6 lợi ích sức khỏe của củ nghệ

23 Tháng Giêng 201515:45(Xem: 8746)
6 LỢI ÍCH SỨC KHỎE CỦA CỦ NGHỆ
The Huffington Post | By Sarah Klein
Posted: 10/18/2014 8:53 am EDT 
Tịnh Thủy biên dịch 1/22/2015

blankCủ nghệ đã được sử dụng để làm giảm nhiều nguy cơ mọi thứ bệnh từ bệnh gan, chứng trầm cảm cho đến bệnh nấm ngoài da trong y học dân gian, nhưng, cũng giống như nhiều phương pháp điều trị thay thế, không có nhiều nghiên cứu để bảo lưu trí tuệ cổ xưa. Nhưng điều đó không có nghĩa là khả năng của nghệ không được tín cậy. Ở đây, chúng ta hãy nhìn vào những gì chúng ta biết về gia vị mạnh mẽ này.

1. Nghệ giúp chế ngự chứng ợ nóng và các vấn đề về dạ dày
Trong một nghiên cứu nhỏ năm 1989, viên thuốc bổ sung làm từ củ nghệ đã cho thấy rằng các chất chống viêm trong nghệ có tác dụng điều trị hữu hiệu chứng ợ nóng (heartburn) và các bất ổn về hệ tiêu hóa, có thể vì khả năng được biết đến của nghệ là chống lại chứng viêm, tờ báo về sức khỏe Everyday Health báo cáo như vậy. Curcumin, hợp chất trong củ nghệ có màu sắc vàng tươi sáng, có nhiều lợi ích sức khỏe. 

2 - Nghệ có khả năng ngăn ngừa bệnh đau tim
Một nghiên cứu năm 2012 đã kiểm tra khả năng của các chiết xuất từ củ nghệ nhằm ngăn chặn chứng đau tim ở những bệnh nhân hậu phẫu thuật bypass. Các chuyên gia nghiên cứu đã theo dõi 121 bệnh nhân đã được phẫu thuật bypass (*) giữa các năm 2009 và 2011. Ba ngày trước khi phẫu thuật và năm ngày sau đó, một nửa số bệnh nhân được cho uống viên thuốc nghệ curcumin, trong khi một nửa còn lại dùng thuốc giả. Kết quả là trong thời gian nằm viện sau phẫu thuật, 30% trong nhóm dùng giả dược đã trải qua một cơn đau tim so với 13% nhóm người dùng thuốc nghệ curcumin. Hãng thông tấn Reuters đưa tin. Mặc dù không thay thế thuốc nhưng các nhà nghiên cứu đã chỉ rõ rằng, các chất chống oxy hóa và chống viêm của chất nghệ curcumin góp phần giảm 65% nguy cơ đau tim ở các bệnh nhân có phẫu thuật bypass. 

3 - Nghệ giúp làm chậm bệnh tiểu đường
Theo kết quả nghiên cứu năm 2012, trong số những người bị tiền tiểu đường, viên thuốc nghệ curcumin đã được cho là có khả năng làm chậm sự khởi phát của bệnh tiểu đường loại 2. Trong vòng 9 tháng, những người tham gia nghiên cứu được cho uống loại thuốc nghệ curcumin hoặc giả dược (placebo). Kết quả cho thấy, có 16 phần trăm số người dùng thuốc giả dược đã được chẩn đoán với bệnh tiểu đường loại 2 vào cuối của cuộc nghiên cứu, trong khi đó không thấy có dấu hiệu tiểu đường loại 2 ở những người dùng viên thuốc nghệ curcumin. Một lần nữa, các nhà nghiên cứu xác định công dụng này của nghệ là do trong nghệ có chứa các chất chống oxy hóa và chất kháng viêm tốt cho cơ thể.

4 - Nghệ giúp phòng chống ung thư
Mặc dù các nghiên cứu trên con người chỉ mới ở những giai đoạn đầu nhưng các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật đã cho thấy tác dụng của chất nghệ curcumin hứa hẹn trong cuộc chiến chống lại bệnh ung thư. Curcumin "tác động vào một số phân tử quan trọng liên quan đến sự phát triển ung thư, tăng trưởng và lây lan", theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, thậm còn có thể tiêu diệt được các tế bào ung thư trong phòng thí nghiệm và thu hẹp lại các khối u và tăng cường hiệu quả của hóa trị liệu ở động vật thử.

5 - Nghệ giúp bảo vệ não bộ
Một thành phần khác trong củ nghệ, aromatic turmerone (hay ar-turmerone) không được nghiên cứu nhiều như chất curcumin, nhưng nó cũng có thể đóng một vai trò trong việc thúc đẩy việc làm lành các tế bào trên não. Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy ar-turmerone thúc đẩy sửa chữa các tế bào gốc trong não con vật thử. Nghiên cứu khảo sát sự tác dụng của hợp chất này trong chuột trên một loại tế bào gốc mà còn được tìm thấy trong não của người lớn. Những tế bào gốc có liên quan đến phục hồi từ bệnh thoái hóa thần kinh như đột quỵ và bệnh mất trí nhớ (Alzheimer). Các hợp chất trong củ nghệ có thể được sử dụng trong điều trị các bệnh này trong tương lai, kết quả cho thấy.
Các nghiên cứu mới dựa trên một cơ thể lớn hơn (như cơ thể con người) của nghiên cứu cho thấy chất curcumin có thể cải thiện trí nhớ tổng thể ở bệnh nhân Alzheimer.

6 - Nghệ giúp giảm đau khớp
Chất nghệ Curcumin đã được dứt khoát cho là có khả năng chống viêm, mặc dù cơ chế tác động chính xác của nó vẫn chưa được hoàn toàn hiểu rõ. Tuy nhiên, kiến thức mà đã dẫn đến một số nghiên cứu kiểm tra những lợi ích của củ nghệ trong việc điều trị các bệnh đau khớp hay viêm khớp. Một trong những hứa hẹn nhất cho thấy chiết xuất từ củ nghệ có tác dụng như loại thuốc chống đau ibuprofen trong điều trị đau khớp gối ở bệnh nhân viêm xương khớp đầu gối.

Một vài lời cảnh cáo.
Cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc Hoa Kỳ (FDA) có chế độ không kiểm soát các loại thuốc bổ sung (dietary supplements) giống như cách họ kiểm soát thực phẩm hoặc các loại thuốc thông thường, do đó không phải tất cả các loại thuốc bổ sung được tạo ra bằng nhau. Họ cũng đưa ra lưu ý rằng các chế phẩm bổ sung từ nghệ có thể tương tác với các thuốc điều trị y khoa khác. Nghệ có tác dụng làm chậm quá trình đông máu, vì thế nên cẩn trọng khi dùng thuốc bổ sung bột nghệ nếu đang sử dụng các thuốc khác cùng tác dụng, như các thuốc chống đông máu chẳng hạn. Viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ khuyên rằng nên lưu ý vấn đề này và tham vấn bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm bổ sung nào.

Tịnh Thủy dịch
(Theo The Huffington Post)
http://www.huffingtonpost.com/2014/10/18/turmeric-health-benefits-curcumin_n_5978482.html


Chú thích:

(*) Khi có khúc động mạch vành nuôi tim bị tắc nghẽn, người ta có thể mổ để tạo một đường cho máu đi tắt tới nuôi tim mà không phải qua cái khúc bị nghẹt đó. Phẫu thuật này gọi là phẫu thuật bắc cầu ghép động mạch vành (bypass surgery, hay nói đầy đủ hơn, là coronary artery bypass surgery, gọi tắt là bypass) 

Nutritional-Facts-TurmericBenefits_of_Turmeric
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Giêng 2015(Xem: 11803)
Cũng như Thiền , khuynh hướng ăn chay ngày càng lan rộng ở Bắc Mỹ . Vào năm 2009 , cuộc thăm dò của Vegetarian Resource Group cho biết ở Hoa Kỳ có 8% số người lớn nói họ không bao giờ ăn thịt và các loại đồ biển , kể cả cá .Cũng theo thăm dò của nhóm này vào năm 2010 , có 7% trẻ em tuổi từ 8-18 và 12% trẻ em nam tuổi từ 10 -12 không bao giờ ăn thịt .
10 Tháng Giêng 2015(Xem: 9106)
Ăn chay là nhu cầu bình thường của người Phật tử , ăn chay chẳng những không đòi hỏi cầu kỳ mà còn là đạm bạc. Vì vậy , những quán chay bình dân là địa chỉ tìm đến của hầu hết những người Phật tử bình thường và những ai muốn ăn chay .
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 7732)
Có nhiều loại thực phẩm thiên nhiên mà khi chúng ta ăn vào sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng, hệ thống động mạch không bị tắc nghẽn . Khi ăn các loại thực phẩm giàu chất béo và cholesterol cao, chúng có xu hướng bám vào thành mạch máu mà cuối cùng có thể dẫn đến bệnh tim mạch nguy hiểm...
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6223)
Cá nhân tôi không bao giờ ăn các món chay giả mặn. Như vậy là ta ăn chay niệm mặn rồi. Niệm mới thật sự quan trọng chứ ạ. Tôi luôn nghĩ, gọi ăn mặn là không đúng. Lẽ ra nên gọi là ăn mạng, tức ăn mạng sống. Tôi cũng lại nghĩ gọi là ăn chay cũng hay, nhưng nên đổi thành ăn lạt. Ăn lạt hoặc là ăn nhạt. Mà ăn lạt tức an lạc. Nếu ăn chay tất có an lạc, có bình an.
01 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 5595)
01 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6146)
Một câu chuyện mà không ít người đã nghe, đã đọc. Rằng con khỉ mẹ ở vườn thú Frankfurt ở Đức ôm thi hài đứa con yêu dấu của mình điên cuồng chạy đi khắp nơi trong tâm trạng buồn đau lộ rõ trên nét mặt.
01 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 4341)
Trước đây, khi nói đến ăn chay, không ít người vẫn cho rằng, đây là chế độ ăn dành riêng cho các bậc tu hành, những người theo đạo Phật hay những người có bệnh lý cần phải tuân theo một chế độ ăn nghiêm ngặt. Tuy nhiên, khi đời sống ngày càng phát triển, nhiều người tìm đến với ăn chay như một phương thuốc rất tốt cho sức khỏe và tinh thần.
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5731)
Sản phẩm trứng nhân tạo làm từ thực vật nằm trong dự án của hai nhà tỷ phú Peter Thiel và Bill Gates là một cuộc cách mạng thực phẩm. Sản phẩm này đã được bày bán đầu tiên tại Whole Foods và sau đó sẽ được bày bán rộng rãi trong các siêu thị tại Mỹ.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12040)
Lần đầu tiên chúng tôi nghe tin xấu vào năm 2012. Gạo có chứa chất thạch tín (arsenic) do tạp chí Consumer Reports công bố trong một nghiên cứu vào năm 2012. Nhưng nó lại cho chúng ta một loạt các câu hỏi: Loại gạo nào có nhiều thạch tín nhất và loại gạo nào có ít thạch tín nhất? Thế còn các sản phẩm biến chế từ gạo như như sữa gạo và cereal? Và các loại ngũ cốc khác nữa?
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8701)
Trong hơn một thập niên qua, có rất nhiều thông tin sai lạc về đậu nành khiến người đọc nhất là những người ăn chay lầm tưởng đậu nành và các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành là không tốt, ăn vào không có lợi cho sức khỏe. Có 5 lầm tưởng (hay là những hiểu sai) về đậu nành như: (1) đậu nành gây ung thư, (2) đậu nành làm suy yếu hoạt động tình dục, (3) đậu nành gây ra vấn đề tuyến giáp, (4) đậu nành làm tăng nguy cơ bệnh tim, và (5) tất cả đậu nành đều là loại biến đổi gen GMO.