên vào tháng 10 là bà rất nhẹ nhàng, rất Á đông, rất gần gũi, rất nhiệt tình.