Thông tin mới nhất về dinh dưỡng cho các bác sỹ: các chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật

01 Tháng Tư 201607:39(Xem: 5484)

LỜI BAN BIÊN TẬP: Kaiser Permanante, tổ chức y tế chăm sóc sức khoẻ và bệnh viện lớn nhất nước Mỹ với 182 ngàn nhân viên, bao gồm 17 ngàn bác sĩ các ngành đã đưa ra một lập trường mạnh mẽ về tính ưu việt của chế độ dinh dưỡng bằng nguồn thực vật để tăng cường sức khỏe và giảm các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Đây là tin tức lớn cho một tiếng nói chính thống, và cho sức khỏe mọi người dân Mỹ ". Họ yêu cầu "Các bác sĩ nên xem xét đề xuất một chế độ ăn dựa trên nguồn thực vật cho tất cả các bệnh nhân của họ.” Họ khuyến khích toàn thể, các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và tiết chế các loại thịt, các sản phẩm sữa và trứng cũng như tất cả các loại thực phẩm tinh lọc và tinh chế." Xin giới thiệu với quý độc giả bản Việt dịch và bản nguyên tác Anh ngữ để chia sẻ điều này với những người thân yêu của bạn. (Thư Viện Hoa Sen)

THÔNG TIN MỚI NHẤT VỀ DINH DƯỠNG CHO CÁC BÁC SỸ:
CÁC CHẾ ĐỘ ĂN DỰA TRÊN THỰC PHẨM CÓ NGUỒN GỐC TỪ THỰC VẬT
Philip J Tuso, MD - Mohamed H Ismail, MD - Benjamin P Ha, MD - Carole Bartolotto, MA, RD | 
Tường Anh chuyển ngữ



Tóm
Tắt

Mục đích của bài viết này là để trình bày với các bác sỹ một bản cập nhật (thông tin mới nhất) về các chế độ ăn uống dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.

Những mối quan tâm về việc gia tăng chi phí chăm sóc sức khỏe được nói đến trên toàn quốc, thậm chí là những lối sống không lành mạnh đang góp phần vào việc lan rộng bệnh béo phì, bệnh đái tháo đường và bệnh tim mạch.

Vì những lý do này, các bác sỹ đang tìm kiếm các phương thức can thiệp hiệu quả vừa ít tốn kém chi phí lại vừa cải thiện được kết quả sức khỏe đưa đến việc giúp đỡ các bệnh nhân của họ áp dụng một lối sống lành mạnh hơn.

Chế độ ăn uống lành mạnh có thể đạt được tốt nhất bằng một chế độ ăn uống dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật mà chúng ta định nghĩa là một chế độ ăn khuyến khích toàn bộ thức ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và không khuyến khích ăn thịt, các sản phẩm bơ sữa, và trứng cũng như các thực phẩm tinh lọc và chế biến. Chúng tôi trình bày một trường hợp nghiên cứu làm ví dụ về những lợi ích tiềm năng cho sức khỏe của chế độ dinh dưỡng đó. Nghiên cứu cho thấy rằng các chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật có hiệu quả kinh tế (cost-effective), có nguy cơ thấp về sự can dự mà có thể làm giảm chỉ số béo của cơ thể BMI (body mass index), huyết áp, hàm lượng đường trong máu HbA1C và cholesterol. Các chế độ ăn uống đó cũng có thể làm giảm số lượng thuốc cần thiết để điều trị các bệnh mãn tính và làm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tim. Các bác sỹ nên xem xét đề xuất một chế độ ăn uống dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật cho tất cả các bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân có huyết áp cao, mắc bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch hoặc bệnh béo phì.


Giới thiệu

Trong cuộn phim tài liệu của HBO The Weight of the Nation có lưu ý rằng nếu bạn "ăn sao cũng được (theo dòng chảy)" tại Hoa Kỳ thì cuối cùng bạn sẽ trở nên béo phì.[1] Năm 2011, Witters có báo cáo rằng tại một số khu vực trong nước tỷ lệ béo phì là 39% và sẽ tăng lên ở mức 5% mỗi năm.[2] Nguy cơ bệnh béo phì, bệnh đái tháo đường, bệnh tăng huyết áp và bệnh tim mạch cùng với các biến chứng xảy ra sau đó (ví dụ các vấn đề hành vi sức khỏe và chất lượng cuộc sống) thường đi chung với nhau và liên kết rõ rệt đến lối sống, đặc biệt việc chọn lựa chế độ ăn.[3] Về tất cả các chế độ ăn được khuyến nghị trong vài thập kỷ qua nhằm thay đổi xu hướng bệnh tật mãn tính này, chế độ tốt nhất nhưng có lẽ là ít thông thường nhất có thể là các chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.

Mặc dù cơ thể khỏe mạnh là chứng cứ có lợi cho các chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, kể cả các nghiên cứu cho thấy công chúng tự nguyện nắm bắt các chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, nhiều bác sỹ hiện nay không nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật là phương pháp điều trị đầu tiên cho các bệnh mãn tính.[4] Việc này có thể là vì do thiếu sự hiểu biết về các chế độ ăn này hoặc là thiếu các nguồn giáo dục cho bệnh nhân.

Các hướng dẫn chế độ ăn uống cấp quốc gia về việc sống tích cực và ăn uống lành mạnh có sẵn tại www.ChooseMyPlate.gov. Một dĩa thức ăn lành mạnh điển hình là 1/2 thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (rau quả không có tinh bột), 1/4 thực phẩm nguyên hạt hoặc thực phẩm tinh bột không chế biến và 1/4 protein nạc.

Mục đích của bài viết này là xem lại chứng cứ hỗ trợ chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và cung cấp bản hướng dẫn để giới thiệu các chế độ ăn đó cho bệnh nhân. Chúng ta bắt đầu bằng một nghiên cứu trường hợp (case study) và kết luận bằng việc xem lại tài liệu.


Nghiên Cứu
Trường Hợp

Một người đàn ông 63 tuối có tiền sử cao huyết áp đã phàn nàn với bác sỹ chăm sóc ban đầu của ông ấy về việc mệt mỏi, buồn nôn và chuột rút. Kết quả xét nghiệm đường máu ngẫu nhiên là 524mg/dL và HbA1C (trị số trung bình của đường trong máu) là 11,1%. Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh đái tháo đường loại 2. Cholesterol toàn phần của ông ấy là 283 mg/dL, huyết áp là 132/66 mmHg và chỉ số cơ thể (BMI) là 25kg/m2. Ông ấy đã dùng lisinopril, 40 mg mỗi ngày; hydrochlorothiazide, 50 mg mỗi ngày; amlodipine, 5 mg mỗi ngày; và atorvastatin, 20 mg mỗi ngày. Bác sỹ đã kê toa cho ông ấy metformin, 1000 mg hai lần mỗi ngày ; glipizide, 5 mg mỗi ngày; và 10 đơn vị insulin bán chậm (insulin NPH) lúc đi ngủ. Bác sỹ cũng đã kê toa cho ông ấy một chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, ít muối, loại bỏ tất cả các sản phẩm động vật và đường tinh chế đồng thời hạn chế bánh mì, gạo, khoai tây và bánh làm từ bắp hoặc lúa mạch với trứng chỉ dùng một lần mỗi ngày. Bác sỹ đã khuyên ông ấy dùng rau quả không có tinh bột, rau đậu và các loại đậu không hạn chế, bổ sung thêm 2oz (khoảng 28,35 mg) quả hạch và hạt mỗi ngày. Bác sỹ cũng đã yêu cầu ông ấy bắt đầu tập thể dục 15 phút hai lần một ngày.

Bệnh nhân đã gặp bác sỹ hàng tháng tại phòng khám chăm sóc sức khỏe ban đầu. Qua thời gian 16 tuần, bác sỹ quan sát thấy có cải thiện đáng kể khi đo kết quả sinh trắc học. Bác sỹ đã cho ông ấy bỏ hẳn amlodipine, hydrochlorothiazide, glipizide, và insulin NPH. Huyết áp theo dõi vẫn dưới 125/60 mmHg, hbA1C trở nên tốt hơn ở mức 6,3% và choleslerol toàn phần trở nên tốt hơn 138 mg/dL. Bác sỹ cho giảm dần lisinopril xuống 5 mg mỗi ngày và bệnh đái tháo đường của ông ấy được kiểm soát chỉ với một loại metformin, 1000 mg hai lần mỗi ngày.


Định Nghĩa Các Chế Độ Ăn Dựa Trên Thực Phẩm Có Nguồn Gốc Từ Thực Vật

Trường hợp được trình bày trên là một ví dụ gây ấn tượng sâu sắc về hiệu quả mà một chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật có thể có các kết quả sinh trắc học như sơ lược về huyết áp, bệnh đái tháo đường và lipid. Việc HbA1C giảm từ 11,1% xuống 6,3% trong vòng 3 tháng là tốt hơn nhiều so với mong đợi bằng đơn trị liệu với metformin hoặc tập thể dục hàng ngày. Việc huyết áp được quan sát có cải thiện tốt hơn trong khoảng thời gian 4 tháng bằng vài loại thuốc cũng hiếm khi gặp phải và có khả năng liên quan đến chế độ ăn giảm muối và tránh dùng thịt đỏ. Vì bệnh nhân không bị béo phì và không sụt cân nhiều với chế độ ăn này, các cải thiện tốt hơn gây ấn tượng sâu sắc dường như liên quan đến chất lượng chế độ ăn mới của ông ấy.

Một chế độ ăn lành mạnh dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật nhằm mục đích tăng tối đa tiêu thụ thức ăn thực vật có đầy đủ dinh dưỡng trong khi giảm đến mức tối thiểu các thực phẩm chế biến, dầu và thực phẩm động vật (bao gồm sản phẩm bơ sữa và trứng). Chế độ ăn này khuyến khích ăn nhiều rau (nấu hoặc ăn sống), trái cây, đậu, đậu hà lan, đậu lăng, đậu nành, cùng với hạt và quả hạch (với số lượng ít hơn) và nói chung ít chất béo. Các đề xuất hàng đầu trong lĩnh vực có các ý kiến thay đổi về thành phần có trong chế độ ăn tối ưu dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Phương pháp ăn kiêng Ornish và các phương pháp khác khuyến nghị cho phép các sản phẩm động vật như lòng trắng trứng và sữa không chất béo (skim milk) với số lượng ít để lành bịnh.10,11

Esselstyn, người hướng dẫn chương trình phòng ngừa bệnh tim mạch và làm lành bịnh tại Cleveland Clinic Wellness Institute, khuyến nghị việc tránh hoàn toàn tất cả các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật cũng như đậu nành và quả hạch, đặc biệt nếu có bịnh động mạch vành nghiêm trọng.[12]

Bất chấp các khác biệt không đáng kể này, có chứng cứ rằng chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật được xác định rộng rãi có lợi ích đáng kể cho sức khỏe. Các bạn nên lưu ý rằng thuật ngữ nguồn gốc từ thực vật đôi khi được sử dụng có thể thay đổi cho nhau giữa ăn chay có uống sữa và ăn trứng hoặc ăn chay thuần. Chế độ ăn chay có uống sữa và ăn trứng hoặc ăn chay thuần được chấp nhận vì các lý do đạo đức hoặc tín ngưỡng có thể lành mạnh hoặc không lành mạnh. Như thế biết được các định nghĩa cụ thể về các chế độ ăn liên quan và tìm hiểu chắc chắc các chi tiết về chế độ ăn của bệnh nhân quan trọng hơn là đưa ra nhận định về việc chế độ ăn đó lành mạnh thế nào. Dưới đây là nội dung tóm tắt về các chế độ ăn điển hình hạn chế các sản phẩm động vật. Điểm phân biệt chủ yếu là mặc dù hầu hết các chế độ ăn này được xác định bằng thành phần loại bỏ trong chế độ ăn, chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật được xác định bằng thành phần có trong chế độ ăn.

Ăn chay thuần (vegan or total vegetarian - ăn chay hoàn toàn): Loại bỏ tất cả các sản phẩm động vật, đặc biệt là thịt, hải sản, gia cầm, trứng và các sản phẩm bơ sữa. Không cần phải dùng thực phẩm nguyên sơ (whole food) hoặc hạn chế chất béo hoặc đường tinh chế.

Ăn chay thuần, thực phẩm chưa nấu chín (vegan, raw food): Các thực phẩm loại bỏ như ăn chay thuần và loại bỏ tất cả các thức ăn nấu ở nhiệt độ lớn hơn 118°F.

Ăn chay có uống sữa (Lacto-vegetarian): Loại bỏ trứng, thịt, hải sản và gia cầm và có dùng các sản phẩm bơ sữa.

Ăn chay có ăn trứng (Ovo-vegetarian): Loại bỏ thịt, hải sản, gia cầm và sản phẩm bơ sữa và có dùng trứng.

Ăn chay có uống sữa - ăn trứng (Lacto-ovo vegetarian): Loại bỏ thịt, hải sản và gia cầm và có dùng trứng và sản phẩm bơ sữa.

Chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải (Mediterranean):Tương tự chế độ ăn thực phẩm nguyên sơ, dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật nhưng cho phép một lượng nhỏ gà, sản phẩm bơ sữa, trứng và thịt đỏ một lần hoặc hai lần mỗi tháng. Khuyến khích dùng cá và dầu ôliu. Không hạn chế chất béo.

Thực nguyên sơ, có nguồn gốc từ thực vật, ít chất béo (Whole-foods, plant-based, low-fat): Khuyến khích ăn thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật dưới hình thức nguyên sơ (whole foods), đặc biệt rau quả, trái cây, rau đậu và hạt và quả hạch (với số lượng ít hơn). Để có lợi ích tối đa cho sức khỏe, chế độ ăn này hạn chế các sản phẩm động vật. Nói chung hạn chế toàn bộ chất béo.


Lợi Ích Của Chế Độ Ăn Dựa Trên Thực Phẩm Có Nguồn Gốc Từ Thực Vật

Mục đích chế độ ăn của chúng ta phải làm cho sức khỏe chúng ta tốt hơn. Trong mục này, chúng ta sẽ xem lại tài liệu cho các bài quan trọng chứng minh lợi ích của chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Việc xem lại của chúng ta bao gồm các nghiên cứu hiện tại bao gồm các chế độ ăn chay thuần, ăn chay có uống sữa và ăn trứng (ăn chay không thuần) và ăn chay kiểu Địa Trung Hải.


Bệnh Béo Phì

Năm 2006, sau khi xem lại dữ liệu từ 87 nghiên cứu đã xuất bản, các tác giả Berkow và Barnard đã báo cáo trong Nutrition Reviews là một chế độ ăn chay thuần (vegan) hoặc ăn chay có uống sữa và ăn trứng (vegetarian) có hiệu quả cao cho việc giảm cân. Các tác giả cũng đã phát hiện rằng dân cư ăn chay có uống sữa và ăn trứng (vegetarian) có tỷ lệ bệnh tim, cao huyết áp, đái tháo đường và béo phì thấp hơn. Ngoài ra, việc xem lại của các tác giả đề nghị là việc giảm cân ở những người ăn chay có uống sữa và ăn trứng (vegetarian) không phụ thuộc vào việc tập thể dục và xảy ra ở tỷ lệ khoảng 1 pound mỗi tuần. Các tác giả đã phát biểu thêm rằng chế độ ăn chay thuần đốt cháy nhiều calo hơn sau bữa ăn, tương phản với các chế độ ăn chay có uống sữa và ăn trứng (vegetarian) có thể đốt cháy ít calo hơn vì thức ăn được lưu giữ dưới dạng chất béo.[13]

Farmer và những người khác đề nghị các chế độ ăn chay có uống sữa và ăn trứng (vegetarian) có thể tốt hơn cho việc quản lý cân nặng và có thể có dinh dưỡng nhiều hơn các chế độ ăn có thịt. Trong nghiên cứu của các tác giả này, họ cho thấy những người ăn chay có uống sữa và ăn trứng (vegetarian) mảnh khảnh hơn các đối tác khảo sát của họ có ăn thịt. Những người ăn chay có uống sữa và ăn trứng (vegetarian) cũng đã được phát hiện dùng nhiều Magiê, Kali, Sắt, Vitamin B1, Vitamin B2, folate và các vitamin và ít chất béo toàn phần hơn. Các tác giả kết luận rằng các chế độ ăn chay có uống sữa và ăn trứng (vegetarian) là đầy đủ dinh dưỡng và có thể được khuyến nghị cho việc quản lý cân nặng mà không làm tổn hại đến chất lượng bữa ăn.[14]

Năm 2009, Wang và Beysoun đã phân tích dữ liệu điển hình quốc gia được thu thập trong Khảo Sát Kiểm Tra Sức Khỏe và Dinh Dưỡng Quốc Gia 1999–2004. Mục đích nghiên cứu của các tác giả là phân tích các liên kết giữa việc dùng thịt và bệnh béo phì. Dùng sự suy giảm theo chiều dài và lôgíc phân tích, các tác giả đã cho thấy có một sự liên kết giữa việc dùng thịt và bệnh béo phì.[15]

Các bộ phận Điều Tra Triển Vọng Châu Âu Oxford về Ung Thư và Dinh Dưỡng đã đánh giá các thay đổi về cân nặng và BMI trong thời gian năm năm ở nam nữ ăn thịt, ăn cá, ăn chay có uống sữa và ăn trứng (vegetarian) và ăn chay thuần tại Vương Quốc Anh. Trong năm năm nghiên cứu, đạt được cân nặng trung bình hàng năm là thấp nhất trong số những người đã thay đổi chế độ ăn có chứa thực phẩm động vật ít hơn. Nghiên cứu cũng đã báo cáo một sự khác biệt đáng kể về chỉ số BMI được điều chỉnh theo tuổi tác, với những người ăn thịt có chỉ số BMI cao nhất và những người ăn chay thuần có chỉ số thấp nhất.[16] Các kết quả tương tự đã được Adventist Health Study báo cáo.[17]

Theo Sabaté và Wien, “Các nghiên cứu về dịch tể học cho thấy chế độ ăn chay có uống sữa và ăn trứng (vegetarian) đi cùng với chỉ số BMI thấp hơn và béo phì ở người lớn và trẻ em ít phổ biến hơn. Một phân tích tổng hợp các nghiên cứu về chế độ ăn chay có uống sữa và ăn trứng (vegetarian) ở người lớn ước tính một sự khác biệt về cân nặng giảm 7,6kg đối với nam giới và 3,3kg đối với phụ nữ, dẫn đến chỉ số BMI thấp hơn 2 điểm. Tương tự, so sánh với những người không ăn chay, trẻ em ăn chay có uống sữa và ăn trứng (vegetarian) gầy hơn và sự khác biệt chỉ số BMI của họ trở nên lớn hơn ở tuổi dậy thì. Các nghiên cứu khảo sát nguy cơ thừa cân và các nhóm thực phẩm và các kiểu chế độ ăn cho thấy dường như chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật là một sự tiếp cận có thể nhận ra để phòng ngừa bệnh béo phì ở trẻ em. Các chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật có tỷ trọng năng lượng thấp và đường hỗn hợp, chất xơ và nước cao có thể tăng cảm giác no và tiêu thụ năng lượng lúc nghỉ.”[18Các tác giả kết luận rằng nên khuyến khích các kiểu chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật để có sức khỏe tốt nhất.


Bệnh đái tháo đường (Bệnh tiểu đường)

Các chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật có thể đưa ra một sự thuận lợi cho những người không dựa vào thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật đối với sự ngăn ngừa và quản lý bệnh đái tháo đường. Các Adventist Health Study đã phát hiện những người ăn chay có uống sữa và ăn trứng (vegetarian) có khoảng 50% nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường như những người không ăn chay.[19] Năm 2008, Vang và một số người khác đã báo cáo rằng những người không ăn chay có 74% có khả năng phát triển bệnh đái tháo đường trong một thời gian 17 năm hơn là những người ăn chay có uống sữa và ăn trứng (vegetarian). Năm 2009, một nghiên cứu với hơn 60,000 nam nữ đã phát hiện bệnh đái tháo đường phổ biến ở những người theo chế độ ăn chay thuần là 2,9%, so với 7,6% những người không ăn chay.[17] Một chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, ít chất béo. không có thịt hoặc ít thịt có thể giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường, có thể bằng cách cải thiện độ nhạy cảm của insulin và làm giảm đề kháng insulin.

Barnard và một số người khác đã báo cáo năm 2006 các kết quả một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên so sánh chế độ ăn chay thuần, ít chất béo và chế độ ăn dựa theo các hướng dẫn của Hiệp Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ. Người theo chế độ ăn chay thuần, ít chất béo đã giảm mức HbA1C của họ 1,23 điểm, so với 0,38 điểm cho những người theo chế độ ăn của Hiệp Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ. Ngoài ra, 43% người theo chế độ ăn chay thuần, ít chất béo có thể giảm thuốc, so với 26% những người theo chế độ ăn của Hiệp Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ.[.18]


Bệnh Tim

Trong Thử Nghiệm Thay Đổi Lối Sống Trong Bệnh Tim (Lifestyle Heart Trial), Ornish đã phát hiện 82% bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tim theo chương trình của ông ấy đã có một số mức giảm xơ vữa động mạch Những thay đổi toàn diện về lối sống hình như là chất xúc tác đã dẫn đến sự suy giảm ngay cả bệnh xơ vữa mạch vành nghiêm trọng chỉ sau 1 năm. Trong chế độ ăn uống dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật của ông ấy, 10% calo từ chất béo, 15% đến 20% từ protein và 70 đến 75% từ carbohydrate và cholesterol được hạn chế 5mg mỗi ngày.

Lý thú là 53% của nhóm kiểm soát đã có tiến triển xơ vữa động mạch. Sau 5 năm, chứng hẹp trong nhóm thử nghiệm đã giảm từ 37,8% xuống 34,7% (một sự cải thiện tương đối là 7,9%). Nhóm kiểm soát đã trải qua một tiển triển hẹp từ 46,1% lên 57,9% (nặng hơn tương đối 27,7%). Lipoprotein tỷ trọng thấp đã giảm 40% vào thời điểm 1 năm và được duy trì ở mức 20% ít hơn đường cơ bản sau 5 năm. Những sụt giảm này tương tự với các kết quả đạt được có dùng thuốc làm giảm lipid.[10,11]

Trong Lyon Diet Heart Study, một thử nghiệm ngăn ngừa thứ hai ngẫu nhiên về sau, de Lorgeril đã phát hiện nhóm can thiệp (vào thời điểm 27 tháng) đã giảm 73% các sự kiện mạch vành và giảm 70% trong tất cả các nguyên nhân gây tử vong. Chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải của nhóm can thiệp có nhiều thực phẩm từ thực vật, rau quả, trái cây và cá hơn là thịt. Bơ và kem đã được thay thế bằng bơ thực vật dầu cải. Dầu cải và dầu ôliu là các chất béo duy nhất được khuyến nghị.[.22]

Năm 1998, một phân tích có cộng tác sử dụng dữ liệu gốc từ 5 nghiên cứu tương lai được xem lại và báo cáo trong tờ nhật báo Public Health Nutrition. Phân tích đã so sánh tỷ lệ tử vong cụ thể do bệnh tim thiếu máu của những người ăn chay có uống sữa và ăn trứng (vegetarian) và những người không ăn chay. Những người ăn chay có uống sữa và ăn trứng (vegetarian) giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tim thiếu máu 24% so với những người không ăn chay.[.23] Nguy cơ bệnh tim thiếu máu thấp hơn có thể liên quan đến mức cholesterol thấp hơn ở những người ăn ít thịt hơn.[.24]

Mặc dù chế độ ăn chay có uống sữa và ăn trứng (vegetarian) đi kèm với nguy cơ thấp hơn của nhiều bệnh mãn tính, các loại ăn chay có uống sữa và ăn trứng (vegetarian) khác nhau không thể có trải qua kết quả sức khỏe giống nhau. Điều chủ yếu là tập trung ăn một chế độ ăn lành mạnh, không chỉ là chế độ ăn chay thuần hoặc ăn chay có uống sữa và ăn trứng (vegetarian).[.25]


Cao Huyết Áp

Năm 2010, Ủy Ban Tư Vấn Hướng Dẫn Chế Độ Ăn Uống đã thực hiện việc xem lại tài liệu nhằm xác định các bài viết nghiên cứu hiệu quả của các kiểu chế độ ăn đối với huyết áp ở người lớn. Chế độ ăn chay có uống sữa và ăn trứng (vegetarian) đi kèm với huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đều thấp hơn.[26] Mỗi cuộc thử nghiệm chéo ngẫu nhiên đã phát hiện rằng chế độ ăn của người Nhật (ít muối và có nguồn gốc từ thực vật) đã làm giảm đáng kể huyết áp tâm thu.[27]


Tỷ Lệ Tử Vong

Ủy Ban Tư Vấn Hướng Dẫn Chế Độ Ăn Uống cũng đã thực hiện việc xem lại tài liệu năm 2010 nhằm xác định hiệu quả của chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật đối với bệnh đột quỵ, bệnh tim mạch, và toàn bộ tỷ lệ tử vong ở người lớn. Họ đã phát hiện rằng chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật đi kèm với việc giảm nguy cơ bệnh tim mạch và tỷ lệ tử vong so với các chế độ ăn không dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.[26]

Lợi ích của các chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật đối với tỷ lệ tử vong trước tiên có thể do bởi việc giảm tiêu thụ thịt đỏ.[28] Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận các lợi ích của việc tránh tiêu thụ quá mức thịt đỏ, đi kèm với giảm nguy cơ tỷ lệ tử vong do tất cả các nguyên nhân và giảm nguy cơ tỷ lệ tử vong do tim mạch.[29] Việc tiêu thụ ít thịt đi kèm với việc kéo dài tuổi thọ.[30]

In 2012, Huang và những người khác đã thực hiện một phân tích tổng hợp nhằm điều tra tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch trong số những người ăn chay có uống sữa và ăn trứng (vegetarian) và người không ăn chay. Họ chỉ đưa vào các nghiên cứu báo cáo các nguy cơ tương đối và tương xứng 95% khoảng tin cậy. Bảy nghiên cứu có tổng cộng 124.706 người tham gia đã được phân tích. Những người ăn chay có uống sữa và ăn trứng (vegetarian) có tỷ lệ tử vong do bệnh tim thiếu máu thấp hơn 29% so với những người không ăn chay.[31]


Các Mối Quan Tâm Y Tế về Chế Độ Ăn Dựa Trên Thực Phẩm Có Nguồn Gốc Từ Thực Vật


Protein

Nói chung, bệnh nhân theo một chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật không có rủi ro thiếu hụt protein. Protein được hình thành từ các amino acid. Một số amino acid được gọi là các amino acid thiết yếu mà cơ thể không thể tổng hợp được và phải nhận từ thức ăn. Các amino acid thiết yếu được tìm thấy trong thịt, sản phẩm bơ sữa và trứng cũng như nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như hạt diêm mạch (hạt quinoa). Các amino acid thiết yếu cũng có thể nhận được bằng cách ăn phối hợp một số các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Một số ví dụ có gạo lứt với các loại đậu và hummus với pita lúa mì nguyên cám. Do đó, một chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật cân đối tốt sẽ cung cấp số lượng amino acid thiết yếu phù hợp và ngăn ngừa sự thiếu hụt protein.[33]

Đậu nành và các thực phẩm làm từ đậu nành là các nguồn protein tốt và có thể giúp làm giảm mức lipoprotein tỷ trọng thấp trong máu [34] và giảm nguy cơ gãy xương hông [35] và một số bệnh ung thư.

Các chế độ ăn chay có uống sữa và ăn trứng (vegetarian) đi kèm với huyết áp tâm thu và tâm trương thấp hơn...

Một nghiên cứu trong tờ Journal of the American Medical Association [36] đã báo cáo rằng phụ nữ mắc bịnh ung thư vú thường xuyên dùng các sản phẩm đậu nành có nguy cơ tái phát ung thư vú thấp hơn 32% và nguy cơ tử vong giảm đi 29% so với phụ nữ dùng ít hoặc không dùng đậu nành.[36] Một phân tích 14 nghiên cứu, đã công bố trong tờ American Journal of Clinical Nutrition, đã cho thấy việc tăng tiêu thụ đậu nành dẫn đến giảm 26% nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.[37]

Vì những mối quan tâm đối với bản chất estrogen của sản phẩm đậu nành, phụ nữ có tiền sử ung thư vú nên trao đổi ý kiến với các bác sỹ ung thư về các thực phẩm đậu nành. Ngoài ra, chất thay thế thịt có nguồn gốc từ đậu nành được chế biến quá mức thường có protein đậu nành tách ra cao và các thành phần khác không thể có lợi cho sức khỏe như các sản phẩm đậu nành được chế biến ít hơn (ví dụ tào hủ, bánh đậu nành (tempeh) và sữa đậu nành).


Sắt

Thức ăn có nguồn gốc từ thực vật có sắt, nhưng sắt trong thực vật có khả năng sinh học thấp hơn sắt có trong thịt. Thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật giàu sắt gồm có đậu tây, đậu đen, đậu nành, cải bó xôi, nho khô, hạt điều, yến mạch, cải bắp và nước cà chua. Dự trữ sắt có thể thấp hơn ở những người theo chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và tiêu thụ ít hoặc không tiêu thụ sản phẩm động vật. Tuy nhiên, Hiệp Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ công bố rằng thiếu máu thiết sắt là hiếm ngay cả ở những người theo chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật [39]


Vitamin B
12

Vitamin B12 cần cho việc tạo máu và phân chia tế bào. Thiếu hụt vitamin B12 là một vấn đề rất nghiêm trọng và có thể dẫn đến thiếu máu hồng cầu to và tổn hại thần kinh không thể hồi phục được. Vitamin B12 do vi khuẩn tạo ra chứ không phải thực vật hay động vật tao ra. Những người theo chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật không có sản phẩm động vật có thể bị thiếu hụt B12 và cần bổ sung vào chế độ ăn của họ bằng vitamin B12 hoặc thực phẩm tăng cường vitamin B12.


Canxi và Vitamin D

Việc tiêu thụ canxi có thể phù hợp trong một chế độ ăn cân đối, được lên kế hoạch cẩn thận, dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Những người không ăn thực phẩm thực vật có hàm lượng canxi cao có thể có nguy cơ giảm khoáng hóa xương và gãy xương. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy nguy cơ gãy xương là tương tự đối với người ăn chay có uống sữa và ăn trứng (ăn chay không thuần) và người không ăn chay. Điều quan trọng cho sức khỏe của xương là tiêu thụ canxi phù hợp mà dường như không tương ứng với các sở thích ăn uống. Một số nguồn canxi đáng kể bao gồm tàu hủ, mù tạt và cải củ turnip, cải thìa và cải xoăn. Rau bina (cải bó xôi) và một số thực vật khác có canxi, mặt dù nhiều nhưng có oxalate vào do đó kém hấp thu.

Thiếu hụt Vitamine D là thông thường trong toàn bộ dân cư. Các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật như sữa đậu nành và hạt ngũ cốc có thể tăng cường để cung cấp nguồn Vitamin D phù hợp. Các nguồn bổ sung được khuyến nghị cho những người có nguy cơ tỷ trọng chất khoáng trong xương thấp và cho những người được phát hiện thiếu hụt vitamin D.


Acid Béo

Các acid béo thiết yếu là những acid béo mà con người phải tiêu thụ để tốt cho sức khỏe vì cơ thể chúng ta không tổng hợp được chúng. Chỉ có hai loại acid béo như thế được biết đến: acid linoleic (acid béo omega-6) và acid alpha-linoleic (acid béo omega-3). Ba loại acid béo khác chỉ cần thiết tùy theo điều kiện: acid palmitoleic (acid béo không bảo hòa đơn), acid lauric (acid béo bảo hòa) và acid gamma-linolenic (acid béo omega-6). Sự thiếu hụt các acid béo thiết yếu có thể biểu hiện như các bất thường da, tóc và móng.

Các acid béo mà người ăn chay thuần có khả năng thiếu hụt nhất là các chất béo omega-3 (các chất béo n-3). Các tiêu thụ dạng thực vật có chất béo omega-3, acid alpha-linolenic cũng thấp ở những người ăn chay thuần. Việc tiêu thụ đầy đủ các chất béo n-3 đi kèm với giảm xảy ra bệnh tim và đột quỵ. Các bác sỹ nên nhấn mạnh các loại thực phẩm có nguồn chất béo n-3 tốt. Các chất béo đó có trong hạt lanh, dầu hạt lanh, quả óc chó và dầu cải.


Kết Luận

Một chế độ ăn lành mạnh dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật cần lập kế hoạch, nhãn đọc được và sự rèn luyện. Các khuyến nghị cho bệnh nhân muốn theo một chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật có thể bao gồm việc ăn nhiều loại trái cây và rau quả có thể có các loại đậu, rau củ, hạt, quả hạnh và thực phẩm nguyên hạt và tránh hoặc giới hạn các sản phẩm động vật, chất béo bổ sung, dầu và các chất đường tinh chế hoặc chế biến. Những lợi ích chính cho những bệnh nhân quyết định bắt đầu một chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật là khả năng giảm số thuốc họ dùng điều trị nhiều tình trạng mãn tính khác nhau, giảm cân nặng cơ thể, giảm nguy cơ ung thư và giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim thiếu máu.

Một chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật không phải là một chương trình hoặc được cả hoặc mất hết, mà là đáp ứng nhu cầu cách sống cho mỗi cá nhân. Đặc biệt chế độ ăn đó có thể có lợi cho những người mắc bệnh béo phì, bệnh đái tháo đường Loại 2, cao huyết áp, rối loạn lipid hoặc bệnh tim mạch. Các lợi ích được ghi nhận sẽ liên quan đến mức tuân thủ và lượng thực phẩm động vật được tiêu thụ. Các hình thức chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật nghiêm ngặt có ít hoặc không có sản phẩm động vật có thể cần cho những người có bệnh không thể giải phẫu được hoặc bệnh động mạch vành nghiêm trọng. Bác sỹ có thể kê toa chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, ít muối cho những người cao huyết áp hoặc tiền sử gia đình có bệnh động mạch vành hay đột quỵ. Bệnh nhân bị béo phì và mắc bệnh đái tháo đường sẽ có lợi từ một chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật có số lượng trái cây và rau quả vừa phải và sản phẩm động vật ít chất béo ít nhất. Béo phì nghiêm trọng có thể cần tư vấn và quản lý ban đầu bằng một chế độ ăn ít calo hoặc chế độ ăn rất ít calo và sự giám sát của đội ngũ bác sỹ. Bệnh nhân mắc bệnh thận có thể cần một chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật với các hạn chế đặc biệt, ví dụ trái cây và rau quả nhiều Kali và Phốt pho. Cuối cùng, bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp sẽ cần cẩn thận khi dùng thực phẩm có nguồn gốc thực vật là goitrogen vừa phải như đậu nành, rau quả họ cải chưa nấu chín, khoai lang và bắp. Bác sỹ phải thông báo cho các bệnh nhân này biết việc nấu các loại rau này làm cho các goitrogen không hoạt động.

Bác sỹ phải tán thành việc đã đến lúc tách khỏi các thuật ngữ như ăn chay thuần (vegan) và ăn chay có uống sữa và ăn trứng (vegetarian) và bắt đầu nói về việc ăn thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, lành mạnh, nguyên hạt (chủ yếu trái cây và rau quả) và giảm tối thiểu việc dùng thịt, trứng và các sản phẩm bơ sữa. Phải thông báo cho bác sỹ về các khái niệm này nên họ có thể hướng dẫn cho nhân viên và bệnh nhân.

Một chuyên gia về dinh dưỡng có đăng ký phải là một phần của đội ngũ chăm sóc sức khỏe lập ra một chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật cho các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, đặc biệt nếu có liên quan đến nhiều loại thuốc. Tùy thuộc vào các điều kiện cơ bản, bệnh nhân mắc bệnh mãn tính dùng nhiều loại thuốc cần được theo dõi chặt chẽ mức đường máu thấp, huyết áp thấp hoặc sụt cân nhanh. Nếu những việc này xảy ra, bác sỹ có thể cần phải điều chỉnh thuốc. Trong một số trường hợp như trường hợp được trình bày tại đây, cần loại bỏ hoàn toàn một số loại thuốc. Mặc dù nguy cơ thiếu hụt có thể thấp nhưng đội ngũ chăm sóc sức khỏe cần biết rằng một bệnh nhân tích cực tận tụy theo một chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật nghiêm ngặt có thể cần theo dõi sự thiếu hụt một số chất dinh dưỡng như được tóm tắt trên đây.

Mục đích của bài này là giúp các bác sỹ hiểu được các lợi ích tiềm năng của chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, cuối cùng cùng nhau làm việc để tạo ra một sự thay đổi trong xã hội đối với dinh dưỡng dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Ít nhất có chứng cứ về chất lượng vừa phải từ tài liệu là các chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật đi kèm với việc giảm cân đáng kể và giảm nguy cơ bệnh tim mạch và tỷ lệ tử vong khi so sánh với các chế độ ăn không dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Các dữ liệu này đề nghị các chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật có thể là một giải pháp thực tế nhằm ngăn ngừa và điều trị các bệnh mãn tính.

Cần nghiên cứu thêm để tìm các cách làm cho các chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật bình thường mới cho các bệnh nhân và nhân viên của chúng ta. Chúng ta không thể chữa được các bệnh mãn tính nhưng chúng ta có thể có khả năng ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh mãn tính đó bằng cách thay đổi cách thức ăn uống. Với sự giáo dục và theo dõi cho việc tuân thủ triệt để, chúng ta có thể làm cho kết quả sức khỏe trở nên tốt hơn. Các mẫu gia đình và các đồng nghiệp khác, những người có thể không sẵn lòng hỗ trợ nỗ lực của những người đang cố gắng thay đổi là một thách thức cần phải vượt qua.

Chúng ta nên mời đồng nghiệp của chúng ta, bệnh nhân và gia đình bệnh nhân chia sẻ cho một quá trình ra quyết định nhằm mục đích chấp nhận một chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và một chương trình tập thể dục thường xuyên. Chúng ta nên mời các đội chăm sóc sức khỏe hoàn tất khóa học về ăn uống lành mạnh và sống tích cực. Chúng ta nên khuyến khích nhân viên am hiểu về dinh dưỡng dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Cuối cùng, chúng ta nên khuyến khích việc thực hiện-hướng đến kết quả có thể đo lường được, có thể bao gồm:

1. tỷ lệ phần trăm bác sỹ đã hoàn tất khóa học về dinh dưỡng có trao đổi ý kiến về lợi ích của một chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và tập thể dục;

2. tỷ lệ phần trăm các bệnh viện, quán cà phê của chúng ta và các bác sỹ của chúng ta và các cơ sở hội họp của các bác sỹ phục vụ bữa ăn phù hợp với chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật;

3. tỷ lệ phần trăm bệnh nhân trên danh sách của bác sỹ bị béo phì và đã hoàn tất khóa học về quản lý cân nặng và dinh dưỡng có nhấn mạnh đến một chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật; và

4. tỷ lệ phần trăm bệnh nhân trên danh sách của bác sỹ mắc bệnh cao huyết áp, bệnh béo phì, cholesterol cao hoặc bệnh tim mạch đã hoàn tất khóa học về dinh dưỡng có nhấn mạnh đến một chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.

Thường thì bác sỹ phớt lờ đi các lợi ích tiềm năng về chế độ dinh dưỡng tốt và nhanh chóng kê toa thuốc thay vì cho bệnh nhân một cơ hội để điều chỉnh bệnh của họ thông qua việc ăn uống lành mạnh và sống tích cực. Nếu chúng ta phải hạ thấp dịch bệnh béo phì và giảm biến chứng bệnh mãn tính, chúng ta phải xem xét việc thay đổi về tư duy văn hóa từ "sống để mà ăn" thành "ăn để mà sống." Tương lai của việc chăm sóc sức khỏe sẽ liên quan đến tiển triển tới mô hình tập trung vào việc ngăn ngừa và điều trị bệnh, không phải là thuốc hay thủ tục phẫu thuật mà là việc phục vụ trái cây và rau quả khác đi.

Tác Giả:

Philip J Tuso, MD
Regional Co-Lead for the Complete Care Program of the Southern California Permanente Medical Group and the National Physician Lead for the Care Management Institute’s Total Health Program. E-mail: gro.pk@osut.j.pillihp.
Mohamed H Ismail, MD
Physician at the Riverside Medical Center in CA. E-mail: gro.pk@liamsi.h.demahom.
Benjamin P Ha, MD
Associate Area Medical Director for Family Medicine at the Bakersfield Medical Center in CA. E-mail: gro.pk@ah.p.nimajneb.
Carole Bartolotto, MA, RD
Senior Consultant for Regional Health Education for the Southern California Permanente Medical Group. E-mail: gro.pk@ottolotrab.a.elorac.

Dịch gỉa:

Tường Anh Xuan Ha
Legal Translator Mobile phone: 0903033880 - 0903872296 Skype: Lam Ha 64

Nguồn: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3662288/

Bản PDF: (cập nhật sau)
Nguyên tác Anh Ngữ: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3662288/
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn