Nếu tổ tiên của bạn là những người ăn chay mà bạn ăn thịt, bạn có thể có nhiều khả năng bị mắc bệnh ung thư và bệnh tim.

05 Tháng Tư 201618:04(Xem: 5485)

NẾU TỔ TIÊN CỦA BẠN LÀ NHỮNG NGƯỜI ĂN CHAY
MÀ BẠN ĂN THỊT, BẠN CÓ THỂ CÓ NHIỀU KHẢ NĂNG
BỊ MẮC BỆNH UNG THƯ VÀ BỆNH TIM MẠCH
Nicole Morley for Metro.co.uk | Tường Anh chuyển ngữ

an chayNhững người xuất thân từ những gia đình có truyền thống ăn chay lâu dài qua nhiều thế hệ có thể bị nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư lớn hơn nếu như họ từ bỏ truyền thống ăn chay của dòng tộc, nghiên cứu mới cảnh báo như vậy.

Nghiên cứu này cung cấp công trình nghiên cứu đầu tiên về sự tiến hoá đã phát hiện ra tần suất biến đổi gen cao hơn (trong cơ thể) trong một vùng dân số mà chủ yếu là người ăn chay tại thành phố Pune, Ấn Độ.

Các nhà nghiên cứu đã so sánh nhóm những người ăn chay trường ở Pune, Ấn Độ với những người Mỹ ăn thịt ở Kansas. Bằng cách dùng dữ liệu từ 1000 Dự Án Bộ Gen, các nhà nghiên cứu đã phát hiện chứng cứ rằng chế độ ăn chay qua nhiều thế hệ có thể dẫn đến tần suất biến đổi gen cao hơn trong cộng đồng dân cư (ăn chay) ở Ấn Độ.

Sự đột biến thay đổi trong chất liệu di truyền ADN của một tế bào (gọi là rs66698963 và được tìm thấy trong gen FADS2) là việc chèn thêm vào hoặc xóa đi trình tự của ADN mà điều chỉnh sự hiển thị của hai gen FADS1 và FADS2. 

Hai gen này là những gen chủ yếu trong việc tạo các chất béo không no đa nguyên chuỗi dài (long chain polyunsaturated fats).

Trong số các chất béo chuỗi dài, acid arachidonic là mục tiêu chủ yếu của ngành công nghiệp dược vì nó là thủ phạm chính cho những người có nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư đại tràng và nhiều bệnh trạng khác liên quan đến viêm nhiễm.

Điều trị cho những người theo dữ kiện họ có mang 0, 1 hay 2 bản sao chèn thêm vào có thể là một xem xét quan trọng trong việc cho thuốc kê toa và dinh dưỡng.

Biến đổi chèn thêm (trình tự của ADN) này có thể đem lại lợi ích cho cộng đồng dân cư chủ yếu ăn các thực phẩm chay và có thể là dân cư không có các chế độ ăn giàu chất béo không no đa nguyên polyunsaturated fats như cá béo.

Lý thú là việc xóa (trình tự của ADN) có thể thích nghi trong cộng đồng dân cư dựa trên chế độ ăn đồ biển như người ở Greenland, người Inuit.

Điều đó có nghĩa là gì?

Nói đơn giản, các chế độ ăn chủ yếu dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và không có thịt qua một số thế hệ sẽ làm giảm nguy cơ các bệnh liên quan đến việc ăn thịt (như bệnh tim mạch và ung thư). Nhưng ngay khi bạn bắt đầu dùng sản phẩm động vật, bạn phá hỏng công việc khó khăn mà tổ tiên bạn đã làm để bảo vệ sức khỏe của bạn. 

Các tác giả nghiên cứu sẽ tiếp tục theo dõi thêm dân cư trên khắp thế giới để hiểu thêm về các biến đổi và các gen này như là các tác nhân tạo ra di truyền về nguy cơ bệnh tật.

Tiến sỹ Tom Brenna và Tiến sỹ Kumar Kothapalli, hai người chỉ đạo nghiên cứu đã phát biểu: ‘Với một ít thực phẩm động vật trong chế độ ăn, các chất béo không no đa nguyên chuỗi dài (the long chain polyunsaturated fatty acids) phải được chuyển hóa từ các tiền thân PUFA từ thực vật.

Nhu cầu acid arachidonic, cũng như EPA và DHA omega-3 về mặt sinh lý học ở những người ăn chay có khả năng có các di truyền có lợi trong việc hỗ trợ việc tổng hợp các chất chuyển hóa thiết yếu này có hiệu quả.  

“Những thay đổi về cân bằng omega-6 và omega-3 trong chế độ ăn có thể góp phần vào việc gia tăng bệnh mãn tính được thấy tại một số nước đang phát triển.’

Một người chỉ đạo khác về nghiên cứu, Tiến Sỹ Alon Keinan đã phát biểu đó là một trường hợp rất đáng chú ý về sự thích nghi cục bộ.

Ông nói: ‘Vài nghiên cứu trước đây đã chỉ ra sự điều chỉnh gần đây trong lĩnh vực này về bộ gen. Phân tích của chúng tôi chỉ cho thấy cả hai nghiên cứu trước đây và các kết quả của chúng tôi hướng đến bởi việc cùng chèn thêm vào một mảnh nhỏ ADN, một việc chèn vào có một chức năng như đã biết.

‘Chúng tôi đã chỉ cho thấy việc chèn vào này là thích nghi, vì lý do tần suất cao, ở Ấn Độ và một số cư dân Châu Phi, là những người ăn chay.

‘Tuy nhiên, khi nó đến với người Inut ở Greenland, nơi có chế độ ăn đồ biển, nó trở nên thích nghi không tốt.

Nghiên cứu đã được công bố trên nhật báo Sinh Học Phân Tử và Tiến Hóa (Molecular Biology and Evolution)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5287)
Chúng ta hãy đi gặp ông Jaap Korteweg. Ông là người đồ tể đặc biệt: một người đồ tể không muốn cắt cổ làm thịt súc vật, vì ông là một người bán thịt-chay. Các quầy hàng trong tiệm của ông chứa đầy các sản phẩm không-có-thịt, tuy nhiên, các sản phẩm nầy có mùi vị giống-như-thịt, và trông giống-như-thịt, cho nên làm chúng ta cảm thấy các sản phẩm nầy giống-như-thịt.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9559)
Kính bạch Sư, con có một câu hỏi kính Sư chia sẻ cho con được biết. Con là phật tử mới bước vào đạo, con cũng có giác ngộ được chút đỉnh. Con đi chùa, con ăn chay trường mà về nhà con còn phải đi chợ mua và làm đồ ăn thịt cá cho chồng và con của con ăn. Con phải làm tất cả từ khâu mua bán, chế biến… vậy Sư cho con hỏi con tu thì liệu có được kết quả gì không?
27 Tháng Mười 2015(Xem: 5266)
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết hôm thứ hai rằng ăn thịt chế biến như xúc xích và các loại thịt ham (một loại thịt giăm bông kiểu Tây) gây ung thư, trong khi thịt đỏ chưa qua chế biến cũng có thể gây bệnh ung thư. Từ nay, Bộ nghiên cứu ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp thịt chế biến như là nguyên nhân "gây ung thư cho con người", dựa trên bằng chứng từ hàng trăm công trình nghiên cứu, và liên kết nó đặc biệt với ung thư đại tràng, hoặc trực tràng (phần ruột già).
27 Tháng Mười 2015(Xem: 10684)
Gia đình tôi ăn chay trường, vừa rồi tôi có tìm hiểu vài cuốn sách dạy nấu chay nhưng lại thấy một số các món chay có thành phần là trứng gà. Theo mẹ tôi thì ăn chay là không được ăn trứng. Vậy tại sao trong sách dạy nấu chay lại nói như vậy? Tôi có biết một số món chay trong Thực phổ của Làng Mai cũng dùng trứng.
15 Tháng Mười 2015(Xem: 9676)
15 Tháng Mười 2015(Xem: 12227)
Nhật báo Figaro ngày 14 tháng 10, 2015 có một bài báo tố cáo một lò sát sinh tại một quận lỵ ở Pháp vi phạm các quy tắc y tế về việc giết mổ súc vật. Độc giả có thể xem hình ảnh vô cùng hung bạo và độc ác của lò sát sinh này trên YouTube. Đối với những người Phật giáo thì sau khi xem cũng nên liên tưởng đến những miếng ăn ngon của mình.
15 Tháng Mười 2015(Xem: 8419)
do đài truyền hình VTV Cab 10 thực hiện
01 Tháng Mười 2015(Xem: 5597)
Kim A. Williams, MD, bác sĩ tim mạch, khoa trưởng khoa tim mạch bệnh viện Rush University Medical Center in Chicago, chủ tịch của tổ chức chuyên ngành Trường Môn Tim Mạch Hoa Kỳ (American College of Cardiology), giải thích lý do tại sao ông ăn chay thuần từ năm 2003 và bây giờ ông đề nghị các bệnh nhân của ông nên làm như ông.
22 Tháng Chín 2015(Xem: 7563)
Tôi gặp bà lần đầu tiên trong một phiên họp thường niên lãnh đạo Hiệp hội Xuất bản ASEAN diễn ra tại thủ đô Jakarta, Indonesia. Ấn tượng của tôi về lãnh đạo cao cấp này của Hội sách lớn nhất thế giới được tổ chức thường niên vào tháng 10 là bà rất nhẹ nhàng, rất Á đông, rất gần gũi, rất nhiệt tình.
04 Tháng Chín 2015(Xem: 5877)
Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng những người làm việc nhiều giờ có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ (tai biến mạch máu não) và nhồi máu cơ tim.[1] Trong một thế giới diễn ra nhanh chóng và đầy cạnh tranh, chúng ta nên nhớ là chúng ta đấu tranh để mưu tìm một sự cân bằng trong công việc và cuộc sống.